Kinh Hoa Nghiêm

Chương 40: 26 Phẩm Thập-địa 03


Đọc truyện Kinh Hoa Nghiêm – Chương 40: 26 Phẩm Thập-địa 03


Kim cang tạng Bồ Tát nói với giải thoát nguyệt Bồ Tát rằng : thưa Phật tử ! đại Bồ Tát đã tròn đủ công hạnh của đệ lục địa muốn vào đệ thất viễn hành địa, phải tu mười môn phương tiện huệ phát khởi đạo thù thắng .Ðây là mười đạo thù thắng :Dầu khéo tu không, vô tướng, vô nguyện tam muội mà từ bi chẳng bỏ chúng sanh .Dầu được pháp bình đẳng của chư phật mà thích thường cúng dường phật.

Dầu nhập môn quán không trí mà siêng chứa phước đức .Dầu xa rời tam giới mà trang nghiêm tam giới.

Dầu rốt ráo dập tắt ngọn lửa phiền não mà có thể vì tất cả chúng sanh khởi hạnh diệt tắt ngọn lửa phiền não tham, sân, si.

Dầu biết các pháp như huyễn, như mộng, như bóng, như vang, như dương diệm, như biến hóa, như trăng dưới nước, như tượng trong gương, tự tánh bất nhị, mà tuỳ tâm tác động vô lượng sai khác.

Dầu biết tất cả quốc độ dường như hư không mà hay dùng diệu hạnh thanh tịnh trang nghiêm phật độ.

Dầu biết pháp thân của Chư Phật bổn tánh không thân mà dùng tướng hảo trang nghiêm thân mình.

Dầu biết âm thanh của chư phật tánh không tịch diệt chẳng thể ngôn thuyết, mà có thể tuỳ tất cả chúng sanh phát ra các thứ âm thanh thanh tịnh sai khác.Dầu tùy Chư Phật rõ biết tam thế chỉ là nhứt niệm, mà tùy ý giải sai biệt của chúng sanh , dùng các loại tướng, các thứ thời gian , các thứ kiếp số để tu tập công hạnh .Bồ Tát dùng môn Phương tiện huệ phát khởi hạnh thù thắng này, từ đệ lục hiện tiền địa vào đệ thất viễn hành địa.

Lúc vào đệ thất địa rồi thời các hạnh này thường hiện tiền, gọi là an trụ nơi đệ thất viễn hành địa.Phật tử ! đại Bồ Tát an trụ đệ thất địa này rồi, thời vào vô lượng chúng sanh giới, vào vô lượng công nghiệp giáo hóa chúng sanh của Chư Phật , vào vô lượng thế giới võng, vào vô lượng quốc độ thanh tịnh của Chư Phật, vào vô lượng pháp sai biệt, vào vô lượng hiện giác trí của Chư Phật, vào vô lượng kiếp số, vào vô lượng trí giác liễu tam thế của Chư Phật, vào vô lượng tín giải sai biệt của chúng sanh, vào vô lượng các loại thân danh sắc của Chư Phật thị hiện, vào vô lượng căn tánh sở thích sai biệt của chúng sanh, vào vô lượng ngữ ngôn âm thanh làm cho chúng sanh hoan hỷ của chư phật,vào vô lượng các loại tâm hành của chúng sanh, vào vô lượng trí rõ biết rộng lớn của Chư Phật, vào vô lượng tín giải của thinh văn thừa, vào vô lượng trí đạo của Chư Phật dạy khiến tín giải, vào vô lượng pháp thành tựu của bích chi phật, vào vô lượng môn terí huệ thâm thâm của chư phật dạy khiến thẳng vào, vào vô lượng hạnh phương tiện của chư Bồ Tát, vào vô lượng sự tập thành của đại thừa của Chư Phật dạy làm cho Bồ Tát được vào .Bồ Tát này nghĩ rằng : vô lượng cảnh giới của Như Lai như vậy, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha như vậy, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể biết được .Tôi đều phải dùng tâm vô công dụng, vô phân biệt để thành tựu viên mãn .Chư Phật tử ! Bồ tát này dùng thâm trí huệ quán sát như vậy .Thường siêng tu tập Phương tiện huệ khởi đạo thù thắng an trụ bất động, không một niệm thôi nghỉ phế bỏ.

Ði, đứng, ngồi, nằm, nhẫn đến lúc ngũ chiêm bao cũng chưa từng tương ưng với cái chướng.

Luôn không hề bỏ những quán niệm trên đây.Trong mỗi niệm, Bồ Tát này thường có thể đầy đủ mười ba la mật.Tại sao vậy ? vì mỗi niệm, Bồ Tát này đều lấy đại bi làm trước để tu hành Phật pháp hướng đến phật trí.

Những thiện căn đã có đều vì cầu phật trí mà bố thí cho chúng sanh, đây gọi là đàn ba la mật.

Hay diệt trừ những lửa phiền não, đây gọi là thi la ba la mật.

Từ bi làm dđầu không tổn hại chúng sanh, đây gọi là sằn đề ba la mật.

Cầu pháp thắng thiện không nhàm đủ, đây gọi là tỳ lê gia ba la mật.

Nhứt thiết trí đạo thường hiện tiền chưa từng tán loạn, đây gọi là thiền na ba la mật.

Hay nhẫn thọ các pháp bất sanh bất diệt, đây gọi là bát nhã ba la mật.

Hay xuất sanh vô lượng trí, đây gọi là phương tiện ba la mật, hay cầu thượng thượng thắng trí, đây gọi là nguyện ba la mật.

Tất cả dị luận và các ma chúng không trở hoại, đây gọi là lực ba la mật.

Rõ biết các pháp đúng thật đây gọi là trí ba la mật.Chư Phật tử ! mười môn ba la mật này, trong mỗi niệm Bồ Tát đều đã đầy đủ .Cũng vậy, bốn nhiếp pháp, bốn pháp trì, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, ba môn giải thoát, lược nói nhẫn đến tất cả pháp Bồ đề phần, trong mỗi niệm, Bồ Tát này đều viên mãn cả.Bấy giờ giải thoát nguyện Bồ Tát hỏi kim cang tạng Bồ Tát rằng : thưa Phật tử ! Bồ Tát chỉ ở trong đệ thất địa này đầy đủ tất cả pháp Bồ đề phần, hay là trong các địa cũng có thể đầy đủ ?Kim cang tạng Bồ Tát nói : thưa Phật tử ! Bồ Tát ở trong mười địa đều có thể đầy đủ pháp Bồ đề phần, nhưng đệ thất địa thù thắng hơn.Tại sao vậy ? vì đệ thất địa công dụng viên mãn thời được vào trí huệ tự tại hạnh.Chư Phật tử ! Bồ tát ở trong bực sơ địa vì duyên tất cả Phật pháp để nguyện cầu nên đây đủ pháp Bồ đề phần.

Vì đệ nhị địa lìa tâm cấu nhơ.

Vì đệ tam địa nguyện cầu càng tăng trưởng được pháp quang minh.

Vì đệ tứ địa nhập đạo.

Vì đệ ngũ địa thuận thế gian mà tu tập.

Vì đệ lục địa nhập pháp môn thậm thâm.

Vì đệ thất địa phát khởi tất cả Phật pháp.

Tất cả địa đều cũng đầy đủ pháp Bồ đề phần .Tại sao vậy ? Bồ Tát từ sơ địa đến đệ thất địa thành tựu trí công dụng phần.

Do công lực này, từ đệ bát địa đến đệ thập địa vô công dụng hạnh đều được thành tựu .Chư Phật tử ! ví như có hai thế giới : một thời tạp nhiễm, một thời thuần tịnh.

Chặng giửa của hai thế giới này khó qua được, chỉ trừ bực Bồ Tát có đại thần thông phương tiện nguyện lực.Chư Phật tử ! Bồ tát ở các địa cũng như vậy : có tạp nhiễm hạnh, có thanh tịnh hạnh.

Chẳng giửa của hai hạnh này khó qua được, chỉ trừ Bồ Tát có đại nguyện lực Phương tiện trí huệ mới có thể qua được .Giải thoát nguyệt Bồ Tát hỏi : thưa Phật tử ! bảy địa Bồ Tát này là nhiễm hạnh hay là tịnh hạnh ?Kim cang tạng Bồ Tát nói : thưa Phật tử ! từ sơ địa đến thất địa, công hạnh tu tập đều lìa bỏ nghiệp phiền não, vì hồi hướng vô thượng Bồ đề , vì phần được đạo bình đẳng, nhưng chưa gọi là hạnh siêng phiền não.Chư Phật tử ! như chuyển luân thánh vương ngự tượng bửu du hành tứ thiên hạ, biết có người bần cùng khốn khố嬠mà không bị lây những sự hoạ hoạn đó, nhưng chưa được gọi là siêu nhơn loại.

