Kinh Hoa Nghiêm

Chương 67: 39 Phẩm Nhập Pháp-giới 10


Đọc truyện Kinh Hoa Nghiêm – Chương 67: 39 Phẩm Nhập Pháp-giới 10


42- Thiện-Tài đến Thiên-Cung Ðao-Lợi, đảnh lễ Thiên-Nữ Thiên-Chủ-Quang, hữu nhiễu cung kính, chắp tay thưa rằng:Ðại-Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo?Tôi nghe Ðại-Thánh khéo có thể dạy bảo, xin chỉ dạy cho.Thiện-Nữ nói:Nầy Thiện-nam-tử! Ta được bồ-tát giải-thoát-môn tên là vô-ngại-niệm thanh-tịnh trang-nghiêm.Nầy Thiện-nam-tử! Ta ở nơi thế-lực của môn giải-thoát nầy, ghi nhớ quá-khứ có một kiếp tên là thanh-liên-hoa.

Trong kiếp đó, ta cúng-dường hằng-hà-sa-số chư Phật Như-Lai.Chư Như-Lai ấy từ khi mới xuất gia, ta đều săn sóc kính thờ kiến tạo tăng-già-lam, sắm sửa vật dụng.Lại lúc chư Phật ấy làm Bồ-Tát ở thai mẹ, lúc đản-sanh, lúc đi bảy bước, lúc đại sư-tử-hống, lúc làm đồng-tử ở tại cung, lúc đến cội bồ-đề thành Ðẳng-Chánh-Giác, lúc chuyển pháp-luân hiện thần-biến giáo-hóa điều phục chúng-sanh, tất cả sự việc nhẫn đến pháp-tận, ta đều ghi nhớ rõ không sai sót.Ta lại nhớ kiếp quá-khứ tên là Thiện-Ðịa, trong kiếp ấy ta cúng-dường mười hằng-hà-sa-số chư Phật Nhu-Lai.Ta lại nhớ kiếp quá-khứ tên là Diệu-Ðức, trong kiếp ấy ta cúng-dường một phật-sát vi-trần-số chư Phật Như-Lai.Ta lại nhớ kiếp quá-khứ tên là Vô-Sở-Ðắc, trong kiếp ấy ta cúng-dường tám mươi bốn ức trăm ngàn na-do-tha chư Phật Như-Lai.Ta lại nhớ kiếp quá-khứ tên là Thiện-Quang trong kiếp ấy ta cúng-dường diêm-phù-đề vi-trần-số chư Phật Như-Lai.Ta lại nhớ kiếp quá-khứ tên là Vô-Lượng-Quang, trong kiếp ấy ta cúng-dường hai mươi hằng-hà-sa-số chư Phật Như-Lai.Ta lại nhớ kiếp quá-khứ tên là Tối-Thắng-Ðức, trong kiếp ấy ta cúng-dường một hằng-hà-sa-số chư Phật Như-Lai.Ta lại nhớ kiếp quá-khứ tên là Thiện-Bi, trong kiếp ấy ta cúng-dường tám mươi hằng-hà-sa-số chư Phật Như-Lai.Ta lại nhớ kiếp quá-khứ tên là Thắng-Du, trong kiếp ấy ta cúng-dường sáu mươi hằng-hà-sa-số chư Phật Như-Lai.Ta lại nhớ kiếp quá-khứ tên là Diệu-Nguyệt, trong kiếp ấy ta cúng-dường bảy mươi hằng-hà-sa-số chư Phật Như-Lai.Nầy Thiện-nam-tử! Ghi nhớ quá-khứ hằng-hà-sa-số kiếp như vậy, ta thường chẳng bỏ rời chư Phật Như-Lai Chánh-Ðẳng-Giác.Ở chỗ chư Như-Lai như vậy ta nghe môn giải-thoát bồ-tát vô-ngại-niệm thanh-tịnh trang-nghiêm nầy thọ trì tu hành hằng chẳng quên mất.Những kiếp trước như vậy có bao nhiêu đức Như-Lai từ sơ Bồ-Tát nhẫn đến pháp tận, tất cả sự việc của chư Phật đã làm, ta dùng sức giải-thoát thanh-tịnh trang-nghiêm, đều ghi nhớ rõ ràng như hiện trước mắt, và ta giữ gìn tùy thuận tuân hành từng không bỏ phế.Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết môn giải-thoát vô-ngại-niệm thanh-tịnh trang-nghiêm nầy.Như chư đại Bồ-Tát ra khỏi đêm sanh tử, sáng suốt rời hẳn si tối, chưa từng mê ngủ, tâm không bị che chướng, thân luôn khinh an, thanh tịnh biết rõ các pháp-tánh, thành tựu thập-lực khai ngộ quần sanh.Ta thế nào biết được nói được công-đức-hạnh đó.Nầy Thiện-nam-tử! Thành Ca-Tỳ-La có Ðồng-Tử-Sư tên là Biến-Hữu.

Ngươi đến đó hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, tu bồ-tát-đạo.Nhờ nghe pháp, Thiện-Tài vui mừng hớn hở thiện-căn bất-tư-nghì tự-nhiên thêm lớn rộng, bèn đảnh lễ nơi chân Thiên-Nữ Thiên-Chủ-Quang, hữu nhiễu vô-số vòng từ tạ mà đi.43- Thiện-Tài từ Thiên-Cung xuống đi lần đến thành Ca-Tỳ-La chỗ của Biến-Hữu đảnh lễ hữu-nhiễu, đứng chắp tay cung kính thưa rằng:Ðại-Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề, mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.Tôi nghe Ðại-Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.Biến-Hữu nói:Nầy Thiện-nam-tử! Nơi đây có Ðồng-Tử tên là Thiện-Tri-Chúng-Nghệ-Học-Bồ-Tát-Tự-Trí, ngươi nên đến hỏi.44- Thiện-Tài vâng lời đến đảnh lễ đồng-tử, cung kính thưa rằng:Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.

Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.Ðồng-Tử nói:Nầy Thiện-nam-tử! Ta được bồ-tát giải-thoát-môn tên là thiện-tri-chúng-nghệ.Ta hằng xướng trì những tự-mẫu nầy:Lúc xướng chữ A, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là bồ-tát-oai-lực nhập vô-sai-biệt cảnh-giới.Lúc xướng chữ ÐA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là vô-biên-sai-biệt-môn.Lúc xướng chữ BA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là phổ-chiếu-pháp-giới.Lúc xướng chữ GIẢ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là phổ-luân-đoạn-sai-biệt.Lúc xướng chữ NA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là đắc-vô-y-vô-thượng.Lúc xướng chữ LÃ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là y-chỉ-vô-cấu.Lúc xướng chữ ÐẢ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là bất-thối-chuyển-phương-tiện.Lúc xướng chữ BÀ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là kim-cang-tràng.Lúc xướng chữ ÐỒ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là nhật-phổ-luân.Lúc xướng chữ SA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là hải-tạng.Lúc xướng chữ PHƯỢC, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là phổ-sanh-an-trụ.Lúc xướng chữ ÐÁ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là viên-mãn-quang.Lúc xướng chữ DÃ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là sai-biệt-tích-tụ.Lúc xướng chữ SẮC-TRA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là phổ-quang-minh-tức-phiền-não.Lúc xướng chữ CA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là Vô-sai-biệt-vân.Lúc xướng chữ TA, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là giáng-chú-đại-vũ.Lúc xướng chữ MẠ, thời nhập bát-nhã ba-la-mật-môn tên là đại-lưu-thoan-khích-chúng-phong-tề-trĩ.Lúc xướng chữ GIÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là phổ-an-lập.Lúc xướng chữ THA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là chơn-như-bình-đẳng-tạng.Lúc xướng chữ XÃ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là nhập-thế-gian-hải-thanh-tịnh.Lúc xướng chữ TOẢ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là niệm-nhứt-thiết-phật-trang-nghiêm.Lúc xướng chữ ÐÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quán-sát-giản-trạch-nhất-thiết-pháp-tụ.Lúc xướng chữ XA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tùy-thuận-nhất-thiết-phật-giáo-luân-quang-minh.Lúc xướng chữ KHƯ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tu-nhơn-địa-trí-huệ-tạng.Lúc xướng chữ XOA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tức-chư-nghiệp-hải-tạng.Lúc xướng chữ TA-ÐA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quyên-chư-hoặc-chướng-khai-tịnh-quang-minh.Lúc xướng chữ NHƯƠNG, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tác-thế-gian-trí-huệ-môn.Lúc xướng chữ HẠT-LÃ-ÐA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là sanh-tử-cảnh-giới-trí-huệ-luân.Lúc xướng chữ BÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là nhất-thiết-trí-cung-điện-viên-mãn-trang-nghiêm.Lúc xướng chữ XA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tu-hành-phương-tiện-tạng-các-biệt-viên-mãn.Lúc xướng chữ TA-MẠ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tùy-thập-phương-hiện-kiến-chư-phật.Lúc xướng chữ HA-BÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quán-sát nhất-thiết vô-duyên chúng-sanh phương-tiện nhiếp-thọ linh xuất-sanh vô-ngại-lực.Lúc xướng chữ THA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tu-hành-xu-nhập-nhất-thiết-công-đức-hải.Lúc xướng chữ GIÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là trì-nhất thiết-pháp-vân-kiên-cố-hải-tạng.Lúc xướng chữ TRA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tùy-nguyện-phổ-kiến-thập-phương-chư-Phật.Lúc xướng chữ NÃ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quán-sát tự-luân hữu vô-tận chư ức tự.Lúc xướng chữ TA-PHÃ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là hóa-chúng-sanh-cứu-cánh-xứ.Lúc xướng chữ TA-CA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là quảng-đại-tạng-vô-ngại-biện-quang-minh-luân-biến-chiếu.Lúc xướng chữ DÃ-TA, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là tuyên-thuyết nhất-thiết-phật-pháp cảnh-giới.Lúc xướng chữ THẤT, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là nhất-thiết chúng-sanh-giới pháp-lôi biến-hống.Lúc xướng chữ SÁ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là dĩ vô-ngã-pháp khai-hiểu chúng-sanh.Lúc xướng chữ ÐÀ, thời nhập môn bát-nhã ba-la-mật tên là nhất-thiết pháp-luân sai-biệt-tạng.Nầy Thiện-nam-tử! Lúc ta xướng những tự-mẫu như vậy, thời trước tiên ta nhập bốn mươi hai môn bát-nhã ba-la-mật đây cùng với vô-lượng vô-số môn bát-nhã ba-la-mật.Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết môn giải-thoát bồ-tát thiện tri chúng nghệ nầy.Như chư đại Bồ-Tát có thể đối với pháp thiện-xảo thế-gian và xuất-thế-gian dùng trí thông đạt đến bỉ-ngạn.

Những phương-pháp lạ, những nghề nghiệp khéo đều thấu đáo không sót.

