Sau Khi Mẹ Kế Tỉnh Lại

Chương 7.


Bạn đang đọc Sau Khi Mẹ Kế Tỉnh Lại – Chương 7.


— SAU KHI MẸ KẾ TỈNH LẠI – THƯ THƯ THƯ —

?????

CHƯƠNG 6.

Người Dịch: Lan Thảo Hương. 

Ninh Hương nhớ ra nàng dâu béo này lớn hơn cô bảy tám tuổi, từ đội bốn gả đến đội hai bọn cô.

Phụ nữ nông thôn hay lắm mồm, mặc dù nghe có chút âm dương quái khí nhưng không có ác ý thực sự nên Ninh Hương không có để trong lòng. Cô cười nhạt một tiếng rồi không phản ứng nhiều.

Cô đi rửa tay trước, khi quay lại thì tìm một cái khung thêu không ai dùng. Ngồi xuống, lấy ra dầu sò thoa đều lên hai tay, tiếp đó lấy ra vải thêu lấy từ trạm thêu về, cẩn thận cố định ở trên khung thêu. Giày thêu hoa có diện tích bề mặt rất nhỏ, dù sao phần mũi giày cũng không lớn nên không cần dùng đến khung để kéo căng. Cái này chỉ cần dùng tay kéo căng ra là được, ngược lại là vỏ gối cần phải dùng đến khung thêu.  

Ninh Hương không nói chuyện, nhưng sau khi cô ngồi xuống, nàng dâu béo Hồng Đào tự mình đứng dậy tiến lại gần nhìn băng gạc trên đầu Ninh Hương, tò mò hỏi: “Xảy ra chuyện gì thế? Em đánh nhau với mẹ chồng à?”. 

Mấy thợ thêu khác không có đi qua, nhưng lâu lâu lại liếc qua đây vểnh tai lên nghe ngóng. 

Ninh Hương chỉnh lại khung thêu, cô cầm chỉ lụa đặt qua một bên rồi lấy kéo và kim thêu từ trong cặp sách ra, vừa bận rộn đâu vào đấy vừa nói: “Bị đứa nhỏ đẩy một cái, đụng phải góc bàn”.

Nghe vậy, ngọn lửa bát quái trong lòng Hồng Đào gần như bị dập tắt trong chốc lát, nhưng vẫn nói tiếp: “Trẻ con đều vậy đấy, nhất là cái tầm tám chín tuổi, nhiều khi tức chỉ muốn nhét chúng về trong bụng cho rồi. Em đột nhiên có liền ba đứa nhỏ, lại còn không phải do chính mình sinh nên càng không dễ quản”. 

“Đúng thế”. 

Ninh Hương không có mong muốn trò chuyện về bậc làm cha làm mẹ, đặc biệt là không muốn nói về Lý Quế Mai và bên tên gấu con Giang Ngạn kia. Cô tùy tiện qua loa một câu, rồi cầm lấy sợi chỉ màu đỏ sậm bắt đầu bổ tia*. Bổ tia xong thì luồn qua kim và bắt đầu thêu hoa.

(*) 劈丝 – Hay còn gọi là “tách chỉ”. Trong quá trình sáng tạo tranh thêu, một sợi chỉ có thể chia thành hai nhung, một nhung chia thành tám chỉ, tương đương với một sợi chỉ duy nhất có thể chia thành 128 len có độ dày bằng 3 sợi lông, hoặc thậm chí bằng 1 sợi tóc để cho thấy độ mịn của nó. 

Hồng Đào thấy cô không muốn nhiều lời bèn thức thời không hỏi tiếp nữa. Khóe miệng đuôi lông mày lộ ra ý cười khô cằn, cô ấy xoay người đi về trước khung thêu của mình, tiếp tục thêu hoa.


