Kinh Hoa Nghiêm

Chương 32: 25 Phẩm Thập Hồi-hướng


Đọc truyện Kinh Hoa Nghiêm – Chương 32: 25 Phẩm Thập Hồi-hướng


Hán Bộ Quyển Thứ 23Lúc bấy giờ Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Phật nhập Bồ Tát trí quang tam muội.Nhập tam muội này rồi, mười phương đều quá mười vạn Phật sát vi trần số thế giới, có mười vạn Phật sát vi trần số Phật đồng một hiệu Kim Cang Tràng hiện ra trước Bồ Tát mà đồng khen rằng :Lành thay ! Ông có thể nhập Bồ Tát trí quang tam muội này !Thiện nam tử ! Ðây là mười phương đều mưới vạn Phật sát vi trần số Chư Phật dùng thần lục cùng gia hộ ông.

Mà cũng là oai lực bổn nguyện của đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai.

Và vì ông được trí huệ thanh tịnh, cùng chư Bồ Tát thiện căn tăng thắng, khiến ông nhập tam muội này để thuyết pháp.

vì khiến chư Bồ Tát được thanh tịnh vô úy, vì để đủ vô ngại biện tài, vì nhập trí địa vô ngại, vì trụ đại tâm Nhứt thiết trí, vì thành tựu vô tận thiện căn, vì đầy đủ pháp lành vô ngại, vì nhập phổ môn pháp giới, vì hiện thần lực tất cả Phật, vì niệm trí về thời quá khứ chẳng dứt, vì được tất cả Phật hộ trì các ăn, vì dùng vô lượng môn nói rộng các pháp, vì nghe rồi trọn hiểu rõ thọ trì chẳng quên, vì nhiếp tất căn lành của chư Bồ Tát, vì trọn nên những pháp trợ đạo xuất thế, vì chẳng dứt Nhứt thiết chủng trí, vì khai phát đại nguyện, vì giải thích thiệt nghĩa, vì rõ biết pháp giới, vì khiến chư Bồ Tát đều trọn hoan hỷ, vì tu tất cả Phật bình đẳng thiện căn, vì hộ trì chúng tánh Phật.Sẽ diễn thuyết pháp gì ? Chính là diễn nói Thập hồi hướng của chư Bồ Tát vậy.Thiện nam tử ! Ông nên thừa thần lực của Phật mà diễn pháp ấy, vì để được Phật hộ niệm, vì an trụ nhà Phật, vì thêm lớn công đức xuất thế, vì được đà la ni quang minh, vì nhập Phật pháp vô ngại, vì đại quang chiếu khắp pháp giới, vì họp pháp thanh tịnh không lỗi, vì trụ cảnh giới trí quảng đại, vì được pháp quang vô ngại.Chư Phật liền ban cho Kim Cang Tràng Bồ Tát vô lượng trí huệ cùng vô ngại biện, ban cho thiện phương tiện phân biệt cú nghĩa, ban cho pháp quang minh vô ngại, ban cho thân Như Lai bình đẳng, ban cho vô lượng âm thinh thanh tịnh sai biệ, ban cho Bồ Tát bất tư nghì thiện quán sát tam muội, ban cho thiện căn hồi hướng trí kiên cố, ban cho quan sát Nhứt thiết pháp thành tựu xảo phương tiện, ban cho biện tài ở tất cả chỗ, thuyết tất cả pháp vô đoạn.Tại sao vậy ? vì do sức căn lành nhập tam muội này từ được như vậy.Chư Phật đều đưa tay hữu xoa đảnh Kim Cang Tràng Bồ Tát.Ðược Chư Phật xoa đảnh xong, Kim Cang Tràng Bồ Tát xuất định nói với chúng Bồ Tát rằng : “Thưa Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát có đại nguyện bất tư nghì đầy khắp pháp giới cứu hộ đuợc tất cả chúng sanh.

Chính là tu học tam thế Chư Phật hồi hướng.Thưa Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát hồi hướng có mấy thứ ?Ðại Bồ Tát hồi hướng có mười thứ sau đây, tam thế Chư Phật đồng diễn thuyết :Một là Cứu hộ tất cả chúng sanh ly chúng sanh tướng hồi hướng.Hai là Bất hoại hồi hướng.Ba là Ðẳng nhứt thiết Chư Phật hồi hướng.Bốn là Chí nhứt thiết xứ hồi hướng.Năm là Vô tận công đức tạng hồi hướng.Sáu là Nhập nhứt thiết bình đẳng thiện căn hồi hướng.Bảy là Ðẳng tùy thuận nhứt thiết chúng sanh hồi hướng.Tám là Chơn như tướng hồi hướng.Chín là Vô phược, Vô trước giải thoát hồi hướng.Mười là Nhập pháp giới vô lượng hồi hướng.Thưa Chư Phật tử ! Thế nào là đại Bồ Tát cứu hộ nhứt thiết chúng sanh ly chúng sanh tướng hồi hướng ?Ðại Bồ Tát này thật hành Ðàn Ba la mật, thanh tịnh Thi Ba la mật, tu Nhẫn nhục Ba la mật, khởi Tinh tấn Ba la mật, nhập Thiền Ba la mật, trụ Bát nhã Ba la mật, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, tu vô lượng thiện căn như vậy.Lúc tu thiện căn tự nghĩ rằng : Nguyện những thiện căn này có thể khắp lợi ích tất cả chúng sanh đều làm cho thanh tịnh đến nơi rốt ráo, lìa hẳn vô lượng khổ não Ðịa ngục, Ngạ qủy, Súc sanh, Diêm La Vương v.v…Ðại Bồ Tát lúc trồng thiện căn, đem thiện căn của mình hồi hướng như vầy : Tôi sẽ làm nhà cho tất cả chúng sanh để họ khỏi tất cả sự khổ; tôi sẽ làm chỗ cứu hộ của tất cả chúng sanh khiến họ đều được giải thoát phiền não; tôi sẽ làm chỗ quy y của tất cả chúng sanh khiến họ đều được lìa sự bố úy; tôi sẽ làm chỗ xu hướng của tất cả chúng sanh khiến họ được đến nơi Nhứt thiết trí; tôi sẽ làm chỗ an ỗn cho tất cả chúng sanh khiến họ được chỗ an ổn rốt ráo; tôi sẽ làm ánh sáng cho tất cả chúng sanh khiến họ được trí quang diệt si ám; tôi sẽ làm ngọn đuốc cho tất cả chúng sanh để phá tất cả tối vô minh cho họ; tôi sẽ làm đèn cho tất cả chúng sanh khiến họ an trụ nơi rốt ráo thanh tịnh; tôi sẽ là Ðạo Sư cho tất cả chúng sanh dẫn dắt họ vào pháp chơn thệt; tôi sẽ làm đại Ðạo Sư của tất cả chúng sanh ban cho họ trí huệ lớn vô ngại.Ðại Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng như vậy, bình đẳng lợi ích tất cả chúng sanh, rốt ráo đều khiến được Nhứt thiết trí.Ðại Bồ Tát lợi ích hướng cho hàng chẳng phải thân hữu đồng như đối với hàng thân hữu của mình.

Vì đại Bồ Tát đã nhập tánh bình đẳng của tất cả pháp, với các chúng sanh không có một quan niệm là chẳng phải thân hữu.

Giả sử có chúng sanh nào đem lòng oán hại Bồ Tát, Bồ Tát này cũng vẫn thương mến họ trọn không hờn giận.Bồ Tát này làm thiện tri thức cho khắp tất cả chúng sanh, đem chánh pháp diễn thuyết khiến họ tu tập.Ví như biển cả, tất cả chất độc, không làm biến hoại được.Bồ Tát này cũng vậy.

Tất cả kẻ ngu mông vô trí, vô ân, sân độc, kiêu mạn, mê tối không biết pháp lành, những kẻ ác này đủ cách làm bức hại vẫn không làm động loạn tâm Bồ Tát này được.Ví như mặt nhựt hiện ra thế gian, chẳng do vì kẻ sanh manh kia mà lại ẩn đi không sáng.

Lại cũng chẳng vì sương mù, tay A Tu La, cây Diêm phù đề, gộp cao, hang sâu, bụi khói mây mù che chướng mà ẩn đi không sáng.

Lại cũng chẳng vì thời tiết biến đổ mà ẩn đi không sáng.Ðại Bồ Tát cũng như vậy.

Có phước đức lớn, tâm sâu rộng chánh niệm quán sát không thối khuất.

Vì muốn rốt ráo công đức trí huệ nên đối với pháp thắng thượng lập chí nguyện pháp quang chiếu khắp thấy tất cả nghĩa, nơi các pháp môn trí huệ tự tại, thường vì lợi ích chúng sanh mà tu pháp lành, chẳng bao giờ lầm sanh lòng tổn hại chúng sanh.

Chẳng vì chúng sanh tệ ác tà kiến khó điều phục mà rời bỏ chẳng tu hồi hướng.

Chỉ dùng giáp trụ đại nguyện để tự trang nghiêm, luôn cứu hộ chúng sanh không thối chuyển.

Chẳng vì chúng sanh vô ân mà thối Bồ Tát hạnh, bỏ Bồ đề đạo, chẳng vì ở chung với kẻ phàm ngu mà lìa bỏ tất cả thiện căn như thiệt, chẳng vì chúng sanh thường sanh lỗi ác khó nhẫn thọ được mà sanh lòng nhàm mỏi.

Như mặt nhựt kia chẳng vì có một sự nào che chướng mà lại ẩn đi không chiếu sáng.Ðại Bồ Tát chẳng phải chỉ vì cứu hộ một chúng sanh mà tu các thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề, mà chính vì khắp cứu hộ tất cả chúng sanh vậy.

