Phía bên kia nửa đêm

Chương 49part 3


Đọc truyện Phía bên kia nửa đêm – Chương 49: part 3

Phiên toà đã bước sang ngày thứ năm. Bác sĩ Israel Katz lại thấy đâu ở chỗ cẳng chân đã mất trong lúc ông tiến hành ca mổ, ông có thể đứng trên chiếc chân giả hàng ngày mấy giờ liền không hề gì cả. Song lúc này đang ngồi tại đây, khi ông tập trung cao độ sự chú ý của mình, thần kinh của ông luôn nhớ đến chiếc chân đã mất đi vĩnh viễn.
Ông Katz cứ phải chuyển đổi tư thế luôn trên ghế của mình, cố làm dịu đi cái áp lực đang đè trĩu bên hông. Từ hôm ông tới Athens ngày nào ông cũng cố tìm mọi cách để được gặp Noelle, song ông không thành công. Ông đã nói chuyện với Napoleon Chotas và ông luật sư giải thích cho ông biết rằng Noelle đang trong tâm trạng quá phiền muộn không thể gặp các bạn bè cũ được, tốt nhất là cố nán đợi đến khi kết thúc phiên toà hẵng hay. Israel Katz có yêu cầu ông luật sư nói lại với Noelle rằng ông đang có mặt tại đây để tìm mọi cách trợ giúp cho nàng, tùy nhiên lời nhắn nhủ đó có tới được chỗ nàng không. Ông kiên trì ngồi ở toà hết ngày này qua ngày khác, hy vọng Noelle sẽ quay nhìn đến chỗ ông, song nàng không một lần quay xuống nhìn đám cử toạ.
[ alobooks ]
Israel Katz đã mang ơn nàng cứu mạng sống cho mình và ông cảm thấy buồn nản bởi vì ông không tìm ra được cách nào để đền đáp món nợ đó. Ông không rõ phiên toà này sẽ diễn ra tới đâu, liệu Noelle sẽ bị kết tội hay sẽ được tha bổng. Chotas thật là tài ba.
Nếu có ai trên đời cứu nổi Noelle thì có lẽ người đó không ngoài Chotas. Tuy vậy Israel Katz vẫn cảm thấy điều gì đó lấn cấn không yên tâm. Phiên toà còn lâu mới kết thúc. Phía trước sẽ còn nhiều điều bất ngờ khôn lường.
Một nhân chứng buộc tội đang tuyên thệ.
– Ông cho biết quý danh.
– Christian Barbet.
– Ông Barbet, ông mang quốc tịch Pháp?
– Vâng, Hiện nay địa chỉ của ông ở đâu?
– Paris.
– Xin ông cho toà biết nghề nghiệp của ông.
– Tôi là chủ một hãng thám tử tư.
– Hãng đó hiện đang đóng trụ sở ở đâu?
– Văn phòng chính đặt tại Paris.
– Ông thực hiện những loại dịch vụ gì?
– Nhiều loại… đánh cắp các bí mật trong buôn bán, tìm tin tức của những người mất tích, giúp các ông chồng hoặc bà vợ theo dõi những đối tượng…
– Ông Barbet, ông làm ơn nhìn một lượt quanh phòng xử án, rồi ông cho chúng tôi biết căn phòng này có ai từng là khách hàng của ông không?
Sau một hồi lâu chậm chạp đảo mắt một lượt, ông ta đáp:
– Xin ông làm ơn cho toà biết rõ về người đó.
– Người đàn bà ngồi kia, tiểu thư Noelle Page.
Trong đám công chúng có tiếng thì thào to nhỏ.
– Có phải rằng ông định kể cho chúng tôi nghe về việc cô Page đã thuê ông tiến hành một công việc do thám gì đó giúp cô phải không?
– Đúng thế, thưa ông.
– Xin ông hây thuật lại công việc đó tiến hành ra sao?
– Vâng, cô ấy quan tâm đến một người đàn ông tên là Larry Douglas. Cô ấy muốn tôi phát hiện mọi điều liên quan đến người này mà tôi có thể thu nhập được.
– Đó cũng chính là người có cái tên Larry Douglas được đưa ra xét xử tại phòng xử án này.
– Đúng thế, thưa ông.
– Cô Page đã trả tiền cho ông về dịch vụ này?
– Vâng.