Ninh Hương hễ cầm kim thêu là sẽ rất tập trung, kế tiếp cô dồn hết tất cả lực chú ý của mình vào công việc thêu thùa. Ở kiếp trước, từ khi vào thành phố với Giang Kiến Hải, cô sau này chưa từng chạm vào đồ thêu lần nào nữa. Thế nên mặc kệ là tốc độ tay hay là kỹ năng, cô đều không thể so với trước kia. Cô thêu tỉ mỉ và chậm rãi, chủ yếu là để bản thân thành thạo trước. 

Mấy thợ thêu khác và Hồng Đào thấy cô vùi đầu thêu thùa không nói lời nào, họ cũng liền không có lại tìm cô trò chuyện nữa, chỉ coi cô như người trong suốt. Bọn họ vừa thêu hoa vừa buôn dưa lê một ít chuyện phiếm của các nhà ở trong ngoài thôn, lúc nói đến chỗ buồn cười còn cười ha ha vài tiếng.

Ngồi thêu hơn nửa tiếng, cổ cũng trở nên đau nhức, Hồng Đào đặt kim thêu xuống vừa xoa cổ vừa khởi động bả vai. Tiếp đó, cô ấy đứng dậy và vỗ nhẹ vào lưng một thợ thêu khác, cả hai kết bạn cùng đi nhà xí. Sau khi buộc lại dây lưng quần và chỉnh trang lại quần áo, Hồng Đào nói với thợ thêu kia: “Xem ra đã bị ấm ức không nhỏ”. 

Thợ thêu kia nói: “Chắc thế rồi. Ở mười dặm tám hương quanh đây, A Hương nổi danh là người khéo tay, giỏi giang, tính tình lại dịu dàng. Nếu không phải bị ấm ức lớn, cô ấy sẽ mang theo cái trán như vậy quay về đội Thủy Điềm sao”. 

Hồng Đào bất giác thở dài: “Vợ xưởng trưởng nhìn thì ngăn nắp thật, nhưng làm mẹ kế cho ba đứa nhỏ thật sự không dễ mấy. Mà tôi nghe nói mẹ chồng cô ấy không muốn vào thành phố ở, cho nên cô ấy phải ở lại nông thôn để hầu hạ bà ấy”. 

“Chuyện trên đời đều thế cả, muốn lấy được tiện nghi lớn thì phải bỏ ra nỗ lực. Nếu không phải xưởng trưởng Giang có ba đứa con, thì người ta thì sẽ chịu cưới A Hương về làm vợ sao? Lấy điều kiện hiện tại của người ta, chắc chắn có thể tìm được một cô gái ở trong thành phố lại có công việc, đúng không?”.

Hồng Đào gật đầu: “Đó là tất nhiên”. 

……

***

Ninh Hương không quan tâm người khác ở sau lưng nghị luận gì về cô, nếu như để ý, cô đã giống như kiếp trước đem chuyện ngã đập đầu không để ở trong lòng và càng sẽ không cáu giận xách ra chuyện ly hôn. Thấy người khác hỏi thì sẽ nói chính mình không cẩn thận bị ngã, dùng tư thái rộng lượng tha thứ để mài mòn từng chút từng chút sự thù địch của ba tên gấu con Giang Ngạn, Giang Nguyên và Giang Hân dành cho cô. Để bọn chúng từ từ tiếp nhận người mẹ kế là cô, và dạy dỗ mấy tên gấu con đó thành nhân tài mai sau.

Nhưng kiếp này, suy nghĩ của cô đã hoàn toàn thay đổi. Cô không quan tâm đến bất kỳ tin đồn nhảm nào, và cô sẽ không bao giờ bị áp bức và trói buộc nữa. 

Ninh Hương dành hết thời gian cả buổi chiều để thêu thùa ở trong xưởng thêu. Cô cúi đầu tập trung tinh thần, xỏ kim, tách chỉ, ở trên vải thêu thêu ra một bông hoa mẫu đơn kiều diễm, cành hoa uốn lượn theo từng đường kim mũi chỉ mở rộng dần ra. 