Chẳng phải chỉ vì thanh tịnh một Phật độ, tin một Ðức Phật, thấy một Ðức Phật, rõ một pháp, nhưng chính vì thanh tịnh khắp tất cả Phật độ, tin khắp tất cả Chư Phật, thấy khắp tất cả Chư Phật, hiểu tất cả Phật pháp mà phát khởi đại nguyện tu các thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề.Ðại Bồ Tát dùng các Phật pháp mà làm duyên khởi, phát tâm quảng đại, tâm bất thối, trong vô lượng kiếp tu tập tâm bửu hy hữu nan đắc, trọn đều bình đẳng với tất cả Chư Phật.Ðại Bồ Tát quán sát các thiện căn như vậy, tín tâm thanh tịnh, đại bi kiên cố, dùng thâm tâm, hoan hỷ tâm, thanh tịnh tâm, tối thắng tâm, nhu nhuyến tâm, từ bi tâm, lân mẫn tâm, nhiếp hộ tâm, lợi ích tâm, An Lạc tâm, mà khắp vì chúng sanh hồi hướng chơn thiệt, chẳng phải chỉ là lời suông.Ðại Bồ Tát lúc đem các thiện căn hồi hướng tự nghĩ rằng : Do thiện căn của tôi đây, nguyện tất cả loài, tất cả chúng sanh đều được thanh tịnh, công đức viên mãn, chẳng bị trở ngại hư hoại, không cùng tận, thường được tôn trọng chánh niệm chẳng quên, được trí huệ quyết định, đủ vô lượng trí, thân, khẩu, ý ba nghiệp tất cả công đức viên mãn trang nghiêm.Ðại Bồ Tát lại nghĩ rằng : Do căn lành này khiến tất cả chúng sanh thừa sự cúng dường tất cả Chư Phật không bỏ qua, khởi lòng tin Chư Phật thanh tịnh không hư hoại, được nghe chánh pháp dứt các sự nghi hoặc, và ghi nhớ không quên, tu hành đúng pháp, cung kính Chư Phật, thân nghiệp thanh tịnh an trụ vô lượng thiện căn rộng lớn, lìa hẳnsự nghèo cùng, đầy đủ bảy Thánh tài, thường theo Chư Phật tu học, thành tựu vô lượng thiện căn thắng diệu, tỏ ngộ bình đẳng trụ Nhứt thiết trí, dùng vô ngại nhãn bình đẳng nhìn chúng sanh, các tướng hảo nghiêm thân không tỳ vết, lời nói tinh diệu, công đức viên mãn, các căn điều phục, thành tựu thập lực, tâm lành đầy đủ, không chỗ y trụ, khiến tất cả chúng sanh đều được sự vui của Phật, trụ nơi chỗ Phật an trụ.Ðại Bồ Tát thấy các chúng sanh gây tạo ác nghiệp, chịu nhiều khổ, bị đây làm chướng mà không thấy được Phật, chẳng được nghe pháp, chẳng biết Tăng, Bồ Tát ben nghĩ rằng :Tôi sẽ ở trong các ác đạo kia, thay thế các chúng sanh chịu các sự khổ, khiến họ được giải thoát.Lúc Bồ Tát chịu khổ thế chúng sanh như vậy càng tinh tấn hơn, chẳng bỏ chẳng tránh, chẳng kinh chẳng sợ, không nhàm mỏi.

Vì đúng như bổn nguyện : Quyết muốn đảm nhiệm chúng sanh khiến họ được giải thoát.

Bồ Tát nghĩ rằng : tất cả chúng sanh ở trong chỗ sanh, già, bệnh, chết các khổ nạn, theo nghiệp mà lưu chuyển, tà kiến vô trí mất các pháp lành, tôi phải cứu họ, cho họ được xuất ly.Lại các chúng sanh bị lưới ái vấn, lọng si che, mà nhiễm trước cõi hữu lậu theo mãi không rời bỏ, vào trong lồng củi khổ não, thật hành nghiệp ma, phước trí đều hết thường ôm lòng nghi hoặc, chẳng thấy chỗ an ổn, chẳng biết đạo xuất ly, ở trong sanh tử luân hồi mãi, luôn bị ngập chìm trong khổ bùn lầy.Bồ Tát thầy chúng sanh như vậy nên khởi tâm đại bi, tâm lợi ích, muốn làm cho chúng sanh đều được giải thoát nên đem tất cả thiện căn hồi hướng, dùng tâm quảng đại hồi hướng, như chỗ tu hành của tam thế Bồ Tát hồi hướng, như lời dạy trong kinh Ðại Hồi Hướng mà hồi hướng.

Nguyện các chúng sanh đều khắp được thanh tịnh, rốt ráo thành tựu Nhứt thiết chủng trí.Bồ Tát lại nghĩ rằng : Chỗ tu hành của tôi, muốn làm cho chúng sanh đều được thành bực trí huệ vô thượng.

Tôi chẳng vì tự thân mà cầu giải thoát, chỉ vì cứu tế tất cả chúng sanh, khiến họ đều được Nhứt thiết trí, qua khỏi vòng sanh tử thoát tất cả khổ.Bồ Tát lại nghĩ rằng : Tôi sẽ vì khắp tất cả chúng sanh chịu đủ sự khổ, khiến họ ra khỏi hố sanh tử khổ.

Tôi vì khắp tất cả chúng sanh mà tận vị lai kiếp chịu tất cả khổ trong các đạo nơi tất cả thế giới, nhưng vẫn luôn vì chúng sanh mà tu thiện căn.


Tôi thà riêng màinh chịu mọi sự khổ, đem thân chuộc tất cả ác đạo chúng sanh khiến họ được giải thoát, chớ chẳng để chúng sanh đoạ nơi Ðịa ngục, Súc sanh, Ngạ qủy, Diêm La Vương các ác đạo.Bồ Tát lại nghĩ rằng : Tôi nguyện bảo hộ tất cả chúng sanh trọn chẳng rời bỏ.

Ðây là lời nguyện thành thật không hư vọng.

Tại sao vậy ? Tôi vì cứu độ tất cả chúng sanh mà phát Bồ đề tâm, chớ chẳng phải vì tự thân mà cầu đạo Vô thượng.

Cũng chẳng phải vì cầu hưởng phước lạc trong ba cõi mà tôi tu Bồ đề hạnh.

Tại sao vậy ? Vì phước lạc thế gian không gì chẳng phải là khổ, là cảnh giới ma, Chư Phật luôn quở trách, chỉ có kẻ ngu mới tham trước, tất cả khổ hoạn đều nhơn đó mà có.

Những ác đạo Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, chỗ Diêm La Vương, giận thù kiện cáo hủy nhục nhau v.v… đều do tham trước ngũ dục mà gây nên.

Kẻ tham ngũ dục thời xa lìa Chư Phật, chướng ngại sanh lên cõi trời, huống là được Vô thượng Bồ đề.Bồ Tát quán sát thế gian như vậy, vì tham chút ít dục lạc mà bị vô lượng sự khổ, nên trọn chẳng vì cảnh ngũ dục mà cầu Bồ đề Bồ Tát hạnh, chỉ vì An Lạc tất cả chúng sanh mà phát tâm tu tập thành tựu viên mãn đại nguyện, cắt đứt những dây khổ của chúng sanh khiến họ được giải thoát.Bồ Tát lại nghĩ rằng : Tôi phải đem căn lành hồi hướng như vậy khiến tất cả chúng sanh được vui rốt ráo, vui lợi ích, vui bất thọ, vui tịch tịnh, vui vô động, vui vô lượng, vui bất xả bất thối, vui bất diệt, vui Nhứt thiết trí.Bồ Tát lại nghĩ rằng : Tôi sẽ vì tất cả chúng sanh mà làm Ðiều Ngự Sựﬠlàm chủ binh thần, cầm đuốc đại trí, chỉ đường an ổn khiến họ lìa hiểm nạn, dùng thiện phương tiện khiến họ biết thiệt nghĩa.

Nơi biển sanh tử làm thuyền trưởng khéo giỏi đủ trí đưa các chúng sanh đến bờ kia.Thưa Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát đem các thiện căn hồi hướng như vậy.

Chính là tùy nghi cứu hộ tất cả chúng sanh khiến họ thoát sanh tử, thờ cúng tất cả Chư Phật; được trí vô ngại, lìa các ma, xa bạn ác, gần bạn lành Bồ Tát, dứt trừ tội lỗi, thành tựu tịnh nghiệp, đầy đủ hạnh nguyện rộng lớn của Bồ Tát và vô lượng thiện căn.Ðại Bồ Tát đem thiện căn chánh hồi hướng rồi, tự nghĩ rằng : Chẳng vì tứ châu thiên hạ đông chúng sanh mà có nhiều mặt nhựt hiện, chỉ một mặt nhựt mọc lên đủ soi sáng khắp tất cả chúng sanh.

Lại các chúng sanh chẳng phải từ mình có ánh sáng để biết ngày đêm, đứng đi hành động, mà đều do mặt nhựt mọc lên.

Mặt nhựt kia chỉ có một.Cũng thế, đại Bồ Tát lúc tu tập thiện căn hồi hướng, nghĩ rằng : Các chúng sanh kia chẳng thể tự cứu, đâu có thể cứu người khác.

Riêng một mình tôi tập chí nguyện tu tập thiện căn hồi hướng như vậy.

Những là : Vì muốn quảng độ tất cả chúng sanh, vì chiếu khắp tất cả chúng sanh, vì chỉ dẫn tất cả chúng sanh, vì khai ngộ tất cả chúng sanh, vì đoái lại tất cả chúng sanh, vì nhiếp thọ tất cả chúng sanh, vì thành tựu tất cả chúng sanh, vì khiến tất cả chúng sanh hoan hỷ, vì khiến tất cả chúng sanh vui đẹp, vì khiến tất cả chúng sanh dứt nghi.Ðại Bồ Tát lại nghĩ rằng : Tôi phải như mặt nhựt, chiếu khắp tất cả mà chẳng cầu báo ân; chúng sanh có kẻ ác hại tôi, tôi đều dung thọ trọn chẳng do đây mà bỏ thệ nguyện; chẳng vì một chúng sanh ác mà bỏ tất cả chúng sanh, tôi chỉ riêng tu tập thiện căn hồi hướng, khiến khắp chúng sanh đều được an lạc.

Thiện căn dầu ít, nhưng vì nhiếp khắp chúng sanh tôi dùng tâm hoan hỷ hồi hướng quảng đại.

Nếu có thiện căn mà chẳng muốn lợi ích tất cả chúng sanh thời chẳng gọi là hồi hướng.

Tùy một thiện căn dùng khắp chúng sanh làm cảnh sở duyên mới gọi là hồi hướng.

Hồi hướng đặt để chúng sanh nơi pháp tánh vô trước.

Hồi hướng thấy chúng sanh bất động bất chuyển.

Hồi hướng vô y vô thủ đối với sự hồi hướng.

Hồi hướng chẳng chấp lấy tướng thiện căn.

Hồi hướng chẳng phân biệt nghiệp báo thể tánh.

Hồi hướng chẳng tham trước tướng ngũ uẩn.


Hồi hướng chẳng phá hoại tướng ngũ uẩn.

Hồi hướng chẳng chấp lấy nghiệp.

Hồi hướng chẳng cầu báo.

Hồi hướng chẳng nhiễm trước nhơn duyên.

Hồi hướng chẳng phân biệt nhơn duyên khởi.

Hồi hướng chẳng chấp xứ sở.

Hồi hướng chẳng chấp pháp hư vọng.

Hồi hướng chẳng chấp tướng chúng sanh, tướng thế giới, tướng tâm ý.

Hồi hướng chẳng khởi tâm điên đảo, tưởng điên đảo, kiến điên đảo.

Hồi hướng chẳng chấp đường ngôn ngữ.

Hồi hướng quán tánh chơn thật của tất cả pháp.

hồi hướng quán tánh bình đẳng của tất cả chúng sanh.

Hồi hướng dùng ấn pháp giới ấn các thiện căn.

Hồi hướng quán các pháp lìa tham dục.

Hiểu tất cả pháp không gieo trồng, thiện căn cũng như vậy.

Quán các pháp không hai, không sanh, không diệt, hồi hướng cũng như vậy.

Dùng những thiện căn hồi hướng như vậy mà tu hành pháp đối trị thanh tịnh.

Bao nhiêu thiện căn thảy đều tùy thuận pháp xuất thế, chẳng làm hai tướng.

Chẳng phải tức nghiệp tu tập Nhứt thiết trí.

Chẳng phải lìa nghiệp hồi hướng Nhứt thiết trí.

Nhứt thiết trí chẳng phải tức nghiệp, nhưng cũng chẳng phải lìa nghiệp mà được Nhứt thiết trí.


Bởi nghiệp thanh tịnh như bóng sáng.

Báo như bóng sáng thanh tịnh bóng sáng, lìa ngã ngã sở tất cả động loạn tư duy phân biệt.

