Sự Trỗi Dậy Của Đế Chế Đại Việt

Chương 38: Huyết Chiến


Bạn đang đọc Sự Trỗi Dậy Của Đế Chế Đại Việt – Chương 38: Huyết Chiến


Trần Lãng, quê Thanh Hóa, di cư vào nam theo cha từ thời Thiệu Trị.
Gia Định so với mảnh đất xứ Thanh Hoa khắc nghiệt đầy gió Lào và gió biển thì tốt hơn nhiều lắm.


Chăm chỉ làm lụng từ đời cha đến giờ hắn cũng coi như có của ăn của để, cuộc sống cũng coi như tạm ổn.


Cuộc sống bình dị với mảnh đất này bị phá vỡ khi giặc Pháp đến xâm lược,

Nhìn những mảnh ruộng xanh mơn mởn, thành Gia Định bị đốt cháy hừng hực, thôn làng bị thiêu rụi, vợ con chết trong loạn quân, Trần Lãng căm thù giặc Pháp đến tận xương tủy.


Trần Lãng vốn là người nổi tiếng trong vùng có sức khỏe hơn người,

Từ Gia Định chạy ra vùng kháng chiến, Trần Lãng nhanh chóng được quan quân để ý, sau đó được đưa vào đội quân tinh nhuệ của Nguyễn Lâm, hôm qua đánh dã chiến ngoài đồn với quân Pháp một trận khốc liệt, toàn bộ đội đột kích đã bị đánh tàn phế, 200 người rút về đại đồn chỉ có không đến trăm người là còn sức chiến đấu.


Nguyễn Lâm muốn dùng đội quân này cố thủ phía sau tuyến đầu, chờ đợi quân Pháp cùng tuyến đầu quân đồn điền của Trương Định đang bảo vệ mặt đồn hỗn chiến, sẽ lao ra tăng cường, sẽ đạt được ý đồ mong muốn là đánh giáp lá cà, gây bất ngờ mong muốn giành chiến thắng.


Kế hoạch của Nguyễn Lâm rất tốt, thậm chí đã cùng với Trương Định cùng cha là Nguyễn Tri Phương, làm tốt công tác chuẩn bị và lập rõ ý đồ tác chiến, rằng đợi quân Pháp với quân Việt quện vào nhau đánh giáp lá cà, sẽ đem viện mình chia thành từng tốp, liên miên không dứt tiến hành tiếp viện, liên tục chiến đấu mạng đổi mạng, bào mòn ý chí chiến đấu và tiêu hao sinh lực Pháp khi đánh đại đồn.


Mưu kế là rất tốt, và đang đúng theo ý đồ quân ta thế nhưng có một điều mà Nguyễn Lâm không tính hết được.


Đó chính là bánh xe lịch sử, Hồng Đĩnh xuyên qua có rất nhiều điều đã thay đổi khác so với lịch sử mà hắn được biết thời hiện đại, thế nhưng có những thứ hắn chưa đả động đến, và bánh xe lịch sử vẫn chạy tiếp theo tiến trình của nó.


Thống Tướng Nguyễn Tri Phương đứng trên đồn quan sát chiến cuộc, trận đánh hôm qua, cùng với chiến lược chiến đấu ngày hôm nay của con trai Nguyễn Lâm, cùng em trai Nguyễn Duy vô cùng hài lòng, lòng thầm khen, Nguyễn Duy tư tưởng chiến thuật táo bạo, Nguyễn Lâm thì lại anh dũng nhạy bén, hai người này kết hợp bổ trợ cho nhau, chỉ cần có tâm tư bồi dưỡng thì sau này nhất định sẽ là giường cột nước nhà, đã có người nói con trai ông Nguyễn Lâm vốn không phải vật trong ao mà,

Nhìn từ chiến cuộc mà nói, thế trận hiện tại đối với quân ta vẫn đang tương đối thuận lợi, vì tất cả đều y như kế hoạch đã đề ra,


Đưa lực lượng dân dũng lên phòng thủ thủ đồn lũy, để làm tiêu hao sĩ khí và đạn dược của đối phương, quân tinh nhuệ chính quy triều đình ở tuyến sau đã sẵn sàng, từng đội ngàn người đã chuẩn bị, sẽ liên tục tiếp viện lên tường thành, mục đích liên tục duy trì tăng viện, liên tục áp sát chiến đấu với giặc giảm ưu thế vũ khí của chúng.


Thế nhưng tiền đề của thành công vẫn là người chỉ huy, kế hoạch rất tốt thế nhưng mất đi sự chỉ huy thì kế hoạch càng tốt, nhưng lại có sự phiêu lưu cao như kế hoạch của Nguyễn Lâm sẽ thất bại càng thảm, và hiện giờ chính là lúc nó thể hiện rõ nhất.


