Kinh Hoa Nghiêm
Nguồn: Internet
8.909
Đang ra
Kinh Hoa Nghiêm
Thông tin truyện: Kinh Hoa Nghiêm
[Tác giả Hòa Thượng Thích Trí Tịnh]
Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh đại thừa, là vua trong các kinh, với nội dung siêu việt tuyệt luân hùng vĩ, tráng lệ nguy nga, thể hiện pháp thân, tư tưởng và tâm nguyện của Phật.
Hoa Nghiêm tiếng Phạn là Avatamsaka, có nghĩa là hoa thanh khiết tuyệt đẹp nhất trần gian, ngát hương khắp mười phương các cõi pháp giới.
Tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thấu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật chỉ cho chúng-sanh thấu rõ cội nguồn của xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới. Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm gọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Ðó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể. Ðó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm.
Bởi thế, nếu Kinh Ðại Bát Nhã tiêu biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý chơn không vô ngại, thì Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại-thừa về lý hữu hóa duyên sanh của vạn pháp.
Ngoài ra Kinh Hoa Nghiêm còn là một thông điệp, một bài học phong phú sinh động muôn đời, trao gởi cho hành giả có tâm hướng thượng đại-thừa, tu là cần phải học phải hành qua hình ảnh Thiện Tài đồng tử tham bái cầu học đạo với năm mươi ba vị thiện tri thức, là bằng chứng cho ta thấy rằng tu học đạo bồ-đề điều tiên quyết cần phải khắc phục nội tâm cống cao ngã mạn, dục vọng loạn tưởng; ngoài thân khiêm cung cầu tiến hành trì phương pháp Hoa Nghiêm tuyệt đỉnh, tìm chân sư liễu ngộ mới mong hiển lộ được Phật tánh chơn tâm của mình.
Nên nghiên tầm ý nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm là khai mở quang lộ trở về bản tánh chơn tâm thanh tịnh sáng suốt thường nhiên ; là biết được tự thể của các pháp hiện hành trong thế giới vũ trụ ; là thấu suốt cội nguồn sanh sanh hóa hóa của hữu tình và vô tình chúng-sanh; là quán chiếu bí yếu mật nghĩa viên dung tương quan của tâm và cảnh, để rồi từ đó có thể thống triệt lý viên dung vô ngại chủ và khách của vạn pháp, hiện hành sanh hóa, tương duyên tương nhơn quả, tương sanh tương diệt. Tất cả vạn pháp toàn triệt ảnh hiện trên đài gương chơn như thể tánh. Thế nên, thọ trì Kinh Hoa Nghiêm là bước vào cửa phương tiện cầu tu học đạo, là nhân tố đặc thù hy hữu ly vọng hoàn chơn.
Bởi công đức đặc thù nhiệm mầu vi diệu của Kinh Hoa Nghiêm như thê, nên người có thiện duyên thấy Kinh Hoa Nghiêm mà biết phát tâm thành kính tin sâu, thì như chính mình được thấy Phật. Người thành tâm đọc Kinh Hoa Nghiêm như trực tiếp nghe Phật khai thị. Người chí thành phụng thờ Kinh Hoa Nghiêm như chính mình trực tiếp phụng thờ Phật. Người phát tâm bồ-đề ấn tống Kinh Hoa Nghiêm có công-đức như được cúng dường Phật, như được thỉnh Phật trụ thế chuyển pháp luân, như được dự vào sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của chư Phật. Kinh Hoa Nghiêm cao sâu, nhiệm mầu vi diệu như thế, nên những ai thành kính phát tâm ấn tống thọ trì kinh này, thì phải biết rằng người đó nhiều đời gieo thiện duyên bồ-đề, đã từng làm sứ giả của Phật và đã từng ở trong ngôi nhà chánh pháp.
Phật-Học-Viện Quốc-Tế nhận thấy thời mạt pháp này, pháp nhược ma cường, để cho chánh pháp đại thừa được trường tồn phổ cập nhân gian, làm rường cột cho niềm tin chánh đạo, ngõ hầu thức tỉnh quần mê sớm hồi đầu về bến giác. Nên nguyện cùng chư Phật tử bốn phương, đồng chí hướng đại thừa vô lượng đạo, đồng tâm thành kính in lại bộ kinh đại thừa quý giá này, để kết thiện duyên vô thượng bồ-đề, cùng các bạn hiền đang hướng nguyện tiến bước theo gót chân Phật trở về giác tánh chân như.
Ngưỡng nguyện chư tôn thiền đức và các bậc thiện hữu tri thức Phật tử gần xa phát tâm hoan hỷ hộ trì.
Thành tâm kính lậy Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo tác đại chứng minh.
Phật Ðản 2532 – Mậu Thìn 1988
THÍCH ÐỨC NIỆM
Mời các bạn tiếp tục đọc! SStruyen
Danh sách chương
- Chương 1: Phần Mở Đầu
- Chương 2: Nghi Thức Sám Hối Trước Khi Tụng Kinh
- Chương 3: 1 Phẩm Thế-chủ Diệu-nghiêm Thứ Nhất 1
- Chương 4: 1 Phẩm Thế-chủ Diệu-nghiêm Thứ Nhất 2
- Chương 5: 1 Phẩm Thế-chủ Diệu-nghiêm Thứ Nhất 3
- Chương 6: 1 Phẩm Thế-chủ Diệu-nghiêm Thứ Nhất 4
- Chương 7: 1 Phẩm Thế-chủ Diệu-nghiêm Thứ Nhất 5
- Chương 8: 2 Phẩm Như-lai Hiện-tướng Thứ Hai
- Chương 9: 3 Phẩm Phổ-hiền Tam-muội Thứ Ba
- Chương 10: 4 Phẩm Thế-giới Thành-tựu Thứ Tư
- Chương 11: 5 Phẩm Hoa-tạng Thế-giới Thứ Năm
- Chương 12: 5 Phẩm Hoa-tạng Thế-giới Thứ Năm
- Chương 13: Tập 2 6 Phẩm Tỳ-lô-giá-na Thứ Sáu
- Chương 14: 7 Phẩm Như-lai Danh-hiệu Thứ Bẩy
- Chương 15: 8 Phẩm Tứ-thánh-ðế Thứ Tám
- Chương 16: 9 Phẩm Quang-minh Giác Thứ Chín
- Chương 17: 10 Phẩm Bồ-tát Vấn Minh Thứ Mười
- Chương 18: 11 Phẩm Tịnh Hạnh Thứ Mười Một
- Chương 19: 12 Phẩm Hiền Thủ Thứ Mười Hai
- Chương 20: 13 Phẩm Thăng Tu-di Sơn-đảnh Thứ Mười Ba
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.