Đọc truyện Khai Thị Quyển 3- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 33: Học Gương Người Hiền Mới Là Bậc Dũng Sĩ
Câu đối ngày hôm nay là:”Kiến hiền tư tề anh dũng sĩ.”Nghĩa rằng: Thấy người hiền thì hãy nghĩ cách bằng họ mới là bậc anh dũng.
Chúng ta phải bắt chước hành vi của các bậc hiền nhân, để làm gương cho mình.
Thế nào là người hiền? Người hiền là kẻ có đức độ.
Hễ mình gặp người hiền thì nhất định phải làm sao cho bằng vị ấy.
Mình phải học hỏi, noi gương của vị đó, phải cần có đạo đức, có phong độ, có học thức như họ vậy.
Không phải chỉ suy nghĩ rồi cho qua, mà phải thật sự thực hành, nổ lực học tập.
Mỗi cử chỉ hành động của vị đó phải được coi như là khuôn mẫu.
Nếu không học hỏi mà chỉ cứ suy nghĩ suông thôi thì không có ích lợi gì.
Mình phải chân thật học hỏi thì mới là một dũng sĩ, cũng là một bậc anh hùng, cũng là một vị đại pháp sư.Bậc anh dũng không phải là kẻ đần độn.
Thế nào là đần độn? Nói một cách đơn giản, đần độn có nghĩa là ngu si.
Có người nói: “Anh ta là người hiền ư! (chữ hiền trong tiếng Trung Hoa đồng âm với chữ mặn.) Thì anh ta cứ làm người hiền, đâu có liên quan gì với tôi.
Anh ta muốn làm người “mặn,” thì tôi muốn làm người lạt.” Những người mà mặn hay lạt không cần biết, tốt hay xấu chẳng hề hay, chẳng qua đều là thứ ăn no chờ chết, chết rồi là xong chuyện.
Ðó là tư tưởng của người biếng nhác, vĩnh viễn không có cách gì cất đầu lên được.(Vô Ngôn Ðường, ngày 13 tháng 8 năm 1983)Sáu Ðại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh ThànhCác bạn ở xa lại, các vị Thiện-tri-thức ở gần đến! Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu đạo làm người và để thànhPhật.
Ðạo làm người thì nhất định phải căn cứ trên tám đức hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ làm tiêu chuẩn.
Nếu muốn thành Phật thì phải nới rộng phạm vi của tám đức này, hiếu thảo với toàn thế giới, hòa thuận với toàn thế giới, trung thành với toàn thế giới, thành tín với toàn thế giới; thậm chí nhân đức, nghĩa khí, lễ độ, trí dũng với toàn thế giới.
Chúng ta phải dùng tinh thần cởi mở, bao dung, “đại nhi vô ngoại, tiểu nhi vô nội” để tu hành Phật Pháp; song, không dễ gì đạt tới chỗ tận thiện, tận mỹ của tinh thần này.Hiện tại có nhiều người tu hành cảm thấy tu trì Phật Pháp giống như đánh mất cái gì vậy.
Tại sao nói là “giống như đánh mất cái gì?” Bởi không có lợi ích gì cho họ nắm bắt hoặc thọ hưởng, nên họ cảm thấy như bị thua lỗ hay thiệt thòi vậy; rồi vì thế mà họ trở nên uể oải, chán nản, không còn hăng hái dụng công tu trì nữa.
Các bạn Thiện-tri-thức hãy chú ý!Xả bất liễu tử, hoán bất liễu sanh;Xả bất liễu giả, thành bất liễu chân.(Buông bỏ không được cái chết thì chẳng đánh đổi được sự sống;Buông bỏ không được cái giả thì chẳng thành tựu được cái thật!)Chúng ta nên mở rộng tầm mắt và có tư tưởng phóng khoáng; đừng chỉ biết có cá nhân mình, gia đình mình, hay đất nước mình mà thôi.
Chúng ta cần phải làm cho tâm lượng của mình rộng lớn như hư không, bao trùm cả Pháp Giới, và phải nghĩ đến lợi ích của toàn nhân loại, không nên chỉ tính toán hơn thiệt cho riêng bản thân mình!Ðối với nhân loại chỉ có lợi ích chứ không tổn hại, đó là điều căn bản của việc tu Ðạo.