Hiểu rành những văn tự toán số, Y-phương, chú-thật, trị lành bịnh tật.Lại biết rành những chỗ sản xuất vàng, bạc, châu, ngọc, san-hô, lưu-ly, ma-ni, xa-cừ, tất cả kho tàng bửu-vật, những phẩm-loại, những giá-trị.Những xóm làng thành ấp, cung điện vườn tược, núi, rừng, suối, ao phàm những chỗ ở của tất cả nhơn chúng, Bồ-Tát đều có thể phương-tiện nhiếp thọ.Bồ-Tát lại khéo quán-sát thiên-văn, địa-lý, tướng người tốt xấu, tiếng của chim thú, mây ráng khí hậu, trúng mùa, thất thu, quốc độ an nguy, tất cả kỹ nghệ thế-gian Bồ-Tát đều rành rẽ tận nguyên bổn tất cả.Bồ-Tát lại có thể phân biệt pháp xuất thế, chánh-danh biện-nghĩa quán-sát thể tướng, tùy thuận tu hành, trí nhập trong đó, không nghi ngại, không ngu tối, không ngoan độn, không ưu-não, không trầm một, đều hiện chứng tất cả.Ta thế nào biết được, nói được công-đức-hạnh đó.Nầy Thiện-nam-từ! Nước Ma-Kiệt-Ðề có một tụ-lạc, trong đó có thành Bà-Ðát-Na.

Trong thành ấy có một ưu-bà-di tên là Hiền-thắng.Ngươi đến đó hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, tu bồ-tát-đạo?Thiện-Tài đảnh lễ Tri-Nghệ Ðồng-Tử, hữu-nhiễu vô-số vòng, luyến mộ chiêm ngưỡng từ tạ mà đi.45- Thiện-Tài đến thành Bà-Ðát-Na đảnh lễ Hiền-Thắng, hữu-nhiễu cung kính, chắp tay thưa rằng:Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề, mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.Ưu-bà-di Hiền-Thắng nói:Nầy Thiện-nam-từ! Ta được môn bồ-tát giải-thoát tên là vô-y-xứ đạo-tràng.

Nơi môn giải-thoát nầy, ta đã thông đạt và đem dạy người.Ta lại được môn vô-tận tam-muội, vì có thể xuất sanh nhất-thiết-trí-tánh nhãn vô-tận, nhĩ vô-tận, tỹ vô-tận, thiệt vô-tân, thân vô-tận, ý vô-tận, công-đức vô-tận, trí-huệ vô-tận, thần-thông vô-tận.Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết môn bồ-tát giải-thoát vô-y-xứ đạo-tràng nầy.Như chư đại Bồ-Tát tất cả công-đức-hạnh không chắp trước, ta thế nào biết được nói được.Nầy Thiện-nam-từ! Phương nam có thành Ốc-Ðiền.

Trong thành ấy có trưởng-giả Kiên-Cố-Giải-Thoát.Ngươi nên đến đó hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo?46- Thiện-Tài đảnh lễ Hiền-Thắng, hữu nhiễu vô-số vòng, luyến mộ chiêm ngưỡng từ tạ mà đi qua hướng nam đến chỗ trưởng-giả đảnh lễ hữu nhiễu cung kính chắp tay thưa rằng:Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề, mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.Trưởng-giả nói:Nầy Thiện-nam-tử! Ta được môn bồ-tát-giải-thoát tên là vô-trước-niệm-thanh-tịnh-trang-nghiêm.Từ khi ta được môn giải-thoát nầy đến nay, ta siêng cầu chánh-pháp nơi thập phương chư Phật không thôi dứt.Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết môn giải-thoát vô-trước-niệm thanh-tịnh trang-nghiêm.Như chư đại Bồ-Tát được vô-úy sư-tử-hống, an trụ nơi phước trí quảng-đại, mà ta thế nào biết được, nói được công-đức hạnh ấy.Nầy Thiện-nam-tử! Chính trong thành nầy có một trưởng-giả tên là Diệu-Nguyệt, nhà ông thường có quang-minh.Ngươi đến đó hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo?Thiện-Tài đảnh lễ trưởng-giả Kiên-Cố Giải-Thoát, hữu nhiễu vô-số vòng, từ tạ đi đến nhà trưởng-giả Diệu-Nguyệt đảnh lễ hữu nhiễu, cung kính chắp tay thưa rằng:47- Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.Trưởng-giả Diệu-Nguyệt nói:Nầy Thiện-nam-tử! Ta được bồ-tát giải-thoát tên là tịnh-trí-quang-minh.Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết môn giải-thoát nầy.

Như chư đại Bồ-Tát chứng được vô-lượng môn giải-thoát.

Ta thế nào biết được nói được công-đức hạnh ấy.Nầy Thiện-nam-tử! Phương nam có thành Xuất-Sanh.

Nơi đó có trưởng-giả tên là Vô-Thắng-Quân.Ngươi đến đó hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo?Thiện-Tài đảnh lễ trưởng-giả Diệu-Nguyệt, hữu nhiễu vô-số vòng, từ tạ đi qua phương nam, đến đảnh lễ trưởng-gia Vô-Thắng-Quân, cung kính thưa rằng:48- Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề, mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.Trưởng-giả Vô-Thắng-Quân nói:Nầy Thiệ-nam-tử! Ta được bồ-tát giải-thoát tên là vô-tận-tướng.Ta do chứng môn bồ-tát giải-thoát nầy nên thấy vô-lượng chư Phật, được vô-tận-tạng.Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết môn giải-thoát vô-tận-tướng nầy.Như chư đại Bồ-Tát được vô-hạn-trí vô-ngại biện-tài, ta làm sao biết được nói được công-đức-hạnh ấy.Nầy Thiện-nam-tử! Thành-nam nầy có tụ-lạc Chi-Vi-Pháp.

Trong đó có một bà-la-môn tên là Tối-tịch-Tịnh.Ngươi đến đó hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo?49- Thiện-Tài đảnh lễ Trưởng-giả Vô-Thắng-Quân hữu nhiễu vô-số vòng luyến-mộ chiêm-ngưỡng từ tạ đi đến đảnh lễ Tối-Tịch-Tịnh, hữu nhiễu cung kính chắp tay thưa rằng:Bạch đức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề, mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.Tôi nghe đức Thánh khéo dạy bảo, xin chỉ dạy cho.Bà-La-Môn nói:Nầy Thiện-nam-tử! Ta được môn bồ-tát giải-thoát tên là Thành-Nguyện-Ngữ.Chư Bồ-Tát quá-khứ hiện-tại và vị-lai do dùng lời nói chơn thành nầy nên được không thối-chuyển đạo vô-thượng bồ-đề, không đã thối, không hiện thối, không sẽ thối.Do ta trụ nơi lời nói thành-nguyện nên làm điều chi cũng được toại ý.Nầy Thiện-nam-tử! Ta chỉ biết môn giải-thoát thành-nguyện-ngữ nầy.Như chư đại Bồ-Tát đi đứng đều chẳng trái với thành-nguyện-ngữ, lời nói ra quyết là chơn thành chưa bao giờ hư vọng, do đây xuất sanh vô-lượng công-đức.

Ta làm sao biết được nói được công-đức-hạnh đó.Nầy Thiện-nam-tử! Phương nam đây có thành tên là Diệu-Ý-Hoa-Môn.

Nơi đó có Ðồng-Tử tên là Ðức-Sanh, lại có Ðồng-Nữ tên là Hữu-Ðức.Ngươi đến đó hỏi Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.Thiện-Tài đảnh lễ Tối-Tịch-Tịnh hữu nhiễu vô-số vòng, từ tạ đi qua phương nam.Hán bộ quyển thứ 7750- (1) Thiện-Tài đi lần đến thành Diệu-Ý-Hoa-Môn, đảnh lễ đồng-tử Ðức-Sanh va đồng-nữ Hữu-Ðức, hữu nhiễu cung kính chắp tay bạch rằng:Ðức Thánh! Tôi đã phát tâm vô-thượng bồ-đề mà chưa biết Bồ-Tát thế nào học bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo.

Xin đức Thánh từ mẫn chì dạy.Ðức-Sanh và Hữu-Ðức nói:Nầy Thiện-nam-tử! Chúng ta chứng được bồ-tát giải-thoát tên là huyễn-trụ.Vì được môn giải-thoát nầy nên thấy:Tất cả thế-giới đều là huyễn trụ, do nhơn-duyên mà sanh khởi.Tất cả chúng-sanh đều là huyễn trụ, do nghiệp phiền-não mà khởi.Tất cả chúng-sanh đều là huyễn trụ do nghiệp phiền-não mà sanh khởi.Tất cả thế-gian đều là huyễn trụ, do vô-minh, hữu, ái xoay vần làm duyên sanh khởi.Tất cả pháp đều là huyễn trụ, do những huyễn-duyên ngã-kiến, vân vân, sanh khởi.Tất cả tam thế đều là huyễn trụ, do những điên đảo trí ngã-kiến vân-vân sanh khởi.Tất cả chúng-sanh sanh diệt, sanh lão bịnh tử ưu bi khổ não đều là huyễn trụ, do hư-vọng phân-biệt sanh khởi.Tất cả quốc-độ đều huyễn trụ, do tưởng-đảo, tâm-đảo, kiến-đảo và vô-minh hiện khởi.Tất cả Thanh-Văn và Bích-Chi-Phật đều là huyễn trụ, do trí-đoạn phân-biệt mà thành.Tất cả Bồ-Tát đều là huyễn trụ, do những hạnh nguyện hay tự điều phục và giáo-hóa chúng-sanh mà thành.Tất cả Phật Bồ-Tát chúng-hội biến-hoá điều-phục, những công-hạnh đều là huyễn-trụ, do nguyện-trí-huyễn mà thành.Nầy Thiện-nam-tử! Huyễn-cảnh tự-tánh bất-tư-nghì.Chúng ta chỉ biết môn giải-thoát huyễn-trụ nầy.Như chư đại Bồ-Tát khéo nhập vô-biên sự huyễn.

Chúng ta thế nào biết được nói được công-đức-hạnh đó.Ðồng-Tử và Ðồng-Nữ nói môn giải-thoát của mình đã chứng xong, dùng sức thiện-căn bất-tư-nghì làm cho thân Thiện-Tài được nhu nhuyến bóng sáng, mà nói rằng:Nầy Thiện-nam-tử! Phương nam đây có nước Hải-Ngạn.

Trong nước ấy có khu vườn Ðại-Trang-Nghiêm.

Trong vườn có một tòa lâu các rộng lớn tên là Tỳ-Lô-Giá-Na-Trang-Nghiêm Tạng.Lâu các nầy có ra là do bồ-tát thiện-căn quả báo, do bồ-tát niệm-lực, nguyện-lực, tự-tại-lực, thần thông-lực, do bồ-tát thiện-xảo phương-tiện, do bồ-tát phước-đức trí tuệ.Nầy Thiện-nam-tử! Bồ-Tát trụ bất-tư-nghì giải-thoát dùng tâm đại-bi vì các chúng-sanh mà hiện cảnh-giới như vậy, chứa họp những trang-nghiêm như vậy.Di-Lặc đại Bồ-Tát ở trong lâu các ấy để nhiếp thọ phụ mẫu quyến-thuộc và nhơn-dân làm cho họ được thành-thục.

Lại muốn cho những chúng-sanh đồng thọ-sanh, đồng tu-hành ở trong đại-thừa được kiên-cố.