Sau buổi trưa, Hồ Tú Liên và Ninh Kim Sinh qua đội sản xuất làm việc tiếp, cả hai đều không để ý tới Ninh Hương. Đến chạng vạng tối, Hồ Tú Liên trở về nhà cho lợn ăn và nấu cơm tối mới thấy Ninh Hương vẫn chưa về nhà. Bà lập tức gọi Ninh Ba và Ninh Dương tới: “Đừng có nghịch nữa, mau đi tìm chị cả về đây”. 

Hành lý của Ninh Hương vẫn đặt ở trong phòng Ninh Lan, Hồ Tú Liên kết luận rằng Ninh Hương vẫn chưa trở về nhà mẹ đẻ. Bà và Ninh Kim Sinh đã bàn bạc xong rồi, đợi sau khi ăn xong cơm tối sẽ chèo thuyền đưa Ninh Hương về nhà họ Giang, chớ để cho cô ỷ lại nhà mẹ đẻ không chịu đi hoặc là mở miệng ngậm miệng nói muốn ly hôn, bằng không sớm muộn gì cũng bị hàng xóm nói ra nói vào. 

Ninh Ba Ninh Dương thích nhất là chạy ra ngoài chơi, vừa nghe Hồ Tú Liên sai bảo, hai đứa nhỏ liền như một trận gió chạy ào ra ngoài. Cả hai vừa chạy xung quanh chơi đùa vừa tìm người, cuối cùng tìm thấy Ninh Hương ở trong xưởng thêu của đại đội. 

Chạy đến trước mặt Ninh Hương, hai người thở hổn hển nói với cô: “Chị cả, mẹ gọi chị về nhà ăn cơm”. 

Ninh Hương nhướng mày liếc nhìn Ninh Ba Ninh Dương, ánh mắt nhanh chóng rơi trở lại khung thêu của mình, đáp một tiếng: “Biết rồi”. 


Ninh Ba Ninh Dương đã chuyển xong lời nhắn liền không ở lại lâu, cả hai xoay người chạy ra ngoài chơi tiếp. 

Ninh Hương thêu nốt cánh hoa trên tay, hiện giờ cô đã không còn ngượng tay như lúc đầu chiều nữa. Thấy các thợ thêu khác lần lượt đi về, cô thở nhẹ một hơi rồi thu dọn đồ thêu, đứng dậy rời khỏi xưởng.

Về đến nhà, trong nhà đang chuẩn bị ăn cơm chiều, Ninh Hương đi vào phòng Ninh Lan cất đồ thêu trước, sau đó mới trở ra giúp bưng bát đũa. Ánh mắt cô vẫn nhàn nhạt và không nói nhiều, sau khi ngồi xuống liền cầm đũa vùi đầu ăn cơm.

Ninh Kim Sinh cầm đũa lên liếc nhìn cô một cái, sau đó hắng giọng và nói: “Không thể chiều theo ý mày mãi, cơm nước xong ba chèo thuyền đưa mày trở về. Kết hôn rồi chính là người lớn, không phải chuyện gì cũng làm theo cảm tính được”.

Nghe vậy, tay cầm đũa của Ninh Hương hơi dừng lại. Cô cúi đầu tiếp tục nhai cơm và không nhìn về phía Ninh Kim Sinh, cũng không mở miệng nói tiếp. Trong nội tâm cô biết rõ, nói tiếp sẽ xảy ra cãi vã, vậy còn không bằng coi như không nghe thấy, thanh thản ổn định ăn xong cơm rồi nói.

Tuy ngoài mặt không có gì nhưng trong lòng cô lại có rất nhiều suy nghĩ. Ví dụ như, cô không khỏi nhếch mép cười lạnh, nghĩ thầm mình đã sống cả một đời có khi nào làm việc theo cảm tính chưa? Từ nhỏ cô đã buộc phải hiểu chuyện, hiểu chuyện cả một đời nhưng không có ai nhớ tới cái tốt của cô. 