Làm thế nào để mang lợi ích nhân loại? Làm thế nào để không tổn hại đến nhân quần? Phải thực hành Sáu Ðại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành:1) Thứ nhất, Không Tranh.
Chúng ta không tranh chấp với bất cứ người nào.
Nếu bạn tranh với tôi, tôi không tranh với bạn; bạn mắng tôi, tôi không mắng bạn; bạn đánh tôi, tôi không đánh bạn; bạn ức hiếp tôi, tôi không ức hiếp bạn.
Ðó là tông chỉ từ trước đến nay của Vạn Phật Thánh Thành.Thuở xưa, khi Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni đang là một vị tiên tu hạnh nhẫn nhục, Ngài không tranh chấp với vua Ca Lợi mà chỉ lấy đức để cảm hóa vị vua ấy.
Sau khi chém đứt tay chân của tiên nhân, Vua Ca Lợi hỏi: “Ngươi có nổi tâm sân hận chăng?”Tiên Nhẫn Nhục đáp: “Không! Tôi không sân hận!”Vua Ca Lợi không tin, nên lại hỏi: “Ngươi lấy gì để chứng minh là ngươi không có tâm sân hận?”Tiên nhân nói: “Nếu tôi thật sự không có lòng sân hận thì tay chân tôi lập tức sẽ mọc lại!” Nói xong, quả nhiên tay chân Ngài mọc ra lại, bình thường như cũ.Tiên nhân chẳng những không sanh tâm sân hận mà còn khởi lòng đại từ bi, nói với vua Ca Lợi rằng: “Tương lai khi tôi thành Phật, tôi sẽ độ nhà vua xuất gia tu Ðạo trước nhất.” Về sau, tiên nhân thành Phật, tức là Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Dựa vào nguyện lực xưa kia, Ngài tới vườn Lộc Uyển để độ Tôn-giả Kiều Trần Như (hậu thân của vua Ca Lợi) xuất gia và Tôn-giả trở thành một trong năm vị Tỳ Kheo đầu tiên.2) Thứ nhì, Không Tham.
Tâm tham lam mà nổi dậy thì đúng là lòng tham vô đáy, bất luận là tham tiền bạc hay vật chất, đều cứ thấy không đủ.
Càng tham thì càng thấy không đủ, càng thấy không đủ thì lại càng tham, tham cho tới già mà vẫn chưa tỉnh ngộ! Con người bị chữ “tham” này hại cả đời, cho đến chết cũng còn cảm thấy rằng mình chưa sở hữu được vật này vật nọ, nên hết sức nuối tiếc.
Thật là đáng thương biết bao! Tông chỉ thứ hai của Vạn Phật Thánh Thành là không tham bất kỳ tiền bạc, lợi ích, hay danh tiếng tốt đẹp, nói tóm lại là không tham gì cả; mỗi người chỉ theo bổn phận mà hoằng dương Phật Pháp, nối tiếp huệ mạng của Phật mà thôi!Khi Ðức Phật còn tại thế, có một hôm Ngài và Tôn Giả A Nan đang đi thì dọc đường gặp một đống vàng.
Phật chẳng nhìn đống vàng ấy, cứ tiếp tục đi.
Tôn Giả A Nan vì định lực chưa tới “hỏa hầu” nên còn đưa mắt nhìn một lần nữa rồi mới đi.
Phật nói với Ngài A Nan: “Ðấy là con rắn độc!”Bấy giờ có ngư i nông dân đang làm ruộng gần đấy nghe nói tớ rắn độc thì liền đến xem, ngờ đâu lại là một đống vàng! Thế là anh ta sung sướng đem đống vàng ấy về nhà và lập tức trở thành người giàu có.
Hàng xóm hoài nghi, không biết do đâu mà anh nông dân có được nhiều tiền như vậy, nên mới trình báo Quốc vương.
Quốc vương liền phái người tới bắt anh nông dân để tra hỏi nguyên do sự giàu có đột ngột của anh ta.
Anh nông dân bèn thật tình kể rõ tự sự.Quốc vương lại còn phái người tới khám xét nhà anh nông dân.
Phát hiện ra trong nhà có rất nhiều vàng, họ liền tịch thu toàn bộ và trình lên Quốc vương.
