Mỗi Chàng Một Nàng

Chương 16


Đọc truyện Mỗi Chàng Một Nàng – Chương 16

Chương 15
Nhật kí hành trình của
Holly Caputo và Mark Lavine
Jane Harris
Những Bậc Thang Tây Ban Nha đó chẳng có gì thú vị. Chúng nhẵn thín vì bị bước lên quá nhiều, có lẽ chúng cũng ba trăm năm tuổi. Đúng là một mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng. Mình xém chút nữa là vẹo chân đến mấy lần khi bước xuống dưới đó.
Ừm, xem ra nhà Shelly ở ngay bên cạnh. Shelly. Chẳng phải vợ ông là người đã viết tác phẩm Frankenstein sao?
Mình không hiểu tại sao Cal lại mím chặt môi khi mình hỏi câu này. Làm sao mình có thể biết tất tần tật về văn học được? Mình là một nghệ sĩ. Mình cá anh ta cũng không biết chuyện Michelangelo vì quá chán nản khi mọi người mãi bình luận về bàn tay trên tượng David nên ông cắt phăng nó đi.
Mình hỏi anh ta có biết chuyện này không, anh ta trả lời không biết. Và cũng nói thêm anh ta không hiểu, nếu nhiều người thích bàn tay đó như vậy, tại sao ông ta lại cắt nó đi.
Thế là mình giải thích, các nghệ sĩ luôn muốn khán giả nhìn ngắm tác phẩm của mình một cách tổng thể, không phải chỉ một phần. Nếu người ta mãi ngắm nhìn đôi tay, họ sẽ không trông thấy vẻ đẹp của phần còn lại. Đó là điều Michelangelo không mong muốn… khi chỉ tạo ra một đôi tay tuyệt vời. Ông muốn tạo ra một bức tượng tuyệt vời.
Mình có thể thấy rõ anh chàng khá ấn tượng về chuyện này. Có thể bù đắp việc mình nói với anh ta về chuyện Britney khi ở khách sạn Eden. Lúc đó anh ta trông có vẻ sợ hãi.
Sao cũng được! Mình không thể chịu nổi nếu anh ta là tạp chí Wall Street còn mình là US Weekly. Mình phải biết ĐIỀU GÌ ĐÓ nếu không năm nay sẽ không được chuyển sang báo cáo thuế thu nhập cá nhân hàng quý, có đúng không?
Dân híp-pi đang ngồi trên những bậc thang, chơi đàn ghi-ta và hát những bài ca về hòa bình. Trông thấy họ khiến Cal nhớ ra điều gì đó, vì anh ta nói, “Tôi phải đến Western Union”. Mình chỉ hỏi, “Sao vậy?”. Anh ta trả lời, “Tôi phải gửi tiền cho em gái”.
Thế là hai đứa đến Western Union – rất may là Những Bậc Thang Tây Ban Nha thuộc khu du lịch đông khách, nên hai đứa nhanh chóng tìm thấy ngay – và Cal đã gửi một ngàn đô cho ai đó tên Mary Langdon. Mình biết mình không nên nhìn lén, nhưng mình phải làm gì khác bây giờ?
Hơn nữa, mình rất tò mò.
Mặc cho anh ta không muốn nói về chuyện này, mình vẫn hỏi thăm em gái anh ta bao nhiêu tuổi. Anh ta nói rằng cô ấy đã 25. Hóa ra anh ta là anh trai lớn trong nhà. Thật khó tưởng tượng được Cal cũng có một em gái nhỏ.
Cũng rất khó tưởng tượng lúc nhỏ anh ta như thế nào. Nhưng chắc chắn anh ta cũng có lúc nhỏ chứ, vì đó là lúc anh ta và Mark trở thành bạn bè kia mà.
Mình thắc mắc không biết Mary có sợ rắn không.
Hơn nữa, cô bé cần một ngàn đô để làm gì nhỉ. Ai lại yêu cầu anh mình cho mượn món tiền lớn như thế? Chuyện này chắc chắn sẽ dẫn hai anh em ra Tòa án Nhân dân cho xem, bạn cứ biết như thế.
Nhưng khi mình hỏi, Cal chỉ trả lời ngắn gọn, “Mary là một nghệ sĩ” với giọng điệu chứng tỏ anh ta chẳng hề nghĩ nhiều về nghề này. Nghề CỦA MÌNH.
