Đọc truyện Kinh Hoa Nghiêm – Chương 31: 24 Phẩm Ðâu-suất Kệ Tán
Lúc đó do thần lực của Ðức Phật, Mười Phương ngoài vạn Phật sát vi trần số thế giới, mỗi phương đều có một đại Bồ Tát cùng vạn Phật sát vi trần số Bồ Tát câu hội :Kim Cang Tràng Bồ Tát từ Diệu Bửu thế giới của Ðức Phật Vô Tận Tràng; Kiên Cố Tràng Bồ Tát từ Diệu Lạc thế giới của Ðức Phật Phong Tràng; Dũng Mãnh Tràng Bồ Tát từ Diệu Ngân thế giới của Ðức Phật Giải Thoát Tràng; Quang Minh Tràng Bồ Tát từ Diệu Kim thế giới của Ðức Phật oai Nghi Tràng; Trí Tràng Bồ Tát từ Diệu Ma Ni thế giới của Ðức Phật Minh Tường Tràng; Bửu Tràng Bồ Tát từ Diệu Kim Cang thế giới của Ðức Phật Thường Tràng; Tinh Tấn Tràng Bồ Tát từ Diệu Ba Ðầu Ma thế giới của Ðức Phật Tối Thắng Tràng; Ly Cấu Tràng Bồ Tát từ Diệu Ưu Bát La thế giới của Ðức Phật Tự Tại Tràng; Tinh Tú Tràng Bồ Tát từ Diệu Chiên Ðàn thế giới của Ðức Phật Phạm Tràng; Pháp Tràng Bồ Tát từ Diệu Hương thế giới của Ðức Phật Quan Sát Tràng.
Chúng Bồ Tát khi đến trước Ðức Phật và đảnh lễ Phật xong, tùy theo phương của mình đến, đều hóa hiện tòa sư tử Diệu Bửu Tạng rồi ngồi kiết già trên đó.
Thân của chư Bồ Tát đều phóng trăm ngàn ức na do tha vô số quang minh thanh tịnh cùng đại nguyện rời lìa những lỗi ác mà phát khởi, hiển thị pháp tự tại thanh tịnh của tất cả Phật.
Bởi chư Bồ Tát có nguyện lực có thế cứu hộ khắp tất cả chúng sanh, tất cả thế gian đều thích thấy.
Ai thấy Bồ Tát đều được lợi ích được điều phục.
Chúng Bồ Tát này đều đã thành tựu vô lượng công đức.
Những là đi khắp tất cả cõi Phật không chướng ngại, thấy pháp thân thanh tịnh không nương đỗ, dùng trí huệ thân hiện vô lượng thân, đến khắp Mười Phương phụng thờ Chư Phật, vào nơi vô lượng vô biên bất tư nghì pháp tự tại của Chư Phật, trụ nơi vô lượng môn Nhất thiết trí, dùng trí quang minh khéo rõ các pháp, ở trong các pháp được vô úy biện tài thuyết pháp vộ tận, dùng đại trí huệ khai môn tổng trì, huệ nhãn thanh tịnh thâm nhập pháp giới cảnh giới trí huệ không ngằn mé, rốt ráo thanh tịnh như hư không.
Tất cả Ðâu Suất Thiên cung trong thập phương thế giới đều có chư Bồ Tát đồng số lượng, đồng danh hiệu, thế giới và Chư Phật cũng đồng như nơi đây cả.
Bấy giờ đức Thế Tôn từ hai gối phóng trăm ngàn ức na do tha quang minh, chiếu khắp tất cả thế giới tận pháp giới hư không giới.
Chúng Bồ Tát ở các cõi kia đều thấy thần biến của Ðức Phật ở đây.
Chúng Bồ Tát ở cõi đây đều thấy biến của tất cả Chư Phật kia.
Tất cả chúng Bồ Tát như vậy, cùng với đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai, từ thuở xưa, đồng trồng căn lành tu Bồ Tát hạnh, đều đã ngộ nhập thậm thâm giải thoát tự tại của Chư Phật, được pháp giới thân bình đẳng, vào tất cả thế giới mà vô trụ, thấy vô lượng Phật đều qua kính thờ, trong một niệm đi khắp pháp giới tự tại vô ngại, tâm ý thanh tịnh như bửu châu vô giá, vô lượng vô số Chư Phật thường hộ niệm và đồng ban cho thần lực, đến nơi bờ rốt ráo đệ nhứt kia luôn dùng tịnh niệm trụ vô thượng giác, niệm niệm luôn vào chỗ Nhứt thiết trí, đem nhỏ vào lớn, đem lớn vào nhỏ đều tự tại, thông đạt vô ngại đã được Phật thân, cùng Phật đồng an trụ, được Nhứt thiết trí, từ Nhứt thiết trí mà sanh ra thân, đều có thể theo vào chỗ sở hành của tất cả Như Lai mà khai xiển vô lượng pháp môn trí huệ, đến bờ Kim Cang tràng đại trí kia, được Kim Cang định dứt các điều nghi hoặc, đã được tự tại thần thông của Chư Phật, vào khắp tất cả quốc độ mười phương, giáo hóa điều phục trăm ngàn muôn ức vô số chúng sanh, dầu không tham trước nơi tất cả số lượng mà có thể tu học thành tựu cứu cánh, phương tiện an lập các pháp.
