Bạn đang đọc Tiếng Guitar Trong Ký Túc Xá – Chương 7: Những Người Cùng Khổ
Nói sơ qua về giải đấu Khoa tôi, nó thực ra mang quy mô nhỏ, được xem là một hoạt động ngoại khoá, giao lưu cho sinh viên không hơn không kém. Sau mấy lần bà ra tán vào, thuyết phục dữ dội cũng đủ chín đội tham gia, trải dài bố nkhoá. Lấy hai đội nhất nhì của mỗi bảng vào đá bán kết. Bảng của tôi chỉ là bốn đội, nên trận đầu tiên tuyệt đối không được để thua, chí ít tệ lắm cũng phải kiếm được một kết quả hoà. Nếu không sẽ tự đẩy mình vào thế khó.
Mới sáng sáu giờ kém, điện thoại tôi đã réo vang lên. Mắt nhắm mắt mở, tôi nhớ rõ ràng là đã tới giờ báo thức đâu.
– Alo, ai vậy?
– Tao…dậy đi, chuẩn bị!
– Còn sớm mà mày, cho tao ngủ chút nữa!
– Dậy sớm dùm tao ông nội!
Mặc cho thằng đội trưởng la hét bên kia, tôi cúp máy, ôm cái gối tranh thủ nướng thêm một chút nữa. Ấy vậy chưa được thêm mấy phút, tôi lại bị dựng dậy.
– Alo, ai vậy? – Giọng tôi thều thào như kẻ sắp chết.
– Vi đây!
– Vi nào? Lộn số rồi!
– Vi chung lớp chứ Vi nào, ơ hay!
– Ờ…Bông …có gì không?
– Dậy sớm đi đá banh chứ sao! – Giọng thằng Phong vang lên đột ngột.
Hoá ra thằng Phong khai số điện thoại của tôi cho Bông Xù, giờ làm tôi bị quấy rối giấc ngủ. Cả đêm qua mải nói chuyện với thằng Tuấn nên thức khá khuya, tôi ngái ngủ bảo dậy rồi, Bông Xù mới chịu gác máy. Tôi lại nằm xuống giường nướng tiếp.
Hết người ngoài phá đám, đến lượt thằng trong phòng. Thằng Tuấn dậy nãy giờ lấy tay đấm tôi một cú đau điếng.
– Dậy mày, lên trường chiến thôi!
Nội công, ngoại kích, tôi không chịu được đành lết cái thân vào làm công tác vệ sinh buổi sáng. Vừa lò đâu ra đã thấy thằngTrung cũng chuẩn bị.
– Mày đi đâu đó?
– Lên xem mày đá! – Nó tỉnh bơ trả lời.
– Ờ, tao nhớ hôm nay mày đâu có đi học đâu!
Ba thằng ra tới cửa, đúng như tôi dự đoán,cũng phải nán lại chờ Thương đi cùng. Thằng Trung hết giận tôi, nhưng qua chuyện đó nó cũng không thể không rút ra kinh nghiệm. Không biết dụng ý của nó là lên cổ vũ cho chúng tôi, hay đây là buổi hẹn hò trá hình của nó nữa.
Suốt quãng đường đi, tôi và thằng Tuấn biết ý, luôn đi tụt lại phía sau.
Lên đến sân, chúng tôi cũng phải chờ đợi. Thằng Tuấn đá trận đầu tiên nên vẫy tay tạm biệt ba đứa tôi. Thả người cái phịch xuống ghế đá, tôi càm ràm:
– Còn gần một tiếng nữa mới đá, biết thế nướng thêm xíu!
– Mày ngủ chưa đủ à?
– Chưa, ngủ thêm có mất gì đâu! – Tôi nhún vai, trả lời thằng Trung.
– Con sâu ngủ của lớp mà! – Thương chỉ tôi cười.
Tôi chỉ cười lấy lệ, rồi im lặng dần dần tách ra khỏi chủ đề nói chuyện.Cứ để mặc cho thằng Trung nó nói, còn tôi ngồi im nghe nhạc.
Bỗng, cái tai phone của tôi bị giật khỏi tai.
– Sao bây giờ mới lên, Vi gọi lâu rồi mà?
– Ơ…trả cho tôi!
– Thôi Vi, trả cho Tín đi!