Sao cũng được. Biết giúp đỡ em gái mình là tốt. Mình sẽ không qui kết anh ta là người dễ dãi trong chuyện tiền bạc, nhưng bạn cũng có thể nói rằng cô gái đó đã tóm gọn anh ta trong tay để dễ dàng đào mỏ.
Hào phóng với em gái. Tử tế với mèo. Sợ rắn.
Tuy nhiên, vẫn là Tên Mê Người Mẫu. Và chống đối hôn nhân. E hèm.
Hai đứa trở lại Lãnh sự quán. Cal muốn bỏ cuộc, nhưng mình không đồng ý.
Thật may khi mình không đồng ý, vì mọi chuyện có vẻ tiến triển nhanh hơn. Họ đã gọi đến số 67 rồi. Các bạn đừng hỏi mình tại sao nhé.
Một điều phiền toái là… người phụ nữ này, cũng cỡ tuổi mình, hình như cũng đang chờ cấp tờ đơn giống mình. Cô ta sắp kết hôn với một người đàn ông Ý tên Paolo. Mình nghe lỏm được vì cô ta cứ thao thao bất tuyệt với bất cứ ai chịu khó lắng nghe. Paolo đang ngồi ngay bên cạnh, trông to lớn vụng về, nhưng gương mặt chẳng có mùa xuân. Cô ta nói rằng anh ta không biết nói tiếng Anh. Ngược lại, cô ta cũng chẳng biết nói tiếng Ý. Cô nói rằng mối quan hệ giữa họ hoàn toàn dựa trên sự thu hút xác thịt.
Nếu đây là sự thật, cũng thật đáng buồn. Đáng buồn cho cô ta. Paolo rất hấp dẫn, đừng hiểu lầm mình nhé. Nhưng cô ta chẳng còn gì khác để viết thư kể với gia đình. Mình tự hỏi không biết Paolo có khái niệm đang ngồi ở đâu, hay biết rằng họ sắp kết hôn không.
Mình thúc cùi chỏ Cal, anh ta đang bận rộn gõ gõ vào Blackberry (như thường lệ thôi) và hỏi anh ta (sotto voce) liệu Paolo có biết đang dấn thân vào việc gì không. Trước khi anh ta có cơ hội trả lời, quí bà Paolo tương lai đã lên tiếng, “Anh ấy là thợ cơ khí. Bố mẹ tôi không tán thành. Họ nghĩ tôi sẽ kiếm được tấm chồng khá hơn anh thợ máy người Ý chẳng biết chút tiếng Anh. Nhưng sự hấp dẫn giới tính giữa chúng tôi rất mạnh mẽ, làm sao tôi có thể chối từ?”.
Câu nói cuối này nhắm ngay đến mình. Không may là, mình nhìn đáp trả lại. Thế là bây giờ cô ta đã có đối tượng tiếp chuyện mới.
“Tôi là Rhonda”, cô ta nói. “Cô viết trong cuốn sổ đó thế?”
Mình: “Không có gì quan trọng”.
Rhonda: “A, đó là cuốn nhật kí hành trình. Tôi rất thích viết nhật kí. Cô biết đấy, tôi chẳng thể ngủ ngon giấc nếu không viết ra những gì đã xảy ra ngày hôm đó. Đôi khi tôi viết một mạch đến hai mươi, ba mươi trang”.
Mình: “Ối chà”.

Rhonda: (chớp đôi mi màu lông chuột về phía Cal) “Thế đây là anh yêu của cô à?”.
Mình: “Ừm, vâng. Đúng vậy. Đây là Mark. Còn tôi là Holly”.
Rhonda: “Chào Holly. Chào anh, Mark. Anh đẹp trai thật! Hai người đến đây làm gì vậy? Mất hộ chiếu phải không? Tôi đến đây để xin cấp đơn tổ chức kết hôn”.
Mình: “Trùng hợp nhỉ. Chúng tôi cũng đến đây để xin cấp đơn đăng kí kết hôn”.
Rhonda: “Ôi, thế hai người sắp kết hôn sao? Ngay nước Ý này? Tại sao vậy, nếu hai người không phiền trả lời? Sao không tổ chức ở Vegas?”.
Cal: “Chúng tôi không thể đợi nổi, Rhonda à. Tình yêu tôi dành cho cô gái này quá mãnh liệt, tôi muốn kết hôn với cô ấy ngay lập tức, không đợi chờ thêm giây phút nào hết. Tôi muốn nhanh chóng biến cô ấy thành bà Mark Levine, ngay trong khả năng cho phép của loài người”.
