Đọc truyện Tình sử Angélique – Chương 61
– Nhìn xem kìa, – Mẫu-đơn bảo Angiêlic – gã đàn ông đang bước đi bên bờ sông, mũ sụp tận mắt và áo choàng kéo lên tận ria mép… Bà chị thấy hắn rồi chứ? Một con chó đấy.
– Một con chó?
– Một tên cảnh sát, nếu bà chị muốn.
– Sao
– Tôi không biết, tôi ngửi thấy. – Và tên lính cũ này cấu vào cái mũi “sâu rượu” đỏ ửng to tướng của mình, chính cái mũi này đã mang lại cho hắn biệt hiệu Mẫu-đơn.
Angiêlic đứng tựa vào cây cầu nhỏ cong cong bắc qua con hào trước cổng thành Nexlơ. Bọn trẻ con rách rưới câu cá ở dưới hào, một anh đầy tớ đang tắm cho hai con ngựa ở bờ sông.
Người đàn ông mà Mẫu-đơn lấy đầu tẩu thuốc chỉ cho nàng, trông giống một khách dạo chơi vô hại. Hắn xem gã đầy tớ kỳ lưng cho ngựa, và thỉnh thoảng ngẩng đầu nhìn về tháp Nexlơ.
– Bà chị có biết hắn tìm ai không? – Mẫu-đơn phì khói thuốc, hỏi nàng.
– Không. – Nàng né ra một chút đáp
– Tìm bà chị.
– Tôi?
– Vâng, bà chị, bà Chúa Thiên thần.
Angiêlic mỉm một nụ cười mơ màng.
– Anh giàu óc tưởng tượng quá đấy. Ai tìm tôi làm gì. Không ai nghĩ đến tôi. Tôi có tồn tại nữa đâu.
– Có thể như vậy. Nhưng bà chị nhớ lại xem, hôm nọ ở quán Ramê, Bị béo gọi to: “Nhanh lên, bà Chúa Thiên thần!”. Câu đó bọn cảnh sát nhớ như in, và khi chúng thấy thằng lính bị đâm thủng bụng, chúng sẽ bảo nhau: “bà Chúa Thiên thần chắc là con mụ đã xơi tái thằng này đây!”. Vì thế chúng nó đang truy lùng bà chị. Tôi biết tin ấy, bởi vì bọn cựu binh sĩ chúng tôi thỉnh thoảng họp nhau đánh chén với mấy đồng đội cũ nay làm cảnh sát ở tòa án quân sự Satơlê.
Từ phía thượng lưu sông Xen, qua làn sương mù vọng tới tiếng ồn ào trên Cầu Mới chung quanh đám xiếc rong.
Một cỗ xe ngựa bắt đầu lăn bánh lên cầu, đám người xem dãn ra cho xe đi qua. Nhưng sang tới đầu cầu bên này, những con ngựa phải tránh sang một bên vì có một gã ăn mày suýt nữa lao ngang vào bánh xe. Đó là Bánh-mì đen, một tên lâu la của Calăngbrơđen, một lão già râu bạc cổ đeo chuỗi tràng hạt nặng trình trịch.
– Hãy thương tôi! – Lão nói – Hãy thương một kẻ hành hương tội nghiệp, không còn gì để tiếp tục lên đường đi cầu nguyện được nữa.
Người đánh xe quất cho lão một ngọn roi thật mạnh:
– Lui ra, lão hành hương ma quỷ này.
Một phu nhân thò đầu ra cửa xe, cái áo choàng hé mở để lộ thấp thoáng những đồ nữ trang quý giá ở cổ bà ta:
– Cái gì vậy? Thúc ngựa chạy nhanh hơn một chút. Ta muốn đến tu viện kịp dự lễ…
Nicôla tiến đến đặt tay lên quả nắm cửa xe:
– Thưa phu nhân mộ đạo, – Hắn nhấc cái mũ rách tã ra nói. – Trên đường đi lễ, chẳng lẽ bà nỡ từ chối bố thí chút gì cho kẻ hành hương khốn khổ này đi cầu Chúa ở tít tận Tây Ban Nha?