De Surville đang chỉ huy pháo đội của mình, được lệnh của đô đốc Charner, bắn tự do đại bác vào đại đồn, bắn tự do có nghĩa là tự do thoải mái bắn đạn vào tuyến sau của địch, do tuyến đầu quân Pháp đang cùng quân Việt hỗn chiến, vì để tránh thương vong cho quân mình pháo binh Pháp bắn tự do về phía hậu phương địch.


Các hỏa điểm đại bác của quân Việt trên đồn lũy hầu như đã bị tiêu diệt, nguy cơ bị phản pháo là rất nhỏ,

De Surville ra lệnh cho pháo đội tiến sát đồn khoảng 200 thước bắt đầu nã pháo, vừa thúc giục lính pháo binh tăng cường nạp đạn, đề cao mật độ hỏa lực.


Đại bác trên đồn còn rất ít, thế nhưng một khẩu pháo vẫn còn kiên quyết bắn áp chế về phía pháo binh Pháp.
Bất chợt một chiếc xe tải đạn của Pháp nổ tung thành từng mảnh.


De Surville tức tối ra lệnh bắn thật lực, lại một loạt đại bác được bắn về phái đại đồn, thế nhưng chính De Surville cũng không biết, chính loạt đại bác ấy đã làm thay đổi toàn bộ tình hình chiến cuộc.


Thống tướng Nguyễn Chi Phương đang chỉ huy, đôn đốc binh sĩ làm ra chuẩn bị, sẵn sàng tổ chức một trận phản công, 1000 quân chính quy đã sẵn sàng, chỉ chờ lệnh tiến lên hỗ trợ, thì bất chợt một loạt đại bác gầm rú lao đến, cách vị trí tướng Phương đứng không xa.


Đối với pháo bắn đạn trái phá, quân Việt vẫn còn có những khiếp sợ, quân đội triều đình không phải là quân Giải Phóng thiện chiến sau này, nghe âm thanh cùng tiếng nổ có thể đoán vị trí điểm rơi của đạn pháo cùng với loại pháo, loạt đạn ấy khiến quân Việt loạn hết cả lên nhao nhao tìm chỗ chốn, đội hình tuyến sau vốn nghiêm cẩn bất chợt đại loạn.
Thực tế, đại trái phá của Pháp hiện nay tuy có sức sát thương lớn, nhưng không thể so sánh với pháo binh hiện đại sau này, sức công phá, phạm vi sát thương chỉ tương đương quả lựu đạn cán chày của bộ đội Việt Minh sau này thôi, thế nhưng quân Việt vẫn rất sợ hãi, Tướng Phương kiệt lực ra lệnh bình ổn đội hình cùng với đó là lệnh cho em trai Nguyễn Duy mang theo 1000 viện quân đi yểm trợ chiếm lại đồn lũy thì bất chợt đạn pháo nổ cách đó không xa, một mảnh đại bác văng trúng bụng tướng Phương.
Thân vệ lập tức nhao lên bao quanh, vết thương không sâu, thế nhưng máu chảy lại cực kì nhiều, việc mất máu nhiều khiến cho tướng Phương mơ hồ, trao lại quyền cho Tôn Thất Hiệp chỉ huy trận đánh, và rồi bánh xe lịch sử tiếp tục đi theo con đường của nó.


Tôn Thất Hiệp ở đó khiếp đảm, lúc đó hắn đứng bên cạnh tướng Phương, có thể nghe rõ mảnh đạn văng xượt qua tai, thân hình run lẩy bẩy, rút cuộc thì tướng lĩnh xuất thân từ quan văn không phải ai cũng đều xuất sắc cả.thấy quân Pháp đã chiếm được tuyến phòng thủ vòng ngoài, do tình thế gấp gáp, hoặc là muốn bí mật cho nên kế hoạch chiến đấu không được phổ biến cho tất cả tướng lãnh, và đây là điều sai lầm tai hại lớn nhất trong cuộc đời cầm binh của tướng Phương.

theo kế hoạch mở nói cho các tướng lĩnh nếu quân Nguyễn Duy tấn công gặp hỏa pháo địch ngăn chặn thương vong nhiều, ra lệnh rút quân về đồn Thuận Kiều.


Đây là chiến lược dự phòng của quân ta nếu không thủ được sẽ rút về đây ổn định lực lượng rồi sau đó sẽ phản kích lại sau.


Thấy tình hình bất lợi Tôn Thất Hiệp liền hoảng sợ ra lệnh lui binh.


Có thể thấy đây là mệnh lệnh ngu xuẩn nhất trong toàn bộ trận đại chiến Đồn Chí Hòa.
Pháo binh Pháp đã lấy đi tất cả dũng khí của Tôn Thất Hiệp mất rồi.


