Kinh Hoa Nghiêm

Chương 30: 23 Phẩm Thăng Ðâu-suất Thiên-cung


Đọc truyện Kinh Hoa Nghiêm – Chương 30: 23 Phẩm Thăng Ðâu-suất Thiên-cung


Lúc bây giờ, do thần-lực của đức phật, thập phương tất cả thế-giới, trong mỗi Diêm-Phù-Ðề đều thấy đức Phật ngự dưới cây bồ-đề, đều có Bồ-Tát thừa oai-lực của Phật mà thuyết pháp, không ai chẳng cho rằng đức Phật luôn ở trước mình.Ðức Thế-Tôn lại dùng thần-lực chăng rời các chỗ: cây bồ-đề, đảnh Tu-Di-Sơn, Dạ-Ma thiên-cung, mà qua đến Ðâu-Suất-Ðà thiên nơi điện Diệu-Bửu-Trang-Nghiêm.Ðâu-Suất Thiên-Vương vọng thấy đức Phật đến, liền dọn tòa Ma-Ni-Tạng Sư-Tử tại giữa điện.

Tòa ấy do những diệu-bửu cõi trời họp thành, từ những thiện-căn công-đức mà có, không ai quan-sát trọn hết được sự tốt đẹp của nó.

Có trăm vạn ức từng cấp vòng quanh tòa.

Có trăm vạn ức lưới vàng, lưới ma-ni, lưới báu, trăm vạn ức trướng hoa, trướng báu, trướng tràng-hoa, trướng hương giăng che phía trên tòa.

Tràng-hoa thòng xuống, hơi thơm lan khắp nơi.

Có trăm vạn ức lọng hoa, lọng tràng-hoa, lọng báu, do chư thiên cầm bày hàng bốn phía.

Trăm vạn ức bửu-y trải trên tòa.

Trăm vạn ức lâu các chói sáng trang-nghiêm.

Trăm vạn ức lưới chuỗi ngọc báu rủ bốn phía.

Có trăm vạn ức màn linh báu, những linh ấy hơi động vang ra tiếng hòa nhã.

Cửa sổ bằng trăm vạn ức báu kiên-cố ma-ni.

Cửa chính bằng trăm vạn ức báu thanh-tịnh diệu tạng.

Rưới trăm vạn ức mây thiên hoa, mây thiên-hương, mây thiên-y, mây thiên- bửu, mây thiên cái, mây thiên-trang-nghiêm-cụ, mây thiên-bửu-man, mây thiên anh-lạc.

Trăm vạn ức bửu-thọ che mát xung quanh.

Trăm vạn ức thiên-nhạc đồng hòa tấu ra tiếng vi-diệu diệt các phiền não, tán thán sự cúng-dường, sự thờ phụng, sự tu hành, cũng tán thán phật quả, thiệt-lý, phật bổn-hạnh, cũng tán than sự cúng-dường chư Phật thời quá-khứ, ca ngợi chư Phật tối thắng vô-úy, ca ngợi công-đức vô-tận của Bồ-Tát, ca ngợi hạnh tương-ưng của tất cả bực Bồ-Tát, ca ngợi công-đức bất tuyệt của Phật, ca ngợi công-hạnh thấy Phật, ca ngợi lý tương ưng với vô-ngại.

Tiếng thiên-nhạc vang khắp tất cả phật-sát.Có trăm vạn ức sơ-phát-tâm Bồ-Tát vừa thấy bửu-tòa nầy lại càng thêm lớn tâm nhứt-thiết-trí.

Trăm vạn ức Trị-Ðịa Bồ-Tát tâm-tịnh hoan hỷ.

Trăm vạn ức Tu-Hành Bồ-Tát ngộ-giải thanh-tịnh.

Trăm vạn ức Sanh-Quý Bồ-Tát trụ thắng-chí-lạc.

Trăm vạn ức Phương-Tiện-Cụ-Túc Bồ-Tát khởi đại-thừa-hạnh.

Trăm vạn ức Chánh-Tâm-Trụ Bồ-Tát siêng tu tất cả đạo Bồ-Tát.

Trăm vạn ức Bất-Thối Bồ-Tát tịnh tu tất cả Bồ-Tát-địa.

Trăm vạn ức Ðồng-Chơn Bồ-Tát được quang-minh tam-muội của tất cả Bồ-Tát.

Trăm vạn ức Pháp-Vương-Tử Bồ-Tát nhập bất-tư nghì chư Phật cảnh-giới.

Trăm vạn ức Quán-Ðảng Bồ-Tát hay hiện thập lực của vô-lượng Như-Lai.

Trăm ức Bồ-Tát được tri-giải thanh-tịnh.

Trăm vạn ức Bồ-Tát sanh long ưa thích.

Trăm vạn ức Bồ-Tát thâm tín chẳng hư hoại.

Trăm vạn ức Bồ-Tát thế-lực rộng lớn.

Trăm vạn ức Bồ-Tát thêm lớn danh tiếng.

Trăm vạn ức Bồ-Tát diễn thuyết pháp nghĩa khiến trí quyết-định.

Trăm vạn ức Bồ-Tát chánh-niệm chẳng loạn.

Trăm vạn ức Bồ-Tát sanh trí quyết định.

Trăm vạn ức Bồ-Tát được sức văn trì, trì tất cả phật-pháp.

Trăm vạn ức Bồ-Tát xuất-sanh vô-lượng tri-giải rộng lớn.

Trăm vạn ức Bồ-Tát an trụ tín-căn.


Trăm vạn ức Bồ-Tát được đàn ba-la-mật có thể thí tất cả.

Trăm vạn ức Bồ-Tát được thi-ba-la-mật, trì toàn vẹn các giới-hạnh.

Trăm vạn ức Bồ-Tát được nhẫn ba-la-mật tâm chẳng vọng động, trọn nhẫn thọ được tất cả phật-pháp.