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Anh ta hài hước thật!!!!!
Ai biết được
Rhonda: “Ôi trời, đến bây giờ tôi mới hiểu! Cứ tưởng chỉ có tôi và Paolo thôi chứ. Anh gặp chồng tương lai của tôi chưa? Anh ấy không biết nói tiếng Anh. Và tôi cũng không biết nói tiếng Ý. Chúng tôi gặp nhau cách đây ba ngày. Tàu du lịch của tôi dừng tại đây. Tôi đã đi thuê một chiếc scooter, và gặp anh ấy, và… tôi không trở lại tàu của mình nữa. Ba mẹ tôi đang nổi giận – đó là chuyến tàu du lịch kỉ niệm ba mươi lăm năm ngày cưới của bố mẹ – nhưng tôi còn biết làm gì hơn? Sự hấp dẫn giới tính giữa chúng tôi không thể nào cưỡng nổi. Paolo giống một con thú hoang trên giường ngủ vậy”.
Mình: (vỗ vào đầu gối Cal) “Anh chàng này cũng thế đấy”.
Cal: (choàng tay ôm vai mình) “Cưng à, đừng e lệ nữa. Em cũng đâu vụng về”.
Mình: (tỏ vẻ bẽn lẽn) “Ừm, chúng ta đã bên nhau – hôm qua là mấy lần anh nhỉ?”.
Cal: “Bảy lần cả thảy”.
Mình: (cố gắng để không cảm thấy hơi thở của Cal Langdon thật thơm) “Ừm, đúng vậy, nhưng đó là do anh bị thương khi chơi thể thao”.
Cal: “Dĩ nhiên rồi. Hôm qua chậm hơn mức bình thường em nhỉ”.
Rhonda: (trông rất phấn khởi) “Có lần Paolo cũng được chín lần! Chỉ trong một ngày thôi!”.
Hai đứa đều nhìn Paolo đầy ngưỡng mộ. Anh ta chớp mắt nhìn lại, không hề biểu lộ một chút khái niệm về chuyện đang nói – hay sự tinh anh nào.
Mình: (tay Cal vẫn đang ôm vai mình. Thật ấm áp. Và dễ chịu) “Ấn tượng thật. Hèn gì cô muốn kết hôn với anh ấy”.
Rhonda: “Tôi biết. Phải chi bố mẹ chịu thông cảm cho tôi! Hôm qua họ gọi điện từ Hy Lạp, và nổi giận đùng đùng khi tôi thông báo với họ chuyện chúng tôi sẽ làm hôm nay. Tôi cứ tưởng bố mẹ sẽ chúc mừng tôi – vì tôi cuối cùng cũng tìm được niềm hạnh phúc giống như họ đã cùng chia sẻ suốt ba mươi lăm năm qua! Nhưng không. Họ cho rằng tôi bị điên rồi, và còn nói chưa đầy một tuần chúng tôi sẽ li dị cho xem. Nhưng Paolo theo đạo Công giáo, anh ấy không li hôn. Tôi nghĩ vậy. Thật khó khăn để hiểu chính xác điều anh nói, nhưng tôi nghĩ thế cũng ổn. Dù sao thì, thời đại ngày nay sao lắm người li hôn. Họ không hiểu rằng duy trì hôn nhân cần nỗ lực từ hai bên và bạn không thể cứ dọn ra ngoài chỉ vì bị chồng lừa dối hay đại loại vậy. Bạn phải ở lại và XY DỰNG nó. Tôi cứ nghĩ bố mẹ sẽ thông cảm được điều đó”.
Cal: “Gia đình đôi khi cũng rất khó khăn”.
Rhonda: “Anh nói tôi nghe thử xem. Hôm kia tôi mới viết nhật kí, khi tôi gặp phải chuyện…
Nhân viên lãnh sự: “Chín mươi hai! Số 92!”.
LÀ TỤI MÌNH!!!!!!!!!!