Tuyến đầu của viện quân Nguyễn Duy đã sắp tiếp cận khu vực giao chiến, một số bộ phận tiến nhanh đã bắt đầu đánh giáp lá cà với quân giặc.
Thì bất chợt nghe thấy tiếng la hét hoảng loạn phía sau, tin tức thống tướng Nguyễn Tri Phương bị trúng đạn, sống chết không rõ khiến quân Việt khủng hoảng.


Sau đó là mệnh lệnh rút lui khiến toàn quân rối loạn hết thành một đoàn, nhiều người không cam lòng, thế nhưng quân lệnh như sơn không thể không nghe theo, binh sĩ ùn ứ trên con đường giữa 2 chiến lũy.


Lúc này quân Pháp đã phát hiện sự chuyển quân của quân Việt, vội và cho tập trung quân đang phân tán, chiếm lĩnh điểm cao, bắt đầu bắn xuống nhóm quân đang hỗn loạn phía dưới.


Nguyễn Duy cực lức ước thúc bộ hạ, liên tục chém chết mấy kẻ hoảng loạn mới ổn định được tình hình, bắt đầu tổ chức rút lui, thế nhưng trong lòng ông rõ rang, trận này quân ta thua, Đại đồn Chí Hòa thất thủ.


Trong hồi ức của Pallu có viết.


Quân An Nam ngưng đánh vì thấy rào gai bị phá thủng, rút xa vài phút trước khi quân Pháp ập vào, họ rút lui rất trật tự, thật chậm dọc theo bờ tường thành.
Một nhóm quân lính của ta rượt theo, nhưng không ăn thua gì; vì địch quân rút hết vào một lớp thành khác trước khi quân Pháp đuổi tới…

Sau khi ổn định tình hình Charner quyết định ném hết lực lượng dự bị vào trận, tổng cộng là hơn 3000 quân, giờ đây bại cục đã định người Pháp đã đạt được cái gọi là ưu thế cục bộ trên chiến Trường, quân Việt đông hơn hẳn, thế nhưng từ đầu đến đuôi đều phải chiến đấu trong tình trạng bị thua thiệt về cả quân số lẫn trang bị, bất kể như thế nào thì quân Việt đã thua.


Khi lực lượng bộ binh sau cùng của Charner tiến vào đồn thì trận đại Đồn Chí Hòa coi như bại cục đã định.
Việc Charner để lại hơn 500 quân bảo vệ hậu quân Pháo đội, cùng với một lực lượng tương đương tiến hành tiêu diệt những đôi quân đang bị bao vây, chia cắt và mắc kẹt trong tường thành, số còn lại thì tất cả được xua đi dánh đội quân triều đình đang rút lui, Quân Việt cuộc rút lui vô cùng trật tự và nghiêm cẩn bỗng chốc trở nên náo loạn, rồi cuối cùng trở thành một trận bỏ chạy toán loạn về đồn Thuận Kiều.


Trần Lãng là thập trưởng, cùng với 10 người của mình hiện đã triệt để mất phương hướng trong cái nồi cháo là đại đồn Chí Hòa này.
Hắn được lệnh theo lệnh Nguyễn Lâm cùng 100 tàn quân đội đột kích tiến công viện trợ cho mặt Tây Nam đại đồn, thế nhưng việc đại bác của Pháp bắn dữ dội khiến cho đơn vị quân đội vốn đã tan nát ấy rối loạn và lạc nhau, 4 loạt pháo nhao nhao bắn trúng đội hình hành quân khiến những binh sĩ gan dạ nhất cũng sụp đổ, thi nhau tìm chỗ núp rồi lạc đơn vị.


Tiếng la ó, tiếng chém giết, tiếng súng nổ chát chúa như làm thức tỉnh những người thanh niên trẻ tuổi nhiệt huyết căm thù giặc ngoại xâm này.


Mỗi người đều hít một hơi thật sâu, nắm chặt vũ khí trong tay, nện những bước đi vững chắc trên con đường một đi không trở lại.


Bên sườn đại Đồn góc tây Nam hiện đang triệt để lộn xộn, quân đồn điền Trương Định, quân tiếp viện Nguyễn Duy trộn chung một chỗ loạn thành một đoàn, quân Pháp chiếm cao điểm từng loạt súng nổ vang, từng hàng quân Việt ngã xuống trong vũng máu, họ căm thù, họ bất lực, tại sao, tại sao cơ chứ, máu họ chảy xuôi trên chiến trường, đến chết họ vẫn không hiểu, rút cuộc là tiến lên hay rút về.
Có người hô to, có người khóc, Trần Lãng nghe mang máng quân ta đáng đánh nhau với giặc ở cửa Tây Nam, thế giặc to lắm, sắp không chống được rồi, Quan lớn ra lệnh rút lui thôi.


