Vân Trung Ca
Vân Trung Ca
Thông tin truyện: Vân Trung Ca
Tên đầy đủ: Đại Hán tình duyên Vân Trung Ca
Người edit: light-yagami(Tiểu Hoắc)Thể loại: ngôn tình, lịch sử, kết thúc SE.Lời tựa:
(lời tác giả)Tây Hán từ khi Cao Tổ Lưu Bang lập quốc, trải qua Huệ, Văn, Cảnh Đế, đến Hán Vũ Đế lên ngôi tới giờ: “Hán hưng thịnh hơn sáu năm, khắp đất nước an bình yên ổn, quốc khố dư dật.” (Hán thư – truyện Công Tôn Hoằng, Bặc Thức, Nhi Khoan)Khi Hán Vũ Đế tại vị, mặc dù là hùng tài mưu lược, nhưng lại thích được công trạng lớn lao, cực kì hiếu chiến, cuộc sống hàng ngày xa xỉ. Bởi vì “Bên ngoài thì phải đối phó với tứ di*, trong thì sâu mọt đục khoét, tiếng oán thán đã không thể đếm xuể, dân chúng bần cùng khôn kể” (Hán thư – Hình pháp chí), đến khi Hán Vũ Đế tuổi già, Hán triều đã là “Quốc khố trống rỗng, hộ khẩu giảm phân nửa” (Hán thư – Chiêu Đế kỉ)
*Chỉ những dân tộc sống ngoài lãnh thổ Trung Quốc với ý miệt thị.Hán Vũ Đế chinh chiến nhiều năm, dục vọng cùng thói quen xa xỉ đã làm cho quốc khố trống rỗng, để bù lại chi tiêu, Hán Vũ Đế cho phép mua bán quan chức và kẻ phạm pháp có thể lấy tiền chuộc tội. “Chi phí không đủ, bèn nhiều lần thay đổi, để cho kẻ phạm pháp chuộc tội, kẻ có tiền có thể làm quan, đây là cảnh thiên hạ xa xỉ, quan loạn dân bần, đạo tặc cũng nổi dậy, nhiều người bỏ mạng.” (Hán thư – truyện Cống Vũ)Quan lại cai trị hỗn loạn, người giàu càng giàu, người nghèo lại càng nghèo, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, các nơi đều khởi nghĩa. “Dân chúng bần cùng, dân tới đường cùng phạm pháp.” (Hán thư – Hình pháp chí) “Đạo tặc sinh sôi ở khắp nơi. Nam Dương có Mai Miễn, Bách Chính, Sở* có Đoạn Trung, Đỗ Thiểu, Tề có Từ Bột, giữa Yến, Triệu có Kiên Lô, Phạm Chủ liên hợp. Đội quân phản loạn lên tới mấy nghìn người, tự ý triệu tập, công thành, ấp, cướp đoạt kho vũ khí, giải phóng tử tù, bắt trói, hạ nhục Quận thủ, Đô úy, giết hai nghìn người…( Hán thư – truyện Ác quan)
*Sở, Tề, Yến, Triệu là tên các nước thuộc Trung Quốc trước khi được Tần Thủy Hoàng thống nhất, có lẽ ở đây là nhắc tới địa phận của các nước này trước đây.Do đó Hán Vũ Đế chọn dùng chính sách là bổ nhiệm Trương Canh, Triệu Vũ, Vương Ôn Thư, Hàm Tuyên, Doãn Tề, Dương Phó tra ra các ác quan, thực thi chính sách đàn áp tàn khốc. Trước thời Hán Vũ Đế, từ thời Cao Tổ đến thời Cảnh Đế, trải qua bốn đời hoàng đế, cùng lắm cũng chỉ có ghi chép về hai ác quan, mà trên triều của Hán Vũ Đế, ác quan có tới mười một người.Hình phạt nhiều lần tăng thêm. Luật lệnh từ thời Hán sơ Lưu Bang tại vị chỉ có chín chương, đã tới ba trăm năm mươi chín chương, án tử từ một điều tăng lến tới bốn trăm lẻ chín điều, một ngàn tám trăm tám mươi hai sự. Lấy tội định tử hình so với hình pháp nhiều hơn tới một vạn ba nghìn bốn trăm bảy mươi hai sự. “Công văn tràn đầy mấy lầu các, không thể nhìn thấy điển giả*” (Hán thư – Hình pháp chí)
*Điển giả: người quản lý nơi đó.Ngay cả hình phạt nghiêm khắc như vậy, vẫn không thể ngăn cản dân chúng cùng đường khởi nghĩa.Hán Vũ Đế vẫn hi vọng thần phục tứ di, nhưng cho tới khi ngài chết, vấn đề tứ di vẫn chưa thực sự được giải quyết. Bởi vì nội loạn, Hung Nô, Tây Khương, Tây Nam di, ngoại tộc Ô Hoàn Đẳng cũng nổi dậy thành ngoại loạn.Hán Vũ Đế lúc tuổi già, đối mặt với nguy cơ thiên hạ Đại Hán gặp nguy khốn, nghĩ đến vết xe đổ Tần triều diệt vong cũng là do dân chúng tới bước đường cùng khởi nghĩa, mới ý thức được những việc cả đời mình đã làm, ban bố “Tội kỷ chiếu*” với thiên hạ:“Trẫm từ khi lên ngôi tới nay, gây nên nhiều chuyện ngông cuồng đáng giận, khiến cho thiên hạ sầu khổ, hối hận cũng đã muộn.”