Trăm vạn ức Bồ-Tát được tinh-tấn ba-la-mật, có thể thật hành vô-lượng xuất-ly tinh-tấn.

Trăm vạn ức Bồ-Tát được thiền ba-la-mật, đủ vô-lượng thiền-định quang-minh.

Trăm vạn ức Bồ-Tát được bác-nhã ba-la mật, trí-huệ quang minh có thể soi sáng khắp nơi.

Trăm vạn ức Bồ-Tát thành-tựu đại-nguyện trọn đều thanh-tịnh.

Trăm vạn ức Bồ-Tát được đèn trí-huệ soi sáng pháp môn.

Trăm vạn ức Bồ-Tát được pháp-quang của thập phương chư Phật chiếu đến.

Trăm vạn ức Bồ-Tát diễn pháp ly-si cùng khắp mười phương.

Trăm vạn ức Bồ-Tát vào khắp tất cả quốc-độ chư Phật.

Trăm vạn ức Bồ-Tát pháp-thân đến tất cả phật-độ.

Trăm vạn ức Bồ-Tát được Phật âm-thinh hay rộng khai ngộ chúng-sanh.

Trăm vạn ức Bồ-Tát được phương-tiện xuất-sanh nhứt-thiết-trí.

Trăm vạn ức Bồ-Tát được thành-tựu tất cả pháp-môn.

Trăm vạn ức Bồ-Tát thành-tựu pháp-trí như bửu-tràng có thể hiển-thị tất cả phật-pháp.

Trăm vạn ức Bồ-Tát có thể trọn thị-hiện cảnh-giới Như-Lai.

Trăm vạn ức Thiên-Vương cung kính lễ bái.

Trăm vạn ức Long-Vương nhìn ngắm không nhàm.

Trăm vạn ức Dạ-Xoa-Vương chấp tay trên đầu.

Trăm vạn ức Càn-Thác-Bà Vương khởi lòng tịnh-tín.

Trăm vạn ức A-Tu-La Vương dứt lòng kiêu-mạn.

Trăm vạn ức Ca-Lâu-La Vương miệng ngậm dải lụa màu.

Trăm vạn ức Khẩn-Na-La Vương vui mừng hớn hở.

Trăm vạn ức Ma-Hầu-La-Già-Vương hoan-hỷ chiêm-ngưỡng.

Trăm vạn ức thế-chúa cúi đầu đảnh lễ.

Trăm vạn ức Ðao-lợi Thiên-Vương chiêm-ngưỡng chẳng nháy mắt.

Trăm vạn ức Da-Ma Thiên-Vương hoan-hỷ ca ngợi.

Trăm vạn ức Ðâu-Suất Thiên-Vương mọp thân làm lễ.

Trăm vạn ức Hóa-Lạc Thiên-Vương cung kính đảnh lễ.

Trăm vạn ức Tha-Hóa Thiên-Vương chấp tay cung-kính.

Trăm vạn ức Phạm-Vương nhứt tâm quan-sát.

Trăm vạn ức Ðại-Tự-Tại Thiên-Vương cung kính cúng-dường.

Trăm vạn ức Bồ-Tát lên tiếng tán thán.

Trăm vạn ức thiên-nữ chuyên tâm cúng-dường.

Trăm vạn ức Ðồng-Nguyện-Thiên hớn hở vui mừng.

Trăm vạn ức Ðồng-Trụ-Thiên ca ngợi.


Trăm vạn ức Phạm-Thân-Thiên trải thân kính lễ.

Trăm vạn ức Phạm-Phụ-Thiên chấp tay trên đầu.

Trăm vạn ức Phạm-Chúng-Thiên hầu hạ xung quanh.

Trăm vạn ức Ðại-Phạm-Thiên ca ngợi vô-lượng công-đức.

Trăm vạn ức Quang-Thiên năm vóc gieo xuống đất.

Trăm vạn ức Thiểu-Quang-Thiên ca ngợi khó gặp Phật xuất-thế.

Trăm vạn ức Vô-Lượng-Quang-Thiên vọng lễ Phật.

Trăm vạn ức Quang-Âm Thiên tán thán rất khó được thấy Phật.

Trăm vạn ức Tịnh-Thiên cùng cung-điện đồng đến đây.

Trăm vạn ức Thiểu-Tịnh-Thiên dùng tâm thanh-tịnh cúi đầu làm lễ.

Trăm vạn ức Vô-Lượng-Tịnh Thiên nguyện muốn thấy Phật.

Trăm vạn ức Biến-Tịnh-Thiên thân-cận tôn-trọng cúng-dường.

Trăm vạn ức Quảng-Thiên nhớ căn lành đời trước.

Trăm vạn ức Thiểu-Quang-Thiên sanh quan-niệm hi-hữu đôí với Như-Lai.

Trăm vạn ức Vô-Lượng-Quảng Thiên quyết định tôn trọng sanh các nghiệp lành.

Trăm vạn ức Quảng-Quả-Thiên cúi mình cung kính.

Trăm vạn ức Vô-Phiền-Thiên tín-căn kiên-cố kính lễ.

Trăm vạn ức Vô-Nhiệt-Thiên chấp tay niệm Phật không lòng mỏi nhàm.

Trăm vạn ức Thiện-Kiến Thiên đảnh lễ.

Trăm vạn ức Thiện-Hiện Thiên mãi nhớ cúng-dường Phật.

Trăm vạn ức Sắc-Cứu-Cánh Thiên kính lễ.

Trăm vạn ức chư Thiên đều rất hoan-hỷ lên tiếng tán thán.

Trăm vạn ức chư Thiên đều khéo tư-duy để trang-nghiêm.

Trăm vạn ức Bồ-Tát Thiên hộ-trì phật-tòa không ngớt trang-nghiêm.

Trăm vạn ức hoa-Thủ Bồ-Tát rải tất cả thứ hoa.