HÔN NHN CHO CÔNG DN MỸ TẠI KHU VỰC LÃNH SỰ Ở ROME
Công dân Mỹ có ý định kết hôn ở Ý phải đệ trình giấy tờ tuân theo yêu cầu của luật pháp Ý để có thể nhận giấy kết hôn. Hôn nhân không được tiến hành bởi Lãnh sự Mỹ, hay trong khuôn viên của Lãnh sự Mỹ. Giấy tờ cần thiết và qui trình hoàn tất được miêu tả bên dưới:
1. Hộ chiếu Mỹ còn thời hạn
2. Giấy khai sinh (bản gốc hay bản phô-tô có công chứng)
3. Giấy tờ liên quan đến hôn nhân trước kia, nếu có (vd, sắc lệnh tuyên bố li dị lần cuối, sắc lệnh bãi bỏ hay giấy chứng tử của người bạn đời trước đó)
4. Bản khai có tuyên thệ, được thề bởi công dân Mỹ trước Lãnh sự Mỹ đang làm nhiệm vụ tại Ý, khẳng địnhằng không có trở ngại nào liên quan đến pháp luật trong hôn nhân này, căn cứ theo luật lệ bang nơi công dân đang sinh sống
GHI CHÚ: Bản khai có tuyên thệ này phải được đóng dấu bởi Cơ quan Hành pháp của bất cứ Prefettura[45] nào trong Khu Lãnh sự trước khi cấp cho công dân (mỗi trung tâm tỉnh đều có một cái).

5. Atto Notorio[46]: Đây là bản công bố, kèm theo bản khai có tuyên thệ được miêu tả trong mục 4, khẳng định rằng theo luật pháp Mỹ nơi công dân đang sinh sống, không có bất cứ trở ngại pháp lí nào gây cản trở hôn nhân này. Bản tuyên bố phải được tuyên thệ bởi hai nhân chứng (nhân chứng có thể thuộc bất cứ quốc tịch nào, nhưng phải đủ 18 tuổi trở lên, có giấy tờ được dán hình kèm theo), trước Lãnh sự Ý đặt trụ sở ở nước ngoài, hay tại nước Ý, và trước một cán bộ làm việc tại Pretura (Tòa Sơ thẩm) tại thành phố nơi hôn nhân sẽ diễn ra. Công dân Mỹ muốn đến kết hôn ở Ý phải có bản tuyên bố từ Lãnh sự Ý tại Mỹ, trước khi rời khỏi Mỹ.
6. Bản Tuyên bố kết hôn: Cô dâu chú rể phải đệ trình tất cả giấy tờ nêu trên cho Ufficio Matrimoni (phòng Hôn nhân) của Municipio (Tòa Thị chính) tại thành phố nơi hôn nhân sẽ diễn ra, và làm bản “Tuyên bố ý định kết hôn” trước cán bộ Ufficiale di Stato Civile (Cán bộ Quản lí công dân).
GHI CHÚ: Tất cả những giấy tờ không được làm ở Ý (giấy khai sinh, bản li hôn, vân vân…) PHẢI được dịch sang tiếng Ý. Cả giấy tờ gốc và bản dịch phải được luật pháp Ý kiểm tra và thông qua, bằng dấu chứng nhận “APOSTILLE”, phù hợp với HIỆP ĐỊNH HAGUE về vấn đề hợp pháp hóa công văn ở nước ngoài. Ở Mỹ, dấu “APOSTILLE” được đóng bởi Ngoại trưởng bang tại bang mà công văn đó được cấp.
Tôi xin thề những thông tin trong giấy tờ đệ trình đều đúng sự thật và hợp lệ.
Chữ kí: Holly Ann Caputo
Chữ kí: Mark Levine Stato Civile
Stato Civile
Gửi đến: Cal Langdon
Từ: Mark Levine
Về việc: Cay ở d0ai????
Nqy2. Tp1 khonh tjay ko1nh. Cai o83 d0ao????
Mwrk
PDA của Cal Langdon
Mình là một kẻ bị tòa án quốc tế truy lùng. Bất cứ lúc nào xe của mình cũng sẽ bị cảnh sát Interpol bắt kịp, lôi mình và Jane ra khỏi xe, ném mạnh xuống mặt đường, và đánh túi bụi. Mình ngờ rằng trực thăng Black Hawk đang lởn vởn ngay trên đầu. Sớm muộn gì hai đứa cũng sẽ bị ném vào tù ở Ý, và biệt tin luôn từ đó.
Và Rhonda, cuối cùng thì, vẫn là người chiến thắng.
Thành công rồi. Hai đứa đã khai man. Hai đứa đã lừa dối. Giả tên bạn mình trên công văn chính phủ.
Nhưng họ chẳng mảy may nghi ngờ.