*Tội kỷ chiếu: chiếu thư tự nhận lỗi của vua.Có điều Hán Vũ Đế tuy có tâm sửa đổi, nhưng tuổi tác đã cao, không có sức xoay chuyển trời đất, chỉ có thể mang xã tắc Đại Hán đang trước đầu sóng ngọn gió truyền lại cho Hán Chiêu Đế năm ấy mới có tám tuổi.Tôi muốn kể lại một câu chuyện đã xảy ra trong đại bối cảnh loạn trong giặc ngoài khi đó. Đây chỉ là một câu chuyện, đối với người hiểu rõ lịch sử, lại hi vọng nó tuân theo lịch sử một cách chặt chẽ, thì cũng chỉ có thể nói thật có lỗi. Chuyện chỉ là một chuyện mà thôi. Mượn câu nói nổi tiếng của Dumas* (Đại Trọng Mã) làm lời giải thích: “Lịch sử là gì, lịch sử cùng lắm chỉ là cái đinh để treo tiểu thuyết** của tôi mà thôi.”
*Dumas chỉ nhà văn Alexander Dumas, tác giả của tác phẩm Ba chàng lính ngự lâm nổi tiếng, tác phẩm nổi tiếng đến nỗi mà có người thời ấy trách tác giả: “Dumas đã hiếp dâm lịch sử , đã cho ra đời những đứa con hoang. Mà ác hại thay, những đứa con hoang lại mập mạnh hơn con ruột “(Sorry, ngôn ngữ hơi bị kinh dị một chút nhưng có nhà phê bình văn học Pháp đã nói thế đấy ạ)
Alexander Dumas trả lời: “Xin lỗi quí vị, lịch sử là gì? Lịch sử đối với tôi chỉ là những cây đinh để tôi treo lên bức tranh của mình mà thôi.”
*Trong bản tiếng Trung tớ tìm được đó là từ tiểu thuyết(小说), có lẽ tác giả Đồng Hoa biến tấu câu của Dumas đi một tí.
Danh sách chương
- Chương 1: Váy lục la
- Chương 2: Liên phương thảo
- Chương 3: Kế trong kế
- Chương 4: Diễn ngoại diễn
- Chương 5: Sao trên mặt đất
- Chương 6: Tuyết trong tay
- Chương 7: Trong lòng dậy sóng
- Chương 8: Tâm đầu ý hợp
- Chương 9: Lưỡng sinh hoa
- Chương 10: Bóng hình trong nước
- Chương 11: Giấc mộng quá khứ
- Chương 12: Tâm tư rối loạn
- Chương 13: Khúc hát dưới cầu vồng
- Chương 14: Người hát ở đâu?
- Chương 15: Đau thương khó nén
- Chương 16: Kết đồng tâm
- Chương 17: Đơm hoa
- Chương 18: Lửa cháy ngút trời
- Chương 19: Kiếp sau tương phùng
- Chương 20: Gần nhau trong gang tấc mà biển trời cách mặt
Để lại một bình luận
Bạn phải đăng nhập để gửi bình luận.