Trông thấy số vàng, Quốc Vương liền nổi trận lôi đình, bởi số vàng ấy chính là vàng của quốc khố bị mất trộm.
Vì cho rằng anh nông dân đúng là kẻ cướp nên Quốc vương hạ lệnh giam anh ta vào ngục tối.
Bấy giờ anh nông dân mới chợt hiểu vì sao Ðức Phật lại nói đống vàng ấy là rắn độc.
Sự kiện này chứng tỏ rằng chúng ta không nên tham những thứ tài sản đưa đến một cách bất ngờ!3) Thứ ba, Không Cầu.
Chủ trương của Vạn Phật Thánh Thành là không phan duyên, không cầu duyên, và không hóa duyên.
“Cầu” và “Tham” vốn không khác nhau mấy, tham là như có mà lại như không, chưa hiện thành ra hành động; còn cầu là sự mong muốn có tính cách thực tiễn, tới đâu cũng chèo kéo, lân la móc nối, dùng mọi thủ đoạn để đạt cho bằng được điều cầu xin.
Cầu xin gì? Cầu xin tiền bạc, cầu xin vật chất, nói chung là cầu xin hết thảy lợi ích.Vạn Phật Thánh Thành thì hướng vào trong chứ không hướng ra ngoài mà cầu.
“Nội cầu ư tâm” tức là hướng vào trong để trừ sạch mọi mê muội, vọng, tưởng, cuồng tâm dã tánh, đố kỵ, chướng ngại, tham, sân, si, nơi tâm mình.
Không hướng ra ngoài mà tô điểm vẽ vời, chỉ cần làm bên trong được thanh tịnh, trang nghiêm là đủ.
Có người nói:Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao.(Con người khi đạt tới chỗ không mong cầu thì phẩm cách tự nhiên thanh cao.)Nếu chúng ta không quỵ lụy cầu xin gì ở người khác thì phẩm cách của mình tự nhiên sẽ trở nên thanh cao, không còn những ý tưởng ô trọc nữa.Khi Ðức Phật còn tại thế, có một cặp vợ chồng nghèo nọ chẳng những không có đất cắm dùi mà cơm ăn cũng bữa có bữa không.
Họ trú ngụ trong một sơn động và cả hai người chỉ có một tấm vải che than ai đi ra ngoài xin ăn thì khoác tấm vải đó.
Họ nghèo tới mức độ nào, không nói nhưng chắc các bạn cũng hiểu.
Một hôm, có vị Bích Chi Phật vì muốn thử coi hai vợ chồng nọ có tâm tham cầu hay không, nên Ngài tới sơn động của họ để hóa duyên.
Hai vợ chồng mới bàn tính với nhau làm sao để cúng dường vị xuất gia này.
Họ thật sự là không có gì có thể cúng dường được cả, nên mới đem tấm vải duy nhất ấy ra cúng dường.
Song le, họ không mong cầu bất kỳ điều gì, chỉ một lòng chí thành cúng dường người xuất gia mà thôi.Vị Bích Chi Phật này lập tức mang tấm vải ấy đến cúng dường Phật.
Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni biết rõ lai lịch của tấm vải, nên Ngài mới kể lại đầu đuôi câu chuyện cho đại chúng trong Pháp Hội nghe, đồng thời tán dương công đức của vị thí chủ đã cúng dường tấm vải ấỵ Lúc bấy giờ Quốc vương cũng có mặt tại Pháp Hội.
Khi biết được chuyện, Quốc vương cảm thấy vô cùng hổ thẹn, không ng ngay trong đất nước mình trị vì lại có ngườ nghèo khó đến như vậy; nên liền phái một vị Ðại thần đem đồ lương thực và áo quần tới tặng cho hai vợ chồng nghèo nọ, đồng thời chu cấp chỗ ở và kiếm việc làm cho họ.
Cặp vợ chồng ấy không có lòng mong cầu mà lại được hưởng quả báo như thế, thật đúng là xả nhất đắc vạn báo (bỏ một mà được quả báo vô vàn vậy!)4) Thứ tư, Không ích Kỷ.