Trăm vạn ức Hương-Thủ Bồ-Tát rải tất cả thứ hương.

Trăm vạn ức Man-Thủ Bồ-Tát rải tất cả tràng-hoa.

Trăm vạn ức Y-Thủ Bồ-Tát rải tất cả thứ y-phục.

Trăm vạn ức Cái-Thủ Bồ-Tát rải tất cả thứ lọng.

Trăm vạn ức Tràng-Thủ Bồ-Tát rải tất cả thứ tràng.

Trăm vạn ức Phan-Thủ Bồ-Tát rải tất cả thứ phan.

Trăm vạn ức Bửu-Thủ Bồ-Tát rải tất cả thứ bửu.

Trăm vạn ức Trang-Nghiêm-Thủ Bồ-Tát rải tất cả đồ trang-nghiêm.

Trăm vạn ức Thiên-Tử đến dưới bửu-tòa.


Trăm vạn ức Thiên-Tử cùng cung-điện đồng đến đây với tâm tịnh-tín.

Trăm vạn ức Sanh-Quý Thiên-Tử dùng thân gìn bửu-tòa.

Trăm vạn ức Quán-Ðảnh Thiên-Tử cả thân gìn bửu-tòa.

Trăm vạn ức Tu-Duy Bồ-Tát cung-kính tư-duy.

Trăm vạn ức Sanh-Quý Bồ-Tát phát tâm thanh-tịnh.

Trăm vạn ức Bồ-Tát sáu căn vui đẹp.

Trăm vạn ức Bồ-Tát thâm-tâm thanh-tịnh.

Trăm vạn ức Bồ-Tát tín-giải thanh-tịnh.

Trăm vạn ức Bồ-Tát ba nghiệp thanh-tịnh.

Trăm vạn ức Bồ-Tát thọ sanh tự-tại.

Trăm vạn ức Bồ-Tát pháp-quang chiếu sáng.

Trăm vạn ức Bồ-Tát thành-tựu các bực.

Trăm vạn ức Bồ-Tát khéo giáo-hóa tất cả chúng-sanh.

Trăm vạn ức thiện-căn sanh ra.

Trăm vạn ức Phật hộ-trì.

Trăm vạn ức phứơc-đức viên mãn.

Trăm vạn ức đại-nguyện nghiêm-khiết.

Trăm vạn ức hạnh lành sanh khởi.

Trăm vạn ức tâm thù-thắng làm thanh-tịnh.

Trăm vạn ức pháp lành làm kiên-cố.

Trăm vạn ức thần-lực thị-hiện ra.

Trăm vạn ức công-đức làm thành.

Trăm vạn ức pháp tán thán để ca ngợi.Như ở thế-giới nầy, Ðâu-Suất Thiên-Vương phụng vì đức Như-Lai mà trần-thiết bửu-tòa, trong tất cả thế-giới, các Ðâu-Suất Thiên-Vương cũng vì đức Như-Lai mà trần-thiết bửu-tòa đều đồng sự trang-nghiêm, đồng nghi-tắc, đồng tin ưa, đồng tâm-tịnh, đồng vui thích, đồng mừng rỡ, đồng tôn trọng, đồng quan-niệm hi-hữu, đồng hớn-hở, đồng khát-ngưỡng như thế cả.Trần-thiết bửu-tòa xong, Ðâu-Suất Thiên-Vương với lòng tôn-trọng cùng mười vạn ức vô-số Ðâu-Suất Thiên-Tử phụng nghinh đức Như-Lai.Thiên-Vương và chư Thiên dùng tâm thanh-tịnh rưới vô-số mây màu hoa, mây màu hương, mây màu tràng-hoa, mây bửu-cái, mây thiên-y, mây diệu-bửu, mây trang-nghiêm-cụ.Lúc Chư Thiên từ nơi thân mình tuôn ra vô-số thứ mây màu báu đẹp nầy, trăm ngàn ức vô-số Ðâu-Suất Thiên-tử cùng chúng Thiên-tử hiện diện trong hội lòng rất hoan hỷ kính lễ.

Vô-số Thiên-nữ hớn-hở kính mộ chiêm-ngưỡng đức Như-Lai.

Bất-khả-thuyết Bồ-Tát trụ giữa hư-không tinh-tấn nhứt tâm cúng-dường đức Phật nhiều hơn chư Thiên và cung-kính đảnh lễ.

Vô-số âm nhạc đồng thời hòa tấu.Bấy giờ, do thần-lực của đức Phật, do căn lành ngày trước, do sức tự-tại bất-tư-nghì, nên trong Ðâu-Suất Thiên-cung, tất cả Thiên-Tử và Thiên-nữ đều vọng thấy đức Phật đối trước mình.

Họ đồng tự nghĩ rằng : Ðức Như-Lai xuất-thế khó gặp-gỡ được, nay tôi được thấy đấng vô-thượng chánh-giác.Họ cùng chúng-hội đồng phụng nghinh đức Như-lai.

Tất cả đều dùng thiên-y dựng tất cả thứ hoa Trời, hương trời rải lên cúng-dường đức Phật.Trăm ngàn ức na-do-tha vô-số Ðâu-Suất Thiên-tử trụ giữa hư-không đều khởi tâm cảnh-giới trí-huệ, đối với đức Phật, mà đốt những thứ thiên-hương, khói hương kết thành mây đẹp thơm trang-nghiêm trên hư không.

Lại với đức Phật, họ khởi tâm hoan-hỷ mà rưới những mây hoa trời trang-nghiêm hư-không.

Lại với đức Phật, họ khởi tâm tôn-trọng rưới những mây lọng Trời trang-nghiêm hư-không.

Họ lại khởi tâm cúng dường Phật mà rải mây tràng-hoa Trời trang-nghiêm hư-không.