Jane nói đúng. Chuyện này quá dễ dàng. Gã ngồi đằng sau cửa kính chống đạn hầu như chẳng thèm liếc nhìn tụi mình hay hộ chiếu. Anh ta chỉ hỏi hai người đang ở đâu, bình luận ngắn gọn khi nghe câu trả lời là Le Marche, chuyền lá đơn qua khe hở cho hai đứa kí, sau đó đưa lại lá đơn với con dấu được đóng gọn gàng. Đợi lâu như thế – mãi đến 5 giờ 30 hai đứa mới ra đường – nhưng chỉ hoàn thành trong năm phút.
Tưởng đâu Jane sắp tắt thở rồi chứ, cô ấy điên cuồng trong sung sướng, cứ níu lấy áo sơ-mi của mình – không thoải mái gì đâu nhé – và rít lên, “Thành công rồi! Chúng ta thành công rồi! Thành công rồi!”, khi hai đứa đang xuống thang máy.
Thế rồi cô ấy dường như tỉnh táo trở lại và hỏi, “Gã khi nãy nói gì về Le Marche vậy?”.
Mình kể cô ấy nghe anh ta đã nói rằng, lầm bầm thôi, khi anh ta nghe hai đứa – ý mình là Mark và Holly – định tổ chức đám cưới tại đó: “Thà kết hôn với xác chết còn hơn một gã đến từ Le Marche”.
Câu này khiến Jane nổi xung ngay lập tức – “Anh ta nói vậy là có ý gì? Le Marche thì đã sao? Tôi thấy nơi đó thật xinh đẹp. Chỉ vì nó không quá tải với khách du lịch người Mỹ như Rhonda, cũng có nghĩa nó là nơi có vấn đề gì sao? Gã ngốc đó”, vân vân và vân vân.
Điều này khiến mình cảm thấy hết sức buồn cười, một nàng Jane nồng nàn tình cảm dành cho Le Marche, hết sức khác biệt so với đêm qua sau khi cô nàng bước chân ra khỏi toa-lét trong nhà hàng cả bọn cùng ăn tối.
Tuy nhiên, phải công nhận rằng Le Marche cũng có nét duyên của riêng nó. Mình thật sự cảm thấy rất háo hức, muốn quay về đó ngay.
Mình chưa bao giờ cảm thấy háo hức đến một nơi nào đó kể từ khi… ừm, chẳng từ khi nào cả. Chuyện gì sẽ xảy ra khi cảm giác ở Le Marche ngày càng giống như… ở nhà
Gửi đến: Jane Harris
Từ: Malcolm Weatherly
Về việc: Ciao!
Cục cưng! Cưng sao rồi? Lâu rồi không nghe tin của em đấy. Có chuyện gì vậy? Em chạy trốn với tên đực rựa người Ý nào đó rồi sao?

Viết cho anh vài dòng nhé? Anh nhớ em lắm.
Và anh rất muốn biết em có trông thấy cái nón may mắn của anh không.
M.
Nhật kí hành trình của
Holly Caputo và Mark Lavine
Jane Harris
Nói về chuyện lạ lùng.
Mình ngồi trong xe với Cal Langdon, và mọi chuyện hóa ra không hề tệ.
Chuyện gì XẢY RA với mình vậy
Tại sao anh ta lại vòng tay qua vai mình lúc ở Lãnh sự quán? Không phải mình không thích – ngược lại là đằng khác – nhưng kể từ lúc đó, mình lúc nào cũng ước chuyện đó sẽ lặp lại. Tại sao mình lại muốn đụng chạm vào anh ta như vậy? Anh ta là kẻ mê người mẫu kia mà!
Nhưng anh ta đã thông suốt vấn đề chỉ vì Mark và Holly. Tuy trái ngược hoàn toàn với mong muốn của anh ta. Vì ngay từ đầu, anh ta đã không hề muốn hai người đó kết hôn.
Cả ngày nay mình chẳng hề nghe thấy anh ta hé răng phản đối. Thật ra, nhờ anh ta, cuối cùng hai người đó đã có đám cưới mơ ước.
Rõ ràng đây là một thay đổi chóng mặt từ một người luôn kịch liệt phản đối hôn nhân. Không biết anh ta có nhận ra điều này.
Mình: “Này, chuyện gì đã xảy ra với một gã luôn chống đối hôn nhân vậy?”.
Cal: “Sao?”.