– Lớp trưởng còn định bênh cậu ấy à, dám lừa tớ cơ mà! – Vi nhõng nhẽo với thằng Phong. Nó nhìn tôi lắc đầu, vẻ không giúp được gì.
Thằng Trung thấy Bông Xù nói chuyện với tôi thì mắt tròn mắt dẹt, cứ nhìn cô nàng.
– Ai vậy mày?
– Bạn cùng lớp.
Bông Xù thấy thằng Trung có vẻ dễ gần hơn tôi:
– Thấy chưa, cái bạn nè dễ thương này, đâu như Tín!
– Ờ, nó dễ thương nó lắm, thương nó đi…! – Tôi nháy mắt với thằng Trung.
– Bậy mày..tao..tao có…rồi còn gì? – Nó ấp úng nhìn Thương, Thương thì chỉ lấy tay che miệng cười, chẳng để ý gì đến hàm ý của thằng Trung, làm nó chưng hửng.
Bông Xù là một cô gái có vẻ năng động, bằng chứng là cái miệng của cô nàng chẳng bao giờ ngừng cả.
– Giới thiệu cho Vi coi!
Tôi gượng người dậy như kẻ thiếu sức sống:
– Trung, bạn cùng phòng, người yêu Thương!
– Ơ, không…không phải, đừng nghe nói bậy! – Thương nhìn Bông Xù phân trần, còn thằng Trung thì cười đắc chí.
– Đây là Phong, lớp trưởng, còn đây là Bông Xù.! – Tôi chỉ tay về cô nàng.
– Không phải Bông Xù, là Vi! – Bông Xù phản ứng bằng cách hét banh cả màng nhĩ tai tôi.
– Ờ…Vi, không phải Bông Xù! – Tôilấp liếm.
– Không được nhắc tới cái tên đó nghe chưa? – Cô nàng dậm chân ra vẻ cáu. Y chang mấy đứa nhóc ở cạnh nhà ăn vạ khi Mẹ chúng không mua bánh kẹo mỗi khi đi chợ về.
– Rồi, không nhắc! – Tôi cười xoà, lôi đôi giày ra.
Trận đầu tiên ra quân, đội thằngTuấn thua thảm bại. Thằng bạn tôi không được ra sân một phút nào. Nó hậm hực ném đôi giày xuống đất, nhập bọn với chúng tôi mà không quên càm ràm vì ức chế.Lần này, thằng Trung nhanh hơn tôi:
– Tuấn, bạn cùng phòng của mình với Tín!
Thằng Tuấn thấy Bông Xù thì bao nhiêu nỗi bực dọc cũng bay đi đâu hết, nở nụ cười không thể tươi hơn, điều đó càng làm nó trở nên ngố một cách kinh dị. Tôi vỗ vai nó an ủi:
– Thôi, tài năng đến thế, chấp nhận đi.
– Mày ngon, để xem đá hơn tao không mà la!
Tôi chạy ra sân cùng với đội làm thủ tục. Khởi động kĩ tránh bị chuột rút giữa trận xong xuôi, thằng đội trưởng tóm tôi vào vòn gtròn họp đội. Thằng này cao hơn tôi, lực lưỡng nên nó kẹp cổ tôi kéo lên đi như anh kéo em trai vậy. Khán giả lớp tôi thì cười, còn có đứa tranh thủ lấy máy ảnh ra chụp nữa.
– Giờ quyết tâm phải thắng, đá tập trung!
– Quyết tâm!
– Ờ! – Tôi thản nhiên.
– Mày…? – Thằng đội trưởng nhìn tôi bặm môi. Tôi sợ cái khí thế của nó, cũng như con rối la quyết tâm theo.
Đối thủ của chúng tôi là một đội của đàn anh năm tư. Tin tình báo đưa về là đối thủ khá mạnh, nghe nói có cả tuyển thủ trường và cựu thủ môn của khoa. Điều đó làm dây thần kinh tôi căng lên, nhiệt huyết sôi sùng sục. Trọng tài thổi còi cho hai đội cúi chào, rồi đi vòng qua nhau bắt tay.
– Cố lên nào! – Lớp tôi gào thét!
– Cố lên, đè mấy thằng đàn em đi! – Mấy anh chị khoá trên vênh mặt thách thức.