Nghe thế, hắn cứ đi ngược dòng, quan lớn nào cơ chứ, không phải tướng Nguyễn Lâm đã ra lệnh tử chiến hay sao, quân của ai thì nghe lệnh người đó, quân nhân thiên chức là tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên, đó là điều hắn được Trần Bình dạy.
Trần Bình dạy hắn rất nhiều điều về đạo lí, về Hồng Đĩnh quận công, về nguồn gốc người Việt.


Nhớ lại những lời đó, người hắn như có thêm nguồn sức mạnh hừng hực tiến lên.


Từ xa xa vọng lại tiếng chém giết, tiếng quát tháo…
Trần Lãng nghĩ bụng tường thành đã ở trước mặt rồi, lại càng dồn sức cho bước chân.
Mấy tên huynh đệ của hắn cũng khẩn trương bám gót theo sau.
Qua ngã quanh cuối cùng, một cảnh chém giết như ở trong địa ngục hiện lên trước mắt hắn.
Quân hai bên hỗn chiến từ dưới đất lên đến mặt thành.
Khắp nơi bê bết máu của lính tráng, chân cụt tay cụt thi thể vương vãi khắp nơi.
Thường xuyên có người bị đâm hoặc bị đá lộn cổ từ trên tường thành xuống.
Một tên lính Pháp dùng lưỡi lê đâm xuyên ngực một người lính Việt, khi hắn rút lưỡi lê ra định lao lên tìm mục tiêu khác, thì người này dường như phát điên liền lao lên, ôm chặt hắn cũng ngã xuống thành.

Một người lính việt vừa chém chết một tên lính Pháp, chưa kịp tìm đối thủ tiếp theo đã bị mấy tên lính Pháp vây lại đâm thành cái sàng lỗ chỗ những vết máu.
Có một nhóm người nho nhỏ vẫn kiên quyết thủ trên tường thành, quân Pháp liên túc tiến lên đánh nhưng chưa dứt điểm được.
Những người đó có kẻ mạo hiểm dùng câu liêm đẩy đổ thang mây, lập tức bị lính Pháp bắn cho người lỗ chỗ thủng.


Khi một người lính Việt định bê theo cái chảo dầu cực lớn định rưới xuống quân Pháp dưới thành thì bất chợt một quả lựu đạn được ném lên nổ tung, chảo dầu tung tóe, bắt lửa biến đoạn tường thành ấy thành địa ngục, thế nhưng vẫn chưa kết thúc, vẫn có binh sĩ người Việt toàn thân bốc cháy điên cuống ôm lính Pháp nhảy xuống thành mặc cho thân thể bị bao nhiêu vết đâm vết chém.


Trần Lãng hét to một tiếng, “quan quân tránh ra”

Nói rồi liền bê một cái khẩu đại bác bị đánh hỏng nặng mấy trăm cân ném về phía quân Pháp đang tập trung quân, khiến cho cả đám máu thịt be bét, đại bác bay không xa lắm, thế nhưng lại mở ra một đường máu, mười tên lính việt theo sau Trần Lãng vội kêu ngao ngao gào thét tiến lên chém giết.


– Các anh em.
Vệ gia hộ Quốc! Giết!!!

Hô xong hắn dẫn đầu xông lên tường thành, bất kể tên lính Pháp nào cản đường Trần Lãng đều bị hắn dùng bàn chân to đạp bay, hoặc bị hắn dùng cán cờ gạt ngã xuống đất

– Giết!!! Giết!!! – một đám binh sỹ Việt hô lớn, mắt đỏ quạch, vung gươm múa đao theo Trần Lãng đánh lên tường thành

——-

Ráng chiều đã ngả về Tây, trên tường thành xác chất cao như núi.
Có quân Việt, có quân Pháp, có cả nghĩa quân.
Một đoạn tường thành đã vỡ tung,tường đất, đá, tre gỗ ngổn ngang.
Phía sau tường thành sụp đổ, một bóng người đồ sộ cầm lá cờ to ngũ sắc, chân đạp trên đám xác người, cả người ngập ngụa máu, thậm chí còn có mấy cái lỗ máu trên người đang không ngừng ồng ộc chảy xuống,.
Hắn tựa như ác ma trở về từ địa ngục, khiến cho xung quanh hắn quân Pháp cũng không dám tiến lên.
Người này chính là Trần Lãng.
Hắn đã chết rồi! Chết nhưng không hề gục xuống, vẫn đứng sừng sững như bức thành đồng ngăn chặn bước chân kẻ thù.
Chết mà mắt không hề nhắm lại, cứ mở trừng trừng nhìn quân giặc dã man.

.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.