Lại muốn cho tất cả chúng-sanh ấy, tùy bậc tùy thiện-căn, đều được thành-tựu.Lại cũng muốn vì ngươi mà hiển-thị môn bồ-tát giải-thoát, hiển thị Bồ-Tát khắp tất cả chỗ thọ-sanh tự-tại, hiển-thị Bồ-Tát dùng nhiều thân hiện khắp nơi thường giáo hóa chúng-sanh, hiển-thị Bồ-Tát dùng sức đại-bi nhiếp tất cả tài sản thế-gian mà chẳng nhàm, hiển-thị tu đủ tất cả công-hạnh biết rõ tất cả hạnh lìa các tướng, hiển-thị Bồ-Tát thọ sanh khắp nơi vì biết rõ tất cả sanh đều vô-tướng.Ngươi đến đó hỏi: Bồ-Tát thế nào thật hành bồ-tát-hạnh, thế nào tu bồ-tát-đạo, thế nào học bồ-tát-giới, thế nào tịnh bồ-tát-tâm, thế nào phát bồ-tát-nguyện, thế nào chứa nhóm bồ-tát trợ-đạo, thế nào nhập bậc bồ-tát, thế nào thành-mãn bồ-tát ba-la-mật, thế nào được bồ-tát vô-sanh-nhẫn, thế nào đủ bồ-tát công-đức, thế nào thờ bồ-tát thiện-tri-thức?Nầy Thiện-nam-tử! Di-Lặc Bồ-Tát thông đạt tất cả bồ-tát-hạnh, biết rõ tâm chúng-sanh, thường hiện thân trước họ để giáo hóa điều phục.Di-Lặc Bồ-Tát đã viên-mãn tất cả ba-la-mật, đã ở tất cả bậc bồ-tát, đã chứng tất cả bồ-tát-nhẫn, đã nhập tất cả bồ-tát-vị, đã được Phật thọ ký, đã du tất cả cảnh bồ-tát, đã được thần-lực của tất cả Phật, đã được đức Như-Lai đem pháp-thủy cam-lộ nhất-thiết-trí quán đảnh.Nầy Thiện-nam-tử! Di-Lặc Bồ-Tát có thể nhuận trạch thiện-căn của ngươi, có thể tăng trưởng tâm bồ-đề của ngươi, có thể kiên-cố chí của ngươi, có thể thêm pháp lành cho ngươi, có thể lớn căn bồ-tát cho ngươi, có thể chỉ bày pháp vô-ngại cho ngươi, có thể làm cho ngươi vào bậc phổ-hiền, có thể nói nguyện bồ-tát cho ngươi, có thể nói hạnh phổ-hiền cho ngươi, có thể vì ngươi mà nói tất cả bồ-tát-hạnh-nguyện làm thành công-đức.Nầy Thiện-nam-tử! Ngươi chẳng nên tu một điều lành, chiếu một pháp, hành một hạnh, phát một nguyện, được một thọ-ký, trụ một nhẫn mà cho là rốt ráo.Ngươi chớ nên đem tâm có hạn lượng mà thật hành lục-độ, trụ nơi thập-địa, tịnh phật-độ, thờ thiện-tri-thức.Tại sao vậy?Nầy Thiện-nam-tử! Vì Bồ-Tát phải gieo vô-lượng thiện-căn, phải chứa vô-lượng bồ-đề-cụ, phải tu vô-lượng bồ-đề nhơn, phải học vô-lượng xảo hồi-hướng, phải giáo hóa vô-lượng chúng-sanh-giới, phải biết vô-lượng chúng-sanh-tâm, phải biết vô-lượng chúng-sanh-căn, phải rõ vô-lượng chúng-sanh-giải, phải quán vô-lượng chúng-sanh-hạnh, phải điều-phục vô-lượng chúng-sanh, phải đoạn vô-lượng phiền-não, phải tịnh vô-lượng nghiệp tập, phải diệt vô-lượng tà kiến, phải trừ vô-lượng tâm tạp nhiễm, phải phát vô-lượng tâm thanh-tịnh, phải nhổ vô-lượng tên độc khổ, phải cạn vô-lượng biển ái dục, phải phá vô-lượng tối vô-minh, phải xô vô-lượng núi ngã mạn, phải bức đứt vô-lượng dây sanh tử, phải qua khỏi vô-lượng giòng hữu-lậu, phải khô vô-lượng biển thọ sanh, phải làm cho vô-lượng chúng-sanh ra khỏi bùn lầy ngũ-dục, phải khiến vô-lượng chúng-sanh lìa ngục tù tam-giới, phải đặt vô-lượng chúng-sanh ở trong thánh-đạo, phải tiêu diệt vô-lượng hạnh tham dục, phải trừ sạch vô-lượng hạnh sân hận, phải phá trừ vô-lượng hạnh ngu-si, phải siêu vô-lượng lưới ma, phải lìa vô-lượng nghiệp ma, phải rửa sạch bồ-tát vô-lượng dục lạc, phải tăng trưởng bồ-tát vô-lượng phương-tiện, phải xuất sanh bồ-tát vô-lượng căn tăng-thượng, phải sáng sạch bồ-tát vô-lượng quyết-định-giải, phải xu nhập bồ-tát vô-lượng bình-đẳng, phải thanh-tịnh bồ-tát vô-lượng công-đức, phải tu tập bồ-tát vô-lượng công-hạnh, phải thị-hiện bồ-tát vô-lượng hạnh tùy thuận thế-gian, phải sanh vô-lượng sức tịnh tín, phải trụ vô-lượng sức tinh-tấn, phải thanh-tịnh vô-lượng sức chánh-niệm, phải thành-mãn vô-lượng sức tam-muội, phải khởi vô-lượng sức tịnh-huệ, phải kiên-cố vô-lượng sức thắng-giải, phải tích tập vô-lượng sức phước-đức, phải lớn vô-lượng sức trí-huệ, phải phát khởi vô-lượng sức bồ-tát, phải viên-mãn vô-lượng sức Như-Lai, phải phân-biệt vô-lượng pháp-môn, phải rõ biết vô-lượng pháp-môn, phải thanh-tịnh vô-lượng pháp-môn, phải sanh vô-lượng pháp quang-minh, phải làm vô-lượng pháp chiếu-diệu, phải chiếu vô-lượng phẩm loại-căn, phải biết vô-lượng phiền-não bịnh, phải chứa vô-lượng diệu-pháp-dược, phải chữa vô-lượng bịnh của chúng-sanh, phải sắm sửa vô-lượng đồ cúng cam-lộ, phải đến vô-lượng phật-độ, phải cúng-dường vô-lượng Như-Lai, phải vào vô-lượng bồ-tát-hội, phải thọ vô-lượng phật-giáo, phải nhẫn vô-lượng tội chúng-sanh, phải diệt vô-lượng nạn ác-đạo, phải khiến vô-lượng chúng-sanh sanh về thiện-đạo, phải dùng pháp tứ-nhiếp để nhiếp vô-lượng chúng-sanh, phải tu vô-lượng môn tổng-trì, phải sanh vô-lượng môn đại-nguyện, phải tu vô-lượng sức đại-từ đại-nguyện, phải siêng cầu vô-lượng phật-pháp thường không thôi dứt, phải khởi vô-lượng sức tư-duy, phải khỏi vô-lượng sự thần-thông, phải tịnh vô-lượng trí quang-minh, phải qua đến vô-lượng loài chúng-sanh, phải thọ vô-lượng đời trong các cõi, phải hiện vô-lượng thân sai-biệt, phải biết vô-lượng pháp ngôn-từ, phải nhập vô-lượng tâm sai-biệt, phải biết bồ-tát đại cảnh-giới, phải trụ bồ-tát đại cung-điện, phải quán bồ-tát thậm-thâm diệu-pháp, phải biết cảnh-giới khó biết của Bồ-Tát, phải thật-hành những hạnh khó làm của Bồ-Tát, phải đầy đủ oai-đức tôn trọng của Bồ-Tát, phải đi theo chánh-vị khó nhập của bồ-Tát, phải biết những hạnh của Bồ-Tát, phải hiện thần-lực phổ-biến của Bồ-Tát, phải thọ pháp-vân bình-đẳng của Bồ-Tát, phải làm rộng vô-biên hạnh của Bồ-Tát, phải viên-mãn vô-biên ba-la-mật của Bồ-Tát, phải thọ vô-lượng ký-biệt của Bồ-Tát, phải nhập vô-lượng nhẫn-môn của Bồ-Tát, phải tu vô-lượng địa-vị của Bồ-Tát, phải thanh-tịnh vô-lượng pháp-môn của Bồ-Tát, phải đồng với chư Bồ-Tát, trụ vô-biên kiếp cúng-dường vô-lượng Phật, nghiêm-tịnh bất-khả-thuyết phật-độ, xuất sanh bất-khả-thuyết bồ-tát nguyện.Nầy Thiện-nam-tử! Tóm lại, phải khắp tu bồ-tát-hạnh, phải khắp giáo-hóa chúng-sanh-giới, phải khắp vào tất cả kiếp, phải khắp sanh tất cả xứ, phải khắp biết tất cả thế, phải khắp thật hành tất cả pháp, phải khắp tịnh tất cả cõi, phải khắp mãn tất cả nguyện, phải khắp cúng tất cả Phật, phải khắp đồng tất cả bồ-tát nguyện, phải khắp thờ tất cả thiện-tri-thức.Nầy Thiện-nam-tử! Ngươi cầu thiện-tri-thức chẳng nên nhàm mỏi.

Ngươi thỉnh hỏi thiện-trí-thức chớ sợ khổ nhọc.


Ngươi gần gũi thiện-tri-thức chớ có thối chuyển.

Ngươi cúng-dường thiện-tri-thức chớ có thôi nghỉ.

Ngươi lãnh thọ lời dạy của thiện-tri-thức chớ có lầm lộn.

Ngươi học hạnh của thiện-tri-thức chớ có nghi hoặc.

Ngươi nghe thiện-tri-thức diễn nói môn ly chẳng nên dụ dự.

Thấy thiện-tri-thức tùy phiền-não hành chớ có hiềm lạ.