Rõ biết như vậy, đem các thiện căn phương tiện hồi hướng.Lúc Bồ Tát hồi hướng như vậy, Bồ Tát luôn độ thoát chúng sanh không thôi, chẳng trụ pháp tướng.

Dầu biết các pháp không nghiệp, không báo, mà khéo hay xuất sanh tất cả nghiệp báo không trái nghịch.

Bồ Tát phương tiện khéo tu hồi hướng như vậy.Lúc đại Bồ Tát hồi hướng như vậy lìa tất cả lỗi, được Chư Phật khen ngợi.Ðây là đại Bồ Tát cứu hộ nhứt thiết chúng sanh ly chúng sanh tướng hồi hướng thứ nhứt.Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Ðức Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng :Tu hành trong bất tư nghì kiếpTinh tấn kiên cố tâm vô ngạiVì muốn lợi ích các quần sangThường cầu khắp công đức của Phật.Bực thế gian không ai sánh bằngTu sửa tâm ý rất sáng sạchPhát tâm cứu khắp các hàm thứcBực này khéo vào tạng hồi hướng.Dũng mãnh tinh tấn sức đầy đủ.Trí huệ thông đạt ý thanh tịnhCứu khắp tất cả các quần sanhLòng kia kham nhẫn chẳng khuynh động,Tâm khéo an trụ không ai sánhÝ thường thanh tịnh rất vui thíchNhư vậy vì người siêng tu hànhVí như mặt đất khắp dung thọ.Chẳng vì tự thân cầu khoái lạcChỉ muốn cứu hộ các chúng sanhNhư vậy phát khởi tâm đại biChóng được vào nơi bực vô ngại.Tất cả thế gian ở mười phươngBao nhiêu chúng sanh đều nhiếp thọVì cứu họ nên khéo trụ tâmNhư vậy tu học các hồi hướngTu hành bố thí rất vui thíchHộ trì tịnh giới không sai phạmDũng mãnh tinh tấn tâm chẳng độngHồi hướng Nhứt thiết trí của Phật.Tâm đó rộng lớn không ngằn méNhẫn lực an trụ chẳng lay độngThiền định rất sâu luôn chiếu rõTrí huệ vi diệu khó nghĩ bàn.Trong tất cả thế giới mười phươngTu tập đầy đủ hạnh thanh tịnhCông đức như vậy đều hồi hướng.Vì muốn an lạc các chúng sanh.Ðại sĩ siêng tu những thiện nghiệpVô lượng vô biên chẳng đếm đượcÐều đem lợi ích các chúng sanhKhiến trụ nơi trí huệ vô thượngKhắp vì tất cả các chúng sanhMà ở địa ngục vô số kiếpNhưng vẫn không có lòng nhàm mỏiDũng mãnh quyết định thường hồi hướng.Chẳng cầu sắc, thinh, hương cùng vịCũng chẳng mong cầu các diệu xúcChỉ vì cứu độ các quần sanhThường cầu trí tối thắng vô thượng.Trí huệ thanh tịnh như hư khôngTu tập vô biên hạnh Ðại SĩNhư những công hạnh Phật đã làmBực này luôn tu học như vậy.Ðại Sĩ du hành các thế giớiÐều hay an ổn các quần sanhKhiến khắp tất cả đều vui mừngTu Bồ Tát hạnh không nhàm đủ.Dứt trừ tất cả những tâm độcTư duy tu tập trí vô thượngChẳng vì tự mình cầu an lạcChỉ nguyện chúng sanh được lìa khổ.Bực này hồi hướng được rốt ráoTâm thường thanh tịnh lìa các độcTam thế Chư Phật phó chúc choTrụ nơi thành đại pháp vô thượngChưa từng nhiễm trước nơi các sắcThọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng nhiễmTâm đó thoát hẳn nơi ba cõiTất cả công đức đều hồi hướng.Những chúng sanh mà Phật thấy biếtÐều trọn nhiếp thủ không thừa sótThệ nguyện đều khiến được giải thoátVì kia tu hành rất hoan hỷ,Lòng kia niệm niệm luôn an trụTrí huệ rộng lớn không ai sánhRời si, chánh niệm thường vắng lặngTất cả các nghiệp đều thanh tịnh.Như Bồ Tát kia ở thế gianChẳng nhiễm nội pháp như ngoại phápNhư gió trong hư không vô ngại !Ðại Sĩ dụng tâm cũng như vậy.Bao nhiêu thân nghiệp đều thanh tịnh.Tất cả ngôn ngữ không lỗi lầmTâm thường quy hướng nơi Như Lai.Hay khiến Chư Phật đều hoan hỷ.Thập phương vô lượng các quốc độNơi tất cả Phật đều qua đếnTrong đó xem thấy đấng đại biNgười đều cung kính mà thờ phụng.Lòng thường thanh tịnh lìa các lỗiVào khắp thế gian không e sợÐã trụ đạo Vô thượng của PhậtLàm ao pháp lớn cho ba cõi.Tinh tấn quán sát tất cả phápTùy thuận tư duy hữu phi hữu.Như vậy thẳng đến lý chơn thậtÐược vào chỗ vô tránh rất sâu.Do đây tu thành đạo kiên cốTất cả chúng sanh chẳng hoại đượcKhéo hay rõ thấu các pháp tánhKhắp trong tam thế không chấp trước.Như vậy hồi hướng đến bờ kiaKhiến khắp quần sanh lìa cấu nhiễmLìa hẳn tất cả những sở y.Ðược vào chỗ vô y rốt ráo.Ngôn ngữ của tất cả chúng sanhTùy theo chủng loại đều sai khácBồ Tát trọn hay phân biệt nóiMà lòng vẫn vô trước vô ngại.Bồ Tát tu hồi hướng như vậyCông đức phương tiện bất khả thuyếtHay khiến trong thế giới mười phươngTất cả Chư Phật đều khen ngợi.Hán Bộ Quyển Thứ 24Thưa Chư Phật tử ! Thế nào là Bồ Tát bất hoại hồi hướng ?Ðại Bồ Tát này được đức tin bất hoại đối với tam thế Chư Phật, vì hay trọn phụng thờ tất cả Chư Phật vậy; lại được đức tin bất hoại đối với tất cả chư Bồ Tát, mhẫn đến đối với các Bồ Tát sơ phát tâm cầu Vô thượng đạo, vì thệ tu tất cả Bồ Tát thiện căn không mỏi nhàm vậy; được đức tin hoại đối với tất cả Phật pháp, vì phát chí nguyện sâu vậy; được đức tin bất hoại đối với tất cả Phật giáo, vì thủ hộ Trụ trì vậy; được đức tin bất hoại đối với tất cả chúng sanh, vì lòng từ bình đẳng xem chúng sanh đem thiện căn hồi hướng khắp lợi ích vậy; được đức tin bất hoại đối với tất cả pháp lành thanh tịnh, vì khắp họp vô biên thiện căn vậy; được đức tin bất hoại đối với đạo hồi hướng của tất cả Bồ Tát, vì đầy đủ những thắng nguyện vậy; được đức tin bất hoại đối với các Bồ Tát Pháp sư, vì đối với Bồ Tát tưởng là Phật vậy; được đức tin bất hoại đối với thần thông tự tại của tất cả Phật, vì thâm tín Chư Phật khó nghĩ bàn vậy; được đức tin bất hoại đối với phương tiện thiện xảo của tất cả Bồ Tát, vì nhiếp thủ vô lượng vô số công hạnh vậy.Ðại Bồ Tát lúc an trụ đức tin bất hoại như vậy, đối với Phật, Bồ Tát, Ðộc Giác, Thanh Văn, Phật pháp, Phật giáo, chúng sanh v.v… đều ở trong đó khéo vun trồng thiện căn vô lượng vô biên, khiến thêm tâm Bồ đề, lớn lòng từ bi, quán sát bình đẳng, tùy thuận tu học chỗ làm của Chư Phật, nhiếp thủ tất cả thiện căn thanh tịnh vào nghĩa chơn thật, nhóm công hạnh phước đức thật hành bố thí lớn, tu các công đức, xem tam thế bình đẳng.Ðại Bồ Tát dùng thiện căn công đức như vậy hồi hướng Nhứt thiết trí, nguyện thường thấy Phật, gần bạn lành, cùng ở với chư Bồ Tát, nhớ Nhứt thiết trí không rời, thọ trì Phật giáo siêng thủ hộ, giáo hóa thành thục tất cả chúng sanh, tâm thường hồi hướng đạo xuất thế, cúng dường hầu hạ tất cả Pháp sư, hiểu rõ các pháp ghi nhớ chẳng quên, tu hành đại nguyện đều khiến đầy đủ.Ðại Bồ Tát như vậy mà chứa nhóm thiện căn, thành tựu thiện căn, tăng trưởng thiện căn, tư duy thiện căn, hộ niệm thiện căn, phân biệt thiện căn, mến thích thiện căn, tu tập thiện căn, an trụ thiện căn.Ðại Bồ Tát chứa nhóm những thiện căn như vậy rồi, dùng những y báo của thiện căn này mà tu Bồ Tát hạnh, trong mỗi niệm thấy vô lượng Phật và phụng thờ cúng dường.Dùng vô số châu báu, hoa, tràng hoa, y phục, lọng, tràng phan, đồ trang nghiêm vô số lượng thoa, hương bột, hương hòa trộn, hương đốt, đồ trán đất, vô số sự hầu hạ, thâm tín, mến ưa, tâm thanh tịnh, tôn trọng, ca ngợi, lễ kính, vô số bửu tòa, hoa tòa, hương tòa, man tòa, chiên đàn tòa, y tòa, Kim Cang toà, ma ni tòa, bửu tăng tòa, bửu sắc tòa, vô số chỗ kinh hành trải hoa, trải báu, trải hương, trải tràng hoa, trải y phục, trải lụa màu, vô số chỗ kinh hành trồng cây bửu đa la, lan can báu, lưới linh báu giăng che, vô số cung điện báu, cung điện hoa, cung điện tràng hoa, cung điện hương, cung điện chiên đàn, cung điện diệu hương tạng, cung điện Kim Cang, cung điện ma ni, tất cả đều qúy đẹp hơn ở cõi trời, vô số cây báu, cây hương, cây bửu y, cây âm nhạc, cây diệu âm thinh, cây đồ trang nghiêm, cây hàng lụa báu, cây vòng báu, vô số cây hoa hương tràng phan lọng trang nghiêm che mát các cung điện, lại có vô số mái hiên trang nghiêm, vô số cửa chính cửa song trang nghiêm, vô số lâu các trang nghiêm, vô số hình bán nguyệt trang nghiêm, vô số màn trang nghiêm, vô số lưới vàng giăng che, vô số hương thơm tỏa khắp nơi, vô số thảm báu trải đất, tôn kính cúng dường tất cả Chư Phật trải qua vô lượng vô số bất khả thuyết bất khả thuyết kiếp, cúng dường luôn không thối chuyển không thôi nghỉ.Sau khi mỗi đức Như Lai diệt độ, Bồ Tát cũng cúng dường Xá lợi như vậy, vì muốn khiến chúng sanh khởi làng tin thanh tịnh, nhiếp thiện căn, lìa các khổ, hiểu biết rộng, dùng đại trang nghiêm để tự trang nghiêm, chỗ tu hành được rốt ráo, biết Chư Phật xuất thế rất khó gặp, được đủ vô lượng trí lực của Như Lai, trang nghiêm cúng dường tháp miếu của Chư Phật, trụ trì Phật pháp.Bồ Tát cúng dường hiện tại Chư Phật và Xá lợi của Phật như vậy, dầu cả vô số kiếp nói cũng không thể biết.