Vị phu nhân tròn xoe mắt nhìn bộ mặt có râu đen từ cõi âm u nhảy tới, quan sát con người mặc chiếc áo tả tơi để lộ những bắp thịt cánh tay to khỏe của một đô vật, mà thắt lưng lại giắt một con dao phay hàng thịt. Bà lớn ngoác miệng kêu thét lên:
– Cứu tôi! Cứu tôi với! Bọn sát…
Mẫu-đơn đã gí ngay mũi gươm vào bụng gã đánh xe. Bánh-mì đen và Flipô, một tên rúc cống vừa giả vờ câu cá trong hào, đã ghìm những con ngựa lại. Gã Khôn-ngoan vừa chạy bổ tới. Calăngbrơđen nhảy vào trong xe, lấy bàn tay thô bạo bịt ngay tiếng kêu của người phụ nữ. Hắn gọi Angiêlic: align=”justify”>- Cái khăn quàng cổ! Này, đưa khăn đây!
Không hiểu tại sao, Angiêlic thấy mình đã nhảy vào xe, lại được ngửi thấy mùi phấn ướp hoa thơm và thấy những quần áo xa tanh cùng với váy trong thêu kim tuyến. Calăngbrơđen đã xé khăn quàng của nàng nhét vào miệng người phụ nữ bị bao vây:
– Nhanh lên! Khôn-ngoan! Giật chuỗi kim cương! Cướp lấy tiền.
Người phụ nữ ra sức vùng vẫy. Gã Khôn-ngoan toát mồ hôi mà chưa cởi được sợi dây chuyền nhỏ bằng vàng và cái vòng cổ mang nhiều hạt kim cương. Lúng túng tháo mãi không xong, hắn thì thầm:
– Giúp một tay, bà Chúa Thiên thần!
– Nhanh lên, phải thật gọn. Con mụ này cứ trơn tuột như con lươn. – Calăngbrơđen làu nhàu.
Bàn tay Angiêlic nhanh chóng tìm ra chỗ khóa của dây chuyền: rất đơn giản, vì nàng đã từng đeo những thứ đó…
– Quất ngựa đi, bác xà ích! – Mẫu-đơn cất tiếng kêu giễu cợt nói.
Cỗ xe lọc cọc chạy xuôi phố cửa Xanh-Giécmanh. Đi xa hơn một quãng nữa, những tiếng kêu cứu của người phụ nữ vang lên.
Bàn tay Angiêlic nặng trĩu đồ nữ trang bằng vàng tuyệt vời.
***
– Đem cây nến lại đây. – Calăngbrơđen hét lên.
Trong tòa tháp, bọn cướp ngồi chung quanh bàn, ngắm nghía đồ nữ trang sáng long lanh. Angiêlic vừa đặt xuống.
– Quả này trúng to thật.
– Bánh-mì đen phải có phần, hắn mở đầu mà.
– Nhưng mà, Khôn-ngoan thở dài – Làm thế này khá nguy hiểm, vẫn còn đang ban ngày!
– Không thể bỏ lỡ cơ hội, cậu phải học kinh nghiệm, đồ vụng về, đồ hậu đậu!
Nicôla nói xong quay lại nhìn Angiêlic, một nụ cười đắc thắng, kỳ lạ nở trên môi:
– Cô nữa, cô sẽ có phần… Hắn lẩm bẩm.
Và hắn ném sợi dây chuyền vàng cho nàng. Nàng đẩy ra vẻ ghê sợ
– Lấy đi, cưng! Cô tự kiếm được đấy!
– Không.
– Tại sao không?
– Tôi không thích vàng. – Angiêlic nói, và bỗng run lên – Vàng làm tôi phát ngấy.