Nếu bỏ thân chuyển luân vương sanh lên trời phạm thế, ngự thiên cung thấy ngàn thế giới, du hành ngàn thế giới, thị hiện quang minh oai đức của phạm thiên mới gọi là siêu nhơn loại .Chư Phật tử ! Bồ tát cũng như vậy.

Ban đầu từ bực sơ địa đến bực đệ thất địa, ngự xe ba la mật du hành thế gian , biết quá hoạn phiền não của thế gian.

Vì ngự chánh đạo nên chẳng bị lỗi lầm của phiền não làm lây nhiễm, nhưng chưa gọi là siêu phiền não hạnh.


Nếu bỏ tất cả hạnh hữu công dụng, tư đệ thất địa vào đệ bát địa, ngự xe Bồ Tát, thanh tịnh du hành thế gian, biết phiền não lỗi lầm chẳng bị lây nhiễm, mới gọi là siêu phiền não hạnh, vì được siêu quá hết tất cảChư Phật tử ! Bồ tát đệ thất địa này siêu quá hết những phiền não đa tham, đa sân v.v … mà an trụ.

Bực này chẳng gọi là có phiền não, cũng chẳng gọi là không phiền não .Tại sao vậy ? vì ở bực này, tất cả phiền não chẳng hiện hành nên gọi chẳng gọi là có.

Vì cầu phật trí tâm chưa mãn toại nên chẳng gọi là không.Chư Phật tử ! Bồ tát an trụ bực đệ thất địa dùng tâm thâm tịnh mà thành tựu thân nghiệp, ngữ nghiệp và thành tựu ý nghiệp.

Tất cả những nghiệp đạo bất thiện bị phật quở trách đều đã lìa bỏ.

Tất cả thiện nghiệp mà Phật khen thời thường khéo tu hành.

Tất cả kinh, thơ, kỷ thuật của thế gian như đã nói ở đệ ngũ địa đều tự nhiên thật hành thông thạo chẳng cần dụng công.Bồ Tát ở trong đại thiên thế giới làm đại minh sư.

Chỉ trừ đức Như Lai và từ đệ bát địa trở lên, thâm tâm diệu hạnh của các Bồ Tát khác đều không bằng được.Ở bực này, những thiền tam muội, thần thông giải thoát đều được hiện tiền.

Nhưng là do tu tập mà thành, chẳng phải báo đắc thành như bực đệ bát địa.Bực Bồ Tát này trong mỗi niệm tu tập đầy đủ Phương tiện trí lực, và tất cả pháp Bồ đề phần đều càng viên mãn hơn.Chư Phật tử ! Bồ tát trụ bực này nhập tam muội Bồ Tát thiện quán trạch, tam muội thiện trạch nghĩa, tam muội tối thắng huệ tam muội phân biệt nghĩa tạng, tam muội như thiệt phân biệt nghĩa, tam muội thiện trụ kiên cố căn, tam muội trí huệ thần thông môn, tam muội pháp giới nghiệp, tam muội Như Lai thắng lợi, tam muội chủng chủng nghĩa tạng sanh tử Niết Bàn môn.

Nhập trăm ngàn tam muội đầy đủ môn đại trí thần thông như vậy, tu tập thanh tịnh các trí địa.Vì Bồ Tát này được nhập các tam muội trên đây khéo tu tập thanh tịnh phương tiện huệ, đại bi lực nên vượt hơn bực nhị thưa, được qán sát trí huệ địa.Chư Phật tử ! Bồ tát trụ bực này khéo tu tịnh vô lượng thân nghiệp vô tướng hành, ý nghiệp vô tướng hành nên được quang minhvô sanh pháp nhẫn.Giải thoát nguyệt Bồ Tát hỏi : thưa Phật tử ! Bồ Tát từ sơ địa đến bực này có vô lượng thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp há chẳng vượt hơn háng nhị thừa ư ?Kim cang tạng Bồ Tát nói : thưa phật tử ! các bực đó đều vượt hơn, nhưng chỉ là do nguyện cầu Phật pháp, chẳng phải là sức tự trí quán sát.

Nay trong bực đệ thất địa này do tự trí lực nên tất cả nhị thừa chẳng kịp được.Ví như vương tử sanh ở cung vua, do vương hậu sanh có đủ vương tướng.

Khi sanh ra thời đã hơn tất cả các quan, nhưng chỉ do đức lực của nhà vua chớ chẳng phải tự lực, khi thân trưởng thành, toàn vẹn tất cả nghề nghiệp oai đức, thời mới là do tự lực mà hơn tất cả thần dân.Ðại Bồ Tát cũng vậy.

Lúc sơ pháp tâm, do vì chí cầu đại pháp nên vượt hơn tất cả Thanh văn, duyên giác.Nay an trụ bực đệ thất địa do tự lực trí huệ nên vượt lên trên tất cả nhị thừa.Chư Phật tử ! Bồ tát an trụ bực đệ thất địa này được viễn ly vô hành thậm thâm, thường tu hành thân, khẩu, ý, siêng cầu đạo vô thượng chẳng bỏ rời.

Thế nên Bồ Tát này dầu đi nơi thiệt tế mà chẳng tác chứng .Giải thoát nguyệt Bồ Tát hỏi : thưa Phật tử ! Bồ Tát từ địa nào lên đến địa nào có thể nhập được diệt định ?Kim cang tạng Bồ Tát nói : thưa Phật tử ! Bồ Tát từ đệ lục địa trở lên có thể nhập diệt định.

Nay an trụ nơi đệ thất địa này thời có thể mỗi niệm nhập diệt định, cũng mỗi niệm xuất, nhưng không tác chứng.Thế nên Bồ Tát này gọi là thành tựu thân, ngữ, ý nghiệp bất tư nghì, đi nơi thiệt tế mà chẵng tác chứng.Ví như có người ngồi thuyền vào biển, do sức thiện xảo nên không bị tai nạn.Cũng vậy Bồ Tát ở bực này ngồi thuyền ba la mật đi trong biển thiệt tế, do nguyện lực nên chẳng chứng diệt.Chư Phật tử ! Bồ tát này được tam muội trí lực như vậy, do đại phương tiện, dầu thị hiện sanh tử mà luôn trụ Niết Bàn, dầu quyết thuộc vây quanh mà thường thích xa lìa, dầu do nguyện lực thọ sanh trong ba cõi mà chẳng nhiễm thế pháp, dầu thường tịch diệt do sức phương tiện mà lại phừng cháy, dầu đốt nhưng chẳng cháy, dầu tùy thuận phật trí mà thị hiện vào bực thanh văn bích chi phật, dầu được phật cảnh giới mà thị hiện ở cảnh giới ma, dầu thị hiệnđồng với ngoại đạo mà chẳng bỏ Phật pháp,dầu thị hiện tùy thuận tất cả thế gian mà thường thật hành tất cả pháp xuất thế.Bồ Tát này chỗ có tất cả sự trang nghiêm vượt hơn tất cả sự trang nghiêm của trời, rồng, bát bộ, người, phi nhơn.

Tứ thiên vương , đế thích chánh pháp.Chư Phật tử ! Bồ tát thành tựu trí huệ như vậy trụ bực viễn hành địa do nguyện lực nên được thay nhiều đức phật, nhẫn đến thấy trăm ngàn ức na do tha Ðức Phật, đều kính trọng tán thán cúng dường với tâm quãng đại, tâm tăng thắng.Cũng cúng dường tất cả chúng tăng.

Ðem thiện căn này hồi hướng vô thượng Bồ đề.

Lại ở chổ chư phật cung kính nghe pháp, nghe xong thọ trì, được như thiệt tam muội trí huệ quang minh, tùy thuận tu hành hộ trì chánh pháp.

thường được Chư Phật hoan hỷ khen ngợi.

Hàng nhị thừa không thể vấn nạn làm thua được.Bồ Tát này làm lợi ích chúng sanh pháp nhẫn thanh tịnh.

Như vậy trải qua vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp những thiện căn đã có càng thêm tăng thắng.Ví như chơn kim, dùng các thứ châu báu cẩn xen vào càng làm cho chơn kim sáng chói hơn, những vật trang nghiêm khác không thể sánh được.Những thiện căn của Bồ Tát đệ thất địa này cũng như vậy, do sức phương tiện huệ càng sáng sạch hơn, chẳng phải hàng nhị thừa sánh kịp được.Chư phật tử ! ví như ánh sáng mặt trời,những ánh sáng của trăng sao v.v…đều không sánh được.