Họ lại khởi tâm tín-giải bủa vô-số lưới vàng che trùm hư-không, có những bửu-linh luôn vang tiếng hòa-dịu.

Họ lại khởi tâm tối-thắng phước-điền dùng vô-số màn báu trang-nghiêm hư-không và rưới mây chuỗi ngọc báu không ngớt.

Họ lại sanh tâm thâm tín dùng vô-số cung-điện Trời trang nghiêm hư-không, tất cả thiên-nhạc vang tiếng vi-diệu.

Họ lại sanh tâm tối-thắng khó gặp đối với đức Phật, dùng vô-số mây thiên-y nhiều màu trang-nghiêm hư-không và rưới vô-tỉ những y-phục vi-diệu.

Họ lại sanh vô-lượng tâm hoan-hỷ hớn-hở dùng vô-số thiên bửu-quan trang-nghiêm hư-không và rưới vô-lượng thiên-quan kết thành mây.

Họ lại khởi tâm hoan-hỷ dùng vô-số báu nhiều màu trang-nghiêm hư-không và rưới những mây chuỗi ngọc không ngớt.Trăm ngàn ức na-do-tha vô-số Thiên-tử, đối với đức Phật, đều sanh tâm tịnh-tín rải vô-số thiên-hoa nhiều màu, đốt vô-số thiên-hương để cúng dường Như-Lai.

Họ lại khởi tâm đại-trang-nghiêm biến-hóa cầm vô-số thiên-mạt-hương nhiều màu phụng rải cúng dường đức Phật.

Họ lại khởi tâm hoan-hỷ cầm vô-số lọng nhiều màu theo bên Như-Lai.

Họ lại khởi tâm tăng-thượng cầm vô-số y báu nhiều màu trải trên đường để cúng-dường Như-Lai.

Họ lại khởi tâm thanh-tịnh cầm vô-số bửu-tràng nhiều màu phụng nghinh Như-Lai.

Họ lại khởi tâm tăng-thượng hoan-hỷ cầm vô-số đồ trang-nghiêm báu cúng-dường Như-Lai.


Họ lại sanh tâm bất-hoại-tín cầm vô-số tràng-hoa báu cúng-dường Như-Lai.

Họ lại sanh tâm hoan-hỷ vô-tỉ cầm vô-số bửu-phan cúng-dường Như-Lai.Trăm ngàn ức na-do-tha vô-số Thiên-tử dùng tâm điều-thuận tịch-tịnh không phóng-dật đem vô-số thiên-nhạc vang tiếng vi-diệu cúng dừng Như-Lai.Bất-khả-thuyết Bồt-Tát ở trước nơi trời Ðâu-Suất, sanh ra từ pháp siêu thế-gian, từ hạnh ly phiền-não, từ tâm vô-ngại, từ pháp thậm-thâm phương-tiện, từ trí quảng-đại, từ tín-tâm thanh-tịnh kiên-cố, từ thiện-căn bầt-tư-nghì, từ vô-số thiện-xảo biến-hóa, từ tâm cúng-dường Phật, từ pháp-môn vô-tác.Chư Bồ-Tát nầy đem đồ cúng-dường hơn cả chư Thiên để dưng lên Phật : những bửu-cái từ ba-la-mật sanh ra, những hoa-trướng từ tri-giải thanh tịnh sanh ra, những bửu-y từ vô-sanh-pháp nhẫn sanh ra, những lưới bửu-linh từ tâm vô-ngại sanh ra, những hương báu từ tâm hiểu pháp như huyễn sanh ra, những bửu-tòa từ tâm cùng khắp Phật cảnh giới Như-Lai tòa sanh ra, những bửu-tràng từ tâm cúng-dường Phật chẳng lười trễ sanh ra, những bửu-điện từ tâm hoa-hỷ hiểu pháp như giấc mơ sanh ra, những mây bửu liên-hoa từ thiên-căn vô-trước vô-sanh sanh ra, cùng những mây hương, mây hoa, mây bửu-y, mây đồ trang-nghiêm hơn cả chư Thiên dưng lên cúng-dường đức Phật.Mỗi thân của chư Bồ-Tát nầy đều hiện ra bất-khả-thuyết trăm ngàn ức na-do-tha Bồ-Tát đầy khắp pháp-giới hư-không-giới.