Và nàng bỏ đi, không sao chịu nổi đám người địa ngục này.
***
Bóng người cảnh sát đã biến mất. Angiêlic bước đi trên bờ sông. Trong đám sương mù màu xám đã sáng lên những đom đóm vàng của mấy cây đèn treo của những chiếc xà lan. Nàng nghe thấy người lái đò bật dây đàn ghita, cất tiếng hát. Nàng đi tiếp, đến tận cuối ngoại ô, nơi đã ngửi thấy hương vị của đồng quê. Khi nàng dừng lại, mọi tiếng động đều đã chìm trong đêm tối và sương mù. Nàng chỉ còn nghe tiếng nước róc rách chảy xuôi trong đám lau sậy, dọc các con thuyền thả n
Như mọi đứa trẻ sợ hãi trước sự im lặng quá nặng nề, nàng lẩm bẩm một mình:
“Đêgrê!”
Một tiếng nói như vẳng bên tai nàng, trong bóng đêm sâu thẳm, từ mặt nước dội lên:
“Khi màn đêm buông xuống Pari, tôi và con chó Xoócbon đi săn đuổi. Thầy trò tôi đi dọc theo bờ sông Xen, lang thang dưới gầm cầu, bên chân cầu, đi quanh các tường thành cổ, sục vào các hầm, các lỗ nhung nhúc đám ăn mày và trộm cướp…”
Nàng nhớ lại, mấy tên cướp có lần bảo nhau:
– “Anh chàng có con chó sẽ quay lại… anh chàng với con chó luôn luôn quay trở lại…”
Angiêlic lấy hai tay bóp chặt vào vai mình để kìm tiếng kêu đang tấm tức trong lồng ngực:
“Đêgrê!”
Nhưng đáp lại nàng chỉ là sự im lặng, một sự im lặng nặng nề như trong ngày tuyết phủ im lìm mà Đêgrê đã rời bỏ nàng. Im lặng băng giá như cái chết, vì tất cả mọi người đã bỏ rơi nàng.
Đi được vài bước về phía bờ sông, chân nàng giẫm vào bùn, rồi nước ngập đến mắt cá chân, lạnh như băng…
Trong đám lau sậy, một con vật động đậy, có lẽ là chuột. Nhưng bàn chân có móng bám vào váy nàng. Con chuột trèo lên người nàng. Nàng cố sức vùng vẫy để hất nó ra. Con vật kêu se sẽ. Bỗng Angiêlic thấy có hai cánh tay nhỏ lạnh toát quàng vào quanh cổ mình. Nàng ngạc nhiên kêu lên:
– Cái gì thế này? Không phải chuột!
Cuối cùng, nàng kêu
– Ôi! Một con khỉ!
Con vật vẫn bám riết lấy nàng, bằng hai cánh tay dài mảnh khảnh, đôi mắt đen ướt nhìn Angiêlic gần như mắt người. Mặc dù được mặc chiếc quần đùi lụa đỏ bé xíu, nó vẫn rét run lập cập.
– Con khỉ này có phải của các ông không? – Nàng hỏi mấy người đang kéo thuyền đi dọc bờ sông.
Họ lắc đầu:
– Không phải, hình như là của một người làm xiếc rong ở chợ phiên Xanh-Giécmanh.
– Tôi thấy nó ở kia, ngay bờ sông.
Một người lái thuyền xoay cái đèn xách về phía nàng, chỉ:
– Có ai ở đó, – Bác ta nói.
Họ lại gần và thấy một thân người nằm duỗi dài như đang ngủ. Thấy hắn không động đậy, họ xoay người hắn lại và kêu lên sợ hãi: hắn chết rồi, mồm đầy những bùn.
Con khỉ vẫn bám vào người Angiêlic và kêu se sẽ.
Angiêlic lặng lẽ bước đi, quay về tháp Nexlơ. Nàng giữ chặt con khỉ nhỏ vào lòng, và nhớ ra: lần đầu tiên nàng trông thấy con vật này là ở quán “Ba cái vồ”. Và chủ con khỉ gọi nó là Picôlô.