Những chổ sình lầy nơi đại địa, ánh sáng mặt trời có thể làm khô ráoBồ Tát viễn hành địa này cũng như vậy, tất cả hàng nhị thừa không khéo kịp, được có thể làm cạn khô sình lầy phiền não của tất cả chúng sanh .Bồ Tát này thiên nhiều về Phương tiện ba la mật.

Chín môn ba la mật kia thời tùy sức tùy phần mà tu tập.Chư Phật tử ! Ðây là lược nói đại Bồ Tát Ðệ Thất Viễn Hành Ðịa.Bồ Tát an trụ bực này thường làm tự tại Thiên Vương, khéo vì chúng sanh mà nói pháp chứng trí, khiến họ chứng nhập.Tất cả công hạnh bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự đều chẳng rời niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng nhẫn đến chẳng rời niệm đầy đủ Nhứt thiết chủng trí.Bồ Tát này lại nghĩ rằng : Tôi sẽ ở trong tất cả chúng sanh làm thượng thủ, là thắng, nhẫn đến là bực y chỉ của Nhứt thiết chủng trí.Bồ Tát này nếu phát cần tinh tấn, thời trong khoảng một niệm được trăm ngàn ức na do tha tam muội, nhẫn đến thị hiện trăm ngàn ức na do tha Bồ Tát để làm quyến thuộc.Nếu dùng nguyện lực thù thắng tự tại thị hiện thời hơn số trên đây, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể đếm biết được.Kim Cang Tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này mà nói kệ rằng :Ðệ nhứt nghĩa trí tam muội đạoLục Ðịa tu hành tâm đầy đủTức thời thành tựu phương tiện huệBồ Tát dùng đây vào Thất Ðịa.Dầu chứng tam thoát nhưng từ bi,Dầu đồng Như Lai nhưng cúng Phật,Dầu quán không nhưng chứa phước đứcBồ Tát do đây lên Thất Ðịa.Xa rời tam giới mà trang nghiêm,Dứt trừ lửa phiền mà khởi lửa,Biết pháp bất nhị nhưng siêng tuRõ cõi không hư mà nghiêm độ,Hiểu thân bất động, đủ các tướng,Thấu thinh tánh ly, khéo khai diễn,Thâm nhập nhứt niệm, hành nhiều việc,Bực trí do đây lên Thất Ðịa.Quán sát pháp này được rõ ràngRộng vì chúng sanh làm lợi ích,Vào chúng sanh giới không biên tếCông nghiệp giáo hóa cũng vô lượng.Quốc độ, các pháp cùng kiếp sốGiải, dục, tâm hành đều hay vàoThuyết pháp tam thừa cũng vô hạnNhư thế giáo hóa các quần sanh.Bồ Tát siêng cầu đạo tối thắngÐộng nghĩ, chẳng bỏ phương tiện huệMỗi mỗi hồi hướng Phật Bồ đềNiệm niệm thành tựu Ba la mật.Phát tâm hồi hướng là bố thí,Dứt hoặc là giới, chẳng hại : nhẫn,Cầu lành không nhàm là tinh tấn,Nơi đạo chẳng động tức tu thiền,Nhẫn thọ vô sanh là Bát Nhã,Hồi hướng phương tiện là nguyện độ,Không bị phá : lực, khéo rõ : trí,Thập độ như vậy đều thành mãn,Sơ Ðịa phan duyên công đức đủ,Nhị Ðịa Ly Cấu tam nghiệp tịnh,Tứ Ðịa nhập đạo, Ngũ thuận hành,Ðệ Lục vô sanh trí quang chiếu,Ðệ Thất Bồ đề công đức toànTất cả đại nguyện đều đầy đủ,Do đây hay khiến bực nhập ÐịaTất cả c⮧ hạnh đều thanh tịnh.Ðịa này khó qua, trí mới siêuVí như chặng giữa hai thế giớiCũng như Thánh Vương không lây nghèoNhưng chưa được gọi : Tổng siêu độ.Nếu trụ trong Ðệ Bát Trí ÐịaMới là vượt qua tâm cảnh giớiNhư Phạm Thiên Vương siêu nhơn loạiNhư sen ở nước chẳng tanh bùn.Ðệ Thất dầu siêu các phiền nãoChẳng gọi có hay không phiền nãoChẳng có vì không hoặc hiện hànhChẳng không vì tâm cầu Phật trí.Bao nhiêu kỷ nghệ ở thế gianKinh sách từ luận đều rành cảThiền định, tam muội và thần thôngTất cả tu hành đều thành tựu.Bồ Tát tu hành đạo Thất ÐịaVượt hơn tất cả hạnh Nhị thừa,Sơ Ðịa nguyện thành, đây do trí,Ví như Vương tử đủ oai lực,Thành tựu thậm thâm vẫn tiến tuTâm tâm tịch diệt chẳng tác chứngVí như ngồi thuyền vào trong biểnỞ nước chẳng bị nước nhận chìm.Phương tiện huệ hành đủ công đứcTất cả thế gian không rõ đượcCúng dường nhiều Phật tâm càng sángNhư dùng diệu bửu trang nghiêm vàng.Thất Ðịa Bồ Tát trí rất sángNhư sáng mặt trời khô nước áiThường làm Tự Tại vua cõi TrờiHóa đạo quần sanh tu chánh trí.Nếu do dũng mãnh tinh tấn lựcÐược nhiều tam muội thấy nhiều PhậtTrăm ngàn ức số na do thaNguyện lực tự tại lại hơn đây.Ðây là Bồ Tát Viễn Hành ÐịaPhương tiện trí huệ thanh tịnh đạoTất cả thế gian trời và ngườiThanh văn, độc giác không biết được.(Hán bộ quyển 38)Bấy giờ Thiên Vương và thiên chúngNghe thắng hạnh này đều hoan hỷVì muốn cúng dường lên Như LaiVà cùng đại chúng chư Bồ Tát,Rải hoa, tràng hoa, phan, tràng, lọng,Hương thơm chuổi ngọc và bửu y,Vô lượng , vô biên ngàn vạn thứÐều dùng ma ni để nghiêm sức.Thiên nữ đồng thời tấu thiên nhạc.Khắp phát các thứ diệu âm thanhCúng dường cho phật và Phật tửÐồng nói lời này để tán thán:Phước trí viên mãn thấy tất cảPhật thương chúng sanh hiện thần lực,Khiến cho thứ thiên nhạc trên khôngPhát diệu âm thanh khắp được nghe.Trong một chân long trăm ngàn ứcNa do tha cõi vi trần sốVô lượng Như Lai như vậy thấyAn trụ trong đó thuyết diệu phápTrong một chân lông vô lượng cõiÐều có bốn châu và đại hảiTu di, thiết vi và bửu sơnÐều thấy ở trong, không chặt hẹp.Chổ một chân lông có sáu loài:Ba loài ác đạo và trời, ngườiCác chúng long thần, a tu laÐều theo tự nghiệp thọ quả báo.Nơi trong tất cả cõi nuớc kiaÐều có Như Lai diễn diệu âmTuỳ thuận tất cả tâm chúng sanhVì chuyển tối thượng tịnh pháp luân.Trong cõi các loài thân chúng sanhTrong thân lại có các loại cõiTrời người các loài đều riêng khácPhật đều biết rồi đem giảng dạy.Cõi lớn tùy niệm biến thành nhỏCõi nhỏ tùy niệm cũng biến lớnThần thông như vậy số vô lượngThế gian chung kể không thể hết.Khắp pháp diệu âm vô lượng tiếnCa ngợi Như Lai công đức rồiChúng hội hoan hỷ ngồi yên lặngNhứt tâm chiêm nguỡng muốn nghe pháp.Ngài giải thoát nguyệt lại thưa rằng:Nay đây chúng hội đều tịch tịnhMong giải thích hành tướng thứ đệNhập đệ bát bất động trí địa.Kim cang tạng Bồ Tát bảo giải thoát nguyệt Bồ Tát rằng : thưa Phật tử ! đại Bồ Tát ở trong thất viễn hành địa, khéo tu tập phương tiện huệ, khéo thanh tịnh các đạo, khéo tu tập pháp trợ đạo, do đại nguyện lực nhiếp trì, được phật lực gia hộ, tự thiện lực giử gìn, thường tưởng nhớ, lực, vô úy, bất cộng của Như Lai, khéo thanh tịnh thâm tâm tự giác, có thể thành tựu phước đức trí huệ, đại từ đại bi chẳng bỏ chúng sanh,vào vô lượng trí đạo, vào tất cả pháp bổn lai vô sanh, vô khởi, vô tướng, vô thành, vô hoại, vô chuyển, vô tánh, lay đây làm tánh ba thuở sơ, trung, hậu thảy đều bình đẳng vô phân biệt, là chổ nhập của như như trí, lìa tất cả tưởng phân biệt tâm ý thức, không chổ chấp lấy dường như hư không, vào tất cả pháp như tánh hư không, đây gọi là được vô sanh pháp nhẫn.Chư Phật tử ! Bồ tát thành tựu nhẫn này liền được nhập đệ bát bất động địa.Bực này là thâm hạnh Bồ Tát, khó biết được, vô sai biệt.