Bồ Tát tu tập vô lượng công đức này đều vì thành thục tất cả chúng sanh, không thối chuyển, không dứt nghỉ, không nhàm, không chấp, lìa tâm tưởng, không y chỉ, tuyệt hẳn sở y, xa lìa ngã ngã sở, dùng pháp ấn như thiệt ấn các nghiệp môn, được pháp vô sanh, trụ chỗ trụ của Phật, quán tánh vô sanh, ấn các cảnh giới, Chư Phật hộ niệm, phát tâm hồi hướng, hồi hướng tương ưng với pháp tánh, hồi hướng phương tiện nhập pháp vô tác chỗ làm được thành tựu, hồi hướng phương tiện bỏ lìa chấp trước, phương tiện hồi hướng an trụ nơi vô lượng thiện xảo, hồi hướng ra khỏi hẳn tất cả cõi hữu lậu, hồi hướng khéo tu hành chẳng trụ nơi tướng, hồi hướng nhiếp khắp tất cả thiện căn, hồi hướng thanh tịnh khắp tất cả Bồ Tát hạnh rộng lớn, hồi hướng phát tâm Vô thượng Bồ đề, hồi hướng đồng trụ tất cả thiện căn, hồi hướng đầy đủ tâm tín giải vô thượng.Ðại Bồ Tát lúc đem thiện căn hồi hướng như vậy, dầu theo sanh tử mà chẳng biến đổi, cầu Nhứt thiết trí chưa từng thối chuyển, ở trong tam giới tâm không động loạn, trọn có thể độ thoát tất cả chúng sanh, chẳng nhiễm pháp hữu vi, chẳng mất trí vô ngại, Bồ Tát hàng vì nhơn duyên vô tận, các pháp thế gian không biến động được, thanh tịnh đầy đủ các Ba la mật, trọn có thể thành tựu Nhứt thiết trí lực.Bồ Tát như vậy lìa các si ám, thành tâm Bồ đề, khai thị quang minh, tăng trưởng tịnh pháp, hồi hướng thắng đạo, đầy đủ các hạnh, dùng ý thanh tịnh khéo hay phân biệt, rõ tất cả pháp đều tùy tâm hiện, biết nghiệp như huyễn, báo như tượng, hành như hóa, pháp nhơn duyên sanh đều như vang, tất cả Bồ Tát hạnh như bóng, xuất sanh pháp nhãn thanh tịnh vô trước, thấy cảnh giới vô tác rộng lớn, chứng tánh tịch diệt, rõ pháp không hai được pháp thiệt tướng, đủ Bồ Tát hạnh, nơi tất cả tướng đều không chấp trước khéo hay thật hành những việc đồng sự, hằng không rời bỏ các pháp lành thanh tịnh, lìa tất cả chấp trước trụ hạnh vô trước.Bồ Tát như vậy khéo léo tư duy không mê hoặc, chẳng trái các pháp, chẳng hoại nghiệp nhơn, thấy rõ chơn thiệt, khéo hồi hướng, biết pháp tánh, dùng sức phương tiện thành tựu nghiệp báo đến bờ kia, dùng trí huệ quan sát tất cả pháp được trí thần thông, vô tác mà thật hành các nghiệp thiện căn tùy tâm tự tại.Ðại Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng như vậy, vì muốn độ thoát tất cả chúng sanh, chẳng dứt Phật chủng, lìa hẳn nghiệp ma, thấy Nhứt thiết trí không ngằn mé tin ưa không bỏ, lìa các cảnh giới, dứt những tạp nhiễm, cũng nguyện tất cả chúng sanh được trí thanh tịnh, vào phương tiện sâu, ra khỏi pháp sanh tử, được thiện căn của Phật, dứt hẳn tất cả sự nghiệp ma, dùng ấn bình đẳng ấn khắp các nghiệp, phát tâm vào thẳng Nhứt thiết chủng trí, thành tựu tất cả pháp xuất thế gian.Ðây là đại Bồ Tát bất hoại hồi hướng thứ hai.Ðại Bồ Tát lúc trụ nơi hồi hướng này, được thấy vô số Chư Phật, thành tựu vô lượng diệu pháp thanh tịnh, được tâm bình đẳng với khắp chúng sanh, với tất cả pháp không nghi hoặc, được tất cả Chư Phật thần lực gia hộ, hàng phục chúng ma lìa hẳn nghiệp ma, thành tựu sanh qúy viên mãn Bồ đề tâm, được trí vô ngại hiểu chẳng do người, khéo hay khai xiển nghĩa của tất cả pháp, có thể tùy năng lực tư tưởng vào tất cả cõi, soi sáng khắp chúng sanh đều khiến thanh tịnh.Ðại Bồ Tát dùng sức bất hoại hồi hướng này nhiếp các thiện căn.Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Ðức Phật quan sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng :Bồ Tát đã được ý bất hoạiTu hành tất cả những nghiệp lànhNên có thể khiến Phật hoan hỷNgười trí do đây mà hồi hướngCúng dường vô lượng vô biên PhậtBố thí trì giới phục các cănVì muốn lợi ích các chúng sanhKhiến khắp tất cả đều thanh tịnh.Tất cả những hương hoa thượng diệuVô lượng sai biệt thắng y phụcBửu cái nhẫn đến đồ trang nghiêmCúng dường tất cả chư Như Lai.Như vậy cúng dường lên Chư Phật.Vô lượng vô số nan tư kiếpCung kính tôn trọng thường hoan hỷChưa từng một niệm sanh nhàm mỏi.Chuyên tâm tưởng niệm nơi Chư PhậtÐèn sáng trong tất cả thế gianMười phương tất cả chư Như Lai.Thảy đều hiện tiền như mắt thấy.Bất khả tư nghì vô lượng kiếpCác thứ bố thí tâm không nhàmTrong trăm ngàn muôn ức kiếp sốTu những nghiệp lành đều như vậy.Chư Như Lai kia diệt độ rồi.Cúng dường Xá lợi không nhàm đủÐều dùng các loại diệu trang nghiêmXây dựng vô lượng những tháp miếuTạo lập vô lượng hình tượng Phật.Châu báu vàng bạc dùng trang nghiêmCao lớn vòi vọi như núi cảSố đó vô lượng trăm ngàn ức,Tịnh tâm tôn trọng cúng dường rồiLại khởi lòng hoan hỷ lợi íchBất tư nghì kiếp ở thế gianCứu hộ chúng sanh khiến giải thoátRõ biết chúng sanh đều vọng tưởngNơi kia tất cả vô phân biệtMà hay khéo biết căn chúng sanhVì khắp chúng sanh làm lợi ích.Bồ Tát tu tập các công đứcRộng lớn tối thắng không ai sánhRõ thấu thể tánh đều chẳng cóQuyết định như vậy đều hồi hướng.Dùng trí tối thắng quán các phápTrong đó không có một pháp sanhNhư vậy phương tiện tu hồi hướngCông đức vô lượng không thể hết.Dùng phương tiện này khiến tâm tịnhÐều cùng tất cả Như Lai đồngPhương tiện lực này chẳng cùng tậnNên phước đức cũng không cùng tận.Phát khởi tâm Bồ đề vô thượngTất cả thế gian vô sở yÐến khắp mười phương các thế giớiMà tất cả nơi đều vô ngạiTất cả Như Lai xuất thế gianVì muốn khải đạo lòng chúng sanhNhư tâm tánh kia mà quán sátRốt ráo tìm cầu chẳng thể được.Tất cả các pháp trọn không thừaÐều vào chơn như không thể tánhDùng tịnh nhãn mà hồi hướngMở ngục sanh tử ở thế gian.Ðều khiến các cõi đều thanh tịnhCũng chẳng phân biệt nơi các cõiBiết tánh các cõi đều không cóMà khiến ý hoan hỷ thanh tịnh.Nơi một Phật độ không sở y.Tất cả Phật độ đều như vậyCũng chẳng nhiễm trước pháp hữu viBiết pháp tánh kia không y xứ.Do đây tu thành Nhứt thiết tríDo đây trí vô thượng trang nghiêmDo đây Chư Phật đều hoan hỷÐây là hạnh Bồ Tát hồi hướng.Bồ Tát chuyên tâm niệm Chư PhậtTrí huệ vô thượng phương tiện khéoNhư Phật tất cả không sở yNguyện tôi tu thành công đức này.Chuyên tâm cứu hộ tất cả chúngKhiến họ xa lìa các nghiệp ácNhư vậy lợi ích các chúng sanhChuyên niệm tư duy chưa từng có.Trụ nơi pháp thủ hộ trí địaChẳng lấy Niết Bàn nơi thừa khácChỉ nguyện được Phật đạo vô thượngBồ Tát như vậy khéo hồi hướng.Chẳng chấp lấy ngôn ngữ chúng sanh.Tất cả sự hữu vi hư vọngDầu chẳng y tựa đường ngôn ngữ.Cũng lại chẳng chấp không ngôn thuyếtThập phương tất cả chư Như Lai.Rõ thấu các pháp không còn sótDầu biết các pháp đều không tịchMà chẳng sanh niệm trụ nơi không.Dùng một trang nghiêm nghiêm tất cả.Cũng chẳng phân biệt nơi các phápNhư vậy khai ngộ các quần sanhTất cả vô tánh vô sở quán.Chư Phật tử ! thế nào là Bồ Tát đẳng Nhứt thiết Phật hồi hướng ?Ðại Bồ Tát này tùy thuận tu học đạo hồi hướng của tam thế Chư Phật.Lúc tu học đạo hồi hướng như vậy, Bồ Tát này thấy tất cả lục trần : sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp hoặc tốt hoặc xấu, chẳng sanh lòng ưa hay ghét, tâm được tự tại, không lổi lầm, rộng lớn thanh tịnh, hoan hỷ vui thích, lìa những tưu não, tâm ý như nhuyến các căn thanh lương.Lúc đại Bồ Tát được An Lạc như vậy, lại phát âm hồi hướng Chư Phật, tự nghĩ rằng :Nguyện đem thiện căn của tôi vun trồng hiện nay làm cho sự vui của Chư Phật càng thêm.

Những là sự vui nơi an trụ bất tư nghì của Phật, sự nơi tam muội vô tỷ của Chư Phật, sự vui đại từ bi vô hạn lượng, sự vui giải thoát của tất cả Chư Phật, sự vui đại thần thông ngằn mé, sự vui đại tự tại rất mực tôn trọng, sự vui vô lượng lực rốt ráo rộng lớn, sự vui tịch tịnh lìa những tri giác, sự vui thường chánh định trụ nơi vô ngại trụ, sự vui thật hành hạnh vô nhị không đổi khác.Ðại Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng Phật xong, lại đem thiện căn hồi hướng Bồ Tát.