– Picôlô! – Nàng gọi.
Con khỉ kêu lên một tiếng buồn thảm và nép mình vào nàng
***
Giáo chủ Madaranh qua đời. Ngài đã truyền lại cho người đồ đệ vương giả của mình sự say mê mãnh liệt nhất của bản thân: đó là quyền lực.
Và ngước về Đức Vua khuôn mặt vàng vọt của mình, vị Tể tướng đã thì thầm trăn trối cho Hoàng thượng bí quyết giành quyền lực tuyệt đối cho ngai vàng:
– Không có Tể tướng, không có quyền thần sủng ái. Một mình Hoàng thượng là chủ.
Rồi, bỏ qua những giọt lệ tiếc thương của Thái Hậu, vị giáo chủ người Italia từ giã cõi đời.
Ông vua thiếu niên thời loạn Frôngđờ, thời nội chiến và những cuộc chiến tranh với nước ngoài, Đức Vua nhỏ tuổi mà ngai vàng từng bị đám quyền thần đe dọa, mà nồi nấu thức ăn đã hơn một lần bị hất tung khi ông lang thang hết thành phố này sang thành phố khác, từ đây trở đi xuất hiện ở châu u với tư cách là Vua của các ông Vua.
Luy 14 hạ lệnh tổ chức những buổi lễ cầu nguyện trong mười tiếng đồng hồ và đích thân Hoàng thượng dự lễ tang của giáo chủ. Triều đình phải theo gương Vua. Cả vương quốc cầu nguyện cho vị Tể tướng người Italia từng bị mọi người căm ghét, và chuông báo tử kéo liên hồi khắp Pari trong suốt hai ngày đêm.
Rồi, sau khi đã đổ những giọt nước mắt cuối cùng của một trái tim non trẻ từ nay kiên quyết gạt bỏ mọi tình cảm mềm yếu, Luy 14 bắt tay vào công việc với giờ giấc chính xác của đấng vương giả.
Các quan thượng thư kinh ngạc đứng trước Đức vua trẻ tuổi, mà lòng ham mê khoái lạc đã dấy lên cho họ những hy vọng hão huyền. Triều thần mỉm cười, nghi hoặc. Đức Vua đã đặt ra một thời khóa biểu, ấn định toàn bộ hoạt động của mình từng giờ một, kể cả khiêu vũ và vuốt ve người yêu, nhưng trước hết là công việc. Công việc khẩn trương, liên tục, tỉ mỉ. Mọi người l đầu: “Cũng chẳng bền đâu”.
Thế mà thời khóa biểu ấy đã kéo dài những bốn mươi năm.
***
Được Calăngbrơđen và Trôn-gỗ che chở, Angiêlic sống tự do và an toàn trong Vương quốc du đãng.
Không ai được động tới nàng. Nàng đã nộp phần triều cống của mình bằng cách trở thành bạn đường của một tên trùm trộm cướp. Luật giang hồ là khắc nghiệt. Tính ghen tuông của Calăngbrơđen là không khoan thứ, mọi người đều biết. Và Angiêlic có thể đi cùng với những tên nguy hiểm như Mẫu-đơn hay Gôbe lúc nửa đêm, mà không sợ bị chúng giở trò sàm sỡ. Mặc dù nàng có thể gây lòng ham muốn mạnh mẽ, chừng nào thủ lĩnh chưa bãi lệnh cấm, nàng vẫn là của riêng hắn. Cho nên, trừ vẻ khốn khó bề ngoài, cuộc sống của nàng hầu như chỉ chia thành hai phần: những giấc ngủ kéo dài, và những cuộc đi dạo quanh Pari, không lo nghĩ, không mục đích. Nàng luôn luôn biết chắc là mình có cái ăn và có lửa sưởi trong tháp Nexlơ.