Lìa tất cả tướng, tất cả tưởng,tất cả chấp trước.

Vô lượng vô biên tất cả thanh văn, bích chi phật không thể kịp được.Bực này xa lìa những huyên náo tránh luận, tịch diệt thường hiện tiền.Ví như tỳ kheo đầy đủ thần thông được tâm tự tại tuần tự nhẫn đến nhập diệt tận định, tất cả động tâm ức tưởng phân biệt thảy đều dừng dứt.Ðại Bồ Tát này cũng như vậy, trụ động địa liền bỏ tất cả công dụng hạnh, được pháp vô công dụng, thân, khẩu, ý nghiệp niệm sự đều dứt, trụ nơi báo hạnh.Ví như có người trong giấc mơ thấy mình té trong sông lớn, vì muốn thoát nạn nên phát đại dũng mãnh, hành đại phương tiện.

Do đại dũng mãnh và đại phương tiện nên liền được thức tỉnh.

Khi đã thức giấc thời những việc làm trong giấc mơ liền dứt cả.Cũng vậy, Bồ Tát thấy thân chúng sanh ở trong tứ lưu, vì cứu họ mà phát đại dũng mãnh khởi đại tinh tấn.

Do dũng mãnh tinh tấn nên đến bực bất động địa này.

Ðã đến bực này tất cả công dụng đều dứt cả.

Hành tướng của hai hạnh đều chẳng hiện tiền.Chư Phật tử ! như sanh trời phạm thế, những phiền não của dục giới đều chẳng hiện tiền.Bồ Tát trụ bất động địa cũng như vậy, tất cả tâm ý thức đều chẳng hiện tiền.Ðại Bồ Tát này còn chẳng hiện khởi tâm Bồ Tát, tâm phật, tâm Bồ đề, tâm Niết Bàn, huống là còn khởi tâm thế gian .Chư Phật tử ! Bồ tát này do sức bổn nguyện nên chư phật thế tôn đích thân hiện ra trước mặt ban cho Như Lai trí, khiến bực này được vào trong môn pháp lưu.

Chư Phật bảo ! trí nhẫn này đệ nhứt thuận các Phật pháp.

nhưng này thiện nam tử ! thập lực, tứ vô úy, thập bát bất cộng của chư phật, nay ông chưa được.

Ông phải vì được thành tựu những Phật pháp ấy mà phát khởi tinh tấn, chớ có bỏ nơi môn trí nhẫn này.Lại này thiện nam tử ! ông đầu được tịch diệt giải thoát, nhưng hàng phàm phu chưa chứng được, họ còn đủ các thứ phiền não, bị các thứ giác quán xâm hại nhau.ông phải thương những chúng sanh đó.Lại này thiện nam tử ! ông phải nhớ lại bổn thệ nguyện làm lợi ích khắp tất cả chúng sanh đều làm cho họ được vào môn trí huệ bất tư nghì.Lại này thiện nam tử ! những pháp,pháp tánh này, hoặc phật xuất thế hay không xuất thế, luôn thường trụ không khác.

Chư Phật chẳng do được pháp này mà gọi là Như Lai.


Tất cả hàng nhị thừa cũng có thể được pháp vô phân biệt này.Lại này thiện nam tử ! ông xem Chư Phật chúng ta đây : thân tướng vô lượng trí huệ vô lượng, quang minh vô lượng, âm thanh thanh tịnh cũng vô lượng.Ông phải thành tựu những pháp này.Này thiện nam ử ! nay ông vừa được một pháp minh này, chính là tất cả pháp vô sanh phân biệt.Này thiện nam tử ! pháp minh của Như Lai vô lượng nhập, vô lượng tác, vô lượng chuyển, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể biết được.

Ông phải tu hành thành tựu pháp này.Này thiện nam tử ! ông quán mười phương vô lượng quốc độ chúng sanh, vô lượng pháp, khác nhau vô lượng, đều phải thông đạt tất cả đúng như thiệt.Chư Phật tử ! Chư Phật thế tôn trao cho Bồ Tát này vô lượng môn khởi trí như vậy, khiến Bồ Tát này có thể khởi vô lượng vô biên trí nghiệp sai biệt .Chư Phật tử ! nếu Chư Phật chẳng ban môn khởi trí này cho Bồ Tát, thời Bồ Tát này liền nhập cứu cánh Niết Bàn rời bỏ tất cả công hạnh, lợi ích chúng sanh .Do Chư Phật ban vô lượng vô biên khởi trí môn như vậy nên khoảng một niệm Bồ Tát này phát sanh trí nghiệp, đem công đức hạnh tu hành trí nghiệp, đem công hạnh tu hành từ sơ phát tâm đến bực đệ thất địa để so sánh thời trăm phần không bằng một, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha phần không bằng một, vô số phần, ca la phần, phần, toán phần, số phần, dụ phần, ưu ba ni sa đà phần cũng chẳng bằng một.Tại sao vậy ? Chư Phật tử ! Bồ Tát này trước kia dùng một thân khởi hạnh.

Nay trụ bực này được vô lượng thân, vô lượng âm thanh, vì làm cho tất cả chúng sanh, vô lượng trí huệ, vô lượng thọ sanh, vô lượng tịnh quốc, giáo hoá vô lượng chúng sanh, cúng dường vô lượng Chư Phật, nhập vô lượng pháp môn, đủ vô lượng thần thông, có vô lượng chúng hội đạo tràng sai biệt, trụ vô lượng thân, ngữ, ý, nghiệp, tập họp tất cả hạnh Bồ Tát.

Vì do pháp bất động vậy.Chư Phật tử ! ví nhu ngồi thuyền buồm muốn vào biển lớn.

khi chưa đến thời phải dùng nhiều công lực.

Nếu đã đến biển chỉ theo gió mà thuyền đi chẳng cần nhơn lực.

Ðem sự thuyền đi khi chưa đến biển sánh sao kịp với lúc đã vào biển.Cũng vậy, đại bồ tát chứa nhóm tư lương thiện căn rộng lớn, ngồi thuyền đại thừa đến biển Bồ Tát hạnh.

Trong khoảng một niệm dùng trí vô công dụng nhập cảnh giới nhứt thiết chủng trí.

Những hạnh hữu công dụng trước kia dầu trãi qua vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng sánh kịp được.Chư Phật tử ! Bồ tát trụ bực đệ bát địa dùng trí đại phương tiện thiện xảo, phát khởi vô công dụng giác huệ quán cảnh sở hành nhứt thiết chủng trí.

Như là quán thế gian thành, thế gian hoại, do nghiệp này họp mà thành, do nghiệp này hết hoại, bao nhiêu thời gian thành, bao nhiêu thời gian hoại, bao nhiêu thời gian thành trụ, bao nhiêu thời gian hoại trụ, đều biết đúng như thiệt.

Lại rõ biết địa giới tướng nhỏ, tướng lớn, vô lượng tướng, sai biệt tướng.

Biết thủy, hỏa, phong giới nhỏ lớn v.v… cũng như vậy.biết vi trần tướng vi tế, tướng sai biệt, vô lượng tướng sai biệt.

Tùy trong thế giới nào có nhóm vi trần và vi trần tướng sai biệt đều biết như thiệt.

Tùy trong thế giới nào có bao nhiêu địa, thủy, hoả, phong giới đều có bao nhiêu vi trần, thân chúng sanh có bao nhiêu vi trần, thân quốc độ có bao nhiêu vi trần đều biết như thiệt.

Biết thân lớn thân nhỏ của chúng sanh đều có bao nhiêu vi trần thành.

Biết thân địa ngục, thân súc sanh, thân ngạ quỷ, than a tu la, thân trời người đều có bao nhiêu vi trần họp thành.

Ðược trí biết vi trần sai biệt như vậy.

Lại biết dục giới, sắc giới, vô sắc giới thành, dục, sắc, vô sắc giới hoại.

Biết dục, sắc, vô sắc giới tướng nhỏ, tướng lớn, tướng vô lượng, tướng sai biệt.