Tâm của chư Bồ-Tát nầy đồng với tam-thế chư Phật, bởi từ pháp không điên-đảo khởi lên, vô-lượng Như-Lai gia-hộ, khai thị đạo an-ổn cho chúng-sanh, đầy đủ bất-khả-thuyết danh-vị-cú, vào khắp vô-lượng pháp trong tất cả môn đà-la-ni, sanh tạng biện-tài chẳng cùng tận, lòng không e sợ, rất hoan-hỷ, dùng bất-khả-thuyết vô-lương vô-tận pháp tán thán như thật để ca ngợi đức Phật không mỏi nhàm.Lúc đó tất cả chư Thiên, và tất cả Bồ-Tát thấy đức Như-Lai vô thượng chánh-giác thân vô-lượng không thể đếm lường, hiện bất-tư nghì thần-biến, khiến vô-số chúng-sanh lòng rất vui mừng, dùng Phật trang-nghiêm mà trang-nghiêm cả pháp-giới hư-không-giới, khiến các chúng-sanh an-trụ thiện-căn, thị-hiện vô-lượng Phật thần-lực, vượt khỏi tất cả đường ngữ ngôn, chư Ðại Bồ-Tát đồng khâm kính, tùy chỗ đáng được độ đều khiến hoan-hỷ trụ nơi thân rộng lớn của chư Phật, công-đức thiện-căn đều đã thanh-tịnh, sắc tướng đệ nhứt, trí-huệ cảnh-giới không thể cùng tận, từ vô-tỉ tam-muội sanh ra, thân Phật không ngằn mé trụ khắp trong thân của tất cả chúng-sanh, khiến vô-lượng chúng-sanh đều vui mừng, khiến phật-chủng-tánh chẳng dứt, trụ nơi chỗ trụ rốt ráo của đức Phật, sanh nơi nhà tam-thế chư Phật, khiến vô-số chúng-sanh tín giải thanh-tịnh, khiến tất cả Bồ-Tát trí-huệ thành-tựu, căn thân vui thích, pháp-vân trùm khắp pháp-giới hư-không-giới giáo-hóa điều-phục không thừa sót, tùy tâm chúng-sanh đều khiến đầy đủ, khiến họ an-trụ trí vô-phân-biệt, được nhứt-thiết-trí, phóng đại quang-minh, thiện-căn đời trước đều khiến hiển hiện, khiến khắp tất cả phát tâm rộng lớn, khiến tắt cả chúng-sanh an-trụ trí Phổ-Hiền, trụ khắp các quốc-độ, từ trong chánh-pháp bất-thối mà sanh, trụ nơi pháp-giới bình-đẳng, hiểu rõ cơ nghi của tâm chúng-sanh, hiện bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết thân Như-Lai sai biệt, có thể khiến tất cả chúng thường nghĩ đến sự niệm Phật, đầy khắp pháp-giới rộng độ quần-sanh, tùy người sơ-phát-tâm chỗ muốn lợi ích mà đem pháp dạy cho, khiến họ điều-phục tín-giải thanh-tịnh, thị-hiện sắc-thân bất-tư-nghì, bình-đẳng xem chúng- sanh không lòng chấp trước, trụ bực vô-ngại, được Phật thập-lực, tâm thường tịch-định không tán loạn, trụ nhứt-thiết-trí, khéo có thể khai diễn những nghĩa chơn thật của văn cú, có thể nhập trọn trong biển sâu trí-huệ, xuất sanh vô-lượng huệ-tạng công-đức, luôn dùng huệ-nhựt chiếu khắp pháp-giới, tùy bổn-nguyện-lực hiện luôn không ẩn mất, luôn trụ nơi pháp-giới, trụ nơi chỗ trụ của Phật không đổi khác, trọn không chấp ngã ngã-sở, trụ pháp xuất-thế không nhiễm thế-pháp, nơi tất cả thế-gian dựng tràng trí-huệ, trí đó rộng lớn không nhiễm-trước vượt hơn thế-gian, cứu các chúng-sanh khiến ra khỏi bùn lầy để nơi chỗ trí-huệ vô-lượng, có bao nhiêu phước-đức đều đem lợi ích chúng-sanh mà vẫn vô-tận, rõ biết trí-huệ của tất cả Bồ-Tát, tin và xu-hướng quyết định sẽ thành chánh-giác, dùng đại từ-bi hiện vô-lượng thân Phật đủ sự trang-nghiêm, dùng âm thinh vi-diệu diễn vô-lượng pháp, tùy theo ý của chúng-sanh đều khiến đầy đủ, với ba thời lòng luôn thanh-tịnh, khiến các chúng-sanh chẳng tham chấp cảnh-giới, hằng thọ-ký cho chư Bồ-Tát khiến đều nhập chủng-tánh Phật và sanh nhà Phật, được Phật quán-đảnh, thường du thập phương không thôi ngớt mà đối với tất cả không nhiễm trước, đều có thể qua khắp các Phật-độ trong các pháp-giới, biết tất cả tâm chúng-sanh, chẳng trụ sanh tử mà như bóng hiện khắp trong thế-gian, dùng trí-huệ chiếu khắp pháp-giới, rõ thấu tất cả đều vô-sở-đắc, hằng dùng trí-huệ biết các thế-gian như huyễn, như mộng, như bóng, như hóa, tất cả đều dùng tâm làm tự-tánh mà trụ như vậy, tùy các chúng-sanh nghiệp báo không đồng, sở-thích sai biệt, các căn đều khác, mà hiện Phật-thân.

Ðức Như-Lai luôn dùng vô-số chúng-sanh làm sở-duyên mà vì họ nói thế-gian đều từ duyên mà khởi, biết các pháp-tướng thảy đều vô-tướng, chỉ là tướng duy nhứt, gốc của trí-huệ.

Muốn khiến chúng-sanh lìa sự chấp tướng nên thị-hiện tất cả tánh tướng thế-gian mà đi trong đời vì họ khai-thị vô-thượng bồ-đề.

Vì muốn cứu hộ tất cả chúng-sanh nên xuất-hiện thế-gian khai-thị Phật-đạo khiến họ được thấy thân-tướng của Như-Lai, để ghi nhớ siêng tu tập trừ diệt tướng phiền-não thế gian, tu hạnh bồ-đề tâm chẳng tán động, nơi môn đại-thừa đều được viên-mãn, thành-tựu sự lợi ích của chư Phật, đều có thể quan-sát thiện-căn của chúng-sanh mà chẳng hoại diệt nghiệp báo thanh-tịnh, trí-huệ sang rõ vào khắp ba thời, lìa hẳn tất cả sự phân-biệt của thế-gian, phóng quang-minh chiếu khắp mười phương, tất cả thế-giới đều đầy khắp, sắc-thân tốt đẹp không nhàm.

Dùng công-đức trí-huệ thần-thông lớn hiện ra cảnh-giới các căn các hạnh của chư Bồ-Tát, làm những phật-sự tự-tại viên-mãn, làm xong liền ẩn.

Khéo hay khai-thị đạo nhứt-thiết-trí trong ba thời.

Vì các Bồ-Tát khắp rưới vô-lượng đà-la-ni, khiến phát khởi chí nguyện quảng-đại, thọ-trì tu tập thành-tựu tất cả công-đức của chư Phật.

Vô-biên diệu-sắc trang-nghiêm nơi thân, tất cả thế-gian đều hiện thấy, lìa hẳn tất cả sự chướng ngại.