Lẽ ra nàng có thể ăn mặc tề chỉnh, vì thỉnh thoảng bọn cướp mang về được những quần áo tốt, sực mùi phấn thơm và nước hoa. Nhưng nàng không ưa các thứ sang trọng đó. Nàng vẫn giữ nguyên bộ quần áo bằng vải xéc màu nâu, mà phần váy nay đã sờn. Vẫn cái mũ vải cũ kỹ giữ cho mái tóc nàng khỏi xõa. Mụ Ba Lan đã tặng nàng một chiếc thắt lưng đặc biệt, để giắt được con dao găm dưới ngực áo.
– Nếu cô muốn, tôi sẽ dạy cô cách dùng dao. – Có lần mụ gợi ý.
Kể từ sau cái đêm có chuyện cốc vại bằng thiếc và tên lính bị đâm chết, giữa hai người đã có sự nể vì gần giống như tình bạn.
Ban ngày, Angiêlic ít khi đi ra ngoài và không bao giờ đi xa. Theo bản năng, nàng tuân theo nhịp sống của đồng bọn, những người đã được đám dân đô thị giàu có, người buôn bán và bọn lính nhường qchủ ban đêm.
Một đêm, đám cướp của Calăngbrơđen đi cướp một nhà ở Xanh-Giécmanh. Một đêm không trăng sao, đường phố tối tăm. Sau khi một tên cướp trẻ khéo tay mở được khóa ở cái cửa nhỏ dành cho đầy tớ ra vào, cả bọn vào nhà chẳng cần phòng bị gì nhiều.
– Nhà này rộng, chỉ có một bố già với một đứa hầu gái sống ở tầng xép trên cùng. – Nicôla giải thích.
Hắn thắp cái đèn ló rồi dẫn cả bọn vào phòng khách. Bánh-mì đen kẻ đã đến đây ăn xin nhiều lần, đã cung cấp cho hắn sơ đồ tỉ mỉ của căn nhà. Angiêlic đi đoạn hậu. Đây không phải là lần đầu nàng vào nhà người ta như vậy. Thoạt đầu, Nicôla không muốn để nàng cùng đi.
– Cô lại mắc kẹt mất thôi. – Hắn bảo.
Nhưng bao giờ nàng cũng chỉ làm theo ý mình. Nàng không đi theo họ để ăn trộm. Nàng chỉ muốn đến để lại được hít cái mùi ở nhà có người đang ngủ: mùi các tấm thảm, những đồ gỗ bóng lộn, mùi thơm của các món ăn và bánh ngọt. Nàng thích chạm tay vào những đồ chơi bày trong các căn phòng, rồi lại đặt xuống như cũ.
Bàn tay Angiêlic chạm phải một cây nến ở bàn. Nàng soi thấy một cái cửa nhỏ ở cuối phòng, liền tò mò đẩy cửa bước vào.
– Lạy Chúa! – tiếng của Khôn-ngoan thì thầm sau lưng nàng.- Cái gì thế này?
– Một phòng thí nghiệm. – Nàng đáp.
Lúc Khôn-ngoan lùi ra, hắn đánh đổ một cái bình cất rượu, cái bình rơi xoảng một tiếng. Hai người vội vã rút ra ngoài. Phòng khách vắng tanh, những tên kia đã vơ vét xong và cuốn gói cả rồi.
– Bọn họ đâu rồi?
– Có lẽ họ đã chuồn về nhà theo lối khác.
– Sao họ không đợi bọn ta? Mình đã chẳng nhìn thấy gì cả. Bỗng gã Khôn-ngoan nắm cánh tay nàng, thở hổn hển một cách kỳ lạ.
– Nghe này.
– Gì thế?
– Không nghe thấy? Nghe… – hắn nhắc lại với giọng khiếp sợ khó tả.
Và bỗng hắn rên:
– Con chó!… Con chó!