Ðược trí quán tam giới sai biệt như vậy .Chư Phật tử ! Bồ tát này lại khởi trí minh giáo hoá chúng sanh.

Như là khéo biết thân sai biệt của chúng sanh, khéo phân biệt thân chúng sanh, khéo quán sát chổ sanh ra, tuỳ chổ đáng độ mà hiện thân giáo hoá cho họ được thành thục.Bực Bồ Tát này nơi tam thiên đại thiênthế giới, tùy chúng sanh thân tín giải sai khác, dùng trí quang minh khắp hiện thọ sanh.

Như thế hoặc hai hoặc ba nhẫn đến trăm ngàn cho đến bất khả thuyết đại thiên thế giới, tùy chúng sanh thân tín giải sai khác thị hiện thọ sanh khắp trong đó.Vì Bồ Tát này thành tựu trí huệ như vậy nên ở nơi một cõi phật, thân ngài bất động, nhẫn đến trong chúng hội ở bất khả thuyết cõi Phật đều hiện có thân ngài.Chư Phật tử ! Bồ tát này các chúng sanh thân tâm tín giải các loại sai khác, ở trong chúng hội của cõi Phật đó mà hiện thân.

Như là ở trong chúng sa môn thời thị hiện thân sa môn.

Trong chúng bà la môn thời thị hiện thân bà la môn.

Trong chúng sát lợi thời thị hiện thân sát lợi.

Như vậy trong chúng tỳ xá, thủ đà, cư sĩ, tứ thiên vương, đao lợi thiên, dạ ma thiên, đâu suất thiên, hoá lạc thiên, tha hoá tự tại thiên, ma vương chúng, phạm thiên chúng nhẫn đến chúng sắc cứu cánh thiên, đều theo chúng ấy mà tu hiện thân.Lại người đáng được độ bởi thân thanh văn thời Bồ Tát này hiện thân thanh văn.

Người đáng được độ bởi thân bích chi phật thời hiện thân bích chi phật.người đáng được độ bởi thân Bồ Tát thời hiện thân Bồ Tát.

Người đáng độ bởi thân phật thời hiện thân Phật .Chư Phật tử ! Bồ tát này ở trong tất cả thân tướng sai biệt, trụ nơi bình đẳng .Bồ Tát này biết thân chúng sanh, thân quốc độ, thân nghiệp báo, thân thanh văn, thân độc giác, thân Bồ Tát, thân Như Lai, trí thân, pháp thân,hư không thân.Bồ Tát này biết tâm sở thích của các chúng sanh, có thể dùng thân chúng sanh làm thân mình, cũng làm thân quốc độ, thân nghiệp báo nhẫn đến thân hư không.Lại biết tâm sở thích của các chúng sanh, Bồ Tát này có thể lấy quốc độ thân làm thân mình, cũng làm thân mình, cũng làm thân chúng sanh, thân nghiệp báo, nhẫn đến thân hư không.Lại biết tâm sở thích của chúng sanh, Bồ Tát này có thể lấy thân nghiệp báo làm thân mình, cũng làm thân chúng sanh, thân quốc độ nhẫn đến thân hư không .Lại biết tâm sở thích của chúng sanh, có thể lấy tự thân làmthân chúng sanh, thân quốc độ, nhẫn đến thân hư không.Tùy tâm sở thích của chúng sanh chẳng đồng, nên ở nơi thân này, Bồ Tát hiện những thân như vậy .Bồ Tát này biết chúng sanh : thân tập nghiệp, báo thân, phiền não thân, sắc thân, vô sắc thân.

Lại biết thân quốc độ : tướng nhỏ, tướng lớn, tướng vô lượng, tướng nhiễm, tướng tịnh , tướng rộng, tướng đảo trụ, tướng chánh trụ, tướng phổ nhập, tướng phương võng sai biệt.Biết thân nghiệp báo là giả danh sai biệt.

Biết thân thanh văn, thân độc giác, thân Bồ Tát là giả danh sai biệt.Biết thân Như Lai có Bồ đề thân, nguyện thân, hóa thân, lực trì thân, tướng hảo trang nghiêm thân,ý sanh thân, phước đức thân, pháp thân, trí thân.Biết trí thân tướng khéo suy lường, tướng quyết đoáng thânđúng thiết, tướng nhiếp về quả hành, tướng sai biệt của thế gian và xuất thế gian, tướng sai biệt của tam thừa, cộng tướng, bất cộng tướng, xuất ly tướng, học tướng, vô học tướng.Biết pháp thân tướng bình đẳng, tướng bất hoại, tướng tùy thời tùy tục giả danh sai biệt, tướng chúng sanh phi chúng sanh pháp sai biệt, tướng phật, pháp, tăng sai biệt.Biết thân hư không tướng vô lượng tướng châu biến, tướng vô hình, tướng vô dị, tướng vô biên, tướng hiển hiện sắc thânChư Phật tử ! Bồ tát thành tựu thân trí như vậy rồi, được mạng tự tại, tâm tự tại, tài tựtại, nghiệp tự tại, sanh tự tại, nguyện tự tại, giả tự tại, như ý tự tại, trí tự tại, pháp tự tại .Vì được mười môn tự tại này, thời là bực trí bất tư nghì, bực trí vô lượng, bực trí quãng đại, bực trí vô năng hoại.Bồ Tát này nhập như vậy rồi, thành tựu như vậy rồi thời được thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp rốt ráo không lỗi.


Thân ngữ ý luôn hiện hành theo trí.

Bát nhã ba An Lạc mật tăng thượng, đại bi làm đầu, phương tiện thiện xảo, khéo hay phân biệt,khéo khởi đại nghuyện, Phật lực gia hộ, thường siêng tu tập trí lợi ích chúng sanh, ở khắp vô biên thế giới sai khác.Chư Phật tử ! tóm lại, Bồ Tát an trụ bực đệ bát bất động địa này, thân, ngữ, ý có chổ làm, đều có thể chứa họp tất cả Phật pháp .Chư Phật tử ! Bồ tát này được khéo trụ thâm tâm vì tất cả phiền não chẳng hiện hành.

Ðược khéo trụ thắng tâm lực vì chẵng rời nơi đạo.

Ðược khéo trụ đại bi lực vì chẳng bỏ lợi ích chúng sanh.

Ðược khéo trụ từ lực vì cứu hộ tất cả thế gian.

Ðược khéo trụ đà la ni lực vì chẳng quên nơi pháp, được khéo trụ biện tài lực vì khéo quán sát phân biệt tất cả pháp.

Ðược khéo trụ thần thông lực vì qua khắp vô biên thế giới.

Ðược khéo trụ thần thông lực vì qua khắp vô biên thế giới.

Ðược khéo trụ đại nguyện lực vì chẳng bỏ công hạnh của Bồ Tát.

Ðược khéo trụ ba la mật lực vì thành tựu tất cả Phật pháp.

được Như Lai hộ niệm lực vì Nhứt thiết chủng trí hiện tiền.Bồ Tát này được trí lực như vậy, có hiện tất cả việc làm, trong công việc không có lỗi lầm.Chư Phật tử ! trí địa của Bồ tát này gọi là bất động địa không bị trở hoại.

Gọi là bất thoái chuyển địa vì trí huệ bất thối.

Gọi là nan đắc vì tất cả thế gian không lường được.

Gọi là đồng chơn địa lìa tất cả lỗi lầm.

Gọi là sanh địa vì tùy thích tự tại.

Gọi là thành địa vì không còn sở tác.gọi là cứu cánh địa vì trí huệ quyết định.

Gọi là biến hoá địa vì tùy nguyện thành tựu.

Gọi là lực trì địa vì người khác chẳng làm động được.Gọi là công dụng địa vì trước đã thành tựu.Chư Phật tử ! Bồ tát thành tựu trí huệ như vậy nhập phật cảnh giới, phật công đức chiếu đến, thuận phật oai nghi, phật cảnh hiện tiền, thường được phật hộ niệm.

phạm vương, thiên đế, tứ thiên vương, kim cang lực sĩ thường theo thị vệ.Bồ Tát này luôn chẳng bỏ lìa các đại tam muội, có thể hiện vô lượng thân sai khác.

Mỗi thân có thế lực lớn, báo đắc thần thông tam muội tự tại.

Tùy nơi nào có chúng sanh đáng được hóa độ thời thị hiện thành chánh giác.Chư Phật tử ! Bồ tát này nhập hội đại thừa, được đại thần thông, phóng đại quang minh, nhập vô ngại pháp giới, biết thế giới sai biệt, thị hiện tất cả những công đức lớn tùy ý tự tại, khéo thông đạt tiền tế, hậu tế dẹp phục tất cả đạo ma tà, thâm nhập cảnh giới của chư phật nơi vô lượng quốc độ tu Bồ Tát hạnh.