Trăm ngàn ức na do tha bất khả thuyết vô lượng tạng công đức thanh tịnh vô tận như vậy, chúng Bồ Tát này đều được thành tựu.
Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Ðức Phật, quán sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng :Như Lai chẳng xuất thếCũng chẳng nhập Niết BànDùng sức bổn nguyện lớnThị hiện pháp tự tại.
Pháp này khó nghĩ bànTâm không duyên đến đượcTrí huệ đến bời kiaMới thấy cảnh giới Phật.
Sắc thân chẳng phải Phật.
Âm thinh cũng chẳng phảiNhưng chẳng lìa sắc, thinhThấy thần lực của Phật.
Trí kém chẳng biết được.
Cảnh giới thiệt của PhậtTu hạnh thanh tịnh lâuMới thấy được cảnh Phật.
Chánh giác không chỗ lạiÐi cũng chẳng từ đâuSắc thân diệu thanh tịnhDo thần lực hiển hiện.
Trong vô lượng thế giớiThị hiện thân Như LaiNói rộng pháp vi diệuTrong tâm không trụ trước.
Trí huệ không ngằn méRõ thấu tất cả phápVào khắp các pháp giớiThị hiện sức tự tại.
Chúng sanh và các phápRõ thấu đều vô ngạiKhắp hiện các sắc tượngCùng khắp tất cả cõi.
Muốn cầu Nhứt thiết tríChóng thành Vô Thượng GiácPhải dùng tâm tịnh diệuTu tập hạnh Bồ đề.
Nếu ai thấy Như LaiOai thần lực như vậy.
Nơi đức Tối Thắng TônNên cúng dường chớ nghi.
Kiên Cố Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Ðức Phật quán sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng :Phật tối thắng vô tỷRất sâu bất khả thuyếtVượt khỏi đường ngôn ngữThanh tịnh như hư không.
Quán sát đấng Ðạo SưSức tự tại thần thôngÐã lìa nơi phân biệt.
Mà khiến phân biệt thấy.
Ðức Phật vì khai diễnPháp vi diệu thậm thâmVì do nhơn duyên ấyHiện thân vô tỷ này.
Ðây là chỗ Chư PhậtÐại trí huệ sở hànhNếu ai muốn biết rõPhải nên gần gũi Phật.
Ý nghiệp thường thanh tịnhCúng dường chư Như LaiTrọn không lòng mỏi nhàmHay vào nơi Phật đạo.
Ðủ vô tận công đứcTrụ chắc tâm Bồ đề.
Do đây trừ lưới nghiQuán Phật không nhàm mỏi.
Thông đại tất cả PhápMới phải chơn Phật tửNgười này rõ biết đượcSức tự tại Chư Phật.
Trí quảng đại đã nóiLàm căn bổn các phápNên sanh lòng hy vọngChí cầu Vô Thượng Giác.
Nếu ai tôn kính PhậtNhớ báo đáp ơn PhậtNgười đó chẳng xa lìaChỗ an trụ của Phật.
Ðâu có người trí huệNơi Phật thường thấy ngheChẳng tu nguyện thanh tịnhNơi đường Phật đã đi.
Dũng Mãnh Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng :Ví như mắt tỏ sángBan ngày thấy hình sắcTâm thanh tịnh cũng vậyNhờ Phật lực thấy Phật.
Như dùng sức tinh tấnHay tột nguồn đáy biểnTrí lực cũng như vậyThấy được vô lượng Phật.
Ví như ruộng phì nhiêuGieo trồng tất tươi tốtTâm thanh tịnh như vậyXuất sanh các Phật pháp.
Như người được bửu tạngLìa hẳn khổ nghèo cùngBồ Tát được Phật phápTâm ly cấu thanh tịnh.
Ví như thuốc Già đàTiêu được tất cả độcPhật pháp dùng như vậyDiệt các hoạn phiền não.