Vứt vội cái túi xách, hắn bỏ chạy.
Ngay lúc đó, nàng cũng nghe thấy… Tiếng động đến từ những phố im lặng ở tận xa.
Đó là một tiếng bước chân phóng nhẹ, thật nhanh mỗi lúc một gần. Bỗng nàng thấy con vật ở đầu phố đằng kia, như một bóng ma trắng chồm đến. Hốt hoảng, nàng co chân chạy. Chạy như người điên, không buồn để ý đến những hòn sỏi làm trẹo chân mình. Trước mắt tối mịt, nàng nghĩ là mình bị nguy rồi, muốn kêu mà không thốt ra tiếng.
Con vật xô mạnh vào đôi vai, vật nàng ngã sấp mặt xuống bùn. Nó đè nặng lên người nàng và tì vào cổ nàng hàm răng với những chiếc nanh nhọn hoắt.
– Xoócbon! – Nàng kêu lên.
Rồi nàng se sẽ nhắc lại:
– Xoócbon!
Và rất từ từ, nàng quay đầu lại. Đúng là con Xoócbon rồi, không nghi ngờ gì nữa, vì nó nhả nàng ra ngay lập tức. Nàng đưa tay lên xoa cái đầu to tướng của con chó bécgiê Đan Mạch khổng lồ. Nó hít hơi nàng có vẻ lạ lùng.
Con chó bỗng đưa cái lưỡi ráp liếm mạnh vào mặt nàng.
Angiêlic đứng lên, thấy đau: nàng đã bị thương khi ngã. Nàng nghe thấy tiếng bước chân. Máu nàng như đông lại. Có Xoócbon… nghĩa là có Đêgrê. Có con vật này thì không thể thiếu người kia, người đàn ông với con chó bao giờ cũng quay trở lại…
Thoắt một cái, Angiêlic đã đứng thẳng người lên.
– Đừng phản lại ta, – Nàng quay lại phía con chó, nói thì thầm. – Đừng làm ta bị bắt.
Nàng chỉ vừa kịp núp mình dưới một cái cổng, tim đập thình thình muốn phá vỡ lồng ngực. Trong giây lát, nàng hy vọng một cách điên rồ rằng đấy không phải Đêgrê. Ông ta đã buộc phải rời bỏ thành phố này, ông ta không thể quay trở lại. Ông ta thuộc về một quá khứ đã chết và bị chôn vùi.
Những bước chân người đã đến rất gần, và dừng lại:
– Nào, Xoócbon. – Tiếng Đêgrê cất lên. – Có chuyện gì vậy? Sao, không bắt được con giặc cái?
Angiêlic thấy tim đau nhói và đập dữ dội hơn.
Đêm tối đen như mực. Không nhìn thấy gì, nhưng Angiêlic chỉ cần bước hai bước chân là tới chỗ Đêgrê. Nàng cảm thấy những động tác của ông và đoán chừng ông đang bối rối.
– Mụ Chúa Thiên thần quái ác ấy, – Ông ta nói to, làm nàng giật nảy mình. – Ta thề là mụ không thể trốn được lâu. Lại đây, hít đi Xoócbon, hít đi. Con giặc cái đã dại dột bỏ lại chiếc khăn quàng trong cỗ xe. Vì vậy nó sẽ không thoát được. Đi, ta quay lại cổng Nexlơ. Dò từ đó thì phải ra, nhất định thế.
Anh ta bỏ đi, huýt sáo gọi chó: con Xoócbon còn tụt lại s
Mồ hôi toát ra hai bên thái dương Angiêlic. Hai chân nàng bủn rủn, cuối cùng nàng quyết định đi mấy bước ra khỏi chỗ nấp. Nếu Đêgrê đi dò quanh tháp Nexlơ thì không quay về đó là khôn ngoan.
Miệng khô đắng. Nàng nghe tiếng nước chảy róc rách. Ở quảng trường nhỏ có vòi nước được cây đèn treo trước cột cửa hiệu chiếu sáng mờ mờ.