Bởi được pháp bất thối chuyển, nên gọi là trụ bất động địa.Chư Phật tử ! Bồ tát trụ bực bất động địa này rồi, do sức tam muội, thường được hiện thấy vô lượng Chư Phật, thường chẳng rời bỏ phụng thờ cúng dường.Bồ Tát này nơi mỗi mỗi kiếp, mỗi mỗi thế giới thấy vô lượng trăm Phật, vô lượng ngàn Phật, nhẫn đến vô lượng trăm ngàn ức na do tha phật, đều kính trọng cúng dường .Ở chổ Chư Phật được pháp tạng thậm thâm của Như Lai.

Thọ được vô lượng pháp thế giới sai biệt thảy.Nếu có ai đến vấn nạn những sự như thế giới sai biệt v.v..

không ai khuất phục Bồ Tát này được.Như vậy trải qua vô lượng trăm kiếp, nhẫn đến vô lượng trăm ngàn ức na do tha kiếp những thiện căn đã có càng thêm sáng sạch .Ví như chơn kim đem làm mão báu, đặt trên đầu thánh vương diêm phù đề, những món trang nghiêm của tất cả thần dân không thể sánh kịp.Cũng vậy, những thiện căn của bực bồ tát này hơn tất cả những thiện căn của nhị thừa nhẫn đến đệ thất địa bồ tát.Bởi Bồ Tát trụ bực này, đại trí quang minh diệt trừ tối tăm phiền não của khắp chúng sanh, vì khéo hay khai môn huệ.Chư Phật tử ! ví như đại phạm thiên vương chủ ngàn thế giới, có thể khắp vận từ tâm, khắp phóng quang minh đầy ngàn thế giới,Cũng vậy, Bồ Tát này hay phóng quang minh chiếu khắp trăm vạn phật sát vi trần số thế giới, làm cho chúng sanh đập tắt lửa phiền não mà được thanh lương .Trong mười môn la la mật, Bồ Tát này thiên nhiều về nguyện ba la mật, các món khác thời tùy sức, phần mà tu tập.Ðây gọi là nói lược về Bồ Tát đệ bát bất động địa.

Nếu nói rộng thời trải vô lượng kiếp cũng không thể cùng tận.Chư Phật tử ! Ðại Bồ tát trụ bực này phần nhiều làm đại phạm thiên vương chủ ngàn thế giới, tối thắng tự tại, giỏi giảng thiết các nghĩa.

Có thể ban đạo ba la mật cho hàng thanh văn, bích chi phật, chư Bồ Tát .Tất cả công hạnh bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự, đều chẳng rời niệm phật, nhẫn đến chẳng rời niệm Nhứt thiết chủng trí.Bồ Tát hảy lại nghĩ rằng : tôi sẽ ở trong tất cả chúng sanh là thượng thủ, là thắng nhẫn đến là bực y chỉ của Nhứt thiết chủng trí,Bồ Tát này nếu dùng sức phát khởi đại tinh tấn trong khoảng một niệm được trăm vạn đại thiên thế giới vi trần số tam muội, nhẫn đến thị hiện trăm vạn đại thiên thế giới vi trần Bồ Tát làm quyến thuộc.Nếu dùng nguyện lực tự tại thù thắng để thị hiện thời hơn số trên đây, nhẫn đến trăm ngàn ức na do tha kiếp chẳng thể đếm biết được.Kim cang tạng Bồ Tát muốn tuyên lại nghĩa này mà kệ rằng:Thất địa tu hành phương tiện huệKhéo chứa trợ đạo đại nguyện lựcLại được Chư Phật chổ nhiếp trìVì cầu thắng trí nhập bát địaCông đức thành tựu thường từ mẫnTrí huệ rộng lớn đồng hư khôngNghe pháp hay sanh quyết định lựcÐây là tịch diệt vô sanh nhẫn.Biết pháp tướng vô sanh vô khởiVô thành, bình đẳng tuyệt phân biệtSiêu các tâm hành như hư không .Thành tựu nhẫn này siêu hý luận .Thậm thâm bất động luôn tịch diệtTất cả thế gian không thảy đều lìa .Trụ ở bực này chẳng phân biệtVí như tỳ kheo nhập diệt địnhNhư mộng lội sông, thức thời khôngNhư sanh phạm thiên tuyệt ái dục .Do bổn nguyện lực được phật khuyênKhen trí nhẫn cao quán đảnh choBảo rằng Phật pháp của chúng taNay ông chưa được phải tinh tấn.Dầu ông đã tắt lửa phiền nãoPhiền não thế gian vẫn hẩy hừngPhải nhớ bổn nguyện độ sanhÐều khiến tu nhơn đến giải thoát .Pháp tánh chơn thường lìa tâm niệmNơi đây nhị thừa cũng được vậyChẳng do cớ này làm thế tônChỉ do thậm thâm vô ngại trí.Chư phật thế tôn thiên nhơn sưBan cho trí huệ bảo quán sátVô biên Phật pháp đều được thànhMột niệm vượt hơn công hạnh trướcBồ Tát an trụ địa nàyThời được sức thần thông quảng đạiMột niệm phân thân khắp mười phươngNhư thuyền vào biển nhờ gió thổi.Tâm vô công dụng, trí nhậm vậnÐều biết quốc độ : thành, hoại, trụCác cõi chủng loại đều khác lạLớn nhỏ vô lượng đều biết được.Ðại thiên thế giới tứ đại chúngLục đạo chúng sanh thân đều khácVà cùng châu báu vi trần sốDùng trí xem biết không còn thừa.Bồ Tát hay biết không còn thừa.Bồ Tát hay biết tất cả thânVì độ chúng sanh hiện thân đồngCõi nước vô lượng nhiều loại khácÐều vì nhựt nguyệt ở hư không .Tất cả trong nước đều hiện bóngTrụ ở pháp giới không bị độngTùy tâm hiện bóng cũng như vậyTùy tâm sở thích của chúng sanh .Trong các chúng hội đều hiện thânThanh văn, độc giác cùng Bồ TátNhẫn đến thân phật đều hiện cả.Chúng sanh, quốc độ, nghiệp báo thân,Các bực thánh nhơn trí pháp thânHư không thân tướng đều bình đẳngVì khắp chúng sanh mà thị hiện.Mười môn thánh trí khắp quán sátLại thuận từ bi làm công hạnhTất cả Phật pháp đều thành tựuTrì giới bất động như tu di.Thập lực thành tựu chẳng động layTất cả ma chúng không chuyển đượcChư Phật hộ niệm, thiên vương kínhMật tích kim cang thường thị vệ.Bực này công đức vô biên tếNgàn vạn ức kiếp nói chẳng hếtThiện căn cúng Phật càng sáng sạchNhư bửu quang trên đảnh thánh vương.Bồ Tát trụ bực đệ bát địaThường làm phạm vương chủ ngàn cõiDiễn thuyết tam thừa không tận cùngTừ quang soi khắp trừ phiền nãoTam muội chứng được trong một niệmSố đến trăm vạn cỏi trầnCông hạnh ra làm cũng số đóNguyện lực thị hiện lại hơn đây ,Bồ Tát đệ bát bất động địaTôi vì đại chúng đã nói lượcNếu muốn thứ đệ nói rộng raTrải trăm ức kiếp nói chẳng hết.Kim cang tạng nói đệ bát địaNhư Lai hiện tại thần thông lựcChấn động các cõi nước mười phươngVô lượng ức số khó bàn nghĩ,Ðắng vô thượng tôn chánh đẳng giácThân Phật khắp phóng đại quang minhChiếu soi vô lượng vi trần cõiÐều khiến chúng sanh được an lạcBồ Tát vô lượng trăm ngàn ứcÐồng thời hiện đứng giửa hư khôngÐồ cúng thượng diệu hơn chư thiênCúng dường đấng tối thắng vô thượng .Ðại tự tại vương, tự tại thiênÐều cùng đồng tâm mừng vô lượngÐều đem các thứ đồ cúng dườngDâng lên đấng thậm thâm công đức .Lại có thiên nũ đồng vạn ứcThân tâm vui mừng kể không xiếtHòa tấu nhạc âm vô lượng thứCúng dường nhơn thiên đại đạo sư.Bấy giờ nhạc âm đồng hòa tấuTrăm ngàn vạn ức vô lượng thứÐều do Như Lai oai thần lựcDiễn xuất diệu âm mà tán thán :Tịch tịnh, điều nhu, không nhơ hạiTùy bực đã nhập khéo tu tậpTâm như hư không đến mười phươngNói rộng Phật đạo độ quần sanhThiên thượng nhơn gian tất cả chổÐều hiện vô đẳng diệu trang nghiêmDo Phật công đức mà sanh raKhiến người xem thấy ưa phật trí.Chẳng rời một cõi đến chúng sanhNhư trăng hiện khắp soi thế gianÂm thanh tâm niệm đều diệt cảDường như hang núi dội tiếng vang.Nếu có chúng sanh tâm hạ liệtVì họ diễn nói hạnh thanh văn,Nếu tâm minh lợi thích độc giác,Thời vì họ giảng đạo trung thừaNếu có từ bi thích độ sanhVì họ giảng dạy Bồ Tát hạnh ,Nếu có tối thắng tâm trí huệThời dạy Như Lai pháp vô thượng .Ví như thuật gia làm các sựNhiều loại hình tướng đều chẳng thiệtBồ Tát trí huyễn cũng như vậyDầu hiện tất cả rời hửu vôÂm thanh ngàn thứ vang như vậyCa ngợi Phật rồi đứng lặng yên.Giải thoát nguyệt lại vì chúng thỉnhXin nói công hạnh đệ cửu địa.Kim cang tạng Bồ Tát bảo giải thoát nguyệt Bồ Tát rằng : thưa Phật tử ! đại bồ tát dùng vô lượng trí như vậy tư duy quán sát muốn cầu tịch diệt giải thoát hơn , liền tu tập Như Lai huệ : nhập các môn đà la ni tam muội Như Lai bí mật pháp quán sát bất tư nghì đại trí tánh thanh tịnh .Có đủ thần thông quảng đại vào thế giới sai biệt,tu tập thập lực, vô uý, bất cộng.