Nghĩa là người chưa viên mãn làm cho được viên mãn, người tâm chưa thanh tịnh làm cho được thanh tịnh, người chưa tròn đủ Ba la mật làm cho được tròn đủ, an trụ nơi tâm Kim Cang Bồ đề, nơi Nhứt thiết trí được bất thối chuyển, chẳng bỏ đại tinh tấn, thủ hộ môn Bồ đề, tất cả thiện căn có thể khiến chúng sanh bỏ lìa ngã mạn phát Bồ đề tâm chí nguyện được thành tựu viên mãn, an trụ nơi chỗ trụ của Bồ Tát, được các căn minh lợi của Bồ Tát, tu tập thiện căn chứng Phật chủng trí.Ðại Bồ Tát đem thiện căn hồi hướng Bồ Tát như thế rồi, lại đem hồi hướng tất cả chúng sanh, nguyện cho tất cả chúng sanh có bao nhiêu thiện căn nhẫn đến rất ít chừng khoảng khảy ngón tay, đều được thấy Phật nghe pháp, kính Tăng, những thiện căn kia đều lìa chướng ngại, niệm Phật viên mãn, niệm Pháp phương tiện, niệm Tăng tôn trọng, chẳng lìa thấy Phật, tâm được thanh tịnh được các Phật pháp, họp vô lượng đức, thanh tịnh những thần thông, bỏ niệm nghi pháp an trụ đúng Phật giáo.Bồ Tát này vì Thanh Văn và Bích Chi Phật hồi hướng cũng như vậy.Lại nguyện tất cả chúng sanh lìa hẳn Ðịa ngục,Ngạ qủy, Súc sanh, Diêm La Vương v.v… Tất cả nơi ác khổ, tăng trưởng tâm Vô thượng Bồ Ðề, chuyên ý siêng cầu Nhứt thiết chủng trí, lìa hẳn hủy báng chánh pháp Chư Phật được Phật an lạc thân tâm thanh tịn chứng Nhứt thiết trí.Ðại Bồ Tát có bao nhiêu thiện căn đều do đại nguyện phát khởi, chánh phát khởi, tích tập chánh tích tập, tăng trưởng chánh tăng trưởng, đều rộng lớn đầy đủ.Ðại Bồ Tát tại gia cùng vợ con ở chung chưa từng tạm bỏ tâm Bồ Ðề, chánh niệm tư duy cảnh Nhứt thiết chủng trí, tự độ độ người khiến được rốt ráo.

Dùng thiện phương tiện giao hóa quyến thuộc của mình, khiến vào trí Bồ Tát, khiến thành thục giải thoát.

Dầu cùng ở chung mà không lòng chấp trước.

Vì bổn đại bi mà hiện ở nhà, vì từ tâm mà tùy thuận vợ con, nơi đạo thanh tịnh của Bồ Tát vẫn không chướng ngại.Ðại Bồ Tát dầu ở nhà tạo lập sự nghiệp, nhưng chưa từng tạm bỏ tâm Nhứt thiết trí.

Nghĩa là trong những lúc mặc y phục, ăn thực phẩm, uống thuốc men, tắm rửa, xoay ngó, đi, đứng ngồi, nằm, thân, ngữ, ý hoặc ngủ, hoặc thức v.v… lòng Bồ Tát luôn hướng đến đạo Vô thượng Giác chuyên nhiếp niệm tư duy nơi đây không lúc nào tạm bỏ rời.Vì muốn lợi ích tất cả chúng sanh, mà Bồ Tát an trụ vô lượng đại nguyện Bồ Ðề, nhiếp thủ vô số thiện căn rộng lớn, siêng thật hành những đều lành, cứu độ khắp tất cả mọi loài, xa tất cả kiêu mạn phóng dật, quyết định đến bực Nhứt thiết trí, trọn chẳng để tâm đến những đạo khác, thường quán sát Chư Phật Bồ Ðề, bỏ hẳn tất cả những pháp tạp nhiễm, tu hành tất cả chỗ sở học của Bồ Tát, nơi đạo Nhứt thiết trí, không bị chướng ngại, trụ nơi trí địa, ưa thích tụng tập, dùng vô lượng trí huệ họp những thiện căn, tâm chẳng luyến thích tất cả thế gian, cũng chẳng nhiễm trước nơi công hạnh của mình thật hành, chuyên tâm thọ trì giáo pháp của Chư Phật.Bồ Tát ở tại gia nhiếp khắp những thiện căn khiến được tăng trưởng mà hồi hướng Chư Phật vô thượng Bồ Ðề như vậy.Bấy giờ Bồ Tát nhẫn đến thí cho Súc sanh ăn một nắm một hột, đều nguyện rằng : Tôi sẽ làm cho các loài này thoát khỏi báo Súc sanh mà được lợi ích an vui rốt ráo giải thoát, khỏi hẳn biển khổ, dứt hẳn khổ thọ, trừ hẳn khổ uẩn, dứt hẳn khổ giác, khổ tụ, khổ hạnh, khổ nhơn, khổ bổn và các khổ xứ.

Nguyện cho những chúng sanh kia đều được giải thoát tất cả khổ.Bồ Tát chuyên tâm tưởng nhớ tất cả chúng sanh như vậy, dùng thiện căn này làm trên hết, vì họ mà hồi hướng Nhứt thiết chủng trí.Bồ Tát sơ phát tâm Bồ Ðề nhiếp khắp chúng sanh tu những thiện căn đều đem hồi hướng cả, muốn cho họ thoát hẳn sanh tử, được sự khoái lạc vô ngại của các Như Lai, ra khỏi biển phiền não, tu Phật đạo, từ tâm cùng khắp, bi lực rộng lớn, khiến khắp tất cả được vui tịch tịnh, gìn giữ thiện căn, gần gũi Phật pháp, ra khỏi cảnh ma, vào cảnh Phật, dứt giống thế gian, gieo giống Phật, trụ trong pháp tam thế bình đẳng.Bao nhiêu thiện căn đã, sẽ và hiện tập họp đều đem hồi hướng như vậy cả.Bồ Tát lại nghĩ rằng : như Chư Phật và Bồ Tát quá khứ thật hành những sự cung kính cúng dường Chư Phật, độ chúng sanh khiến được giải thoát, siêng năng tu tập tất cả thiện căn đều đem hồi hướng mà không chấp trước.

Nghĩa là chẳng tựa nơi sắc, chẳng nhiễm nơi thọ, không tưởng điên đảo, chẳng khởi hành, chẳng theo thức, bỏ rời sáu trần, chẳng trụ thế pháp, thích đạo xuất thế, biết tất cả pháp đều như hư không, không từ đâu đến, bất sanh, bất diệt, không chơn thiệt, không nhiễm trước, xa lìa tất cả những kiến chấp phân biệt; động chẳng chuyển, chẳng mất, chẳng hoại, trụ nơi thiệt kế không tướng lìa tướng chỉ là nhứt tướng.Bồ Tát thâm nhập tất cả pháp tánh như vậy, thường thích tu tập thiện căn phổ môn, đều thấy tất cả chúng hội Chư Phật.Như thiện căn hồi hướng của tất cả Như Lai thời quá khứ, tôi cũng hồi hướng như vậy hiểu pháp như vậy, chứng pháp như vậy, y pháp như vậy mà phát tâm tu tập chẳng trái pháp tướng, biết chỗ tu hành như huyễn, như ảnh, như trăng đáy nước, như tượng trong gương, nhơn duyên hòa hiệp mà hiển hiện nhẫn đến bực Như Lai rốt ráo.Bồ Tát lại nghĩ rằng : như Chư Phật thời quá khứ lúc tu hạnh Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng như vậy, Chư Phật hiện tại và vị lai đều cũng như vậy.Nay tôi cũng nên phát tâm như chỗ phát tâm của Chư Phật; đem những thiện căn mà dùng hồi hướng : hồi hướng đệ nhứt, hồi hướng thắng, hồi hướng tối thắng, hồi hướng thượng, hồi hướng vô thượng, hồi hướng vô đẳng, hồi hướng vô đẳng đẳng, hồi hướng vô tỉ, hồi hướng vô đối, hồi hướng tôn, hồi hướng diệu, hồi hướng bình đẳng, hồi hướng chánh trực, hồi hướng đại công đức, hồi hướng quảng đại, hồi hướng thiện, hồi hướng thanh tịnh, hồi hướng ly ác, hồi hướng bất tùy ác.Bồ Tát đem những thiện căn chánh hồi hướng như thế rồi, thời thành tựu thân, ngữ, ý nghiệp thanh tịnh, trụ nơi an trụ của Bồ Tát, không có các lỗi lầm, tu tập nghiệp lành, lìa sự ác nơi thân, ngữ, tâm, ý không tội lỗi, tu Nhứt thiết trí, trụ nơi tâm quảng đại, biết tất cả pháp không sở tác, trụ pháp xuất thế, chẳng nhiễm thế pháp, phân biệt rõ biết vô lượng các nghiệp, thành tựu hồi hướng phương tiện khéo léo, nhổ hẳn tất cả cội gốc chấp trước.Thưa Chư Phật tử ! Ðây là đại Bồ Tát nhứt thiết Phật hồi hướng thứ ba.Ðại Bồ Tát trụ bực hồi hướng này, thâm nhập nghiệp hạnh của tất cả Như Lai, xu hướng công đức thắng diệu của Như Lai, vào sâu trong cảnh giới trí huệ thanh tịnh, chẳng rời hạnh nghiệp của tất cả Bồ Tát, hay khéo phân biệt phương tiện xảo diệu, nhập thâm pháp giới, khéo biết thứ đệ tu hành của Bồ Tát, vào chúng tánh của Phật, dùng phương tiện xảo diệu phân biệt rõ biết vô lượng vô biên tất cả các pháp.