Điều gì đến cũng phải đến, giây phút bóng lăn bắt đầu. Đội bạn mang tâm thế kẻ trên, sẵn sàng cho đàn em khoá dưới mở mắt trong trận bóng nên ào lên tấn công. Chúng tôi đoán trước tình hình, nên chủ yếu là phòng ngự, chơi theo kiểu rình rập, đâm sau lưng.
Tiếng trống từ đám cổ động viên khoá trên vang lên dồn dập, cổ vũ tinh thần cho kẻ đang dốc thẳng bóng vào tôi.
“Quý đàn anh to gan, dừng lại đây được rồi! ”.- Tôi thầm nghĩ trong bụng.
Một pha xỏ kim, bóng lọt qua hai chân tôi. Tôi chỉ kịp quay lại thực hiện một pha tắc bóng. Tắc không trúng bóng mà trúng ngay cổ chân của đội bạn.
– Hoét! – Trọng tài thổi hồi còi, và giơ thẻ vàng cho tôi.
Thằng Tuấn ôm bụng cười rũ rượi, còn Thương và Bông Xù thì nhìn nó hầm hè. Đám cổ động viên lớp anh chị nhè tôi mà hét:
– Chơi xấu, chơi xấu…!
Thằng chơi xấu vừa bị thẻ vàng lầm lũi đi về làm hàng rào trước cái quắc mắt của thằng đội trưởng hộ pháp.
“Thẻ vàng nhục thiệt”! – Tôi lầm rầm trong bụng.
Nhưng đó là những phút đầu tiên bỡ ngỡ, ngay sau đó chúng tôi làm dàn cổ động viên khoá trên im lặng. Với sự càn quét của thằng lớp trưởng, lên xuống con thoi của tôi, và sự sắc bén của thằng tiền đạo cắm duy nhất khiến cho khung thành đối phương chao đảo.
– Bộp!
Tôi dùng ngực đỡ bóng, xỏ kim lại đối phương, ngoặt banh thoát khỏi sự truy cản. Một đường chuyền đặt thằng tiền đạo vào tư thế không thể không ghi bàn. Mành lưới của đối phương rung lên.
Trước khi hiệp một kết thúc, tôi kỉ niệm thêm cho khán giả đội bạn một pha lừa qua cả thủ môn, nhân đôi tỉ số. Tiếng trống im bặt.
– Ngon lành mày! – Thằng Trung vỗ vai tôi chúc mừng.
– Chứ chẳng lẽ như thằng Tuấn! – Tôi lấy tay xoa xoa bộ tóc hoe vàng của nó.
Thằng Tuấn căm tôi lắm, nó lẩm bẩm khấn cho đội tôi thua ngược. Chẳng dám nói thành tiếng, vì chỉ cần từ thua lọt vào tai của Thương và Bông Xù, dễ hai cô bạn cho nó thành cám mất.
Ngược với mong muốn của thằng Tuấn, hiệp hai đội tôi ghi liền ba bàn nữa, dù cho đội bạn vùng lên ghi hai bàn nhưng chừng đólà chưa đủ.
5- 2! Chiến thắng đầu tay hoành tráng cho đội A lớp tôi.
Bông Xù không kìm nỗi sự sung sướng, nhảy ra ôm chầm lấy tôi. Mặt đỏ tía tai, nóng bừng bừng, mấy lọn tóc hơi rối của cô nàng chọc vào mặt khiến tôi phát ngại. Tôi đẩy cô nàng ra, lầm lì tiến về chỗ ghế đá.
– Chúc mừng ! – Phong giơ tay ra.
Tôi chìa tay ra. Rồi mệt mỏi ngồi bệt xuống,dựa lưng vào tường thở dốc.
– Ghê mày! – Thằng Tuấn giờ này mới phục tài tôi.
– Có gì đâu, thường thôi! – Tôi thở hổn hển.
Bông Xù đưa bình nước áp vào má tôi, tôi thản nhiên đón lấy tu ừng ực, rồi trả lại cho cô nàng.
– Trời ơi, không còn một giọt! – Bông Xù nhìn bình nước ngộ nghĩnh của cô nàng trống không.
– Cho rồi giờ tiếc hả?
– Xí, vô ơn không, không cảm ơn Vi được một tiếng! – Bông Xù đứng chống nạnh nhìn vô cùng đanh đá.