Theo chư Phật chuyển pháp luân.

Chẳng bỏ đại bi bổn nuyện lực.

Ðược nhập Bồ Tát đệ cửu thiện huệ địa.Chư Phật tử ! Bồ tát trụ bực thiện huệ địa này, đúng như thiệt mà biệt các pháp hành thiện, bất thiện, vô ký, hửu lậu, vô lậu, thế gian, xuất thế, tư nghì, bất tư nghì, định, bất định, thanh văn, độc giác Bồ Tát, Như Lai và pháp hành hữu vi, vô vi.Bồ Tát này dùng trí huệ như vậy, đúng thiệt mà biết những rừng rậm của chúng sanh : tâm, phiền não, nghiệp, căn, giải, tánh, dục lạc, tùy miên, thọ sanh, tập khí tương tục và rừng rậm tam tụ sai biệt.Bồ Tát này đúng thiệt mà biết tâm của chúng sanh có các thứ hình tướng.

Như những tướng : tạp khởi, tốc chuyển, hoại, bất hoại, vô minh chất, vô biên tế, thanh tịnh, cấu, vô cấu, phược, bất phược, huyễn sở tác, theo các loài mà đến thọ sanh, trăm ngàn muôn ức vô lượng tướng của tâm chúng sanh như vậy đều biết đúng thiệt.Lại biết các thứ tướng của phiền não.Như những tướng lâu xa hiện hành, vô biên dẫn khởi, sanh chung chẳng bỏ, núp và khởi một nghĩa, cùng tâm tưong ưng, chẳng cùng tâm tương ưng, tùy loài thọ sanh mà trụ, ba cõisai khác, ái kiến si mạn họa hại như mũi tên cấm sâu, ba nghiệp nhơn duyênchẳng tuyệt.

Lược nói nhẫn đến tám muôn bốn ngàn tướng phiền não đều biết đúng thiệt.Lại biết những tướng của ba nghiệp, như những tướng : thiện, bất thiện, vô ký, có biểu thị, không có biểu thị, cũng tâm đồng sanh chẳng rời, nhơn tự tánh sát na hoại mà thứ đệ nhóm quả chẳng mất, có báo, không báo, thọ các đen tối, như ruộng vô lượng, phàm thánh sai khác hiện, thọ, sanh thọ hậu thọ, thừa phi thừa, bất định.

Lược nói nhẫn đến tám muôn bốn ngàn tướng của nghiệp đều biết đúng thiệt.Lại biết tướng hạ, trung, thượng của các căn tánh, tướng tiên tế, hậu tế, sai biệt, vô sai biệt, tướng phiền não câu sanh chẳng rời nhau, tướng thừa phi thừa, định bất định, tướng thuần thục điều nhu, tướng tùy căn nhẹ đến hoại, tướng thối bất sai biệt, tướng xa rời, cùng sanh chẳng đồng.

Lược nói đến tám muôn bốn ngàn tướng đều biết đúng thiệt.Lại biết những tướng thượng, trung, hạ của trí giải, thượng, trung, hạ của các tánh, thượng, trung , hạ của lạc dục, đều lược nói nhẫn đến tám muôn bốn ngàn.Lại biết các tướng của tùy miên : tướng cùng thâm tâm đồng sanh, tướng cùng tâm đồng sanh, tướng tâm tương ưng bất tương ưng sai biệt, tướng lâu xa hiện hành, tướng vô thủy chẳng trừ, tướng chống trái với tất cả thiền định, giải thoát, tam muội, tam ma bát đề, thần thông, tướng ba cõi thọ sanh hệ phược, tướng khiến vô biên tâm tương tục hiện khởi, tướng mở cửa các xứ, tướng cứng chắc khó trị, tướng địa xứ thành tựu bất thành tựu, tướng chỉ do thánh đạo mới nhổ được.Lại biết các loại tướng thọ sanh.

Tướng theo nghiệp thọ sanh, tướng sáu loài sai khác, tướng có sắc không sắc sai khác, tướng có tưởng không tưởng sai khác, nghiệp tướng làm ruộng, nước ái thấm nhuần, vô minh che rợp, thức làm chủng tử sanh mầm hậu hữu, tướng danh sắc sanh chung chẳng rời nhau, tướng si ái mong cầu các thân, tướng muốn thọ muốn sanh vô thủy tham chấp, tướng tham cầu vọng cho rằng thoát ba cõi.Lại biết các tướng của tập khí.

Những là tướng hành bất hành sai khác, tướng tùy chúng sanh hành huân tập, tướng tùy nghiệp phiền não huân tập, tướng thiện, bất thiện, vô ký huân tập, tướng tùy nhập hậu hữu huân tập, tướng thứ đệ huân tập, tướng chẳng dứt phiền não lâu xa chẳng bỏ huân tập, tướng thiệt phi thiệt huân tập, tướng thấy nghe gần gũi thanh văn, độc giác Bồ Tát Như Lai huân tập .Lại biết tướng chúng sanh chánh định, tà định, bất định.

Những là tướng chánh kiến, chánh định, tà kiến, tà định, nhị câu bất định, tướng ngũ nghịch tà định, ngũ căn chánh định, nhị câu bất định, tướng bất tà tà định, chánh tánh chánh định, nhị câu ly bất định, tướng sâu chấp tà pháp tà định, tập hành thánh đạo chánh định, nhị câu xả bất định.Chư Phật tử ! Bồ tát tùy thuận trí huệ như vậy gọi là trụ thiện huệ địa.Ðã trụ bực này, biết rõ những hành sai biệt của chúng sanh mà giáo hoá điều phục cho được giải thoát.Chư Phật tử ! Bồ tát này có thể khéo diển thuyết pháp thanh văn thừa, pháp độc giác thừa, pháp Bồ Tát thừa, pháp Như Lai địa.Tất cả công hạnh lấy trí huệ làm trước, tất cả chổ đi trí đều đi theo, nên có thể tùy căn tánh dục giải của chúng sanh, sở hành sai khác, các loài sai khác, cùng tùy thọ sanh phiền não miên phược các nghiệp tập khí mà thuyết pháp cho thọ sanh tín giải thêm lớn trí huệ, đều ở nơi thừa của mình mà được giải thoát.Chư Phật tử ! Bồ tát trụ bực thiện huệ địa này làm đại pháp sư, đủ hạnh pháp sư, khéo hay giữ gìn pháp tạng của Như Lai, dùng vô lượng trí thiện xảo khởi tứ vô ngại biện.

Dùng ngôn từ Bồ Tát mà thuyết pháp.Bồ Tát này thường tùy tứ vô ngại trí mà chuyển không tạm bỏ lìa.Những gì là bốn ? chính là pháp vô ngại trí, nghĩa vô ngại trí , từ vô ngại trí, lạc thuyết vô ngại trí.Bồ Tát này đúng pháp vô ngại trí biết tự tướng của các pháp.