Dầu hiện thân sanh vào thế gian nhưng không nhiễm trước thế pháp.Bấy giờ Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa thần lực của Phật, quán sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng :Chư Bồ Tát Ma ha tát đóTu pháp hồi hướng Phật quá khứCũng học công hạnh của Chư PhậtHiện tại cùng Chư Phật vị lai.Nơi các cảnh giới được an vuiChỗ ngợi khen của tất cả PhậtMắt sáng suốt thanh tịnh rộng lớnÐều đem hồi hướng đại trí huệ.Bồ Tát thân căn các sự vuiNhãn, nhĩ, tỷ, thiệt cũng như vậy.Vô lượng sự vui thượng diệu ấyÐều đem hồi hướng bực tối thắng.Những pháp lành của các thế gianVà chỗ thành tựu của Chư PhậtNơi đó nhiếp cả không để thừaTrọn tùy hỷ lợi ích chúng sanh.Thế gian tùy hỷ vô lượng thứ.Khiến vì chúng sanh mà hồi hướngNhững sự vui của đấng Nhơn SưNguyện cho chúng sanh đều viên mãn.Tất cả quốc độ tất cả PhậtPhàm chỗ thấy biết những sự vuiNguyện cho chúng sanh đều được cả.Làm đền sáng lớn chiếu thế gian.Bồ Tát chỗ được vui thắng diệuÐều đem hồi hướng cho quần sanhDầu vì quần sanh nên hồi hướngNhưng không chấp trước nơi hồi hướngBồ Tát tu hành hồi hướng nàyHưng khởi vô lượng tâm đại biNhư đức hồi hướng của Phật tuNguyện tôi tu hành trọn viên mãn.Như chư Như Lai đã Thành tựuÐạo Nhứt thiết trí vui vi diệuVà việc làm ở đời của tôiCông hạnh Bồ Tát vui vô lượngThị hiện vào các loài an vuiLuôn gìn các căn vui tịch tịnhÐều đem hồi hướng các quần sanhKhiến khắp tu thành trì vô thượng.Chẳng phải thân ngữ, ý, là nghiệp.Cũng chẳng rời đây mà có riêng.Chỉ dùng phương tiện diệt si tốiNhư vậy tu thành trí vô thượng.Bồ Tát tu hành các công hạnhChứa họp vô lượng thắng công đứcTùy thuận Như Lai sanh nhà Phật.Yên lặng chẳng loạn chánh hồi hướng.Tất cả thế giới ở mười phươngBao nhiêu chúng sanh đều nhiếp thọÐều đem thiện căn hồi hướng kiaNguyện họ đầy đủ vui an ổn.Chẳng vì thân mình cầu lợi íchMuốn khiến tất cả đều an vuiChưa từng tạm khởi tâm hí luậnChỉ quán các pháp không vô ngã.Thập phương vô lượng chư Như Lai.Thấy biết tất cả chơn Phật tửÐều đem thiện căn hồi hướng choMong mau được thành Vô thượng Giác.Tất cả loài hàm thức thế gianBình đẳng nhiếp thủ không bỏ sótÐem những nghiệp lành của tôi tuKhiến chúng sanh kia mau thành PhậtVô lượng vô biên những đại nguyệnVô thượng Ðạo Sư đã diễn thuyếtNguyện các Phật tử đều thanh tịnhTùy tâm họ thích đều thành tựuXem khắp các thế giới mười phươngÐều đem công đức thí chúng sanhNguyện họ đều đủ diệu trang nghiêmBồ Tát tu hồi hướng như vậy.Lòng chẳng gẫm suy pháp sai biệtChỉ luôn rõ thấu pháp vô nhịCác pháp hoặc hai hoặc chẳng haiTrong đó rốt ráo không chấp trước.Tất cả thế gian trong mười phươngÐều là chúng sanh tưởng phân biệtNơi tưởng, phi tưởng không chỗ đượcVới các tưởng rõ thấu như vậy.Bồ Tát kia thân đã thanh tịnhThời ý thanh tịnh không lỗi lầmNgữ nghiệp thanh tịnh không sái quấyPhải biết ý thanh tịnh không nhiễm.Nhứt tâm chánh niệm Phật quá khứCũng nhớ Chư Phật đời vị laiVà nhớ hiện tại đấng Thế TônBồ Tát đều học pháp của Phật.Tất cả Chư Phật trong ba thờiTrí huệ sáng suốt tâm vô ngạiVì muốn lợi ích các chúng sanhNên họp công hạnh mà hồi hướng.Trí huệ đệ nhứt, huệ rộng lớnHuệ chẳng hư vọng, huệ vô đảoThiệt trí bình đẳng, huệ thanh tịnhÐấng huệ tối thắng nói như vậy.Thưa Chư Phật tử ! Thế nào là đại Bồ Tát chí nhứt thiết xứ hồi hướng ?Ðại Bồ Tát này lúc tu tập tất cả thiện căn tự nghĩ rằng : Nguyện năng lực của thiện căn công đức này đến tất cả chỗ.Ví như thiệt tế không chỗ nào là chẳng đến, đến tất cả vạt, đến tất cả thế gian, đến tất cả chúng sanh, đến tất cả quốc độ, đến tất cả pháp, đến tất cả không gian, đến tất cả thời gian, đến tất cả hữu vi và vô vi, đến tất cả ngôn ngữ âm thinh.Nguyện thiện căn này cũng như vậy, đến khắp mọi chỗ của tất cả Như Lai, cúng duờng tất cả Chư Phật trong ba thời, Chư Phật quá khứ nguyện hạnh đều viên mãn, Chư Phật vị lai đầy đủ sự trang nghiêm, chư phật hiện tại cùng quốc độ đạo tràng chúng hội cùng khắp tất cả hư không pháp giới.Nguyện do tín giải oai lực lớn, do trí huệ rộng lớn không chướng ngại, do tất cả thiện căn đều hồi hướng, nên dùng những đồ cúng dường như của Chư Thiên để dâng lên Chư Phật, khắp vô lượng vô biên thế giới.Ðại Bồ Tát lại nghĩ rằng : Chư Phật Thế Tôn cùng khắp tất cả hư không pháp giới, những hạnh nghiệp tạo ra bất khả thuyết thế giới ở mười phương, bất khả thuyết Phật độ, Phật cảnh giới, các loại thế giới, vô lượng thế giới, thế giới xoay chuyển, thế giới nghiêng, thế giới úp, thế giới ngửa.Trong tất cả thế giới như vậy, Chư Phật hiện tại trụ thế thị hiện những thần thông biến hóa.Trong những thế giới đó, có Bồ Tát dùng sức thắng giải vì những chúng sanh đáng được giáo hóa mà khắp khai thị vô lượng thần lực tự tại của Như Lai, pháp thân đến khắp không sai biệt, bình đẳng vào khắp tất cả pháp giới, thân Như Lai tạng bất sanh bất diệt, dùng phương tiện thiện xảo hiện khắp thế gian chứng pháp thiệt tánh, vì vượt hơn tất cả vậy, vì được sức bất thối vô ngại vậy, vì sanh ở trong tri kiến vô ngại đức tánh rộng lớn của Như Lai.Thưa Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát đem tất cả thiện căn của mình vun trồng, nguyện ở nơi Chư Phật như vậy, dùng hoa đẹp, hương thơm, tràng hoa, lọng, tràng phan, y phục, đèn đuốc và tất cả những đồ trang nghiêm khác đều dâng lên Ðức Phật.

Nơi tượng Phật, tháp Phật cũng đều cúng dường như vậy.Ðem thiện căn này hồi hướng như vậy : những là bất loạn hồi hướng, nhứt tâm hồi hướng, tự ý hồi hướng, tôn kính hồi hướng, bất động hồi hướng, vô trụ hồi hướng, vô y hồi hướng, không tâm chúng sanh hồi hướng, không tâm đua tranh hồi hướng, tâm tịch tịnh hồi hướng.Ðại Bồ Tát lại nghĩ rằng : Khắp không gian, tột thời gian, trong tất cả kiếp, Phật Thế Tôn được Nhứt thiết trí thành đạo Bồ đề, có vô lượng danh tự sai biệt.

Trong những lúc hiện thành bực Chánh Giác trọn đều trụ thọ tận thuở vị lai.

Chư Phật đều dùng pháp giới trang nghiêm mà trang nghiêm thân mình, đạo tràng chúng hội khắp cùng pháp giới tất cả quốc độ, tùy lúc xuất thế mà làm Phật sự.Tất cả Chư Phật Như Lai như vậy, tôi đem thiện căn đều hồi hướng khắp cả.

Nguyện dùng vô số lọng thơm, tràng thơm, phan thơm, trướng thơm, lưới thơm, tượng thơm, ánh sáng thơm, ngọn lửa thơm, mây thơm, toà thơm, chỗ kinh hành thơm, chỗ ở thơm, thế giới thơm, núi thơm, biển thơm, sông thơm, cây thơm, y phục thơm, hoa sen thơm, cung điện thơm.

.

.

mỗi thứ đều vô số.

Lại dùng vô biên lọng tràng hoa nhẫn đến vô biên cung điện tràng hoa.

Lại dùng vô đẳng lọng hương thoa nhẫn đến vô đẳng cung điện hương thoa.

Lại dùng bất khả sổ lọng hương bột nhẫn đến bất khả sổ cung điện hương bột.


Lại dùng bất khả xưng lọng y phục nhẫn đến bất khả xưng cung điện y phục.

Lại dùng bất khả tư lọng báu nhẫn đến bất khả tư cung điện lọng báu.

Lại dùng bất khả lượng đèn sáng nhẫn đến bất khả lượng cung điện đèn sáng, lại dùng bất khả thuyết lọng đồ trang nghiêm.

Lại dùng bất khả thuyết bất khả thuyết lọng ma ni bửu nhẫn đến bất khả thuyết bất khả thuyết cung điện ma ni bửu.Trong mỗi mỗi cảnh giới như vậy đều có vô số lan can, vô số cung điện.

Vô số lâu các, vô số cửa cái, vô số cửa song, vô số hình bán nguyệt, vô số báu thanh tịnh, vô số đồ trang nghiêm.Ðem những vật cúng dường như vậy mà cung kính dưng lên tất cả Chư Phật đã kể ở trên.Nguyện cho tất cả thế gian đều được thanh tịnh, tất cả chúng sanh đều được giải thoát trụ bực Thập địa, trong tất cả pháp được pháp minh vô ngại, khiến tất cả chúng sanh đầy đủ thiện căn đều được điều phục, tâm họ quảng đại vô lượng khắp cõi hư không, qua tất cả cõi mà không chỗ đến, vào tất cả cõi thật hành pháp lành, thường được thấy Phật vun trồng căn lành, thành tựu Ðại thừa chẳng chấp trước các pháp, đủ các điều lành lập vô lượng hạnh, vào khắp vô biên pháp giới, thành tựu thần lực của Chư Phật, được Phật trí.Ví như vô ngã nhiếp khắp các pháp.

cũng vậy những căn lành của tôi nhiếp khắp tất cả Chư Phật Như Lai vì đều cúng dường không sót vậy, nhiếp khắp tất cả vô lượng pháp vì đều có thể chứng ngộ vô ngại vậy, nhiếp tất cả chúng Bồ Tát vì rốt ráo đều đồng thiện căn vậy, nhiếp khắp tất cả hạnh Bồ Tát vì bổn nguyện lực đều viên mãn vậy, nhiếp khắp tất cả Bồ Tát pháp minh vì rõ thấu các pháp đều vô ngại vậy, nhiếp khắp đại thần lực của Chư Phật vì thành tựu vô lượng thiện căn vậy, nhiếp khắp các Phật lực vô úy vì phát tâm vô lượng viên mãn tất cả vậy, nhiếp khắp những tam muội biện tài đà la ni của Bồ Tát vì khéo có thể chiếu rõ pháp vô nhị vậy, nhiếp khắp phương tiện thiện xảo của Chư Phật vì thị hiện đại thần lực của Như Lai vậy, nhiếp khắp tám tướng thành đạo của tam thế Phật vì cung kính cúng dường đều khắp cả vậy, nhiếp khắp tất cả thế giới mười phương vì nghiêm tịnh Phật sát đều rốt ráo vậy, nhiếp khắp tất cả kiếp rộng lớn vì xuất hiện trong đó tu Bồ Tát hạnh không đoạn tuyệt vậy, nhiếp khắp tất cả mọi loài vì đều hiện thọ sanh trong đó vậy, nhiếp khắp tất cả chúng sanh giới vì đủ hạnh Phổ Hiền vậy, nhiếp khắp tất cả phiền não tập khí vì đều dùng phương tiện khiến thanh tịnh vậy, nhiếp khắp tất cả vô lượng căn tánh sai biệt của chúng sanh vì đều rõ biết vậy, nhiếp khắp tất cả tri giải sở dục của chúng sanh vì khiến họ lìa tạp nhiễm được thanh tịnh vậy, nhiếp khắp tất cả công hạnh giáo hóa chúng sanh vì tùy chỗ họ đáng được độ mà hiện thân vậy, nhiếp khắp tất cả loài chúng sanh đáng được độ vì đều vào tất cả chúng sanh giới vậy, nhiếp khắp tất cả trí tánh Như Lai vì hộ trì tất cả Phật giáo vậy.Lúc đại Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng như vậy, thời dùng vô sở đắc làm phương tiện, ở trong nghiệp chẳng phân biệt báo, ở trong báo chẳng phân biệt báo, ở trong báo chẳng phân biệt nghiệp.