– Ông làm ơn quan sát các hiện vật tôi đang cầm trong tay đây. Đây có phải là những ghi chép về các khoản đã thanh toán cho ông không?
– Đúng thế?
– Ông Barbet, ông hãy kể ra cho chúng tôi biết làm thế nào ông lại có được những tin tức như vậy về ông Douglas?
– Thưa ông, việc làm này rất khó khăn. Số là hồi đó tôi ở bên Pháp còn ông Douglas ở bên Anh, rồi sau này ở Mỹ, và trong khi Pháp bị người Đức chiếm đóng…
– Hượm đã. Thưa ông Barbet, tôi muốn xác nhận rằng tôi hiểu thấu đáo những điều ông đang trình bày. Ông luật sư của cô Page có cho chúng tôi biết rằng cô ấy và ông Larry Douglas mới gặp nhau cách đây vài tháng và họ yêu nhau đến phát cuồng. Bây giờ ông lại trình bày trước toà rằng chuyện tình của họ bắt đầu từ lâu… Cách đây bao lâu nhỉ?
– Ít nhất cũng cách đây sáu năm.
Phòng xử án ồn ào hẳn lên.
Demonides phóng sang Chotas một cái nhìn đắc thắng.
– Ông có gì cần hỏi nhân chứng không?
Napoleon Chotas dụi dụi hai mắt, rồi đứng dậy khỏi chiếc bàn dài và tiến lại chỗ nhân chứng.
– Thưa ông Barbet, tôi sẽ không hỏi ông dài dòng. Tôi biết là ông đang nóng lòng muốn trở về với gia đình ở bên Pháp.
– Xin ông hãy rút ngắn thời gian cho – Barbet đáp bằng giọng huênh hoang.
– Cảm ơn ông. Song ông hãy bỏ qua cho tôi một nhận xét mang tính chất cá nhân rằng bộ com lê ông vận trông hết sức duyên dáng, ông Barbet ạ.
– Cảm ơn ông.
– May tại Paris chứ?
– Tất nhiên.
– Vừa vặn quá. Tôi dường như không bao giờ có được những bộ com lê vừa vặn như vây. Ông đã thử tay nghề của thợ may Anh bao giờ chưa? Chắc họ cũng khéo lắm phải không?
– Chưa bao giờ, thưa ông.
– Tôi chắc là ông đã sang nhiều lần rồi?
– À chưa.
– Chưa bao giờ ư?
– Chưa bao giờ.
– Vậy chắc ông cũng đã từng sang Mỹ?
– Chưa.
– Chưa bao giờ ư?
– Chưa.
– Thế ông đã tới thăm vùng Nam Thái Bình Dương rồi?
– Chưa.
– Vậy thì, thưa ông Barbet, ông quả thực là một thám tử dị thường. Tôi xin ngả mũ bái phục ông. Những báo cáo của ông đề cập tới những hoạt động của Larry Douglas ở Anh, rồi Mỹ và Nam Thái Bình Dương, tuy nhiên như ông đã cho chúng tôi biết, ông chưa từng đến một nơi nào cả. Vậy tôi chỉ có thể giả định rằng ông thuộc loại người duy tâm.