Nơi nghĩa chơn-thiệt của tất cả pháp đã được thanh-tịnh.

Nơi pháp công-đức đã được tự-tại.

Làm Ðại Pháp-Vương chiếu khắp như mặt nhựt.

Ðủ oai-đức lớn làm phước-điền thế-gian.

Hiện hóa-thân khắp trong tất cả thế-gian.

Phóng ánh sáng trí-huệ đều khiến khai ngộ, muốn cho chúng-sanh biết đức Phật đầy đủ vô-biên công-đức.

Dùng trí vô-ngại thọ ngôi.

Tùy thuận thế-gian mà phương-tiện khai-thị dắt-dìu.

Dùng cánh tay trí-huệ an-ủi chúng-sanh.

Làm đại Y-Vương khéo trị lành bịnh chúng-sanh.

Có thể qua khắp vô-lượng quốc-độ chưa từng thôi nghỉ.

Huệ-nhãn thanh-tịnh rời những chướng lòa đều có thể thấy rõ cả.

Với những chúng-sanh làm nghiệp ác thời nhiều cách điều-phục khiến họ nhập đạo, khéo nắm lấy thời nghi không thôi nghỉ.

Nếu các chúng-sanh khởi tâm bình-đẳng, liền vì họ hóa hiện nghiệp-báo bình-đẳng.

Tùy sở-thích của họ, tùy nghiệp quả của họ mà vì họ hiện Phật-thân các thứ thần-biến để thuyết pháp cho họ được tỏ ngộ, được pháp-trí-huệ, lòng rất hoan-hỷ, các căn hớn hở, thấy vô-lượng Phật khởi lòng tin sâu, sanh các thiện-căn trọn không thối-chuyển.Tất cả chúng-sanh theo nghiệp ràng buộc, mãi ngủ trong sanh-tử, đức Như-Lai xuất-thế có thể giác-ngộ họ, an ủi tâm họ khiến không lo sợ.

Người được thấy Phật thời đều khiến chứng nhập nghĩa-trí vô-y, trí-huệ thiện-xảo rõ thấu cảnh-giới, trang-nghiêm tốt đẹp không gì chói lấn được, pháp-trí đều đã thanh-tịnh.Hoặc hiện thân Phật, hoặc hiện thân Bồ-Tát, khiến các chúng-sanh đến chỗ không khổ hoạn, trang-nghiêm với vô-số công-đức, công-hạnh thành-tựu hiện nơi thế-gian.Tất cả chư Phật trang-nghiêm thanh-tịnh đều do công-hạnh nhứt-thiệt-trí mà thành-tựu.

Luôn gìn bổn-nguyện chẳng bỏ rời thế-gian, làm bạn lành bền chắc của cacù chúng-sanh.

Quang-minh vô-cấu thanh-tịnh đệ nhứt, khiến tất cả chúng-sanh đều được hiện thấy.Sáu loài chúng-sanh vô-lượng vô-biên, đức Phật dùng thần-lực luôn theo họ không rời.

Nếu có ai thuở trước đồng Phật gieo trồng căn lành thời đều khiến được thanh-tịnh.

Ðối với lục-đạo chúng-sanh chẳng bỏ bổn-nguyện, không khi dối, đều dùng pháp-lành phương-tiện nhiếp-thủ khiến ho tu tập hạnh thanh-tịnh, xô phá tất cả ma đấu tranh.Từ vô-ngại-tế sanh ra sức quảng-đại, nhựt-tạng tối-thắng không chướng-ngại, nơi tịnh-tâm-giới hiện ra ảnh-tượng, tất cả thế-gian đều được thấy, đem nhiều pháp-môn ban cho khắp chúng-sanh.Ðức Phật là tạng quang-minh vô-biên, những trí-lực đều viên-mãn, luôn dùng quang-minh lớn chiếu khắp chúng-sanh, tùy sở-nguyện của họ đều khiến đầy đủ, lìa các oán-địch, là phước-điền vô-thượng, chỗ nương tựa chung của tất cả chúng-sanh, phàm có cúng-dường đều khiến thanh-tịnh, tu chút ít hạnh lành thọ hưởng vô-lượng phước, đều khiến được vào bực trí vô-tận.

Là ông chủ những thiện-căn thanh-tịnh của tất cả chúng-sanh.

Là ruộng tốt tối-thượng phát sanh phước-đức cho tất cả chúng-sanh.

Trí huệ Phật rất sâu, phương-tiện thiện-xảo có thể cứu tất cả khổ ác-đạo.Tin hiểu như vậy, quan-sát như vậy, và biển trí-huệ như vậy, đi trong biển công-đức như vậy, khắp đến trí-huệ quảng-đại như vậy, biết phước-điền của chúng-sanh như vậy, chánh-niệm hiện-tiền quán-sát như vậy, quán những nghiệp tướng-hảo của Phật như vậy, quán Phật hiện khắp thế-gian như vậy, quán Phật thần-thông tự-tại như vậy.Lúc đó, cả đại-chúng thấy thân Như-Lai: mỗi chưn lông tuôn ra trăm ngàn ức na-do-tha vô-số quang-minh, mỗi quang-minh có vô-số màu, vô-số thanh-tịnh, vô-số chiếu sáng.

Làm cho vô-số chúng nhìn xem, vô-số chúng hoan-hỷ, vô-số chúng khoái-lạc, vô-số chúng thêm lớn lòng thâm-tín, vô-số chúng chí nguyện thanh-tịnh, vô-số chúng các căn mát-mẻ, vô-số chúng cung-kính tôn trọng.Lúc đó, cả đại-chúng đều thấy thân Phật phóng ra trăm ngàn ức na-do-tha bất-tư-nghì đại quang-minh.

Mỗi quang-minh đều có bất-tư-nghì màu, bất-tư-nghì ánh-sáng chiếu bất-tư-nghì vô-biên pháp-giới.Do thần-lực của Phật vang ra tiếng lớn vi-diệu.