Chơn thiệt thiện tri thứcHạng Như Lai ngợi khenVì do oai thần kiaÐược nghe những Phật pháp.
Giả sử vô số kiếpCủa báu cúng dường Phật.
Chẳng biết Phật thiệt tướngCũng chẳng gọi cúng dường.
Vô lượng những hình sắcTrang nghiêm nơi thân Phật.
Chẳng phải trong hình sắcMà thấy được Ðức Phật.
Như Lai Ðẳng Chánh GiácTịch nhiên hằng bất độngCó thể khắp hiện thânÐầy khắp mười phương cõi.
Ví như hư không giớiBất sanh cũng bất diệtPhật pháp cũng như vậyRốt ráo không sanh diệt.
Quang Minh Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Ðức Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng :Nhơn gian và Thiên thượngTất cả các thế giớiKhắp thấy đức Như LaiSắc thân diệu thanh tịnh.
Ví như một tâm niệmHay sanh các thứ tâmNhư vậy một Phật thânKhắp hiện tất cả Phật.
Bồ đề không hai phápCũng không có các tướngMà ở trong hai phápHiện thân tướng trang nghiêm.
Rõ pháp tánh không tịchSanh khởi như huyễn hóaSở hành luôn vô tậnÐạo Sư hiện như vậy.
Tam thế tất cả PhậtPháp thân đều thanh tịnhTùy kia chỗ đáng độKhắp hiện diệu sắc thân.
Như Lai chẳng nghĩ rằngTa hiện thân như vậyTự nhiên mà thị hiệnChưa từng có phân biệt.
Pháp giới không sai biệt.
Cũng không chỗ tựa nươngMà ở trong thế gianThị hiện vô lượng thân.
Phật thân chẳng phải hóaCũng chẳng phải chẳng hóaNơi trong pháp không hóaThị hiện thân biến hóaChánh giác chẳng lường đượcÐồng pháp giới hư khôngSâu rộng không bờ đáyÐường ngôn ngữ tuyệt hẳn.
Như Lai khéo thông đạtTất cả xứ hành đạoPháp giới các quốc độQua đến đều vô ngại.
Trí Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Ðức Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng :Nếu người tin thọ đượcNhứt thiết trí vô ngạiTu tập hạnh Bồ đềTâm đó chẳng thể lường.
Trong tất cả quốc độKhắp hiện vô lượng thânMà thân không chỗ ởCũng chẳng trụ nơi pháp.
Mỗi mỗi chư Như LaiThần lực thị hiện thânBất tư nghì kiếp sốTính đếm chẳng hết được.
Tam thế các chúng sanhTrọn biết được số lượngViệc thị hiện của PhậtSố lượng chẳng thể được.
Có lúc hiện một haiNhẫn đến vô lượng thânHiện khắp mười phương cõiThiệt ra không hai thứ.
Ví như trăng tròn sángHiện khắp các dòng nướcBóng hình dầu vô lượngMặt trăng vẫn không hai.
Trí vô ngại như vậyThành tựu bực Chánh Giác.
Hiện khắp tất cả cõiPhật thể cũng không hai.
Chẳng một cũng chẳng hai.
Cũng chẳng phải vô lượngTùy chỗ đáng hóa độThị hiện vô lượng thân.
Phật thân chẳng quá khứCũng chẳng phải vị lai.
Một niệm hiện xuất sanhThành đạo và Niết Bàn.
Hiện hình sắc như huyễnKhông sanh cũng không khởiPhật thân cũng như vậyThị hiện không có sanh.
Bửu Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng :Phật thân vốn vô lượngThiện hiện thân hữu lượngTùy chúng chỗ nân thấyÐạo Sư hiện như vậy.
Phật thân không nơi chỗÐầy khắp tất cả chỗNhư hư không vô biênKhó nghĩ bàn như vậy.
Chẳng phải chỗ tâm duyênTâm chẳng khởi trong đóTrong cảnh giới Chư PhậtRốt ráo không sanh diệt.
Như mắt lòa xem thấyChẳng trong cũng chẳng ngoàiThế gian thấy Chư PhậtPhải biết cũng như vậy.
Vì lợi ích chúng sanh.
Nên Phật hiện ra đờiChúng sanh thấy có hiệnThiệt thì không có hiện.
Chẳng thể dùng quốc độNgày đêm mà thấy PhậtNăm tháng một sát naPhải biết đều như vậy.
Chúng sanh nói như vậyNgày đó Phật thành đạoNhư Lai được Bồ đề.
Thiệt chẳng thuộc thời gian.
Như Lai lìa phân biệtRời thời gian, không gianTam thế chư Như LaiXuất hiện đều như vậy.