Ở chỗ thiện-chi-trức phải sanh lòng thâm tín tôn kính chẳng nên biến đổi.Tại sao vậy?Nầy Thiện-nam-tử! Vì Bồ-Tát do nơi thiện-tri-thức mà được nghe tất cả bồ-tát-hạnh, thành-tựu tất cả bồ-tát công-đức, xuất sanh tất cả bồ-tát đại-nguyện, dẫn phát tất cả bồ-tát thiện-căn, tích tập tất cả bồ-tát trợ-đạo, khai phát tất cả bồ-tát pháp-quang-minh, hiển thị tất cả bồ-tát xuất-ly-môn, tu học tất cả bồ-tát thanh-tịnh-giới, an-trụ tất cả bồ-tát công-đức-pháp, thanh-tịnh tất cả bồ-tát quảng-đại-chí, tăng trưởng tất cả bồ-tát kiên-cố-tâm, đầy đủ tất cả bồ-tát đà-la-ni biện-tài môn, được tất cả bồ-tát thanh-tịnh-tạng, sanh tất cả bồ-tát định-quang-minh, được tất cả bồ-tát thù-thắng-nguyện, cùng tất cả Bồ-Tát đồng một nguyện, nghe tất cả bồ-tát thù-thắng-pháp, được tất cả bồ-tát bí-mật-xứ, đến tất cả bồ-tát pháp bửu sở, thêm tất cả bồ-tát mầm thiện-căn, lớn tất cả bồ-tát thân trí-huệ, hộ tất cả bồ-tát tạng thâm-mật, trì tất cả bồ-tát phước-đức-tụ, tịnh tất cả bồ-tát thọ-sanh-đạo, thọ tất cả bồ-tát chánh-pháp-vân, nhập tất cả bồ-tát đại-nguyện-lộ, đến tất cả như-lai bồ-đề-quả, nhiếp thủ tất cả bồ-tát diệu-hạnh, khai thị tất cả bồ-tát công-đức, qua tất cả phương thính thọ diệu-pháp, khen tất cả bồ-tát oai-đức quảng đại, sanh tất cả bồ-tát đại-từ-bi-lực, nhiếp tất cả bồ-tát thắng tự-tại-lực, sanh tất cả bồ-tát bồ-đề phần, làm tất cả bồ-tát lợi-ích-sự.Nầy Thiện-nam-tử! Bồ-Tát do thiện-tri-thức nhiệm trì nên chẳng đọa ác-đạo, do thiện-tri-thức nhiếp thọ mà chẳng thối đại-thừa, do thiện-tri-thức hộ-niệm mà chẳng phạm bồ-tát-giới, do thiện-tri-thức thủ-hộ mà chẳng theo ác-tri-thức, do thiện-tri-thức dưỡng-dục mà chẳng khuyết bồ-tát-pháp, do thiện-tri-thức nhiếp thủ mà siêu-việt hạng phàm-phu, do thiện-tri-thức giáo hối mà siêu-việt bực nhị thừa, do thiện-tri-thức dìu-dắt mà được ra khỏi thế-gian, do thiện-tri-thức trưởng-dưỡng mà có thể chẳng nhiễm thế-pháp, do kính thờ thiện-tri-thức mà tu tất cả bồ-tát-hạnh, do cúng-dường thiện-tri-thức mà đủ tất cả pháp trợ-đạo, do thân-cận thiện-tri-thức mà chẳng bị nghiệp hoặc nhiếp phục, do nương dựa thiện-tri-thức mà thế-lực kiên-cố chẳng sợ ma-chúng, do y chỉ thiện-tri-thức mà tăng-trưởng tất cả pháp bồ-đề-phần.Tại sao vậy?Nầy Thiện-nam-tử! Vì thiện-tri-thức có thể trừ sạch các điều chướng ngại, có thể diệt các tội, có thể dứt các nạn, có thể ngăn các ác, có thể phá đêm dài tối tăm vô-minh, có thể làm sập đổ lao ngục kiên cố kiến-chấp, có thể thoát khỏi thành sanh tử, có thể bỏ nhà thế-tục, có thể cắt lưới ma, có thể nhổ tên khổ, có thể lìa chỗ hiểm nạn vô-trí, có thể ra khỏi đồng hoang rộng lớn tà-kiến, có thể qua khỏi dòng hữu-lậu, có thể lìa những tà-đạo, có thể chỉ đường bồ-đề, có thể dạy pháp bồ-tát, có thể khiến an trụ bồ-tát-hạnh, có thể khiến xu-hướng nhất-thiết-trí, có thể tịnh mắt trí-huệ, có thể lớn tâm bồ-đề, có thể sanh đại-bi, có thể diễn diệu-hạnh, có thể nói ba-la-mật, có thể tẩn ác tri-thức, có thể khiến trụ các bậc, có thể khiến được các nhẫn, có thể khiến tu tập các thiện-căn, có thể khiến thành xong tất cả đạo-cụ, có thể thí cho tất cả công-đức lớn, có thể khiến đến ngôi nhất-thiết-chủng-trí, có thể khiến hoan hỉ nhóm công-đức, có thể khiến hớn hở tu các công hạnh, có thể khiến xu-nhập nghĩa thậm-thâm, có thể khiến khai thị môn xuất ly, có thể khiến trừ tuyệt các ác-đạo, có thể dùng pháp-quang chiếu diệu, có thể dùng pháp-vũ nhuận trạch, có thể khiến tiêu diệt tất cả phiền-não, có thể khiến bỏ lìa tất cả kiến chấp, có thể khiến tăng-trưởng tất cả phật-trí-huệ, có thể khiến an-trụ tất cả phật pháp-môn.Nầy Thiện-nam-tử! Thiện-tri-thức như từ-mẫu, vì xuất sanh phật-chủng.

Như từ-phụ, vì lợi ích rộng lớn.

Như nhũ-mẫu vì thủ hộ chẳng cho làm ác.

Như giáo-sư, vì dạy sở-học của Bồ-Tát.

Như đạo-sư, vì hay chỉ đường ba-la-mật.

Như lương-y, vì hay chữa bịnh phiền-não.

Như Tuyết-Sơn, vì tăng-trưởng thuốc nhất-thiết-trí.

Như dũng-tướng, vì dẹp trừ tất cả sự bố-úy.

Như người đưa đò, vì làm cho ra khỏi dòng sanh-tử.

Như lái thuyền, vì khiến đến bửu-sở-trí-huệ.Nầy Thiện-nam-tử! Thường phải chánh-niệm suy nghĩ thiện-tri-thức là như vậy.Lại nầy Thiện-nam-tử! Ngươi kính thờ tất cả thiện-tri-thức phải phát tâm như đại-địa, vì gánh vác trọng-nhiệm không mỏi nhọc.

Phải phát tâm như kim-cang vì chí nguyện kiên-cố chẳng hư hoại, phải phát tâm như núi Thiết-vi vì tất cả các sự khổ không lay động.

Phải phát tâm như người hầu hạ, vì đều tùy thuận theo lời dạy.

Phải phát tâm như đệ-tử, vì không chống trái lời dạy bảo.

Phải phát tâm như tôi tớ, vì tất cả lao vụ không nhàm.

Phải phát tâm như dưỡng-mẫu, vì chịu những sự cần khổ không biết nhọc.

Phải phát tâm như người làm thuê, vì không trái chỗ sai bảo.


Phải phát tâm như người hốt phân, vì lìa kiêu-mạn.

Phải phát tâm như cây lúa đã chín, vì có thể hạ thấp.

Phải phát tâm như lương-mã, vì lìa ác-tánh.

Phải phát tâm như xe lớn, vì có thể chở nặng.

Phải phát tâm như voi điều thuận, vì hằng phục tùng.

Phải phát tâm như núi Tu-Di, vì chẳng khuynh động.

Phải phát tâm như lương-khuyển, vì chẳng phản hại chủ.

Phải phát tâm như chiên-đà-la, vì lìa kiêu-mạn.

Phải phát tâm như kiện-ngưu, vì không hung giận.

Phải phát tâm như ghe thuyền, vì qua lại chẳng mỏi.

Phải phát tâm như cầu đò, vì tế độ không biết nhọc.

Phải phát tâm như hiếu-tử, vì thừ thuận nhan sắc.

Phải phát tâm như vương-tử, vì tuân hành giáo-mạng.Lại nầy Thiện-nam-tử! Với tự-thân, ngươi phải tưởng là bịnh khổ.

Với thiện-tri-thức, ngươi phải tưởng là y-vương.

Với pháp của thiện-tri-thức dạy, ngươi phải tưởng là lương-dược.

Với chỗ tu hành, tưởng trừ được bịnh.Lại phải ở nơi tự-thân, tưởng là đi xa.

Nơi thiện-tri-thức, tưởng là đạo-sư.

Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là con đường chánh.

Nọi chỗ tu hành, tưởng là đến được xa.Lại phải ở nơi tự thân, tưởng cầu được độ.

Nơi thiện-tri-thức, tưởng là người lái thuyền.


Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là thuyền, là chèo.

Nơi chỗ tu hành, tưởng là đến bờ kia.Lại phải ở nơi tự-thân, tưởng là lúa mạ.

Nơi thiện-tri-thức tưởng là Long-Vương.

Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là mưa đúng thời tiết.

Nơi chỗ tu hành tưởng là có thể thành thục.Lại phải ở nơi tự-thân, tưởng là nghèo cùng.

Nơi thiện-tri-thức tưởng là Tỳ-Sa-Môn Thiên-Vương.

Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là của cải châu báu.

Nơi chỗ tu hành, tưởng là giàu có.Lại phải ở nơi tự-thân, tưởng là đệ-tử.

Nơi thiện-tri-thức, tưởng là thợ khéo.

Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là nghề khéo.

Nơi chỗ tu hành, tưởng là biết rõ.Lại phải ở nơi tự-thân, tưởng là chỗ đáng sợ hãi.

Nơi thiện-tri-thức, tưởng là người dũng kiện.

Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là dao gậy.

Nơi chỗ tu hành, tưởng là dẹp trừ được kẻ oán địch.Lại phải ở nơi tự-thân, tưởng là người đi buôn.

Nơi thiện-tri-thức, tưởng là đạo-sư.

Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là trân-bửu.

Nơi chỗ tu hành, tưởng là lượm châu báu.Lại phải ở nơi tự-thân, tưởng là con cái.

Nơi thiện-tri-thức, tưởng là cha mẹ.

Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là gia nghiệp.

Nơi chỗ tu hành, tưởng là nối nghiệp nhà.Lại phải ở nơi tự-thân, tưởng là vương-tử.

Nơi thiện-tri-thức, tưởng là đại-thần.

Nơi pháp của thiện-tri-thức dạy, tưởng là lịnh của vua.

Nơi chỗ tu hành, tưởng là đội mão vua, mặc áo vua, cột đai vua, ngồi điện vua.Nầy Thiện-nam-tử! Ngươi phải phát tâm như vậy, suy nghĩ như vậy để gần thiện-tri-thức.Tại sao vậy? Vì có tâm như vậy để gần thiện-tri-thức thời chí nguyện trọn được thanh-tịnh.Lại nầy Thiện-nam-tử! Thiện-tri-thức làm lớn các thiện-căn, như núi Tuyết sanh lớn các dược-thảo.Thiện-tri-thức là pháp-khí của Phật, như đại-hải nhận thọ các dòng nước.Thiện-tri-thức là chỗ công-đức, như đại-hải xuất sanh các châu báu.Thiện-tri-thức thanh-tịnh tâm bồ-đề, như lửa hừng luyện chơn-kim.Thiện-tri-thức vượt hơn thế-pháp như núi Tu-Di vọt lên mặt đại-hải.Thiện-tri-thức chẳng nhiễm thế-pháp, như hoa sen chẳng dính nước.Thiện-tri-thức chẳng thọ các điều ác, như đại-hải chẳng chứa tử-thi.Thiện-tri-thức tăng trưởng pháp lành, như trăng tròn quang sắc viên-mãn.Thiện-tri-thức soi sáng pháp-giới, như mặt nhựt chiếu khắp thế-gian.Thiện-tri-thức làm lớn thân Bồ-Tát, như cha mẹ nuôi nấng con cái.Nầy Thiện-nam-tử! Tóm lại, Bồ-Tát nếu có thể tùy thuận lời dạy của thiện-tri-thức, thời được mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức na-do-tha công-đức, thời thanh-tịnh mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức na-do-tha thâm-tâm, thời lớn mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức na-no-tha bồ-tát-căn, thời thành mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức na-do-tha bồ-tát lực, thời dứt mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức a-tăng-kỳ-chướng, thời siêu mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức a-tăng-kỳ ma-cảnh, thời nhập mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức a-tăng-kỳ pháp-môn, thời mãn mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức a-tăng-kỳ trợ-đạo, thời tu mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức a-tăng-kỳ diệu-hạnh, thời phát mười bất-khả-thuyết trăm ngàn ức a-tăng-kỳ đại-nguyện.Nầy Thiện-nam-tử! Ta lại lược nói bồ-tát-hạnh, tất cả bồ-tát ba-la-mật, tất cả bồ-tát địa, tất cả bồ-tát-nhẫn, tất cả bồ-tát tổng-trì-môn, tất cả bồ-tát tam-muội-môn, tất cả bồ-tát thần-thông-trí, tất cả bồ-tát hồi-hướng, tất cả bồ-tát nguyện, tất cả bồ-tát thành-tựu phật-pháp, đều do sức của thiện-tri-thức.