Tiếng đó diễn xướng trăm ngàn ức na-do-tha bất-tư-nghì lời tán tụng, vượt hơn tất cả ngôn từ thế-gian, đây là thiện-căn xuất-thế làm thành.Lại hiện trăm ngàn ức na-do-tha bất-tư-nghì sự trang-nghiêm vi-diệu, ca ngợi trong trăm ngàn ức na-do-tha bất-tư-nghì kiếp cũng không hết được, đây là đức Như-Lai vô-tận tự-tại xuất hiện ra.Lại hiện bất-khả-thuyết chư Phật Như-Lai xuất-thế khiến các chúng-sanh vào môn trí-huệ hiểu nghĩa thậm thâm.Lại hiện tất cả sự biến-hóa của bất-khả-thuyết Như-Lai khắp pháp giới hư-không-giới khiến tất cả thế-gian bình-đẳng thanh-tịnh.

Ðây đều từ trí vô-ngại của Như-Lai sanh ra, cũng từ bất-tư-nghì thắng-đức của Như-Lai tu hành sanh ra.Lại hiện trăm ngàn ức na-do-tha bất-tư-nghì diệu-bửu quang-diệm, do từ thiện-căn đại-nguyện thuở trước khởi ra, vì đã từng cúng-dường vô-lượng Như-Lai, vì tu tập hạnh thanh-tịnh không phóng-dật, vì tâm đại-bi vô-ngại sanh ra thiện căn, vì hiển bày phật-lực rộng khắp, vì dứt nghi của tất cả chúng-sanh, vì khiến đều được thấy Như-Lai, vì khiến vô-lượng chúng-sanh trụ nơi thiện-căn, vì hiển bày thần-lực tự-tại của Như-Lai, vì muốn khiến chúng-sanh được vào khắp nơi biển rốt ráo, vì khiến tất cả Bồ-Tát đại chúng trong các phật-độ đều đến họp, vì muốn khai thị phật-pháp bất-tư-nghì.Lúc đó, đức Như-Lai vì lòng đại bi rộng khắp hiển bày tất cả sự trang-nghiêm của nhứt-thiết-trí, muốn cho những chúng-sanh trong bất-khả-thuyết vô-số thế-giới, kẻ chưa tin thời được tin, đã tin thời thêm lớn, đã thêm lớn thời được thanh-tịnh, đã thanh-tịnh thời được thuần-thục, đã thuần-thục thời khiến điều-phục, quán sát pháp thậm-thâm, đủ vô lượng trí-huệ, phát sanh vô-lượng tâm quảng-đại, tâm từ-bi không thối-chuyển, chẳng trái pháp-tánh, chẳng sợ thiệt-tế, chứng lý chơn-thiệt, đủ tất cả ba-la-mật, thật hành thiện-căn xuất-thế đều thanh-tịnh như Phổ-Hiền, được Phật tự-tại rời lìa cảnh-giới ma vào cảnh-giới Phật, rõ biết thâm-pháp, được trí bất-tư-nghì, trọn không thối-chuyển thệ nguyện đại-thừa, thường thấy chư Phật chưa từng bỏ rời, thành-tựu chứng-trí chứng vô-lượng pháp, đủ vô-biên tạng phước đức, phát tâm hoan-hỷ vào bực vô-nghi, thanh-tịnh lìa ác, nương nhứt-thiết-trí thấy pháp bất-động, được vào Bồ-Tát hội, thường sanh nhà Như-Lai.Ðức Thế-Tôn hiện sự trang-nghiêm như vậy đều do những thiện-căn nhóm họp từ thời quá-khứ làm thành, vì muốn điều-phục chúng-sanh, vì khai thị oai-đức lớn của Như-Lai, vì chiếu sang tạng trí-huệ vô-ngại, vì thị-hiện vô-biên thắng-đức rất hùng mãnh của Như-Lai, vì hiển-thị bất-tư-nghì thần-biến lớn của Như-Lai, vì dùng thần-lực hiện phật-thân trong tất cả loài, vì thị-hiện thần-thông biến-hóa vô-biên của Như-Lai, vì bổn-nguyện đều thành-tựu viên-mãn, vì hiển-thị trí-huệ dũng-mãnh có thể đến khắp nơi của Như-Lai, vì tự-tại với tất cả pháp mà thành Pháp-Vương, vì xuất-sanh tất cả môn trí-huệ, vì thị-hiện thân Như-Lai thanh-tịnh, vì hiện thân Phật rất vi-diệu, vì hiển-thị chứng được pháp bình-đẳng của tam-thế Phật, vì khai-thị tạng thiện-căn thanh-thịnh, vì hiển bày sắc thân vi-diệu tuyệt thế-gian, vì hiển bày tướng đầy đủ thập-lực khiến ngườ thấy không nhàm, là mặt nhựt của thế-gian vì chiếu suốt ba đời.Ðấng Pháp-Vương tự-tại tất cả công-đức đều từ thiện-căn thuở trước hiện ra.