Biến con mẹ nó dịu dàng hiểu chuyện đi, đời này cô muốn sống theo cảm tính của mình, không muốn cân nhắc quá nhiều thứ mà chỉ nghĩ xem mình có muốn hay không. Cô nghĩ muốn ly hôn thì ly hôn, muốn kết hôn thì kết hôn, nghĩ không muốn sinh con thì không sinh con, và muốn sinh thì sinh!

Chỉ cần cô nghĩ.

Chỉ có cô đồng ý. 

Bất luận kẻ nào đừng nghĩ đến sai bảo cô! 

Ninh Kim Sinh thấy Ninh Hương không nói lời nào, cho rằng cô đã nghe lọt tai liền vừa ăn cơm vừa nói tiếp: “Mày hiếu kính mẹ chồng thật tốt, chăm sóc ba đứa nhỏ Giang Ngạn thật tốt, Giang Kiến Hải có thể đối xử tệ bạc với mày được sao? Ngày tốt lành đều ở đằng sau….”. 

Suy nghĩ của Ninh Hương bắt đầu bay xa, cô tự động che lại những lời nói của Ninh Kim Sinh ở bên ngoài tai, một chữ cũng không cho vào đầu. Kiếp trước, cô lớn lên trong hoàn cảnh như vậy, từ nhỏ đã thấm nhuần những tư tưởng này và không cảm thấy nó có vấn đề gì, nhưng hiện giờ chỉ cảm thấy mỗi chữ đều có độc. 

Cô thật sự không muốn nghe những lời này nữa nên nhanh chóng ăn xong cơm tối, đặt bát đũa xuống, đứng dậy và ném lại một câu: “Con đã nói hết những điều nên nói rồi, con sẽ không quay về”.

Ninh Kim Sinh trợn trừng mắt, ánh mắt đuổi theo cô nghiêm nghị hỏi: “Ninh A Hương, mày rốt cuộc có ý gì?!”.

Ninh Hương làm lơ câu hỏi của ông, cô quay trở về phòng Ninh Lan và ngồi xuống. Trên mặt không hề có chút khó chịu nào, cô cũng chẳng tốn công để đi hờn dỗi mà lôi ra khung thêu nhỏ, trải vải thêu lên khung và căng ra, sau đó bắt đầu thêu giày.

Trên bàn cơm, Ninh Kim Sinh tức giận đến mức lồng ngực sắp nổ tung, đôi đũa trong tay suýt nữa bẻ bị gãy. Hồ Tú Liên cũng là lồng ngực chập trùng, nhưng bà không nổi cáu mà đè xuống cảm xúc để an ủi Ninh Kim Sinh: “Cơm nước xong rồi nói tiếp”. 

Ninh Kim Sinh hít sâu một hơi, tạm thời đè xuống tức giận để ăn cơm.

Ninh Lan ăn rất nhanh, cô ở trên bàn cơm không nói chuyện, sau khi ăn xong liền trở về phòng. Vào phòng, cô nhìn thấy Ninh Hương đang ngồi ở trên mép giường cầm khung thêu thêu thùa, cô chậm rãi đi tới, ngồi xuống bên cạnh Ninh Hương nhỏ giọng hỏi: “Chị, chị có chuyện gì vậy?”.

Ninh Hương thêu hoa không nhìn cô, không lạnh không nhạt đáp: “Chị nói câu nào em nghe không hiểu à? À, chị là thôn phụ không biết chữ, em là học sinh trung học có văn hoá nên nghe không hiểu người như chị nói cũng là đương nhiên, chị nói chuyện nghe thô tục quá mà”. 

Mặc dù giọng điệu nhẹ nhàng nhưng những gì Ninh Hương nói đều mang theo cảm xúc. Cảm xúc đến từ kiếp trước. Sau này, Ninh Lan, Ninh Ba và Ninh Dương coi cô như mẹ già không biết cái gì, tất cả chuyện trong nhà không cho cô phát biểu và thậm chí là coi nhẹ sự tồn tại của cô.