Ðều dùng thiện-tri-thức làm căn-bổn.

Ðều nương thiện-tri-thức mà sanh.


Ðều nương thiện-tri-thức mà ra.

Ðều nương thiện-tri-thức mà lớn.

Ðều nương thiện-tri-thức mà trụ.

Ðều do thiện-tri-thức làm nhân-duyên.

Ðều do thiện-tri-thức hay phát khởi.Bấy giờ Thiện-Tài Ðồng-Tử nghe thiện-tri-thức có công-đức như vậy, có thể khai-thị vô-lượng diệu-hạnh bồ-tát, có thể thành-tựu phật-pháp quảng đại, nên vui mừng hớn hở đảnh lễ Ðức-Sanh và Hữu-Ðức, hữu-nhiễu vô-số vòng, ân cần chiêm-ngưỡng từ tạ đi qua phương nam.51- Thiện-Tài được nghe lời thiện-tri-thức dạy nhuận trạch tâm mình, chánh-niệm tư-duy công-hạnh của Bồ-Tát.

Tự nhớ đời trước chẳng tu hạnh lễ kính, tức thời phát tâm cố gắng tiến bước.

Lại nhớ đời trước thân tâm chẳng thanh-tịnh, tức thời phát tâm chuyên tự sửa sạch.

Lại nhớ đời trước làm những ác-nghiệp, tức thời phát ý chuyên tự phòng ngừa và dứt diệt.

Lại nhớ đời trước khởi những vọng-tưởng, tức thời phát ý hằng suy gẫm chơn chánh.

Lại nhớ đời trước tu tập chỉ vì tự-thân, tức thời phát ý khiến tâm quảng-đại lợi khắp chúng-sanh.

Lại nhớ đời trước theo cầu cảnh dục thường tự tổn hao không chút lợi ích, tức thời phát ý tu hành phật-pháp nuôi lớn các căn để tự an-ổn.

Lại nhớ đời trước khởi tà tư-niệm điên-đảo, tức thời phát ý sanh tâm chánh-kiến khởi nguyện bồ-tát.

Lại nhớ đời trước ngày đêm siêng nhọc làm những sự ác, tức thời phát ý khởi đại tinh-tấn thành-tựu phật-pháp.

Lại nhớ đời trước thọ sanh ngũ-thú, thân mình thân người đều không lợi ích, tức thời phát ý nguyện đem thân mình nhiêu ích chúng-sanh thành-tựu phật-pháp kính thờ tất cả thiện-tri-thức.

Suy nghĩ như trên đây rồi trong lòng rất hoan-hỉ.Thiện-Tài lại quán thân nầy là nhà khổ sanh lão bịnh tử.

Nguyện tận kiếp vị-lai tu bồ-tát-đạo giáo-hóa chúng-sanh, gặp chư Như-Lai thành tựu phật-pháp, du hành tất cả cõi Phật, kính thờ tất cả pháp-sư, trụ-trì tất cả phật-giáo, tìm cầu tất cả pháp-lữ, thấy tất cả thiện-tri-thức, chứa họp tất cả những phật-pháp, làm nhơn-duyên cho tất cả bồ-tát nguyện-trí-thân.

Lúc nghĩ như vậy, Thiện-Tài được thêm lớn vô-lượng thiện-căn.

Liền ở nơi tất cả Bồ-Tát thâm tín tôn trọng, tưởng là hi-hữu, tưởng là đại-sư, các căn thanh-tịnh, pháp lành càng thêm, khởi tất cả bồ-tát cung kính cúng-dường, làm tất cả bồ-tát cúi mình chắp tay, sanh con mắt thấy khắp thế-gian của tất cả Bồ-Tát, khởi lòng nhớ khắp chúng-sanh của tất cả Bồ-Tát, hiện vô-lượng thân nguyện-hóa của tất cả Bồ-Tát, xuất âm-thanh nói khen thanh-tịnh của tất cả Bồ-Tát, thấy tất cả chư Phật và Bồ-Tát quá-khứ, hiện-tại, thị-hiện thành đạo và thần-thông biến-hóa ở khắp mọi nơi.

Nhẫn đến không có một chỗ nhỏ nào bằng đầu sợi lông mà chẳng châu biến.Thiện-Tài lại được trí-nhãn quang-minh thanh-tịnh, thấy cảnh-giới sở-hành của tất cả Bồ-Tát, Tâm vào khắp thập phương sát-võng, nguyện rộng khắp hư-không pháp-giới, tam thế bình-đẳng không thôi nghỉ.Tất cả những sự lợi ích lớn mà Thiện-Tài đã được, đều do tin thọ lời dạy của thiện-tri-thức cả.Ðến nước Hải-Ngạn, Thiện-Tài dùng tâm tôn trọng như vậy, cúng-dường như vậy, xưng tán như vậy, quán-sát như vậy, nguyện lực như vậy, tưởng niệm như vậy, vô-lượng cảnh-giới trí-huệ như vậy, ở trước đại lâu-các Tỳ-Lô-Giá-Na Trang-Nghiêm-Tạng gieo năm vóc đảnh lễ, tạm thời nhiếp niệm tư duy quán-sát.Vì sức đại-nguyện tín giải sâu nên nhập môn trí-huệ-thân bình-đẳng khắp tất cả xứ, hiện thân mình ở khắp trước chư Như-Lai, chư Bồ-Tát, chư thiện-tri-thức, chư Phật tháp miếu, chư Phật hình tượng, ở trước tất cả chỗ ở của chư Phật chư Bồ-Tát, tất cả pháp-bửu, tất cả Thanh-Văn, Bích-Chi-Phật va tháp miếu của chư vị ấy.

Cũng hiện thân mình ở trước tất cả Thánh-Chúng, tất cả phụ-mẫu, tất cả chúng-sanh.

Tất cả chỗ, Thiện-Tài đều tôn trọng lễ tán suốt vị-lai-tế không thôi nghỉ, khắp hư-không vì chẳng có biên-lượng, khắp pháp-giới vì không chướng-ngại, khắp thiệt-tế vì khắp tất cả, khắp Như-Lai vì vô phân-biệt, dường như bóng vì tùy trí hiện, dường như mộng vì từ tư-duy khởi, giống như tượng vì thị hiện tất cả, dường như vang vì theo duyên mà phát, không có sanh vì xoay vần khởi diệt, không có tánh vì theo duyên mà chuyển.Lại quyết định biết tất cả báo đều do nghiệp, tất cả quả đều do nhơn, tất cả nghiệp, đều do hoặc tập, tất cả Phật xuất thế đều do đức tin, tất cả sự hóa hiện cúng-dường đều do quyết định giải, tất cả Hóa-Phật đều do tâm cung-kính, tất cả phật-pháp đều do thiện-căn, tất cả hóa-thân đều do phương tiện, tất cả phật-sự đều do đại-nguyện, tất cả Bồ-Tát tu công-hạnh đều do hồi-hướng, tất cả pháp-giới quảng-đại trang-nghiêm đều từ cảnh-giới nhất-thiết-trí.Rời đoạn-kiến nên biết hồi-hướng, rời thường-kiến nên biết vô-sanh, rời vô nhơn-kiến nên biết chánh-nhơn, rời điên-đảo-kiến nên biết như-thật-lý, rời tự-tại-kiến nên biết chẳng do nơi khác, rời tự-tha-kiến nên biết từ-duyên-khởi, rời biên-chấp-kiến nên biết pháp-giới vô-biên, rời vãng-lai-kiến nên biết như ảnh tượng, rời hữu-vô-kiến nên biết chẳng sanh diệt, rời nhất thiết-pháp-kiến nên biết không, vô sanh, nên biết chẳng tự-tại, nên biết do nguyện lực xuất sanh, rời nhất-thiết-tướng kiến nên nhập vô-tướng-tế.Vì biết tất cả pháp như hột giống nẩy mầm, như ấn sanh văn.Vì biết chất như tượng, biết thanh-âm như vang, biết cảnh như mộng, biết nghiệp như huyễn, rõ đời do tâm hiện, quả do nhơn khởi, rõ báo do nghiệp tập.Biết rõ tất cả pháp công-đức đều từ bồ-tát phương-tiện thiện-xảo mà lưu xuấtThiện-Tài Ðồng-Tử nhập quán-trí như vậy, đoan tâm khiết niệm, ở trước lâu các mọp lạy sát đất, bất-tư-nghì thiện-căn lưu chú thân tâm mát mẻ thơ-thời.

Rồi đứng dậy chiêm ngưỡng, mắt không tạm rời, chắp tay hữu nhiễu vô-lượng vòng.