Dùng nghĩa vô ngại trí biết tướng sai biệt của các pháp.


Dùng từ vô ngại trí nói không sai lầm.

Dùng lạc thuyết vô ngại trí thuyết pháp vô đoạn vô tận .Lại dùng pháp vô ngại trí biết tự tánh của các pháp.

nghỉa vô ngại trí biết sanh diệt của các pháp.

từ vô ngại trí thuyết an lập tất cả pháp chẳng dứt.

Lạc thuyết vô ngại trí tùy chổ an lập chẳng hoại thuyết pháp vô biên.Lại dùng pháp vô ngại trí biết pháp hiện tại sai biệt.

Nghĩa vô ngại trí biết pháp quá khứ, vị lai sai biệt.

Từ vô ngại trí nơi các quá khứ, hiện tại, vị lai nói không sai lầm.

Lạc thuyết vô ngại trí nơi vô biên pháp trong mỗi đời đều nói rõ ràng.Lại dùng pháp vô ngại trí biết pháp sai biệt.

Nghĩa vô ngại trí biết nghĩa sai biệt, từ vô ngại trí tùy ngôn âm của mọi loài mà nói.

Lạc thuyết vô ngại trí tùy tâm ưa thíchcủa họ mà nói.Lại pháp vô ngại trí dùng pháp trí biết sai biệtb chẳng khác.

Nghĩa vô ngại trí biết sai biệt như thiệt.

Từ vô ngại trí dùng thế trí sai biệt mà thuyết pháp.

lạc thuyết vô ngại trí dùng đệ nhứt nghĩa trí thiện xảo thuyết pháp.Lại pháp vô ngại trí biết các pháp nhứt tướng chẳng hoại.

Nghĩa vô ngại trí biết uẩn, xứ, giới, đế, duyên khởi thiện xảo.

Từ vô ngại trí dùng tất cả âm thanh, văn tự mỹ diệu mà thế gian để hiểu đế thuyết pháp.

lạc thuyết vô ngại trí dùng vô biên pháp minh tăng thắng đế thuyết pháp.

lại pháp vô ngại trí biết nhứt thừa bình đẳng tánh.

Nghĩa vô ngại trí biết các thừa sai biệt tánh.

Từ vô ngại trí nói tất cả thừa vô sai biệt.

Lạc thuyết vô ngại trí nói mỗi mỗi thừa vô biên pháp.Lại pháp vô ngại trí biết tùy chứng tất cả hạnh Bồ Tát trí hành, pháp hành.

Nghĩa vô ngại trí biết thập địa phần vị nghĩa sai khác.

Từ vô ngại trí thuyết địa đạo tướng vô sai biệt.

Lạc thuyết vô ngại trí thuyết mỗi mỗi địa có vô biên hành tướng.Lại pháp vô ngại trí biết tất cả Như Lai một niệm thành chánh giác.

Nghĩa vô ngại trí biết các thời gian, các xứ sở đều sai khác.

Từ vô ngại trí thành chánh giác sai biệt.

Lạc thuyết vô ngại nơi mỗi câu pháp vô lượng kiếp nói chẳng hết.Lạc pháp vô ngại trí biết tất cả Như Lai những ngữ ngôn, trí lực, vô úy, bất cộng pháp, đại từ, đại bi, hiện tại, phương tiện, chuyển pháp luân, Nhứt thiết trí, , tùy chứng trí.

Nghĩa vô ngại trí bíet Như Lai tùy tám vạn bốn ngàn tâm hành căn giải âm thanh sai biệt của chúng sanh.

Từ vô ngại trí tùy tất cả chúng sanh hạnh dùng âm thanh sai biệt của Như Lai để thuyết pháp.

lạc thuyết vô ngại trí tùy tín giải của chúng sanh dùng trí thanh tịnh hạnh viên mãn của Như Lai để thuyết pháp.Chư Phật tử ! Bồ tát trụ đệ cửu địa được trí vô ngại thiện xảo như vậy, được Phật pháp tạng làmđại pháp sư, được nghĩa đà la ni, pháp đà la ni, trí đà la ni, quang chiếu đà la ni, thiện huệ đà la ni,chúng tài đà la ni, oai đức đà la ni, vô ngại môn đà la ni, vô biên tế đà la ni, chủng chủng nghĩa đà la ni, trăm vạn a tăng kỳ môn đà la ni, như vậy đều được viên mãn, dùng trăm vạn vô số môn thiện xảo âm thanh biện tài mà thuyết pháp.Bồ Tát này được trăm vạn vô số môn đà la ni như vậy rồi, nơi chổ vô lượng Ðức Phật, trước mỗi Ðức Phật, đều dùng trăm vạn vô số môn đà la ni như vậy để nghe chánh pháp, nghe rồi chẳng quên, dùng vô lượng môn sai biệt diễn thuyết cho đại chúng khác.Bồ Tát này mới thấy Phật liền cúi đầu đảnh lễ.

Ở chổ Phật liền được vô lượng pháp môn.Pháp môn đã được đây, hàng văn trí đại thanh văn trong trăm ngàn kiếp chẳng lãnh thọ được.Bồ Tát này được đà la ni như vậy, vô ngại trí như vậy, ngồi trên pháp tòa mà thuyết pháp.Chúng sanh khắp trong đại thiên thế giới, đều tùy tâm sở thích sai khác của họ mà thuyết pháp :Chỉ trừ Chư Phật và chư Bồ Tát đã thọ chức, các chúng hội khác không thể sánh kịp oai đức quang minh với Bồ Tát này.Bồ Tát này ngồi trên pháp toà, muốn dùng một âm thanh khiến các đại chúng đều được hiểu rõ thời kiền được hiểu rõ.Hoặc có lúc muốn dùng các thứ âm thanh làm cho cá đại chúng đều được khai ngộ.Hoặc có lúc tâm muốn phóng đại quang minh diễn thuyết pháp môn.Hoặc có lúc tâm muốn ở trên thân mình, mỗi chân lông đều diễn pháp âm.Hoặc có lúc tâm muốn nhẫn đến đại thiên thế giới có bao nhiêu vật hữu hình, vô hình đều diễn ra ngôn âm diệu pháp.Hoặc có lúc tâm phát một ngôn âm khắp cả pháp giới đều hiểu rõ.Hoặc có lúc tâm muốn tất cả ngôn âm đều làm pháp âm thường trụ bất diệt.Hoặc có lúc tâm muốn tất cả thế giới những ống tiêu, sáo, chuông trống tất cả tiếng nhạc và ca ngâm đều diễn pháp âm.Hoặc có lúc tâm muốn trong một chử, tất cả pháp cú, ngôn âm sai biệt thảy đều đầy đủ .Hoặc có lúc tâm muốn làm cho bất khả thuyết vô lượng thế giới, trong tứ đại địa, thủy, hỏa, phong, có bao nhiêu vi trần trong mỗi vi trần thảy đều diễn xuất bất khả thuyết pháp môn.Tất cả đều muốn như vậy đều tùy tâm hiển hiện thành màn cả.Chư Phật tử ! giả sử đại thiên thế giới, tất cả chúng sanh đều đến trước Bồ Tát này, mỗi mỗi chúng sanh đều dùng vô lượng ngôn âm khác nhau để vấn đề nạn tất cả.

vấn nạn đều chẳng đồng nhau.

Trong nguyện tất cả chúng sanh khoảng một niệm.

Bồ Tát đều lành thọ tất cả vẫn dùng một âm thanh mà giải thích khắp tất cả, khiến họ đều vui thích, như vậy nhẫn đến tất cả chúng sanh trong bất khả thuyết thế giới, trong bất khả thuyết thế giới.

Bồ Tát đều không có thể tuỳ tâm sở thích, căn, giải của họ mà thuyết pháp.

thừa thần lực của Phật rộng làm Phật sự, vì khắp tất cả mà làm chổ nương tựa.Chư Phật tử ! Bồ tát này lại phát tinh tấn thành tựu trí minh, giả sử nơi một chân lông có bất khả thuyết thế giới vi trần số Chư Phật chúng hội, mỗi chúng hội có bất khả thuyết thế giới vi trần số chúng sanh, mỗi chúng sanh có bất khả thuyết thế giới vi trần số tánh dục.

Chư Phật đó tuỳ theo tánh dục của chúng sanh mà đều ban cho pháp môn.Như nơi một chân lông, tất cả chổ khắp phá[p giới đều như vậy cả.

Vô lượng pháp môn của Chư Phật đã nói như vậy, trong khoảng một niệm, Bồ Tát đều lãnh thọ được cả, không hề quên mất..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.