Angiêlic lại gần và vùi khuôn mặt lấm bùn vào dòng nước lạnh. Nàng thở dài khoan khoái.
Khi nàng ngẩng lên, một cánh tay khỏe mạnh đã ôm chặt ngang lưng nàng, trong khi một bàn tay thô bạo đánh vào miệng nàng:
– Ta tóm được cô rồi, con chim xinh đẹp ạ, – tiếng Đêgrê nói. – Cô tưởng có thể đánh lạc hướng ta dễ dàng thế ư?
Angiêlic cố tìm cách vùng ra, nhưng ông ta giữ nàng chặt đến nỗi nàng chỉ cựa nhẹ một chút đã phải kêu đau.
– Không, không, con gà giò, thoát sao được, – ông ta cất tiếng cười khô khan.
Bị ghì chặt vào người ông ta không sao nhúc nhích được, nàng nhận ra thứ mùi quen thuộc của những quần áo sờn cũ trên người ông, Đêgrê trong bộ mặt ban đêm của người trinh sát. Nàng choáng váng muốn ngất, một ý nghĩ độc nhất ám ảnh nàng: “miễn là ông ấy không nhận ra mình… không thì ta xấu hổ đến chết mất… Giá mà chạy trốn được khi ông ta còn chưa nhận ra mình…”.
Vẫn giữ chắc nàng bằng một tay, Đêgrê đưa cái còi lên môi, huýt ba tiếng.
Vài phút sau, năm hay sáu người đàn ông ở những phố gần đấy chạy lại. Angiêlic nghe tiếng lách cách của những cái giày thúc ngựa và những thanh gươm đeo ở thắt lưng họ: đấy là bọn cảnh sát đi tuần tra.
– Tôi cho là ta đã tóm được con mồi. – Đêgrê gọi h
– Thật? Đêm nay ta làm ăn khá thật. Chúng tôi đã tóm cổ hai tên bẻ khóa đang tính bài chuồn. Nếu lại còn bắt được cả mụ Chúa Thiên thần, thì phải chịu tài ngài.
– Con chó này mới là kẻ đã dẫn dắt chúng ta. Nhưng, có một điều tôi không hiểu. Con mụ suýt chạy thoát… Vậy các anh có biết mụ Chúa Thiên thần này không?
– Mụ là con vợ thằng Calăngbrơđen. Bọn tôi chỉ biết có thế. Nếu đúng là mụ này, phu nhân Branhviliê sẽ nhận được mặt ngay. Khi cỗ xe bà ta bị bọn cướp tiến công, thì vẫn còn là ban ngày, bà ta thấy rất rõ mặt con mụ.
Angiêlic chăm chú theo dõi câu chuyện họ nói. Nàng cố đứng thật yên, hy vọng Đêgrê sẽ nới lỏng tay ra. Khi đó nàng sẽ nhảy vọt vào đêm tối. Nàng tin chắc con Xoócbon không đuổi theo nàng. Và bọn lính vụng về trong đống quân phục nặng chình chịch sẽ không đuổi kịp nàng. Nhưng người luật sư có vẻ không bỏ quên con mồi bị tóm. Ông ta lục soát người nàng bằng bàn tay thành thạo.
– Cái gì đây? – Ông nói.
Nàng cảm thấy hai bàn tay lướt bên dưới ngực áo nàng, ông ta huýt sáo một tiếng.
– Một con dao phay! Lạy Chúa, không phải con dao díp, hãy tin lời tôi. Phải, cô em, cô chẳng nhu mì gì với tôi đâu.
Ông ta đút con dao găm của Rôđôgôn-Ai Cập vào túi áo của mình và tiếp tục khám xét.
Nàng run lên khi bàn tay ráp và ấm của ông vuốt lên ngực nàng và để lâu lâu ở đó.