Dầu không phân biệt mà vào khắp pháp giới.

Dầu vô sở tác mà luôn trụ thiện căn.

Dấu vô sở khởi mà siêng tu thắng pháp.

Chẳng tin các pháp mà có thể thâm nhập các pháp.

Chẳng có nơi pháp mà thấy biết tất cả pháp.

Hoặc làm hay chẳng làm đều bất khả đắc.

Biết các pháp tánh luôn chẳng tự tại.

Dầu đều thấy các pháp mà không sở kiến.

Dầu biết khắp tất cả mà không sở trì.Bồ Tát rõ thấu cảnh giới như vậy, biết tất cả pháp lấy nhơn duyên làm căn bản, thấy pháp thân của Chư Phật, hiểu rõ thế gian đều như biến hóa, thấu rõ chúng sanh chỉ là một pháp không có hai tánh, chẳng bỏ nghiệp cảnh, phương tiện thiện xảo nơi hữu vi giới hiển thị vô vi pháp, mà chẳng hoại diệt tướng hữu vi, nơi vô vi giới hiển thị hữu vi pháp mà chẳng phân biệt tướng vô vi.Bồ Tát quán sát tất cả pháp rốt ráo tịch diệt như vậy, thành tựu tất cả thiện căn thanh tịnh mà khởi tâm cứu hộ chúng sanh, trí huệ thấu suốt biển tất cả pháp, thường thích tu hành pháp lìa ngu si, đã thành tựu đủ công đức xuất thế, chẳng còn tu học pháp thế giới, được trí nhãn thanh tịnh lìa những si tối, dùng phương tiện khéo tu đạo hồi hướng.Ðại Bồ Tát đem các thiện căn hồi hướng như vậy, làm vừa lòng Chư Phật, nghiêm tịnh tất cả Phật độ, giáo hóa thành tựu tất cả chúng sanh, thọ trì đầy đủ tất cả Phật pháp, làm phước điền tối thượng của tất cả chúng sanh, là Ðạo Sư trí huệ của tất cả người hành đạo, là mặt nhựt sáng tất cả thế gian, mỗi mỗi thiện căn rộng khắp pháp giới đều có thể cứu hộ tất cả chúng sanh, đều khiến họ thanh tịnh có đủ công đức.Lúc đại Bồ Tát hồi hướng như vậy, có thể hộ trì tất cả Phật chủng, có thể thành thục tất cả chúng sanh, có thể chẳng hư hoại tất cả hạnh nghiệp, có thể rõ biết tất cả pháp, có thể bình đẳng quán sát các pháp vô nhị, có thể qua khắp thế giới mười phương, có thể rõ thấu thiệt tế ly dục, có thể thành tựu tín giải thanh tịnh, có thể đầy đủ căn thân minh lợi.Ðây là đại Bồ Tát chí nhứt thiết xứ hồi hướng thứ tư.Lúc đại Bồ Tát trụ bực hồi hướng này được thân nghiệp đến tất cả chỗ vì có thể ứng hiện khắp tất cả thế giới vậy, được ngữ nghiệp đến tất cả chỗ, vì thuyết pháp trong tất cả thế giới vậy, được nghiệp đến tất cả chỗ vì thọ trì tất cả Phật pháp vậy, được thần túc thông đến tất cả chỗ vì tùy theo tâm chúng sanh đều ứng đến vậy, được tùy chứng trí đến tất cả chỗ vì khắp có thể rõ thấu tất cả pháp vậy, được tổng trì biện tài đến tất cả chỗ vì đều tùy theo tâm chúng sanh khiến họ hoan hỷ vậy, được nhập pháp giới đến tất cả chỗ vì trong một chưn lông vào khắp tất cả thế giới vậy, được biến nhập thân đến tất cả chỗ vì nơi một thân chúng sanh vậy, được phổ kiến kiếp đến tất cả chỗ vì trong mỗi mỗi kiếp thường thấy tất cả Phật vậy, được phổ kiến niệm đến tất cả chỗ vì trong mỗi mỗi niệm tất cả Chư Phật đều hiện tiền vậy.Ðại Bồ Tát được bực Chí Nhứt Thiết Xứ Hồi Hướng thời có thể đem thiện căn hồi hướng như vậy.Bấy giờ Kim Cang Tràng Bồ Tát thừa oai lực của Ðức Phật, quán sát khắp mười phương rồi nói kệ rằng :Tất cả những thế gian trong ngoàiBồ Tát thảy đều không chấp trướcChẳng bỏ hạnh lợi ích chúng sanhÐại Sĩ tu hành trí như vậy.Tất cả quốc độ ở mười phươngTất cả vô y và vô trụChẳng lấy những pháp mạng sống thảyCũng chẳng vọng khởi những phân biệtNhững chúng sanh trong mười phương cõiNhiết khắp tất cả không để sótQuán thể tánh kia không sở hữuChí nhứt thiết xứ khéo hồi hướngNhiếp khắp pháp hữu vi vô viChẳng ở trong đó sanh vọng niệmNơi pháp thế gian cũng như vậyBực Chiếu Thế Ðăng được giác ngộ.Bồ Tát tu hành những nghiệp hạnhPhẩm thượng, trung, hạ đều sai khácÐều đem thiện căn hồi hướng đếnTất cả Chư Phật ở mười phương.Bồ Tát hồi hướng đến bờ kia.Theo Phật tu học đều thành tựuThường dùng diệu trí khéo tư duyThắng pháp nhơn gian đều đầy đủ.Thiện căn thanh tịnh khắp hồi hướngLợi ích chúng sanh thường chẳng bỏÐều khiến tất cả các chúng sanhThành đấng Chiếu Thế Ðăng vô thượng.Chưa từng phân biệt chấp chúng sanh.Cũng chẳng vọng tưởng nhớ các phápDầu không nhiễm trước nơi thế gianCũng lại chẳng bỏ các hàm thức.Bồ Tát thường thích pháp tịch diệtTùy thuận được đến cảnh Niết Bàn.Cũng chẳng bỏ rời đạo chúng sanhMà được trí vi diệu như vậy.Bồ Tát chưa từng phân biệt nghiệpCũng chẳng chấp lấy các quả báo.Tất cả thế gian từ duyên sanhChẳng rời nhơn duyên thấy các pháp.Cảnh giới như vậy đều thâm nhậpChẳng ở trong đó khởi phân biệt.Bực Ðiều Ngự Sư của chúng sanhNơi đây sáng tỏ khéo hồi hướngHán Bộ Quyển Thứ 25Thế nào là đại Bồ Tát Vô tận công đức tạng hồi hướng.Thưa Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát này đem thiện căn do sám trừ những nghiệp chướng nặng mà phát sanh, thiện căn do lễ kính tam thế Chư Phật mà phát sanh, thiện căn do khuyến thỉnh Chư Phật thuyết pháp mà phát sanh, thiện căn do nghe Phật thuyết pháp siêng năng tu tập ngộ cảnh giới rộng lớn bất tư nghì mà phát sanh, thiện căn do lòng tùy hỷ những căn lành của tất cả Phật, của tất cả chúng sanh mà phát sanh, thiện căn do siêng năng tu tập căn lành vô tận của tam thế Chư Phật mà phát sanh, thiện căn do lòng tùy hỷ trong khi biết những sự thành Phật thuyết pháp điều phục chúng sanh của tam thế Chư Phật mà phát sanh, tất cả do lòng tùy hỷ nơi sự phát tâm đến thành Phật nhập Niết Bàn, chánh pháp trụ thế diệt tận của tam thế Chư Phật mà phát sanh.

Vô lượng thiện căn quảng đại niệm cảnh giới của bất khả thuyết Chư Phật và cảnh giới của Bồ Tát nhẫn đến cảnh giới Bồ đề vô ngại, phàm chỗ chứa họp, phàm chỗ tin hiểu, phàm chỗ tùy hỷ, phàm chỗ viên mãn, phàm chỗ thành tựu, phàm chỗ tu hành, phàm chỗ chứng được, phàm chỗ tri giác, phàm chỗ nhiếp trì, phàm chỗ tăng trưởng, tất cả thiện căn đều đem hồi hướng trang nghiêm tất cả Phật độ.Như chỗ sở hành của Chư Phật trong tất cả thế giới nơi vô biện kiếp quá khứ.

Những là vô lượng vô số thế giới chủng, chỗ Phật trí biết, chỗ Bồ Tát biết, chỗ đại tâm nhẫn thọ, cõi Phật trang nghiêm do nghiệp hạnh thanh tịnh cảm ra ứng theo chúng sanh thần lực của Như Lai thị hiện ra, tịnh nghiệp xuất thế của Chư Phật làm thành, diệu hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát hưng khởi.

Trong đó, Chư Phật thành đạo thị hiện những thần lực tự tại.

Cũng trong đó, cùng tận thời vị lai, tất cả Chư Phật Như Lai sẽ thành Phật đạo, sẽ được tất cả Phật độ công đức trang nghiêm thanh tịnh.

Cùng tột pháp giới hư không giới, vô biên, vô tế, vô đoạn, vô tận đều từ trí huệ của Như Lai sanh ra, trang nghiêm với vô lượng diệu bửu.Tất cả những hương trang nghiêm, hoa trang nghiêm, y phục trang nghiêm, công đức tạng trang nghiêm, Phật lực trang nghiêm, Phật độ trang nghiêm.Nơi đây là chỗ ngự trị của đức Như Lai.

Là chỗ cùng đồng ở của bất tư nghì chúng thanh tịnh đồng duyên đồng hành, sẽ thành Chánh giác ở thời vị lai.Ðây là chỗ thành tựu của Chư Phật, thế gian chẳng thấy được, tịnh nhãn của Bồ Tát mới có thể thấy.Chư Bồ Tát này có đủ Oai Ðức lớn đời trước đã vun trồng thiện căn, biết tất cả pháp như huyễn như hóa, khắp thật hành những nghiệp thanh tịnh của Bồ Tát, nhập bất tư nghì tam muội tự tại, phương tiện thiện xảo có thể làm Phật sự, phóng Phật quang chiếu khắp thế gian không giới hạn.Hiện tại tất cả chẳng phải cũng đều trang nghiêm thế giới như vậy : Vô lượng hình tướng, vô lượng quang sắc, đều do công đức làm thành, có vô lượng hương, vô lượng báu, vô lượng cây, vô số trang nghiêm, vô số cung điện, vô số âm thinh.Tùy thuận các bực thiện tri thức có duyên đời trước thị hiện tất cả công đức trang nghiêm không cùng tận.

