Đọc truyện Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 32: Phải Cẩn Thận Khi Giảng Kinh Thuyết Pháp
Phải Cẩn Thận Khi Giảng Kinh Thuyết PhápBất luận là người xuất gia hay tại gia, khi giảng kinh thuyết pháp cần phải mười phần cẩn thận.
Trước khi giảng kinh thuyết pháp, phải ngồi tĩnh tọa năm phút, để tâm an định rồi mới mở cuốn kinh ra, chấp tay hết sức cung kính, đọc tụng kinh văn một lần, sau đó mới giải thích cặn kẽ ý nghĩa trong đó.
Nếu mình không hiểu kinh mà cứ miễn cưỡng giải thích thì sẽ không hợp với lý.
Do đó khi giảng kinh hoặc thuyết pháp, trước tiên mình phải hiểu rõ danh tướng của Kinh Pháp.
Trước hết phải đem kinh văn và nghĩa lý nghiên cứu cho rõ ràng, nếu không thì rất dễ giảng giải sai lầm.Mà sai một ly thì đi một dặm, khiến người nghe kinh đã không lĩnh hội được, lại còn cảm thấy mơ hồ khó hiểu.Người học Phật Pháp đừng nên tham cho mau, bởi vì đồ ăn nuốt ngốn thì chẳng biết mùi vị, nghĩa là cần phải ăn từ từ, nhai chậm chậm thì mới biết được mùi vị của thức ăn.
Tham ăn nhiều rồi nhai không kỹ thì ngược lại chỉ hại mình thôi.
Khi giảng kinh hãy chú tâm đến nghĩa lý của kinh, vì nếu giảng sai thì không những chẳng được công đức gì mà còn tạo thêm tội.
Có câu: “Y văn giải nghĩa, tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết,” nghĩa là theo văn mà giải nghĩa thì oan cho ba đời Phật, nếu rời kinh một chữ tức là ma nói.
Hậu quả rất là nghiêm trọng như vậy, do đó hãy cẩn thận.Ðối với người nghe kinh thì cũng phải ra sức chăm chú để mà nghe.
Bất kể Tăng Ni hay cư sĩ giảng kinh hoặc giảng pháp, giảng hay bạn vẫn chú ý nghe, giảng không hay càng phải chú ý nghe.
Mình phải nghiên cứu giảng hay là hay ở chỗ nào, giảng dỡ thì dỡ ở chỗ nào.
Giảng hay thì mình phải học hỏi, giảng không hay thì mình phải tìm cách để sửa đổi, bởi đó là cái gương để mình tự soi.
Có thái độ như vậy thì mới rèn luyện được con mắt tìm sự thật, gọi là Trạch Pháp Nhãn.Trạch Pháp Nhãn hay là con mắt nhìn vào sự thật thì từ tu giới, tu định, tu huệ, ba phương diện này mà ra.
Giới định huệ mà viên dung vô ngại thì đối với tất cả mọi kinh điển mình tự nhiên hiểu rõ, không hề có một chút nào chướng ngại.
Lúc ấy giảng kinh thuyết pháp thì chữ nghĩa tuôn trào, thao thao bất tuyệt.
Người xưa giảng kinh, có kẻ giảng đến độ hoa trên trời rơi xuống, sen vàng dưới đất vọt lên.
Bạn tuy chưa được cảnh giới như vậy nhưng cũng cần nhạo thuyết vô ngại, giảng kinh không bị chướng ngại.(Vạn Phật Thánh Thành, ngày 11 tháng 8 năm 1983).