Mình: (vặn nhỏ nhạc Queen lại) “Tôi cứ tưởng anh hoàn toàn chống đối hôn nhân của Holly và Mark chứ? Sao anh lại tham gia vào chuyện này?”.
Cal: “Cô có ghi cuộc nói chuyện này vào cuốn sổ kia không?”.
Mình: “À. Cũng có”.
Cal: “Tốt thôi. Cô còn viết gì về tôi nữa?”.
Mình: “Rằng anh đã nhỏ dãi lúc ngủ”.
Cal: “Tôi không có”.
Mình: “Có. Sáng nay chính tôi trông thấy khi đánh thức anh dậy”.
Cal: (chồm tới giật cuốn sổ) “Đưa tôi xem”.
Mình: “Này! Nhìn đường đi chứ. Nói thật đấy, điều gì đã khiến anh thay đổi?”.
Cal: “Tôi vẫn đang chống đối đấy thôi. Trong trường hợp của Mark và Holly thì không. Tôi đổi ý rồi”.
Mình: “Hiểu. Nhưng tại sao?”.
Cal: “Dường như họ… là của nhau. Là một cặp trời sinh. Tôi nghĩ vậy”.
Mình: “Đã nói mà”.
Cal: “Chuyện đó không khiến tôi ủng hộ hôn nhân được đâu. Nó chỉ khiến tôi ủng hộ Mark và Holly mà thôi”.
Mình: “Tôi chỉ cần nhiêu đó. Anh nhớ không. Lúc ở trên máy bay?”.
Cal: “À, lúc đó tôi chưa biết rõ Holly. Tôi vẫn cho rằng Mark nên thăm thú thế giới trước khi ổn định cuộc sống riêng. Đừng khịt mũi. Thế giới thật rộng lớn, có rất nhiều thứ cần tìm hiểu. Một người đàn ông không nên bó buộc đời mình sớm như vậy”.
Mình: “Xin lỗi nhé. Nhưng Mark đã ba mươi lăm rồi. Những nước khác người ta đã xếp anh ấy vào tuổi trung niên. Anh ấy cũng đã CỐ GẮNG khám phá thế giới đấy thôi, anh không nhớ à? Anh ấy đang bị ngộ độc thực phẩm chỉ vì nỗ lực tìm hiểu thế giới đấy thôi”.
Cal: “Tôi hiểu tất cả điều đó. Đó cũng là lí do tại sao tôi thay đổi quan niệm. Về
Mình: “Nhưng không về hôn nhân và tình yêu nói chung”.
Cal: “Tôi vẫn tin rằng hôn nhân là một thể chế lạc hậu. Tôi cũng tin rằng nó cướp mất cái tôi của con người. Cứ nhìn phụ nữ phải lấy tên chồng thì biết…”.
Mình: “Không phải AI cũng vậy”.

Cal: “Đa số. Cô cũng vậy thôi?”.
Mình: “Không. Tôi là tác giả của Wondercat. Có lẽ ANH không nghe nói đến tôi, nhưng nhiều người khác thì biết. Nếu tôi đổi tên mình, người hâm mộ sẽ lẫn lộn. Và hơn nữa. Tôi thích tên thật của mình. Mặc dù đúng là, tên tôi được sinh ra trong một xã hội phụ hệ nô dịch hóa phụ nữ bằng cách cướp đi nhân dạng của họ lúc mới chào đời thông qua những cuộc hôn nhân sắp đặt”.
Cal: “Thấy chưa? Đó là điều tôi đang nói đấy!”.
Mình (lại khịt mũi): “Đừng mừng rỡ. Tôi chỉ đang nói đùa thôi mà”.
Cal: “Ô. Đó vẫn là điều tôi muốn nói”.
Mình: “Không phải. Đó không phải là điều anh nói. Anh nói không tin vào hôn nhân bởi vì động vật có vú máu nóng vốn dĩ đã không có khả năng duy trì chế độ một vợ một chồng, và tôi đã lấy chó sói và diều hâu làm dẫn chứng. Anh còn cho rằng chính phản ứng hóa học trong não bộ đã khiến chúng ta tin rằng chúng ta đang yêu nhau, nhưng thật ra, chúng ta chỉ đang hành động theo bản năng. Tôi đã viết nó ra ngay trong cuốn sổ này, nếu anh không tin, tôi có thể tìm lại”.