Có đôi khi Ninh Hương muốn hỏi, lại chỉ nhận được một câu: “Ôi giời chị cả, có nói chị cũng có hiểu đâu, chị đừng hỏi nữa đi”. 


Không cho cô hỏi không cho cô quản, nhưng khi ba mẹ ngã bệnh cần người hầu hạ thì xưa nay sẽ không quên cô. Nói tới nói lui chỉ có cô là người rảnh rỗi nhất, cô là người có mệnh hầu hạ người khác, mấy chị em Ninh Lan còn phải bận rộn công việc không thoát thân ra được. 

Ninh Lan lớn đến giờ còn chưa bao giờ xấu hổ như vậy, nghe Ninh Hương nói cô chỉ cảm thấy mặt đỏ tai nóng. Cô nhìn vẻ mặt nghiêm túc đang thêu thùa của Ninh Hương, thật lâu sau mới mím môi nói: “Chị, em không đắc tội chị mà?”. 

Ninh Hương dừng động tác thêu trên tay, nghiêng đầu nhìn Ninh Lan. Chỉ chốc lát, cô thu lại ánh mắt tập trung nhìn vào khung thêu tiếp tục thêu hoa, không cùng Ninh Lan nói chuyện nữa. 

Hiện tại Ninh Lan đúng thật là không làm ra chuyện có lỗi với cô, nhưng cũng không gọi là tốt. Từ lúc Ninh Lan bắt đầu học lớp một, học phí suốt chín năm của con bé đều do cô dùng thêu thùa một kim một sợi chỉ kiếm ra, bởi vì Ninh Kim Sinh cũng không muốn để cho Ninh Lan đi học. Với lại, năm đó Hồ Tú Liên vừa hạ sinh Ninh Ba Ninh Dương, trong nhà nhiều thêm hai đứa trẻ nên Hồ Tú Liên không thể đi làm để kiếm điểm công, cuộc sống khốn khó càng trở nên căng thẳng hơn. Vì điều kiện của gia đình thực sự có hạn nên Ninh Kim Sinh để Ninh Hương bỏ học ở nhà phụ giúp gia đình. Ninh Hương không muốn để Ninh Lan cũng phải chịu loại thiệt thòi đó, nên chính cô đã tranh thủ cho Ninh Lan cơ hội được đi học.

Trước khi bỏ học, Ninh Hương chỉ là tiểu đả tiểu nháo theo sau bà nội học chút thêu hoa. Sau khi bỏ học, vì muốn kiếm tiền phụ giúp gia đình và cho Ninh Lan đi học, cô chính thức làm lên thợ thêu, đi theo các tiền bối trong làng vừa học hỏi vừa bắt đầu làm từ thêu thô cho đến thêu tinh tế.

Thêu thùa của Hồ Tú Liên cực kỳ kém, căn bản không thêu ra được hình thêu có thể vào mắt. Ngược lại, Ninh Hương có lẽ thừa hưởng tài năng từ bà cô, ở trên thêu thùa có ngộ tính rất cao, dù tuổi còn nhỏ nhưng kỹ năng thêu rất tốt. Đương nhiên, các phương diện năng lực của cô cũng không kém, học lực cũng thuộc hàng nhất nhì khi còn đi học, mặc dù đó chỉ là lớp hai. 

Thật ra, cô vẫn luôn nghĩ mãi mà không hiểu, tại sao cô vì Ninh Lan bỏ ra nhiều như vậy, ngày ngày đêm đêm cúi đầu làm việc để tích cóp tiền, tiền kiếm được lại hầu như không tiêu vào bản thân. Ở lúc Hồ Tú Liên bắt đầu đi làm việc, cô còn phải giúp đỡ trông Ninh Ba Ninh Dương, nhưng làm nhiều như vậy tại sao không có ai nhớ rõ cô tốt? 

Vì cô là chị cả nên cô xứng đáng bị thế sao? 


— HẾT CHƯƠNG 6 —



Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.