– Ông cho phép tôi được sửa lại một đôi điều. Tôi không cần thiết phải đến những nơi đó, tôi thuê các hãng khác mà như người ta gọi là công ty quan hệ thông tấn ở Anh và ở Mỹ.
– À xin lỗi tôi quá ngớ ngẩn. Tất nhiên là như vậy! Như vậy thật ra những người kia mới là người theo dõi các hoạt động của ông Douglas.
– Exactement? (Chính thế)
– Vậy thực ra bản thân ông không hề biết đích xác các hoạt động của ông Douglas?
– À không, thưa ông.
– Nghĩa là trên thực tế các thông tin của ông chỉ là nguồn gián tiếp.
– Có lẽ xét trên ý nghĩa nào đó thì đúng là như vậy.
Chotas quay sang nhìn các vị quan toà:
– Thưa quý toà, tôi không chấp nhận lời khai của nhân chứng này với lý do rằng đó chỉ là những tin đồn.
Peter Demonides vụt đứng dậy:
– Thưa các ngài, tôi bác bỏ? Noelle Page đã thuê ông Barbet thu thập tin tức về Larry Douglas. Đó không thể là tin đồn…
Chotas nhẹ nhàng nói:
– Ông bạn đồng nghiệp uyên bác của tôi đã đệ trình những giấy ghi thừa nhận và coi đó là chứng cớ. Tôi sẵn sàng thừa nhận điều đó, một khi ông ấy muốn đưa tới đây những người trên thực tế đã tiến hành việc giám sát ông Douglas. Ngược lại, tôi cũng phải yêu cầu toà giả định rằng không có sự giám sát như vậy và yêu cầu phải coi lời khai của nhân chứng này là không thể chấp nhận được.
Chánh án Toà án quay sang Demonides hỏi:
– Ông có sẵn sàng để đưa những nhân chứng của ông tới đây không?
Peter Demonides lắp bắp:
– Không thể được. Ông Chotas thừa biết rằng phải mất nhiều tuần lễ mới xác định được họ ở đâu.
Ông chánh án quay lại Chotas:
– Kiến nghị của ông được chấp nhận.
Peter Demonides xem xét một nhân chứng khác.
– Xin ông cho biết quý danh.
– George Mouson.
– Ông làm nghề gì?
– Tôi là nhân viên đón tiếp tại khách sạn Palace ở Ioannina.
– Ông làm ơn nhìn kỹ hai bị cáo ngồi ở chiếc bàn kia.
– Trước đây ông có bao giờ gặp họ không?
– Tôi gặp người đàn ông. Ông ấy là khách trọ ở khách sạn chúng tôi hồi tháng Tám năm ngoái.

– Đó có phải là ông Lawrence Douglas không?
– Phải.
– Khi ông ấy đăng ký vào khách sạn, ông ấy có một mình.
– Không.
– Vậy ông ấy đi cùng với ai?
– Với vợ ông ấy.
– Bà Catherine Douglas?
– Vâng.
– Họ đăng ký là ông bà Douglas.
– Vâng.
– Ông với ông Douglas có bao giờ trao đổi về vùng hang động Perama không? Ông nêu ra vấn đề hay ông Douglas nêu?
– Theo tôi nhớ, ông ấy nêu ra trước. Ông ấy hỏi tôi về vùng hang này và bảo rằng vợ ông ấy rất muốn ông ấy đưa bà tới đó, rằng bà ấy rất thích hang động. Lúc đó tôi nghĩ điều này không bình thường.
– Thế hả? Tại sao lại như vậy?
– À, phụ nữ thường không quan tâm đến chuyện thám hiểm và những chuyện đại để như vậy.
– Ông không có lần nào tình cờ thảo luận chuyện hang động với bà Douglas sao?
– Không. Tôi nói chuyện với ông Douglas.
– Thế ông đã nói gì với ông ấy?
– À tôi nhớ là tôi có bảo với ông ấy rằng vùng hang động có thể nguy hiểm…
– Có nhắc gì đến chuyện người dẫn đường không?
Người nhân viên gật đầu:
– Có tôi nhớ chắc chắn rằng tôi có gợi ý ông ấy nên thuê người dẫn đường. Với khách nào tôi cũng giới thiệu người dẫn đường.
– Tôi không hỏi gì nữa. Ông Chotas, ông có cần hỏi gì nhân chứng không?
– Ông Mousson, ông làm việc ở khách sạn đã bao lâu rồi?
– Trên hai chục năm.
– Trước đó ông là một nhà tâm thần học?
– Tôi ư? Không, thưa ngài.
– Có lẽ là một nhà tâm lý học.
– Ồ không.
– Thế ư? Vậy thì ông không thể là một chuyên gia về hành vi của phụ nữ được.
– Vâng, có thể tôi không phải là nhà tâm lý học song trong nghề khách sạn người ta cũng nắm được tâm lý của nhiều phụ nữ.
– Ông biết Osa Johnion là ai không?
– Osa nào…? Không?
– Bà này là nhà thám hiểm nổi tiếng khắp thế giới.
– Thế ông có bao giờ nghe nói về Amelia Earhart không?