Cal: “Cô cũng viết lại cuộc đối thoại đó à? Holly và Mark sẽ đọc chúng sao?”.
Mình: “Ờ thì. Đúng vậy. Có lẽAnh đừng đánh trống lảng. Anh có thật sự tin chắc điều đó không? Rằng con người không hề có khả năng duy trì chế độ một vợ một chồng? Vì tôi có thể trích dẫn cả tá ví dụ về hôn nhân mà trong đó không người nào bỏ người nào hết…”.
Cal: “Làm sao cô biết?”.
Mình: “Tôi nghĩ tôi sẽ biết nếu bố mẹ tôi lừa dối nhau”.
Cal: “Bằng cách nào? Trừ phi họ kể cho cô. Nếu không, cô cũng chẳng biết. Cô làm sao biết được”.
Mình: “Thế bố mẹ của Rhonda thì sao?”.
Cal: “Rhonda nào nữa đây?”.
Mình: “Rhonda. Rhonda và Paolo. Bố mẹ cô ấy đang tổ chức lễ kỉ niệm ba mươi lăm năm ngày cưới”.
Cal: “Cô không hề biết chắc trong suốt ba mươi lăm năm đó bố mẹ cô ta có chung thủy với nhau không”.
Mình: “Đúng vậy. Tuy nhiên. Tôi cá hai mươi đô với anh là họ có. Không ai đi du lịch đường thủy với một kẻ lừa dối cả”.
Cal: “Cô thật không thể nào tin được”.
Mình: “Anh mới không thể nào tin được. Chỉ vì vợ cũ của anh đã lừa dối anh, nên anh cũng cho rằng tất cả phụ nữ khác đều không có khả năng chung tình. Thú nhận đi”.
Cal: “Tôi chưa bao giờ nói những điều như thế”.
Mình: “Anh không cần nói. Quá rõ ràng rồi. Khi anh nói con người không có khả năng duy trì chế độ một vợ một chồng, anh muốn ám chỉ phụ nữ
Cal: “Tôi không có ý đó”.
Mình: “Anh có lừa dối cô ta không?”.
Cal: “Ai?”.
Mình: “Valerie”.
Cal: “LÀM SAO CÔ BIẾT TÊN CÔ TA?”.
Mình: “Holly kể cho tôi. Anh có không?”.
Cal: “Dĩ nhiên là không”.
Mình: “Thấy chưa? Tôi xong việc rồi”.
Cal: “SAO CHỨ?! TÔI THẬM CHÍ CÒN KHÔNG HIỂU CÔ ĐANG NÓI GÌ!”.
Mình: “Anh hoài nghi tất cả phụ nữ chỉ vì những gì một người trong số họ đã gây ra cho anh. Đó là lí do tại sao anh có quan điểm chống đối hôn nhân. Bản thân hôn nhân không có tội. Nó bị mang tiếng xấu chỉ vì vợ cũ của anh đã không nghiêm túc hay cô ta chỉ kết hôn vì những lí do nào đó. Đừng đổ lỗi cho thể chế hôn nhân chỉ vì Valerie đã lừa dối anh. Hôn nhân không khiến cô ta lừa dối. Chỉ vì cô ta là gái mà thôi”.
Cal: “Ôi Chúa ơi. Cô thật không tin được”.
Mình: “Nhưng tôi nói đúng. Lối ra kìa. Đừng bỏ lỡ đấy”.
Anh ta hành động như thể anh ta rất sốc vì mình đã lôi chuyện riêng tư trong quá khứ của anh ta ra vậy.
Cũng thật thô l khi gọi vợ cũ của người khác là gái. Nhưng thật ra, cô ta đúng như vậy. Cũng như Dave chính là đĩ đực mà thôi. Nhưng mình không để thú vui lén lút quan hệ với mấy cô phòng Nhân sự đồi bại của Dave gây ảnh hưởng đến quan niệm về hạnh phúc trong hôn nhân của mình, hay hi vọng một ngày nào đó sẽ tìm được một người lý tưởng, chẳng phải vậy sao?
Thật ra, mình rất hiểu, không có thứ gì gọi là hạnh phúc tuyệt đối… hôn nhân cần nỗ lực từ hai bên, và chẳng có ai gọi là tri kỉ. Bạn chỉ cần tìm ra một người ít làm bạn phiền lòng nhất (ít ra Bác sĩ Phil cũng nói vậy), hay khiến bạn buồn theo những cách có thể chấp nhận được.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.