– Lạy Chúa! Quả tim đập mạnh quá!- Đêgrê hạ thấp giọng nói. – Tiếng tim đập thình thịch tỏ ra lương tâm không được trong sạch. Ta thử kéo cô nàng ra dưới cái đèn treo ở kia để xem mặt mũi ra sao.
Quẫy thật mạnh, nàng nhảy vọt khỏi tay ông, nhưng mười ngón tay sắt đã nhanh chóng tóm được nàng, và nàng chịu một trận mưa đòn.
Họ lôi nàng ra chỗ đèn sáng. Đêgrê nắm tóc nàng và kéo ngửa mặt nàng lên. Angiêlic nhắm tịt hai mắt. Mặt nàng nhem nhuốc bùn đất và máu, nên có thể ông ta không nhận ra nếu mắt nàng nhắm nghiền. Nàng run đến nỗi hai hàm răng va vào nhau lập cập.
Những giây phút mặt nàng bị phơi trần dưới ánh đèn kéo dài tưởng như hàng thế kỷ. Rồi Đêgrê buông nàng và làu nhàu tỏ ý thất vọng:
– Không. Không phải mụ ta. Đây không phải là bà Chúa Thiên thần.
Bọn lính tuần tra đồng thanh chửi tục:
– Sao biết, thưa ngài? – Một tên hỏi.
– Tôi đã trông thấy con mụ đó. Người ta đã có lần chỉ cho tôi trên Cầu Mới. Con bé này hơi giống mụ đó, nhưng không phải.
– Dù sao, ta cứ bắt. Nó có thể phun ra vài tin tức.
Đêgrê có vẻ cân nhắc, hơi bối rối:
– Con Xoócbon không bao giờ nhầm. Vậy mà nó đã không tóm con bé này. Nó để yên, trong khi con bé chỉ cách nó vài bước. Điều đó chứng tỏ con bé không nguy hiểm.
Anh ta thở dài và kết luận:
– Chúng ta không gặp may. Cũng may, các anh ít nhất cũng tóm được hai tên trộm. Chúng bẻ khóa nhà ai vậy?
– Ở phố Sư tử nhỏ, nhà một người bào chế già, tên là Glađê.
– Hãy quay lại đó. Có lẽ chúng ta sẽ dò thêm được manh mối.
– Làm gì với con bé
Đêgrê ra vẻ do dự:
– Tôi đang phân vân, thả cho nó đi có lẽ tốt hơn. Bây giờ tôi đã thuộc mặt con bé, tôi sẽ không thể quên nó. Sau này sẽ có thể có ích.
Không ngần ngại gì, bọn lính tuần tra thả người thiếu phụ, rồi biến đi trong đêm với tiếng cựa giày thúc ngựa kéo lách cách.
Angiêlic trốn ra ngoài vòng ánh sáng. Nàng lẩn bước theo các bức tường và nhẹ nhõm trở về nơi bóng tối. Nhưng nàng thấy có vật gì trắng ở vòi nước, và nghe tiếng con Xoócbon dùng lưỡi uống nước. Đêgrê đứng bên cạnh.
Angiêlic lại đứng không động đậy. Nàng thấy Đêgrê nhấc mũ lên và hướng về phía nàng. Một vật nặng rơi xuống chân nàng.
– Đấy, – tiếng nói người thám tử cất lên, – Cô hãy cầm lấy con dao. Tôi chưa bao giờ lấy cắp của một cô gái. Và một tiểu thư đi dạo giữa đêm khuya này dao có thể có ích. Thôi, chúc ngủ ngon.
Nàng không sao trả lời được.
– Cô không chúc tôi ngủ ngon ư?
Nàng lấy hết can đảm nói sẽ:
– Chúc ngủ ngon.
Nàng nghe tiếng gót giày đinh nặng nề của Đêgrê nện trên đá sỏi đi xa dần. Và, một lần nữa, nàng lại bắt đầu lang thang mò mẫm qua các phố Pari.