Tự nghĩ rằng:Ðại lâu các nầy là chỗ ở của bậc đạt không, vô-tướng, vô-nguyện.Là chỗ ở bực nhất-thiết-pháp vô-phân-biệt.Là chỗ ở của bậc rõ pháp-giới vô-sai-biệt.Là chỗ ở của bậc biết tất cả chúng-sanh bất-khả-đắc.Là chỗ ở của bậc biết tất cả pháp vô-sanh.Là chỗ ở của bậc chẳng tham chấp tất cả thế-gian.Là chỗ ở của bậc chẳng tham chấp tất cả nhà của.Là chỗ ở của bậc chẳng thích tất cả tụ-lạc.Là chỗ ở của bậc chẳng dựa tất cả cảnh-giới.Là chỗ ở của bậc lìa tất cả tưởng.Là chỗ ở của bậc biết tất cả pháp không tự-tánh.Là chỗ ở của bậc dứt tất cả nghiệp phân-biệt.Là chỗ ở của bậc lìa tất cả tưởng, tâm, ý, thức.Là chỗ ở của bậc chẳng xuất, chẳng nhập tất cả đạo.Là chỗ ở của bậc nhập thậm-thâm bát-nhã ba-la-mật.Là chỗ ở của bậc hay dùng phương-tiện trụ phổ-môn pháp-giới.Là chỗ ở của bậc tắt dứt tất cả lửa phiền não.Là chỗ ở của bậc dùng tăng-thượng huệ dứt trừ tất cả kiến, ái, mạn.Là chỗ ở của bậc xuất sanh tất cả thiền, giải-thoát, tam-muội, thông-sáng và du-hí trong đó.Là chỗ ở của bậc cảnh-giới tam-muội của tất cả Bồ-Tát.Là chỗ ở của bậc an-trụ chỗ của tất cả Như-Lai.Là chỗ ở của bậc đem một kiếp vào tất cả kiếp, đem tất cả kiếp vào một kiếp mà không hư tướng thời-gian.Là chỗ ở của bậc đem một thế-giới vào tất cả thế-giới, đem tất cả thế-giới vào một thế-giới mà chẳng hoại tướng không-gian.Là chỗ ở của bậc đem một pháp vào tất cả pháp, đem tất cả pháp vào một pháp mà chẳng hư hoại tướng của pháp.Là chỗ ở của bậc đem một chúng-sanh vào tất cả chúng-sanh, đem tất cả chúng-sanh vào một chúng-sanh, mà không hư tướng chúng-sanh.Là chỗ ở của bậc đem một Phật vào tất cả Phật, đem tất cả Phật vào một Phật, mà chẳng hoại tướng Phật.Là chỗ ở của bậc ở trong một niệm mà biết tất cả tam-thế.Là chỗ ở của bậc trong khoảng một niệm qua đến tất cả quốc-độ.Là chỗ ở của bậc hiện thân mình ra trước tất cả chúng-sanh.Là chỗ ở của bậc tâm thường lợi ích tất cả thế-gian.Là chỗ ở của bậc hay đến khắp tất cả chỗ.La chỗ ở của bậc dầu đã thoát ly tất cả thế-gian, nhưng vì hóa độ chúng-sanh nên hằng hiện thân ở trong-thế-gian.Là chỗ ở của bậc chẳng chấp lấy tất cả cõi, nhưng vì cúng-dường chư Phật mà du hành tất cả cõi.Là chỗ ở của bậc chẳng động bổn-xứ, mà có thể đến khắp tất cả phật-độ để trang-nghiêm.Là chỗ ở của bậc thân cận tất cả Phật mà chẳng khởi phật-tưởng.Là chỗ ở của bậc y chỉ tất cả thiện-tri-thức mà chẳng khởi thiện-tri-thức tưởng.Là chỗ ở của bậc ở tất cả ma-cung mà chẳng đắm nhiễm cảnh dục.Là chỗ ở của bậc rời hẳn tất cả tâm tưởng.Là chỗ ở của bậc dầu hiện thân trong tất cả chúng-sanh mà không có quan niệm mình người riêng khác.Là chỗ ở của bậc hay vào khắp tất cả thế-giới, mà đối với pháp-giới không có tưởng sai biệt.Là chỗ ở của bậc nguyên trụ tất cả kiếp vị-lai, nhưng đối với kiếp số không có quan-niệm thời-gian dài vắn.Là chỗ ở của bậc chẳng rời chỗ một đầu sợi lông mà hiện thân khắp tất cả thế-giới.Là chỗ ở của bậc hay diễn thuyết những pháp khó được gặp, được nghe.Là chỗ ở của bậc hay trụ pháp khó biết, pháp thậm thâm, pháp không hai, pháp vô-tướng, pháp không đối-trị, pháp vô-sở-đắc, pháp không hí-luận.Là chỗ ở của bậc trụ đại-từ đại-bi.Là chỗ ở của bậc đã vượt hẳn trí nhị-thừa, đã siêu cảnh-giới ma, đã không nhiễm thế-pháp, đã đến bờ của Bồ-Tát đã đến, đã trụ nơi chỗ trụ của Như-Lai.Là chỗ ở của bậc dầu rời tất cả tướng mà chẳng nhập chánh-vị của Thanh-Văn, dầu rõ tất cả pháp vô-sanh mà cũng chẳng trụ pháp-tánh vô-sanh.Là chỗ ở của bậc dầu quán bất-tịnh mà chẳng chứng pháp ly-tham cũng chẳng cùng chung với tham-dục, dầu tu hạnh từ mà chẳng chứng pháp ly-sân cũng chẳng cùng chung với sân hận, dầu quán duyên-khởi mà chẳng chứng pháp ly-si cũng chẳng cùng chung với si hoặc.Là chỗ ở của bậc dầu trụ tứ-thiền mà chẳng tùy thiền sanh, dầu tu hành tứ-vô-lượng-tâm nhưng vì hóa độ chúng-sanh nên chẳng sanh cõi sắc, dầu tu vô-sắc-định nhưng vì đại-bi nên chẳng trụ cõi vô-sắc.Là chỗ ở của bậc dầu siêng tu chỉ quán nhưng vì hóa độ chúng-sanh nên chẳng chứng quả giải thoát, dầu thật hành hạnh xả mà chẳng bỏ sự hóa độ chúng-sanh.Là chỗ ở của bậc dầu quán không mà chẳng khởi không-kiến, dầu hành vô-tướng mà thường giáo-hóa chúng-sanh chấp tướng, dầu hành vô-nguyện mà chẳng bỏ hạnh nguyện vô-thượng bồ-đề.Là chỗ ở của bậc dầu ở trong tất cả nghiệp phiền-não mà vẫn tự-tại, vì để hóa độ chúng-sanh nên tùy-thuân các nghiệp phiền-não, dầu không sanh tử mà vì hóa độ chúng-sanh nên thị hiện thọ sanh tử, dầu đã rời tất cả loài mà vì hóa độ chúng-sanh nên thị hiện vào các loài.Là chỗ ở của bậc dầu thật hành hạnh từ mà không ái luyến chúng-sanh, dầu thật hành hạnh bi mà không chấp trước chúng-sanh, dầu thật hành hạnh hỉ mà thường ai mẫn chúng-sanh khổ, dầu thật hành hạnh xả mà chẳng bỏ sự lợi ích cho người khác.Là chỗ ở của bậc dầu hành cửu thứ-đệ-định mà chẳng nhàm lìa thọ sanh dục-giới, dầu biết tất cả pháp vô sanh vô diệt mà chẳng tác chứng nơi thiệt-tế, dầu nhập ba môn giải-thoát mà chẳng lấy quả giải-thoát của Thanh-Văn, dầu quán tứ thánh-đế mà chẳng trụ quả tiểu-thừa, dầu quán duyên khởi thậm-thâm mà chẳng trụ rốt ráo tịch-diệt, dầu tu bát thánh-đạo mà chẳng cầu thoát hẳn thế-gian, dầu siêu phàm-phu-địa mà chẳng sa Thanh-Văn Bích-Chi-Phật-Ðịa, dầu quán ngũ-thủ-uẩn mà chẳng diệt hẳn các uẩn, dầu siêu-xuất tứ ma mà chẳng phân biệt các ma, dầu chẳng chấp lục xứ mà chẳng dứt hẳn lục xứ, dầu an-trụ chân-như mà chẳng đọa thiệt-tế, dầu nói tất cả thừa mà chẳng bỏ đại-thừa.Bấy giờ Thiện-Tài nói kệ rằng:Lâu các đây là chỗ ở củaÐức Từ-Thị lợi ích thế-gianQuán-đảnh đại-bi thanh-tịnh-tríPháp-Vương-Tử nhập Như-Lai cảnh.Tất cả Phật-tử có tiếng tămÐã nhập môn giải-thoát đại thừaDu hành pháp-giới tâm không nhiễmBậc vô-đẳng ở lâu các nầy.Thí, giới, nhẫn, tấn, thiền, trí, huệ,Phương-tiện, nguyện, lực và thần thôngNhững bậc đầy đủ đại-thừa-hạnhMười ba-la-mật ở lầu nầy.Trí-huệ rộng lớn như hư-khôngKhắp biết tam thế tất cả phápVô-ngại, vô-y, không chấp lấyBiết rõ các cõi ở lầu nầy.Khéo biết rõ được tất cả phápKhông tánh, không sanh, không sở-yNhư chim bay không, được tự-tạiBậc có đại-trí ở lầu nầy.Biết rõ phiền-não chân-thật-tánhPhân-biệt nhơn-duyên hư-vọng khởiCũng chẳng nhàm nó mà cầu raLầu nầy của bậc tịch-tịnh ở.Ba môn giải-thoát, tám thánh-đạocác uẩn, xứ, giới và duyên-khởiÐều hay quán-sát chẳng nhập diệtBậc thiện-xảo đây ở lầu nầy.Mười phương quốc-độ và chúng-sanhDùng trí vô-ngại đều quán-sátBiết tánh đều không chẳng phân biệtBậc chứng tịch-diệt ở lầu nầy.Ði khắp pháp-giới đều vô-ngạiMà cầu tánh đi chẳng thể đượcNhư gió trong không chẳng chỗ điLầu nầy của bậc vô-y ở.Thấy khắp ác-đạo loài quần-sanhChịu những khổ độc không nơi vềPhóng đại-từ-quang đều trừ diệtLầu nầy của bậc từ-mẫn ở.Thấy các chúng-sanh mất chánh-đạoNhư kẻ đui mù đi đường hiểmDẫn họ vào thẳng thành giải-thoátLầu nầy của bậc Ðạo-Sư ở.Thấy các chúng-sanh vào lưới maSanh lão bệnh tử thường bức báchCứu họ thoát khổ được an vuiLầu nầy của bậc dũng-kiện ở.Thấy các chúng-sanh mang phiền-nãoNên sanh lòng bi-mẫn quảng đạiDùng thuốc trí-huệ đều trừ diệtLầu nầy của bậc y-vương ở.Thấy các quần-sanh chìm biển khổNổi trôi chịu bao sanh tử khổÐều dùng pháp-thuyền cứu vớt họLầu nầy của bậc khéo độ ở.Thấy các chúng-sanh tại phiền-nãoHay phát tâm bồ-đề diệu-bửuÐều vào trong đó để cứu họLầu nầy của bậc khéo vớt ở.Hằng dùng cập mắt đại từ-biQuán khắp tất cả các chúng-sanhCứu họ thoát khỏi biển sanh tửLầu nầy của Kim-Sí-Vương ở.Như vầng nhật nguyệt tại hư-khôngTất cả thế-gian được soi sángÁnh sáng trí-huệ cũng như vậyLầu nầy của bậc Chiếu-Thế ở.Bồ-Tát vì độ một chúng-sanhKhắp cả vị-lai vô-lượng kiếpVì độ tất cả cũng như vậyLầu nầy của bậc Cứu-Thế ở.Tại một quốc-độ cứu chúng-sanhTận vị-lai kiếp không thôi nghĩMỗi mỗi quốc-độ đều như vậyLầu nầy của bậc kiên-cố ở.Chánh-pháp của chư Phật diễn nóiBồ-Tát nghe lãnh đều khắp hếtSuốt kiếp vị-lai đều vậy cảLầu nầy của bậc trí-hải ở.