Ví như mặt trời sángChẳng hiệp cùng đêm tốiMà nói ngày đêm ấyPhật pháp đều như vậy.
Tam thế tất cả kiếpChẳng cùng Như Lai hiệpMà nói tam thế PhậtPhật pháp đều như vậy.
Tinh tấn Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Ðức Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng :Tất cả các Ðạo SưThân đồng nghĩa cũng đồngKhắp cả mười phương cõiTùy nghi mà thị hiện.
Quan sát đấng Mâu Ni.
Chỗ làm rất kỳ đặc.
Ðầy khắp cả pháp giớiTất cả đều không thừa.
Phật thân chẳng ở trongCũng chẳng ở nơi ngoàiThần lực nên hiển hiệnÐạo Sư pháp như vậy.
Theo các loài chúng sanh.
Nghiệp đã họp đời trướcNhững loại thân như vậy.
Thị hiện đều chẳng đồng.
Thân Chư Phật như vậyVô lượng chẳng đếm đượcChỉ trừ đấng Ðại GiácKhông ai nghĩ bàn được.
Như ngã nan tư kiaTâm nghiệp chẳng đến đượcPhật nan tư cũng vậyChẳng phải tâm nghiệp hiện.
Như quốc độ nan tưMà thấy tịnh trang nghiêmPhật nan tư cũng vậyDiệu tướng đều hiện đủ.
Ví như tất cả phápDo các duyên sanh khởiThấy Phật cũng như vậyTất nhờ ác thiện nghiệp.
Ví như châu như ýHay thoả mãn lòng chúngChư Phật pháp như vậyThỏa mãn tất cả nguyện.
Trong vô lượng quốc độ.
Ðạo Sư hiện ra đờiVì tùy theo nguyện lựcỨng hiện khắp mười phươngLy Cấu Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Ðức Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng :Như Lai không sở trụMà trụ tất cả cõiTất cả cõi đều quaTất cả nơi đều thấy,Phật tùy tâm chúng sanhHiện khắp tất cả thânThành đạo chuyển Pháp luânVà cùng nhập Niết Bàn.
Chư Phật bất tư nghìAi tư nghì được Phật.
Ai thấy được Chánh Giác.
Ai hiện được tối thắng.
Tất cả pháp đều “Như”Cảnh giới Phật cũng vậy.
Nhẫn đến không một phápTrong “Như” có sanh diệt.
Chúng sanh vọng phân biệt.
Là Phật là thế giớiNgười liễu đạt pháp tánhKhông Phật không thế giới.
Như Lai khắp hiện tiềnKhiến chúng sanh tin mừngPhật thể bất khả đắc.
Cũng lại không sở kiến.
Nếu được nơi thế gianTrọn xa lìa chấp trướcVô ngại lòng hoan hỷNơi pháp được khai ngộ.
Thần lực tự tại hiệnChính đây gọi là PhậtTrong tất cả thế giớiTìm cầu trọn không có.
Nếu biết được như vậyTâm ý và các phápThấy biết trọn tất cảChóng được thành Như Lai,Trong ngôn ngữ hiển thịTất cả Phật tự tạiChánh giác siêu ngôn ngữGiả mượn ngôn ngữ nói.
Pháp Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Ðức Phật quán sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng :Thà nên luôn thọ đủTất cả khổ thế gianTrọn chẳng xa Như LaiChẳng rời đấng Tự Tại.
Nếu có những chúng sanhChưa phát tâm Bồ đềÐược nghe danh hiệu PhậtQuyết định thành Chánh Giác.
Nếu có bực trí huệMột niệm phát đạo tâmQuyết thành đấng Vô thượngCẩn thận chớ sanh nghi.
Như Lai đấng Tự TạiVô lượng kiếp khó gặpNếu sanh một niệm tinMau chứng đạo Vô thượng.
Giả sử trong mỗi niệmCúng dường vô lượng PhậtChưa biết pháp chơn thậtChẳng gọi là cúng dường.
Nếu nghe pháp như vậyChư Phật từ đây sanhDầu bị vô lượng khổChẳng bỏ hạnh Bồ đề,Một lần nghe đại tríPháp sở nhập của PhậtKhắp ở trong pháp giớiThành tam thế Ðạo Sư,Dầu tận vị lai tếÐi khắp các cõi PhậtChẳng cầu diệu pháp nàyTrọn chẳng thành Bồ đề.
Chúng sanh vô thủy lạiMãi lưu chuyển sanh tửChẳng rõ pháp chơn thậtNên Chư Phật ra đời.
Các pháp chẳng thể hoạiCũng không ai hoại đượcTự tại đại quang minhHiện khắp nơi thế gian.
.