Tôi khẽ gật đầu cảm ơn.
Thương mỉm cười nhìn tôi, tôi chỉ gật đầu nhìn lại, rồi ngoảnh mặt đi bắt chuyện với thằng Tuấn. Dù sao, cũng không nên cho thằng Trung cái cớ để ghen tuông âu cũng là hợp lý.
Buổi chiều, lớp tôi còn đá một trận nữa nên cả lớp ở lại. Tôi muốn về kí túc xá, nhưng Bông Xù và Phong nhất quyết không đồng ý.Thằng Trung thì dính chặt lấy Thương, mà cô bạn đối diện không về thì khỏi phả ihỏi cũng biết ý nó ra sao. Thằng Tuấn cũng tranh thủ cơ hội làm quen với Bông Xù:
– Về phòng làm gì đâu? – Nó nháy mắt tôi đầy ngụ ý.
Trưa, chúng tôi mua tạm mấy đồ ăn vặt vào thay cho bữa trưa. Cả đám ngồi dưới hàng cây mát rượi của dãy ghế đá sinh viên.
– Nè, đánh bài đi! – Bông Xù khơi trò!
– Có biết chơi không?
– Nè, chấp Tín đó, Vi đánh bài hơi siêu đẳng đấy.
– Được thôi, xem thế nào!
Mười lăm phút sau, thằng Phong thả bộ bài ra giữa. Chúng tôi bắt đầu chia phe. Thương và Trung một phe, điều đó không có gì phải bàn cãi. Bông Xù là người muốn chứng tỏ là đánh bài siêu đẳng nên dành một phe, chỉ bắt thằng Phong làm trợ tá. Tôi và thằng Tuấn nữa là hai phe, chúng tôi bắt đầu nhập cuộc.
– Chơi bài quỳ hả? – Thằng Trung giả bộ hỏi.
– Không, chán lắm, chơi cái gì mà phải có chút mùi cá độ ấy! – Bông Xù hớn hở.
– Cá độ?
– Ừ, đánh bài mua nước với mua kem, chịu không!
Hiển nhiên, chúng tôi chẳng bao giờ từ chối.
Xét về đánh bài, ba thằng phòng tôi đã có căn cơ từ trước, lại thêm mấy tháng tu luyện ở kí túc xá nên vượt trội hơn so với phần còn lại. Thằng Trung đánh bài cũng khá, nhưng nó tỏ vẻ hiền lành trước Thương nên cho Thương quyết định hết. Tôi và thằng Tuấn được dịp diễu võ dương oai, xả bài liên tục.
Bông Xù choáng ngợp, nhõng nhẽo khi con hai cơ bị tứ quý của thằng Tuấn chặt ngay khi vừa rời tay:
– Cho Vi đánh lại đi!
– Ấy, đánh nhầm rồi!
Cô nàng đẳng cấp bài bạc liên tục xin đánh lại, thằng Tuấn mủi lòng gật đầu liên tục. Còn tôi thì nhất quyết nói đúng một câu:
– Đẳng cấp cơ đấy!
Mỗi lần bị khích tướng như thế, Bông Xù phụng phịu ngồi im. Nhìn tôi bằng ánh mắt choé lửa.
Kết thúc cuộc đua tới năm mươi mốt điểm. Tôi và thằng Tuấn bám sát nhau về đích, bỏ xa hai đối thủ còn lại.
Thế là thằng Phong và thằng Trung, hai trợ tá của hai cô bạn cùng lớp phải lật đật chạy đi mua kem và nước ngọt, một thằng thì bị bắt nạt và chiều cô bạn, một thằng thì muốn ghi điểm trong mắt mục tiêu.
– Hoá ra Thánh bài cũng chỉ có vậy! – Tôi tặc lưỡi cắn que kem.
– Đó là hôm nay xui thôi!
– Hôm nào may thì nói nhé, ê Tuấn,kem hôm nay mùi lạ ghê mày!
– Mùi gì, bình thường mà mày? – Thằng Tuấn thật thà đáp lại.
– Mùi nhang đó, kem chùa mà! – Tôi nói rồi cười sằng sặc.