Dầu tất cả Bồ-Tát ca ngợi tuyên dương trải qua tất cả kiếp cũng chẳng cùng tận được.Lúc bấy giờ Ðâu-Suất Thiên-Vương cùng trăm ngàn ức na-do-tha vô-số Ðâu-Suất Thiên-Tử chấp tay hướng Phật bạch rằng: ”Lành thay đấng Thế-Tôn, đấng Thiện-Thệ, đấng Như-Lai Ứng-Cúng Ðẳng-Chánh-Giác! Xin đấng đại-từ thương xót chúng tôi mà ngự nơi cung-điện nầy”.Ðức Thế-Tôn vì muốn cho tất cả chúng-sanh được hoan-hỷ, tất cả Bồ-Tát được tỏ ngộ thâm pháp, tất cả Ðâu-Suất Thiên-Tử thêm lớn chí nguyện, Thiên-Vương cúng-dường không nhàm, chúng-sanh vì nhớ đến Phật mà phất-tâm, mà chủng thiện-căn phước-đức thấy Phật, thường phát-khởi lòng tin thanh-tịnh, thấy Phật cúng-dường không lòng mong cầu, tất cả chí nguyện đều thanh-tịnh, siêng tu tập thiện-căn không lười nghỉ, phát đại-nguyện cầu nhứt-thiết-trí, nên thọ lời thỉnh của Thiên-Vương mà vào ngự trong điện Bửu-Trang-Nghiêm.Tất cả thế-giới ở mười phương cũng đều như vậy cả.Liền lúc Ðức Như-Lai ngự trên bửu-tòa, điện Bửu-Trang-Nghiêm tự-nhiên trang-nghiêm vượt hẳn trên sự trang-nghiêm của chư Thiên.

Vô-số bửu-võng giăng khắp bốn phía, khắp nơi rưới mây báu vi-diệu vô-lượng: mây đồ trang-nghiêm, mây bửu-y, mây hương chiên-đàn, mây hương kiên-cố, mây lọng báu, mây hoa báu.

Khắp nơi vang bất-tư-nghì tiếng kỹ nhạc ca ngợi nhứt-thiết-chủng-trí của Như-Lai.

Tiếng nhạc nầy đều tương-ưng với diệu-pháp.Do thần-lực của đức Phật khiến tâm của Ðâu-Suất Thiên-Vương không động loạn, thiện-căn thuở trước đều được viên-mãn, vô-lượng thiện-pháp càng thêm kiên-cố, tăng trưởng lòng tin thanh-tịnh, khởi đại tinh-tấn, sanh đại hoan-hỷ, chí nguyện thanh-tịnh phát bồ-đề-tâm, niệm pháp không dứt, tổng-trì chẳng quên.Ðâu-Suất Thiên-Vương thừa oai-lực của đức Phật, liền tự nhớ căn lành đã gieo trồng nơi chư Phật quá-khứ, nên nói kệ rằng :Xưa có Phật hiệu Vô-Ngại-NguyệtTrong những cát-tường là bực nhứtPhật từng vào điện Trang-Nghiêm nầyThế nên chốn nầy rất cát-tường.Xưa có Như-Lai hiệu Quảng-TríTrong những cát-tường là bực nhứtPhật từng vào điện Kim-Sắc nầyThế nên chốn nầy rất cát-tường.Xưa có Như-Lai hiệu Phổ-NhãnTrong những cát-tường là bực nhứtPhật từng vào điện Liên-Hoa nầyThế nên chốn nầy rất cát-tường.Xưa có Như-Lai hiệu San-HôTrong những cát-tường là bực nhứtPhật từng vào điện Bửu-Tạng nầyThế nên chốn nầy rất cát-tường.Xưa có Phật hiệu Luận-Sư-TửTrong những cát-tường là bực nhứtPhật từng vào điện Sơn-Vương nầyThế nên chốn nầy rất cát-tường.Xưa có Như-Lai hiệu Nhựt-ChiếuTrong những cát-tường là bực nhứtPhật từng vào điện Chúng-Hoa nầyVì thế chốn này rất cát-tường.Xưa có Phật hiệu Vô-Biên-QuangTrong những cát-tường là bực nhứtPhật từng vào điện Thọ-Nghiêm nầyThế nên chốn nầy rất cát-tường.Xưa có Như-Lai hiệu Pháp-TràngTrong những cát-tường là bực nhứtPhật từng vào điện Bửu-Cung nầyThế nên chốn nầy rất cát tường.Xưa có Như-Lai hiệu Trí-ÐăngTrong những cát-tường là bực nhứtPhật từng vào điện Hương-Sơn nầyThế nên chốn nầy rất cát-tường.Xưa có Phật hiệu Công-Ðức-QuangTrong những cát-tường là bực nhứtPhật từng vào điện Ma-Ni nầyThế nên chốn nầy rất cát-tường.Trong tất cả thế-giới ở mười phương các Ðâu-Suất Thiên-Vương cũng đều thừa thần-lực của Phật mà nói kệ tán thán chư Phật quá-khứ như vậy.Lúc đó đức Thế-Tôn ngồi kiết-già trên tòa sư-tử Ma-Ni-Bửu-Tạng trong điện Bửu-Trang-Nghiêm, pháp-thân thanh-tịnh diệu-dụng tự-tại, đồng một cảnh-giới cùng tam-thế chư Phật, trụ nhứt-thiết-trí đồng vào một tánh với tất cả Phật, phật-nhãn sáng rõ thấy tất cả pháp đều vô-ngạt, có oai-lực lớn đi khắp pháp-giới chưa từng thôi nghỉ, đủ đại thần-thông tùy chỗ có chúng-sanh có thể hóa-độ thời đều qua đến, dùng tất cả sự trang-nghiêm vô-ngại của tất cả chư Phật để tự trang-nghiêm, khéo biết thời cơ mà vì chúng-sanh thuyết pháp.Bất-khả-thuyết chúng Bồ-Tát đều từ những quốc-độ phương khác cùng đến nhóm họp.Chúng-hội thanh-tịnh, pháp-thân không hai, không sở-y mà có thể tự-tại khởi thân-hạnh của Phật.

Khi chúng-hội an-tọa xong, trong điện Bửu-Trang-Nghiêm tự-nhiên có vô-lượng vô-số đồ đẹp lạ hơn những đồ cúng-dường của chư Thiên, những là tràng-hoa, y-phục hương thoa, hương bột, lọng báu, tràng phan, kỹ nhạc, ca tán, tất cả đều chẳng thể đếm kể được, dùng tâm quảng-đại cung-kính cúng-dường đức Phật.Tất cả Ðâu-Suất thiên-cung ở mười phương đều như thế cả..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.