Những là tất cả hương trang nghiêm, tràng hoa trang nghiêm, bửu trang nghiêm, phan trang nghiêm, lụa màu báu trang nghiêm, lan can báu trang nghiêm, vô số lưới vàng trang nghiêm, vô số sông trang nghiêm vô số mây trang nghiêm, vô số âm nhạc vi diệu.Tất cả Phật độ mà Phật rõ biết, Phật tuyên nói, những là Phật độ trang nghiêm, Phật độ thanh tịnh, Phật độ bình đẳng, Phật độ tốt đẹp, Phật độ Oai Ðức, Phật độ rộng lớn, Phật độ an lạc, Phật độ bất khả hoại, Phật độ vô tận, Phật độ vô lượng, Phật độ vô động, Phật độ vô úy, Phật độ quang minh, Phật độ không trái nghịch, Phật độ khả ái, Phật khắp soi sáng, Phật độ nghiêm tốt, Phật độ rực rỡ, Phật độ khéo đẹp, Phật độ đệ nhứt, Phật độ thắng, thù thắng, tối thắng, cực thắng, Phật độ thượng, vô thượng, vô đẳng, vô tỷ, vô thí dụ.Tất cả Phật độ trong ba thời có bao nhiêu sự trang nghiêm, đại Bồ Tát đem thiện căn của mình mà phát tâm hồi hướng.

Nguyện dùng tất cả sự trang nghiêm của tất cả quốc độ trong ba thời mà trang nghiêm nơi một thế giới, cũng đều thành tựu, đều thanh tịnh, đều tu tập, đều hiển hiện, đều tốt đẹp, đều trụ trì.Một thế giới được trang nghiêm như vậy, tất cả thế giới tận pháp giới hư không giới cũng trang nghiêm như vậy.Ðại Bồ Tát lại đem thiện căn hồi hướng như vầy : Nguyện tất cả Phật sát của tôi tu đều đầy dẫy những bực đại Bồ Tát.

Những Bồ Tát này thể tánh chơn thật, trí huệ thông đạt, khéo phân biệt được tất cả thế giới và chúng sanh giới, thâm nhập pháp giới và hư không giới, lìa bỏ ngu si, thành tựu niệm Phật, niệm Pháp chơn thật bất tư nghì, niệm Tăng vô lượng đều cùng khắp, cũng niệm hạnh xả, pháp nhựt viên mãn, trí quang chiếu khắp, chỗ thấy vô ngại, từ vô đắc mà sanh và sanh các Phật pháp, là ông chủ thiện căn thắng thượng của đại chúng, phát sanh tâm Vô thượng Bồ đề, trụ nơi Phật lực, hướng đến Phật trí, pháp ma nghiệp, tịnh chúng sanh, thâm nhập pháp tánh, lìa hẳn điên đảo, thiện căn đại nguyện đều chẳng luống.Chúng đại Bồ Tát như trên đây đầy dẫy trong quốc độ của tôi tu.Những bực Bồ Tát sanh chỗ như vậy, có đức như vậy, luôn thật hành Phật sự, được Phật Bồ đề quang minh thanh tịnh, đủ trí pháp giới, hiện sức thần thông một thân đầy khắp pháp giới, có trí huệ lớn vào cảnh giới sở hành của Nhứt thiết trí, có thể phân biệt vô lượng vô biên pháp giới cú nghĩa, nơi tất cả cõi đều không chấp trước mà có thể hiện khắp tất cả Phật độ, lòng như hư không chẳng y tựa mà có thể phân biệt tất cả pháp giới có thể khéo nhập xuất những tam muội rất sâu bất tư nghì, đến Phật trí, trụ Phật độ, được Phật lực khai thị diễn thuyết vô số pháp mà vẫn vô úy, tùy thuận thiện căn của tam thế Chư Phật, chiếu khắp Phật pháp giới, đều có thể thọ trì tất cả Phật pháp, biết vô số ngôn ngữ, khéo hay diễn nói bất tư nghì âm thinh sai khác, vào nơi bực Phật tự tại vô thượng, đi khắp tất cả thế giới mười phương mà không bị chướng ngại, thật hành pháp vô tránh, vô y, vô phân biệt, tu tập thêm rộng tâm Bồ đề, được trí thiện xảo khéo biết cú nghĩa có thể theo thứ đệ mà khai thị diễn thuyết.Nguyện được chư đại Bồ Tát như trên đây trang nghiêm cõi nước của tôi tu.Thưa Chư Phật tử ! Ðại Bồ Tát đem những thiện căn mà phương tiện hồi hướng tất cả Phật, phương tiện hồi hướng tất cả Bồ Tát, phương tiện hồi hướng tất cả Như Lai, phương tiện hồi hướng Phật Bồ đề, phương tiện hồi hướng tất cả nguyện rộng lớn, phương tiện hồi hướng tất cả đạo xuất yếu, phương tiện hồi hướng thanh tịnh tất cả chúng sanh giới, phương tiện hồi hướng nơi tất cả thế giới thường thấy Chư Phật hiện ra đời, phương tiện hồi hướng thường thấy Như Lai thọ mạng vô lượng, phương tiện hồi hướng thường thấy Chư Phật cùng khắp pháp giới chuyển Pháp luân vô ngại bất thối.Lúc đại Bồ Tát đem những thiện căn hồi hướng như vậy, vì vào khắp tất cả Phật độ nên tất cả cõi Phật đều thanh tịnh, vì đến khắp tất cả chúng sanh giới nên tất cả Bồ Tát thảy đều thanh tịnh, vì nguyện Chư Phật xuất thế khắp tất cả thế giới nên tất cả pháp giới tất cả Phật độ đều có Phật thân xuất hiện.Ðại Bồ Tát dùng vô tỷ hồi hướng như vậy để đến Phật trí, lòng Bồ Tát rộng lớn như hư không không có hạn lượng, vào bất tư nghì, biết tất cả nghiệp và cùng quả báo thảy đều tịch diệt, tâm thường bình đẳng không có biên tế, có thể vào tất cả pháp giới.Lúc đại Bồ Tát hồi hướng như vậy, thời chẳng phân biệt ngã cùng ngã sở, chẳng phân biệt Phật pháp, chẳng phân biệt cõi nước cùng nghiêm tịnh, chẳng phân biệt chúng sanh và điều phục, chẳng phân biệt nghiệp và quả báo, chẳng chấp nơi tư và chỗ khởi của tư, chẳng hoại nhơn, chẳng hoại quả, chẳng lấy sự, chẳng lấy pháp, chẳng cho rằng sanh tử có phân biệt, chẳng cho rằng Niết Bàn thường tịch tịnh, chẳng cho rằng đức Như Lai chứng cảnh giới Phật, chẳng có chút pháp nào cùng ở với pháp.Lúc đại Bồ Tát hồi hướng như vậy, đem các thiện căn thí khắp chúng sanh quyết định thành thục, bình đẳng giáo hóa, không tướng, không duyên, không cân nhắc, không hư vọng, xa lìa tất cả phân biệt chấp trước.Ðại Bồ Tát hồi hướng như vậy rồi, được vô tận thiện căn.

Những là vì niệm tam thế Chư Phật nên được vô tận thiện căn, vì niệm tất cả Bồ Tát nên được vô tận thiện căn, vì thanh tịnh Phật độ nên được vô tận thiện căn, vì tịnh chúng sanh giới nên được vô tận thiện căn, vì thâm nhập pháp giới nên được vô tận thiện căn, vì tu vô lượng tâm đồng hư không giới nên được vô tận thiện căn, vì hiểu sâu cảnh giới Phật nên được vô tận thiện căn, vì nơi Bồ Tát hạnh siêng tu tập nên được vô tận thiện căn, vì rõ thấu tam thế nên được vô tận thiện căn.Lúc đại Bồ Tát đem tất cả thiện căn hồi hướng như vậy, rõ chúng sanh giới không có chúng sanh, hiểu tất cả pháp không có thọ mạng, biết tất cả pháp không có tác giả, ngộ tất cả pháp không có ngã, rõ tất cả pháp không có giận hờn tranh cãi, quán tất cả pháp đều từ duyên khởi không có trụ xứ, biết tất cả vật đều không sở y, rõ tất cả cõi đều không sở trụ, quán tất cả Bồ Tát hạnh cũng không xứ sở, thấy tất cả cảnh giới đều không sở hữu.Lúc đại Bồ Tát hồi hướng như vậy, mắt trọn chẳng thấy Phật sát bất tịnh, cũng chẳng thấy chúng sanh dị tướng, không có chút pháp nào là sở nhập của trí, cũng không có chút trí nào nhập nơi pháp, hiểu thân Như Lai chẳng phải như hư không vì do vô lượng diệu pháp tất cả công đức mà được viên mãn, vì nơi tất cả chỗ khiến các chúng sanh chứa họp thiện căn đều đầy đủ.Ðại Bồ Tát này ở trong mỗi niệm được bất khả thuyết bất khả thuyết Thập lục địa, đầy đủ tất cả phước đức, thành tựu thiện căn thanh tịnh làm phước điền của tất cả chúng sanh.Ðại Bồ Tát này thành tựu tạng công đức như ý, vì chỗ cần dùng tất cả đồ thích ý thời đều được có đủ, vì tùy chỗ nào mà Bồ Tát này đặt chân đến đều có thể nghiêm tịnh tất cả Phật độ, khiến bất khả thuyết bất khả thuyết chúng sanh đều thanh tịnh cả, vì nhiếp thủ phước đức tu tập các công hạnh vậy.Lúc đại Bồ Tát hồi hướng như vậy thời tu tất cả Bồ Tát hạnh, phước đức thù thắng, sắc tướng vô tỷ, oai lực quang minh đều siêu việt thế gian, ma và ma dân chẳng đối lập được, đầy đủ thiện căn, thành tựu đại nguyện, tâm rộng rãi đồng Nhứt Thiết trí, trong một niệm đều có thể cùng khắp vô lượng cõi Phật, trí lực vô lượng có thể rõ thấu tất cả cảnh giới Phật, với tất cả Phật được tín giải sâu, trụ nơi trí vô biên, tâm Bồ đề rộng lớn như pháp giới rốt ráo như hư không.Ðây gọi là đại Bồ Tát vô tận công đức tạng hồi hướng thứ năm.Ðại nhứt thiết trụ bực hồi hướng này được mười thứ vô tận tạng sau đây :Ðược kiến Phật vô tận tạng vì nơi một chân lông thấy vô số Phật xuất thế.Ðược nhập pháp vô tận tạng vì dùng Phật trí lực quán tất cả pháp đều vào một pháp.Ðược ức trì vô tận tạng, vì thọ trì tất cả Phật pháp không quên mất.Ðược quyết định huệ vô tận tạng vì khéo biết tất cả Phật pháp bí mật phương tiện.Ðược giải nghĩa thú vô tận tạng, vì khéo biết tế hạn lý thú của các pháp.Ðược vô biên ngộ giải vô tận tạng vì dùng trí như hư không thông đạt tam thế tất cả pháp.Ðược phước đức vô tận tạng, vì làm cho ý của tất cả chúng sanh được sung mãn chẳng cùng tận.Ðược dũng mãnh trí giác vô tận tạng vì đều có thể trừ diệt sự ngu si của tất cả chúng sanh.Ðược quyết định biện tài vô tận tạng, vì diễn thuyết tất cả Phật pháp bình đẳng khiến chúng sanh đều hiểu rõ.Ðược thập lực vô úy vô tận tạng, vì đầy đủ Bồ Tát hạnh, được ly cấu đến Nhứt Thiết trí vô ngại..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.