Bông Xù tức không làm được gì tôi, quay sang thằng Phong nhõng nhẽo khiến tôi càng đắc chí làm tới
Trận buổi chiều, một đội khác của lớp tôi cũng giành chiến thắng. Coi như vẹn toàn cả đôi đường.
– Không cổ vũ đi! – Tôi quay sang thấy mặt Bông Xù buồn hiu, tưởng cô nàng vẫn cay cú chuyện thua bài.
– Không hay bằng hồi sáng! – Bông Xù ỉu xìu mất hết năng lượng đáp lại.
Tôi mặc cô nàng, chăm chú xem nốt tụi bạn cùng lớp đã những phút cuối thủ tục khi đã thắng đậm đà.
Kết thúc trận đấu, thằng Phong có lẽ là người mừng nhất khi ngày đầu tiên ra quân lớp đã toàn thắng.
– Mai ráng lên nhé!
– Ờ, ờ.! – Thằng Tuấn gật đầu như cái máy.
Tôi vẫn lãnh cảm đút hai tay vào túi quần, gậ tđầu chào thằng Phong. Cuối cùng chiếc xe bus cũng giúp tôi đưa hai đứa bạn“nhiễu sự” về.
– Trung biết đá banh không? – Thương đột ngột hỏi.
– Ơ…sao lại hỏi vậy? – Thằng bạn ú ớ như bị đâm trúng tim đen.
– Không biết hả, đá banh hay mà! – Thương thản nhiên làm mặt thằng Trung chảy dài hơn quả dưa leo nữa.
Tôi đá đít nó bào chữa:
– Mỗi người mỗi tài năng riêng mà, so phần đàn guitar thì nó trùm khu mình rồi!
Thằng bạn nhìn tôi với ánh mắt đầy vẻ cảm ơn.Thương thì chẳng để lời nói của tôi lọt tai, nhìn tôi vẻ khó chịu.
Tôi nhún vai với thằng Trung, bảo nó đuổi theo xem cái sự tình giận hờn vu vơ ấy là như thế nào.
– Gì á mày?
– Trở trời! – Tôi đút hai tay vàotúi quần huýt sáo.
– Sao mày vui vậy?
– Mày không thấy hôm nay lớp tao thắng à?
– Đừng có tự tin, tao thua hôm nay nhưng mà mai nó khác! – Thằng bạn cứ tưởng tôi chọc ghẹo nó, lộ rõ vẻ quyết tâm.
Đường về kí túc, có khác gì lúc đi, Thương vàTrung đi trước, tôi và thằng Tuấn đi sau. Đấy gọi là biết ý không muốn gây hiểu nhầm.
Vừa về đến phòng, mặt thằng Trung đã u ám cả. Hai thằng tôi biết ý chẳng ai hỏi ai, leo lên giường nhìn nó như sinh vật lạ. Nó hết thở dài rồi lại nằm xuống giường, rồi lại bật dậy thở dài, y như nó đang nằm trên cái bàn chông chứ không phải giường của kí túc xá vậy.
Nỗi buồn của thằng Trung kéo dài đến tận hôm sau, nó chẳng có hứng đi cùng cỗ vũ trá hình cho tôi và thằng Tuấn nữa. Có lẽ nó sợ lại phải hứng chịu câu hỏi kiểu như:
– Trung có biết đá banh không?
– Trung có biết chơi thể thao không?
Và tôi thấy Thương có vẻ đòi hỏi quá nhiều.Mỗi người có một sở thích, một tài năng riêng, đâu cứ nhất thiết con trai phải biết đá banh. Nhiều lúc tôi cũng phải ghen tị với tài đàn guitar chuyên nghiệp của thằng Trung chứ chẳng chơi.
Ngày thi đấu tiếp theo, đội tôi hoà, đội còn lại thắng trận, đội thằng Tuấn cũng có trọn điểm số tối đa. Hôm nay Bông Xù có việc bận nên không đi cổ vũ được, đồng nghĩa với việc chúng tôi cũng không phải la cà chiều theo ý cô nàng.
Không có thằng Trung, chẳng có cái cớ nào để hai thằng tôi tách riêng ra với Thương nữa. Ba đứa cùng đi về kí túc.
– Sao hôm qua bị gì vậy?
– Bị gì là bị gì? – Thương chẳng để tâm chuyện gì cả.