Vì sao thế giới suy đồi tới mức độ như ngày nay? Bởi vì con người quá ích kỷ, đối với những việc có lợi cho mình thì tranh nhau mà làm, còn đối với việc gì không có lợi cho mình thì thờ ơ khoanh tay ngồi nhìn, hoặc thản nhiên nói chuyện bâng quơ với tâm trạng “đứng bên kia bờ xem lửa cháy!” ích kỷ cũng có nhiều thứ: ích kỷ về địa vị, ích kỷ về danh dự, ích kỷ về quyền lợi, ích kỷ về tiền bạc…!Nói một cách khái quát, tất cả mọi sự đều do lòng ích kỷ tác quái mà ra.
Vì ích kỷ nên mới không nghĩ đến kẻ khác, chỉ lo toan cho riêng mình.
Có câu rằng:Ma ha tát bất quản tha, Di Ðà Phật các cố các.(Bậc Ma Ha Tát không nghĩ đến người khác,A Di Ðà Phật, phần ai nấy lo.)Ðó là lời nói đùa mang tư tưởng Tiểu Thừa.
Nhà Nho cũng từng nói:Các nhân tự tảo môn tiền tuyết,Mạc quản tha nhân ngõa thượng sương.(Tuyết trước cửa nhà mình tự quét,Sương mái nhà người chớ bận tâm!)Ðó là tác phong không xen vào chuyện người khác.
Làm người ở trần thế thì phải giúp đỡ lẫn nhau, chỉ dẫn cho nhau.
Do đó, mọi người nên đề xướng tư tưởng Ðại Thừa, học tập tinh thần Bồ-tát, nghe khổ thì tới cứu, không được có tâm trạng vui sướng trước tai họa của người khác! Người đời nếu không có lòng ích kỷ thì có thể sống chung hòa thuận như trong một nhà vậy.
Chính vì có lòng ích kỷ nên mới xảy ra nhiều vấn đề rắc rối.
Do đó, Không ích Kỷ là tông chỉ thứ tư của Vạn Phật Thánh Thành.5) Thứ năm, Không Tự Lợi.
Tông chỉ này càng quan trọng hơn cả tông chỉ thứ tư nữa.
Ai ai cũng muốn tự lợi; song le, chúng ta nhất định không tự lợi bởi vì có như thế thì thế giới mới trở nên tốt đẹp được.
“Không tự lợi” tức là muốn lợi ích cho người khác, quên đi chính mình.
Tinh thần “xả kỷ vị nhân” (quên mình vì người) này còn vượt lên trên cả hành vi của Bồ-tát vì Bồ-tát thì tự lợi lợi tha, tự độ độ tha, tự giác giác tha chớ không chỉ lợi tha, chỉ độ tha và chỉ giác tha mà thôi!6) Thứ sáu, Không Vọng Ngữ.
Không vọng ngữ (không nói dối) tức là không cố ý lừa dối người khác.
Vì sao người ta nói dối? Chính vì sợ bị mất lợi, sợ bị thua lỗ, nên người ta mới tìm cách dối trá! Nếu các bạn luôn luôn lấy lòng thành thật mà đối đãi với mọi người thì tự nhiên sẽ giữ tròn được tông chỉ thứ sáu Không Vọng Ngữ này.Có nhiều người nghe nói tới Sáu Ðại Tông Chỉ này thì cảm thấy rất khó chịu, không được vui.
Nếu có người nào không vui hoặc không tiếp nhận thì tôi cũng mặc, không chấp nhất.
Tôi muốn nói rõ với mọi ngư i rằng: Từ trước đến nay tôi không hề phản đố bất kỳ chuyện gì trên thế giới.
Vì sao vậy? Bởi vì tông chỉ của tôi là “Everythings OK” tất cả mọi thứ đều OK.
Song, nếu có người phản đối tôi thì tôi hết sức hoan nghinh, tuyệt đối không bác bỏ! Ngày hôm nay tôi chỉ trình bày sơ lược với các bạn về Sáu Ðại Tông Chỉ của Vạn Phật Thánh Thành; nếu muốn nói cho đầy đủ thì không bao giờ nói hết được.
Nếu đem Sáu Tông Chỉ này áp dụng cho bản thân thì sẽ vô cùng lợi ích cho các bạn!(Ngày 14 tháng 8 năm 1983).