Ði khắp tất cả thế-giới-hảiVào khắp tất cả đạo tràng-hảiCúng-dường tất cả như-lai-hảiLầu nầy của bậc tu hành ở.Tu hành tất cả diệu-hạnh-hảiPhát khởi vô-biên đại-nguyện-hảiNhư vậy trải qua những kiếp-hảiLầu nầy của bậc công-đức ở.Chỗ một đầu lông vô-lượng cõiPhật, chúng-sanh, kiếp bất-khả-thuyếtThấy rõ như vậy đều cùng khắpLầu nầy của bậc vô-ngại-nhãn.Một niệm nhiếp khắp vô-biên kiếpQuốc-độ, chư Phật và chúng-sanhTrí-huệ vô-ngại đều chánh biếtLầu nầy của bậc đủ đức ở.Mười phương quốc-độ nghiền làm bụiTất cả đại-hải cùng lông chấmBồ-Tát phát nguyện số như vậyLầu nầy của bậc vô-ngại ở.Thành-tựu tổng-trì môn tam-muộiÐại nguyện thiền-định và giải thoátMỗi mỗi đều trụ vô-biên kiếpLầu nầy của bậc chân Phật-Tử.Vô-lượng vô-biên các Phật-TửLuôn luôn thuyết pháp độ chúng-sanhCũng nói thế-gian các kỹ-thuậtLầu nầy của bậc tu hành ở.Thành-tựu thần-thông trí phương-tiệnTu hành như huyễn diệu-pháp-mônMười phương ngũ thú đều hiện sanhLầu nầy của bậc vô-ngại ở.Bồ-Tát bắt đầu sơ-phát-tâm0Tu hành đầy đủ tất cả hạnhHoá-thân vô-lượng khắp pháp-giớiLầu nầy của bậc thần-lực ở.Một niệm thành-tựu đạo bồ-đềLàm khắp vô-biên hạnh trí-huệThế-tình suy toán rối loạn tâmLầu nầy của bậc nan-lượng ở.Thành-tựu thần-thông không chướng-ngạiDu hành pháp-giới đều cùng khắpNơi tâm chưa từng có sở-đắcLầu nầy của bậc tịnh-huệ ở.Bồ-Tát tu hành huệ vô-ngạiVào các quốc-độ không nhiễm trướcDùng trí vô-nhị chiếu khắp nơiLầu nầy của bậc vô-ngã ở.Biết rõ các pháp không y-chỉ.Bổn-tánh tịch-diệt đồng hư-khôngThường đi trong cảnh-giới như vậyLầu nầy của bậc ly-cấu ở.Thấy khắp quần-sanh chịu khốn khổPháp tâm nhơn từ đại trí-huệNguyện thường lợi ích các thế-gianLầu nầy của bậc bi mẫn ở.Phật-Tử ở lầu nầyHiện khắp chỗ chúng-sanhDường như vầng nhật nguyệtKhắp trừ tối thế-gian.Phật-Tử ở lầu nầyThuận khắp tâm chúng-sanhBiến hiện vô-lượng thânSung-mãn mười phương cõi.Phật-Tử ở lầu nầyÐi khắp các thế-giớiTất cả chỗ Như-LaiVô-lượng vô-số kiếp.Phật-Tử ở lầu nầyTư-lương các phật-phápVô-lượng vô-số kiếpTâm không hề nhàm mỏi.Phật-Tử ở lầu nầyNiệm niệm nhập tam-muộiMỗi mỗi môn tam-muộiXiển minh cảnh-giới Phật.Phật-Tử ở lầu nầyÐều biết tất cả cõiVô-lượng vô-số kiếpDanh-hiệu Phật, chúng-sanh.Phật-Tử ở lầu nầyMột niệm nhiếp các kiếpChỉ tùy tâm chúng-sanhMà không lòng phân-biệt.Phật-Tử ở lầu nầyTu tập các tam-muộiTrong mỗi mỗi tâm-niệmBiết rõ pháp tam-thế.Phật-Tử ở lầu nầyKiết-già thân bất-độngHiện khắp tất cả cõiTrong tất cả các loài.Phật-Tử ở lầu nầyUống nước biển phật-phápVào sâu biển trí-huệÐầy đủ biển công-đức.Phật-Tử ở lầu nầyBiết rõ số các cõiSố đời, số chúng-sanhSố phật-danh cũng vậy.Phật-Tử ở lầu nầyMột niệm đều biết rõTrong tất cả tam thếQuốc-độ thành hay hoại.Phật-Tử ở lầu nầyBiết rõ hạnh nguyện PhậtBồ-Tát hạnh tu hànhChúng-sanh căn, tánh, dục.Phật-Tử ở lầu nầyThấy trong một vị-trầnVô-lượng cõi đạo-tràngChúng-sanh và các kiếp.Như trong một vi-trầnTất cả trần cũng vậyCác thứ đều đầy đủXứ xứ đều vô-ngại.Phật-Tử trụ ở đâyQuán khắp tất cả phápChúng-sanh, cõi và đờikhông sanh, không sở-hữu.Quán-sát những chúng-sanhChánh-pháp và Như-LaiQuốc-độ cùng chí-nguyệnTam-thế đều bình-đẳng.Phật-Tử ở lầu nầyGiáo-hóa các quần-sanhCúng-dường chư Như-LaiTư-duy các pháp-tánh.Vô-lượng ngàn muôn kiếpTu tập nguyện, trí, hạnhRộng lớn chẳng thể lườngTán dương chẳng thể hết.Các bậc đại dũng-mãnhChỗ làm không chướng-ngạiAn trụ ở trong đâyTôi chắp tay kính lễ.Trưởng-Tử của chư PhậtÐức Di-Lặc Bồ-TátNay tôi cung kính lễCúi xin thương tưởng tôi.Sau khi dùng vô-lượng pháp xưng tán để tán dương chư Bồ-Tát ở trong đại lâu-các Tỳ-Lô-Giá-Na-Trang-Nghiêm, Thiện-Tài cung kính đảnh lễ nhất-tâm nguyện thấy Di-Lặc Bồ-Tát để thân-cận cúng-dường, bèn thấy đức Di-Lặc Bồ-Tát từ chỗ khác đến, vô-lượng Thiện, Long, Bát-Bộ, Ðế-Thích, Phạm-Vương, Tứ-Thiện-Vương cùng vô-lượng thân-quyến và vô-số chúng-sanh theo Di-Laặc Bồ-Tát.Thiện-Tài vui mừng hớn hở, gieo mình mọp lạy.Di-Lặc Bồ-Tát quan-sát Thiện-Tài, chỉ-thị với đại-chúng về công-đức của Thiện-Tài mà nói kệ rằng:Ðại-chúng xem Thiện-TàiTâm trí-huệ thanh-tịnhVì cầu hạnh bồ-đềNên đến lầu của ta.Lành thay viên-mãn-từ!Lành thay thanh-tịnh-bi!Lành thay tịch-tịch-nhãn!Tu hành không lười mỏi.Lành thay thanh-tịnh ý!Lành thay quảng-đại-tâm!Lành thay bất-thối-căn!Tu hành không lười mỏi.Lành thay bất-động-hạnh!Thường cầu thiện-tri-thứcThấu rõ tất cả phápÐiều phục các quần-sanh.Lành thay hành diệu-đạo!Lành thay trụ công-đức!Lành thay xu phật-quả!Chưa từng có mỏi nhọc.Lành thay đức làm thểLành thay pháp tư nhuậnLành thay vô-biên-hạnhThế-gian khó được thấy.Lành thay lìa mê hoặcThế pháp chẳng nhiễm đượcLợi, suy, chê, khen thảyTất cả không phân biệt.Lành thay chí an lạcÐiều-nhu kham dược độTâm siểm cuống sân mạnTất cả đều trừ-diệt.Lành thay chân Phật-TửÐến khắp cả mười phươngThêm lớn các công-đứcÐiều-nhu không lười mỏi.Lành thay tam-thế tríBiết khắp tất cả phápKhắp sanh tạng công-đứcTu hành chẳng mỏi nhàm.Văn-Thù, Ðức-Vân thảyTất cả các Phật-TửBảo ngươi đến gặp taDạy ngươi chỗ vô-ngại.Tu đủ hạnh bồ-tátNhiếp khắp các quần-sanhNgười quảng đại như đâyNay đến tìm gặp ta.Vì cầu những cảnh-giớiThanh-tịnh của Như-LaiNên hỏi nguyện quảng-đạiNay đến tìm gặp ta.Phật quá, hiện, vị-laiÐã thành tựu công-hạnhNgười muốn tu học cảNay đến tìm gặp ta.Với chư thiện-tri-thứcNgươi cầu pháp vi-diệuMuốn thọ bồ-tát-hạnhNay đến tìm gặp ta.Ngươi nghĩ thiện-tri-thứcÐược chư Phật khen ngợiLàm cho người thành đạoNay đến tìm gặp ta.Ngươi nghĩ thiện-tri-thứcNhư cha mẹ sanh thànhNuôi nấng như nhũ-mẫuLớn bồ-đề cho mình.Như y-sư trị-bệnh,Như trời rưới cam-lộ,Như mặt nhật soi đường,Như mặt nguyệt thanh-tịnh,Như núi vững không lay,Như biển không tăng giảm,Như lái thuyền tế độ,Nay tìm đến gặp ta.Ngươi xem thiện-tri-thứcDường như tướng dũng-mãnhCũng như chủ thương-giaLại như đại đạo-sư,Hay dựng tràng chánh-pháp,Hay bày phật công-đức,Hay diệt các ác-đạo,Hay mở cửa đường lành,Hay hiển thân chư Phật,Hay gìn tạng chư Phật,Hay giữ pháp chư Phật,Nên ngươi nguyện kính thờ.Muốn đủ trí thanh-tịnhMuốn đầy thân đoan-chánhMuốn sanh nhà tôn-quýNay ngươi đến gặp ta.Ðại-chúng xem người nầyGần-gũi thiện-tri-thứcChỗ người nầy tu họcTất cả phải thuận hành.Do phước-duyên thuở trướcVăn-Thù khiến phát tâmTùy thuận không trái nghịchTu hành chẳng mỏi nhọc.Cha mẹ cùng thân thuộcCung-điện và tài sảnTất cả đều bỏ lìaKhiêm hạ cầu tri-thức.Tịnh trị ý như vậyRời hẳn thân thế-gianThường sanh cõi cước PhậtHưởng quả báo thù thắng.Thiện-Tài thấy chúng-sanhKhổ sanh, già, bệnh, chếtVì phát ý đại-biSiêng tu đạo vô-thượng.Thiện-Tài thấy chúng-sanhNgũ-thú thường lưu chuyểnVì cầu kim-cang-tríÐể phá những khổ-luân.Thiện-Tài thấy chúng-sanhTâm-điền rất hoang dơVì trừ gai tam độcChuyên cầu cày trí bén.Chúng-sanh ở si tốiÐui mù mất chánh-đạoThiện-Tài làm đạo-sưChỉ cho chỗ an ổn.Giáp nhẫn, xe giải-thoát,Trí-huệ làm gươm bénHay ở trong ba cõiPhá các giặc phiền-não.Thiện-Tài lái thuyền phápTế độ khắp hàm-thứcVượt qua biển lửa dữMau đến xứ tịnh-bửu.Thiện-Tài mặt nhật sángVầng trí-quang đại-nguyệnÐi khắp pháp-giới-khôngChiếu khắp nhà quần-mê.Thiện-Tài mặt nguyệt sángPháp lành đều viên-mãnTừ tam-muội thanh-lươngChiếu khắp tâm chúng-sanh.Thiện-Tài biển thắng-tríAn-trụ nơi trực-tâmHạnh bồ-đề lần sâuXuất sanh những pháp-bửu.Thiện-Tài rồng