– Thế sao nói thằng Trung thế? – Tôi lộ vẻ khó chịu.
– Có sao đâu, Thương hỏi thế thôi mà! – Cô nàng ương bướng trả lời.
Tôi hơi cảm giác ác cảm với cái cách mà Thương gây ra cho thằng Trung. Nói làm sao nhỉ, ở cô nàng cũng như Yên, gây cho tôi những khổ sở, những suy nghĩ nào khác gì thằng bạn cùng phòng. Cái cách mà cô nàng ương bướng, phải chăng là một biểu hiện của sự vô tâm.
– Thế à?
– Nghiêm trọng vậy sao Tín?
– Không nghiêm trọng với Thương, ừ…! – Tôi chẳng thèm nói tiếp.
Tôi bước nhanh lên trước, thằng Tuấn đuổi theo sau, bỏ lại Thương sau lưng. Chẳng hiểu sao cái mặt nạ lầm lì của tôi đi đâu, để cái tính bao đồng bộc phát, đi lo chuyện thiên hạ.
Chắc thằng Trung cũng có hoàn cảnh như tôi.
– Mày sao thế?
– Không, tao không thích cái kiểu đó thôi! – Tôi hất cái balo đang trễ quai đeo lên cho nghiêm chỉnh.
Thương vẫn chậm rãi đi đằng sau. Có suy nghĩ về điều tôi nói hay gió thoảng qua tai hay không thì tôi chẳng biết.
Những thằng con trai khi đã thích một người thực sự thì có sự kiên nhẫn lạ thường. Mới sáng nay thằng Trung như xác không hồn, thì đến chiều mặt đã tươi tỉnh, cười toe toét bên cái máy tính của nó.
– Mày làm cái gì thế? – Tôi giơ đôi vớ lên gần mũi thằng Tuấn khiến nó phải nhăn mặt đẩy đi xa.
– Clip!
– Clip gì?
– Tặng Thương!
Ừ, thì coi như nó có kiên nhẫn. Cứ nhìn cái kiểu hí hửng của nó, ngồi chỉnh chỉnh từng chi tiết nhỏ cho thật vừa ý mới thôi. Nó tâm huyết đến nỗi, cứ mở cái clip ngắn ngủi ấy xem đi xem lại khiến cho phòng tôi vang lên một ca khúc đến nỗi phát chán. Nếu không có bữa cơm tối, dễ nó ngồi ôm cái máy tính xem cho đến hết ngày quá.
– Mày thấy được không?
– Hỏi tao làm gì?
– Xem xong không nhận xét gì mày?
– …! – Tôi tộng một đống cơm vào miệng, ú ớ khỏi nhận xét.
Thằng Tuấn thì khen một câu qua loa xong rồi cũng im bặt, cuối cùng thằng Trung đành phải tự nó khen nó trong lòng mà cười thoả mãn.
Những cố gắng của thằng Tuấn cũng chỉ đổi lại được nụ cười không tự nhiên của Thương không hơn không kém. Đấy, bao nhiêu công sức vất vả lẫn tâm huyết của thằng bạn có giá trị bấy nhiêu thôi. Nó gượng cười đứng trước phòng Thương không được bao lâu cũng đành lủi thủi trở về phòng.
Điều đó làm tôi cảm thấy ghét Thương một cách kì lạ.
– Sao rồi mày? – Tôi chủ động hỏ inó.
– Không có gì hơn? – Nó cố gượng vẻ bình tĩnh.
– Thế mày làm gì sai à?
– Không biết, con gái mà…!
Tôi chợt thấy hình ảnh tôi mỏi mòn chờ đợi trong những chiều mưa ở thằng Trung. Chợt thấy cái vẻ lạnh lùng của Yên trong bộ dạng củaThương. Tôi cũng có thể thấy cái cách mà tôi không thể nào oán hận Yên lấy nửa lời trong cách ứng xử của thằng Trung.
Và phải chăng, khi tôi không thể giận Yên, tôi bỗng thấy ghét cô bạn phòng đối diện một cách chả liên quan, một người cũng phần nào giống Yên nhỉ?
Câu hỏi đó cứ xoay vòng trong đầu tôi trước khi ánh đèn học bài của thằng Sơn ở dưới tắt phụp. Bóng đêm xoa dịu tôi vào giấc ngủ