– Không.
– Thế còn Margaret Maed?
– Không.
– Ông Mousson, ông có gia đình không?
– Hiện nay không. Song tôi đã lấy vợ ba lần, vì vậy tôi có phần nào nắm vững tâm lý phụ nữ.
– Thưa ông Mousson, trái lại tôi nghĩ rằng nếu quả thực ông là người hiểu biết phụ nữ, ông đã có thể đứng vững với một cuộc hôn nhân rồi. Tôi không hỏi thêm gì nữa.
***
– Xin cho biết quý danh.
– Christopher Cocyannis.
– Ông làm nghề gì?
– Tôi làm nghề hướng dẫn viên ở vùng hang động Perama.
– Ông làm ở đó đã bao lâu rồi?
– Mười năm.
– Công việc tốt chứ?
– Rất tốt. Hàng năm có hàng ngàn khách du lịch tới thăm chỗ chúng tôi.
– Ông hãy nhìn kỹ người đàn ông ngồi ở chỗ kia. Trước đây ông đã bao giờ gặp ông Douglas này chưa?
– Có đấy ông ấy tới vùng hang động vào tháng Tám năm ngoái.
– Ông dám chắc chứ?
– Vâng.
– Thôi được, ông Cocyannis ạ, tôi tin rằng điều đó khiến tất cả chúng tôi phải lúng túng khó hiểu.
– Trong hàng ngàn người tới vùng hang động, làm sao ông có thể nhớ được một cá nhân nào đó nhỉ?
– Có lẽ tôi không thể quên được ông ấy.
– Vì sao thế ông Cocyannis?
– Trước hết vì ông ấy không thuê người dẫn đường.
– Tất cả những khách tham quan đều thuê người dẫn đường sao?
– Khách người Đức và người Pháp keo kiệt không thuê song tất cả những người Mỹ thì khác hẳn.
Có tiếng cười rộ.
– Ra thế. Còn lý do gì khác khiến ông nhớ kỹ ông Douglas.
– Có chứ. Lẽ ra tôi cũng không chú ý gì đến ông ta nhưng vì chuyện thuê người dẫn đường này, hơn nữa người phụ nữ đi cùng ông ta coi bộ bối rối thế nào ấy khi ông ta từ chối không thuê. Sau đó khoảng một giờ, tôi thấy ông ấy vội vã đi ra khỏi cửa, lúc này ông ấy có một mình và coi bộ rất rầu rĩ, tôi nghĩ có lẽ người đàn bà gặp tai nạn gì rồi. Tôi tiến lại phía ông ta và hỏi xem bà kia có sao không, ông ta trừng trừng nhìn tôi, trông rất ngô nghê và hỏi lại “Bà nào cơ?”, Tôi bảo: “Cái bà ông đưa vào hang cùng với ông ấy mà”. Thế là mặt ông bỗng trắng bệch, tôi tưởng ông ta sắp sửa quật vào mặt tôi. Sau đó ông ấy bỗng thét lên: “Tôi đã để nàng lạc mất rồi. Giúp tôi với”. Và ông ta cứ như một người khùng vậy.
– Song trước lúc ông hỏi đến người đàn bà mất tích kia, ông ấy không nhắc gì đến việc cứu trợ chứ?
– Đúng thế đấy.
– Sau đó thì sao?
– À tôi đã tập hợp một số các bạn hướng đạo khác lại và chúng tôi bắt đầu cuộc tìm kiếm. Có đứa khốn nạn nào đã quẳng cái biển báo nguy hiểm ở khu vực mới vào xó.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.