đại-tâmBay lên pháp-giới-khôngNổi mây tuôn mưa ngọtSanh thành tất cả quả.Thiện-Tài thắp đèn phápTim: tin, dầu: từ bi,Bình: niệm, sáng: công-đứcDiệt trù tối tam độc.Giác-tâm: ca-la-lã,Bi: bào thai, từ: thịt,Bồ-đề phần: chi tiếtLớn nơi như-lai-tạng.Thêm lớn phước-đức-tạng,Thanh-tịnh trí-huệ-tạng,Khai hiển phương-tiện-tạng,Xuất sanh đại-nguyện-tạng,Ðại-trang-nghiêm như vậyCứu hộ các quần-sanhTrong tất cả thiên nhơnKhó nghe khó thấy được.Cây trí-huệ như vậyRễ sâu chẳng lay độngCông-hạnh lần tăng trưởngChe mát khắp quần-sanh.Muốn sanh tất cả đứcMuốn hỏi tất cả phápMuốn dứt tất cả nghiChuyên cầu thiện-tri-thức.Muốn phá những ma hoặcMuốn trừ những kiến chấpMuốn mở trói chúng-sanhChuyên cầu thiện-tri-thức.Phải diệt các ác-đạo,Phải chỉ đường nhơn thiên,Khiến ta công-đức-hạnh,Mau nhập thành niết-bàn,Phải độ nạn chấp kiến,Phải cắt lưới chấp kiến,Phải khô nước ái dục,Phải chỉ đường ba cõi,Phải làm chỗ đời nươngPhải làm săng đời soiPhải làm thầy ba cõiChỉ cho chỗ giải-thoát.Cũng phải khiến thế-gianlìa tất cả tưởng chấpÐánh thức giấc phiền-nãoThoát bùn lầy ái dục.Phải biết tất cả pháp,Phải tịnh tất cả cõiTất cả đều rốt ráoTrong lòng rất hoan-hỉ.Hạnh ngươi rất điều-nhuTâm ngươi rất thanh-tịnhNhững công-đức muốn tuTất cả sẽ viên-mãn.Ngươi sẽ thấy chư PhậtThấu rõ tất cả phápNghiêm tịnh tất cả cõiThành-tựu đại bồ-đề.Sẽ viên-mãn hạnh-hảiSẽ thấu rõ pháp hảiSẽ độ chúng-sanh-hảiTu các hạnh như vậy.Sẽ đến bờ công-đứcSẽ sanh những thiện-phẩmSẽ đồng chư Phật-TửTâm quyết định như vậy.Sẽ dứt tất cả hoặcSẽ sạch tất cả nghiệpSẽ phục tất cả maÐầy đủ nguyện như vậy.Sẽ sanh diệu-trí-đạoSẽ khai chánh-pháp-đạoChẳng lâu sẽ bỏ rờiHoặc, nghiệp và khổ-đạo.Tất cả chúng-sanh-luânTrầm mê tam-hữu-luânNgươi sẽ chuyển pháp-luânCho họ hết khổ-luân.Ngươi sẽ gìn phật-chủngNgươi sẽ tịnh pháp-chủngNgươi hay họp tăng-chủngTam-thế đều cùng khắp.Sẽ cắt những lưới áiSe xé những lưới chấpSẽ cứu những lưới khổSẽ thành những lưới nguyện.Sẽ độ chúng-sanh-giớiSẽ tịnh quốc-độ-giớiSẽ chứa tri-tuệ-giớiSẽ thành tâm-nguyện-giới.Sẽ làm chúng-sanh-mừngSẽ làm Bồ-Tát mừngSẽ làm chư Phật mừngSẽ thành sự vui mừng.Sẽ thấy tất cả loàiSẽ thấy tất cả cõiSẽ thấy tất cả phápSẽ thành thấy của Phật.Sẽ phóng sáng phá tốiSẽ phóng sáng dứt nóngSẽ phóng sáng diệt ácTrừ sạch khổ ba cõi.Sẽ mở cửa thiên-đạoSẽ mở cửa Phật-đạoSẽ chỉ cửa giải-thoátSẽ bảo chúng-sanh vào.Sẽ chỉ cho chánh-đạoSẽ dứt hết tà-đạoNhư vậy siêng tu hànhThành-tựu bồ-đề đạo.Sẽ tu công-đức-hảiSẽ độ tam-hữu-hảiKhiến khắp chúng-sanh-hảiThoát khỏi những khổ-hải.Phải nơi chúng-sanh-hảiTiêu diệt phiền-não-hảiKhiến tu những hạnh-hảiMau vào đại-trí-hải.Ngươi sẽ thêm trí-hảiNgươi sẽ tu hạnh-hảiNgươi sẽ đều đầy đủChư Phật đại-nguyện-hải.Ngươi sẽ nhập sát-hảiNgươi sẽ quán chúng-hảiNgươi sẽ dùng trí-lựcUống tất cả pháp-hải.Sẽ thấy chư-phập-vânSẽ khởi cúng-dường-vânSẽ nghe diệu-pháp-vânSẽ nổi những nguyện vân.Ði khắp nhà ba cõiPhá khắp nhà phiền-nãoVào khắp nhà Như-LaiSẽ hành đạo như vậy.Vào khắp môn tam-muộiDạo khắp môn giải-thoátTrụ khắp môn thần-thôngÐi khắp trong pháp-giới.Hiện khắp trước chúng-sanhÐối trước khắp chư PhậtVí như sáng nhật nguyệtSẽ thành sức như vậy.Chỗ đi không động loạnChỗ đi không nhiễm trướcNhư chim bay hư khôngSẽ thành diệu-dụng nầy.Ví như Phạm-Thiên-VõngSát-võng trụ như vậyNgươi sẽ đều qua đếnNhư gió không chướng ngại.Ngươi sẽ nhập pháp-giớiQua khắp các thế-giớiThấy khắp tam-thế PhậtTrong lòng rất hoan-hỉ.Ngươi ở các pháp-mônÐã được và sẽ đượcPhải vui mừng hớn-hởKhông tham cũng không nhàm.Người là công-đức-khíHay thuận lời Phật dạyHay tu hạnh bồ-tátÐược thấy sự lạ nầy.Chư Phật-Tử như vậyỨc kiếp khó gặp đượcHuống thấy được công-đứcVà diệu-đạo đã tu.Ngươi sanh trong nhơn-gianÐược những lợi lành lớnÐược thấy đức Văn-ThùVô-lượng công-đức lớn.Ðã rời các ác-đạoÐã ra khỏi chỗ nạnÐã vượt khỏi khổ hoạnLành thay! Chớ giải-đãi.Ðã rời phàm-phu-địaÐã trụ bồ-tát-địaSẽ đầy trí-huệ-địaMau nhập như-lai-địa.Bồ-tát-hạnh như biểnPhật-trí đồng hư-khôngNguyện của ngươi cũng vậyNên sanh lòng vui mừng.Các căn chẳng lười trễChí nguyện hằng quyết địnhThân cận thiện-tri-thứcChẳng lâu sẽ thành mãn.Bồ-Tát nhiều công-hạnhÐều vì độ chúng-sanhLàm khắp các pháp-mônCẩn thận chớ nghi hoặc.Ngươi đủ phước nan-tưVà cùng chân-thiệt-tínVì thế nên hôm nayÐược thấy các Phật-Tử.Ngươi thấy các Phật-TửÐều được lợi rộng lớnMỗi mỗi những đại-nguyệnTất cả đều tin thọ.Ngươi ở trong ba cõiHay tu hạnh bồ-tátThế nên các Phật-TửDạy cho môn giải-thoát.Người chẳng phải pháp-khíCùng ở với Phật-TửDầu đến vô-luợng kiếpCũng chẳng biết cảnh-giới.Ngươi thấy các Bồ-TátÐược nghe pháp như vậyThế-gian rất khó cóNên sanh lòng vui mừng.Chư Phật hộ niệm ngươiBồ-Tát nhiếp thọ ngươiThuận hành theo lời dạyLành thay trụ thọ-mạng.Ðã sanh nhà Bồ-TátÐã đủ đức Bồ-TátÐã lớn giống Như-LaiSẽ lên bậc Quán-Ðảnh.Chẳng lâu ngươi sẽ đượcÐồng với chư Phật-TửThấy chúng-sanh khổ nãoÐều đặt chỗ an ổn.Ðã gieo giống như vậySẽ gặt trái như vậyNay ta khen tặng ngươiNên sanh lòng vui đẹp.Vô-luợng chư Bồ-TátHành đạo vô-lượng kiếpChưa thành được hạnh nầyNay ngươi đều được trọn.Thiện-Tài thành những hạnh:Tín, nguyện, kiên, tấn, lực,Ai có lòng kính mộCũng phải học như vậy.Tất cả công-đức-hạnhÐều từ tâm nguyện sanhThiện-Tài đã biết rõThường thích siêng tu học.Như rồng bủa mây dầyTất sẽ tuôn mưa lớnBồ-Tát khởi nguyện tríQuyết định tu công-hạnh.Nếu có thiện-trí-thứcDạy ngươi hạnh Phổ-HiềnNgươi nên khéo kính thờCẩn thận chớ nghi hoặc.Ngươi trong vô-lượng kiếpVì dục vọng bỏ thânNay vì cầu bồ-đềXả thân mới là tốt.Ngươi trong vô-lượng kiếpChịu đủ khổ sanh tửChẳng từng thờ chư PhậtChưa nghe hạnh như vậy.Nay ngươi được thân ngườiGặp Phật, thiện-tri-thứcNghe lãnh hạnh bồ-đềThế nào chẳng hoan-hỉ.Dầu gặp Phật xuất thếCũng gặp thiện-tri-thứcMà lòng chẳng thanh-tịnhChẳng nghe pháp như vậy.Nếu nơi thiện-tri-thứcTin mến lòng tôn trọngLìa nghi chẳng mỏi nhàmMới nghe pháp như vậy.Nếy ai nghe pháp nầyMà phát lòng thệ nguyệnPhải biết người như vậyÐược lợi ích rộng lớn.Tâm thanh tịnh như vậyThường được gần chư PhậtCũng gần chư Bồ-TátQuyết định thành bồ-đề.Nếu vào pháp-môn nầyThời đủ các công-đứcLìa hẳn các ác-thúChẳng thọ tất cả khổ.Chẳng lâu bỏ thân nầyVãng sanh về Phật-ÐộThường thấy thập phương PhậtVà cùng chư Bồ-Tát.Nhơn trước, nay trí-huệVà thờ thiện-tri-thứcThêm lớn các công-đứcNhư nước mọc hoa sen.Thích thờ thiện-tri-thứcSiêng cúng tất cả PhậtChuyên tâm nghe chánh-phápThường tu chớ lười mỏi.Ngươi là chân-pháp-khíThường đủ tất cả phápSẽ tu tất cả đạoSẽ mãn tất cả nguyện.Ngươi dùng tâm tín giảiMà đến kính lễ taChẳng lâu sẽ vào khắpTất cả phật-pháp-hội.Lành thay chân Phật-TửCung kính tất cả PhậtChẳng lâu đủ các hạnhÐến bờ phật công-đức.Ngươi nên mau đến chỗCủa Ðại-Trí Văn-ThùNgài sẽ khiến ngươi đượcHạnh thâm-diệu Phổ-Hiền.Thiện-Tài nghe Di-Lặc Bồ-Tát ở trước đại-chúng tán dương công-đức tạng quảng-đại của mình, liền vui mừng hớn hở, toàn thân rởn ốc, rơi lệ nghẹn ngào, đứng dậy chắp tay cung kính hữu nhiễu vô-lượng vòng.

Do sức tưởng niệm đức Văn-Thù nên bất giác những hoa anh-lạc và diệu-bửu bỗng nhiên đầy cả hai tay.

Thiện-Tài liền rải lên cúng-dường Di-Lặc Bồ-Tát.Bấy giờ Di-Lặc Bồ-Tát xoa đầu Thiện-Tài mà nói kệ rằng:Lành thay, lành thay chơn Phật-Tử!Tinh tấn các căn không lười mỏiChẳng lâu sẽ đủ các công-đứcGiống như Văn-Thù và Di-Lặc.Thiện-Tài nói kệ kính thưa:Tôi nghĩ thiện-tri-thứcỨc kiếp khó được gặpNay đều được thân-cậnVà đến gặp được Ngài.Tôi nhờ đức Văn-ThùÐược thấy người khó thấyBậc đại công-đức kiaNguyện sớm về thờ kính..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.