Đọc truyện Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 36: Không Tu Giới Ðịnh Thì Chăng Sinh Trí Huệ
75.
KHÔNG TU GIỚI, ÐỊNH THÌ CHĂNG SINH TRÍ HUỆ(Vạn Phật Thành ngày 17 tháng 10 năm 1983)Không tu Giới mà muốn được Trí Huệ thì thật vô lý.
Tu Giới thì lời nói phải đi đôi với việc làm, việc làm theo sát với lời nói, lúc nào cũng nghiêm giữ quy luật, không làm điều gì ra ngoài khuôn phép.
Giới là sợi dây dọi, là cây thước đo của người xuất gia.Tại sao có nhiều quy luật như vậy? Tại vì người tại gia không giữ quy củ, nên nếu xuất gia thì cần phải có pháp độ, quy tắc.
Không giữ Giới thì đương nhiên sẽ không có được Ðịnh lực.
Giới, Ðịnh không viên mãn thì tuyệt nhiên chẳng phát chân chính Trí Huệ.
Nếu có thì cũng là một loại Thế Trí Biện Thông gọi là “tiểu thông minh,” chỉ khiến cho mình đi vào con đường khúc khuỷu, chật hẹp.
Cái thông minh láu lỉnh đó không thể gọi là chân chính trí huệ; đối với Ðại Trí Huệ, thì đó chỉ là thứ thông minh xảo trá của loài quỷ!Chẳng có mảy may hiểu biết sai lầm hay tà kiến thì mới là chân chính trí huệ.
Nếu là người thật có trí huệ thì chuyện gì cũng không sợ bị thua thiệt, bất cứ chuyện gì chỉ nhìn qua là thấu suốt ngay.Việc mà kẻ phàm phu không làm nổi chính là “đoạn dục, khử ái,” cắt đứt ái và dục.
Tại sao họ không làm nổi? Là vì họ không có chân chính trí huệ nên bị vô minh, ngu si chi phối.
Nếu mình có chân chính trí huệ thì mọi sự đều được giải quyết một cách tự nhiên, tốt đẹp.76.
CHA MẸ LÀ TẤM GƯƠNG CHO CON CÁIThế giới tốt hay xấu là do gia đình mà ra.
Gia đình giáo dục có nề nếp thì tương lai con cái sẽ xán lạn; còn gia đình giáo dục không có nề nếp thì tương lai con cái sẽ đen tối.
Tuy không thể luận chi tiết nhưng đại khái thì thật trạng không có sai lệch bao nhiêu; cho nên, kẻ làm cha mẹ phải cẩn thận trong mọi hành động, mọi việc làm, không thể tùy tiện muốn làm gì cũng được.Cha mẹ nếu không tự kiểm nghiệm hành vi thì rất dễ ảnh hưởng con cái, khiến con cái hư hỏng.
Con cái không được dạy dỗ thì tương lai sẽ trở thành những phần tử xấu của xã hội, của quốc gia.
Vì thế, cha mẹ phải chịu trách nhiệm về giáo dục bằng cách”dĩ thân tác tắc,” tự làm gương cho con mình.
Mỗi một hành động đều phải hết sức quang minh lỗi lạc, phải quên mình vì người và phải có lòng bi mẫn đối với người khác.
Con cái thấy tấm gương tốt như vậy thì tự nhiên sẽ trở thành những công dân ưu tú, và tương lai sẽ giúp an định xã hội, điều khiển đất nước.Ðời nay, những kẻ thiếu hiểu biết đã làm những việc thật đáng phải kinh ngạc.
Họ dụ dỗ những thanh niên nhẹ dạ vào đường sa đọa mà những thanh niên ấy chẳng hề hay biết, còn tự cho là mình làm chuyện đúng đắn.
Nên có câu:”Nhất thất túc thành thiên cổ hận,Tái hồi đầu dĩ bách niên thân.” Dịch là:”Ði sai một bước, ôm hận ngàn thu, Hối lỗi quay về, trăm tuổi đã qua!” Phong khí xã hội như vậy thật là xấu xa đến cực điểm.
Nếu cha mẹ mà ty tiện, hạ lưu, thì con cái cũng thành hạ lưu, ty tiện.
Phàm là kẻ tu Ðạo, học Phật, thì không nên a dua với kẻ xấu, mà phải giữ thân cho thanh bạch, phải học tập tác phong của bậc chính nhân quân tử, hầu cải biến phong khí của xã hội đương thời.
Các vị tuyệt đối phải biết an phận thủ thường, không tham gia vào những tổ chức bất lương, cũng không tán thành những chuyện hưởng thụ dục lạc không chính đáng.
Như vậy thì mới có thể ảnh hưởng được kẻ khác cải tà quy chánh.77.
NỀN VĂN HÓA CỐ HỮU CỦA TRUNG QUỐC(Vạn Phật Thành ngày 5 tháng 11 năm 1983)Ở Trung Hoa, làm câu đối thì âm, vận, bằng, trắc, phải cho đúng.
Song hiện nay nếu dạy môn học này cho người Tây phương thì đa số chẳng hiểu rõ âm vận.
Nay các vị bắt đầu học, tôi không có yêu cầu quá cao; tôi sẽ dạy cho các vị một phương pháp tuần tự mà làm.
Trước hết, phải tạo nền tảng cho thiệt vững, sau đó chú ý tới vần bằng trắc cũng không muộn.Ðối liễn là một môn học không được truyền dạy nữa nên rất nhiều học sinh hiện giờ ở Trung Hoa không biết làm, hoặc coi thường chuyện làm câu đối.
Kỳ thật, môn học này là biểu hiện trí huệ của nhân loại.
Ðối liễn cũng là một bộ môn đặc sắc cao độ của nền văn hóa Trung Hoa mà văn hóa Tây phương không thể nào sánh bằngđược.
Lý do là vì câu đối phải căn cứ theo triết lý âm dương, thiên địa, càn khôn, nam nữ…!diễn biến mà thành.
Ðối liễn vừa tinh luyện, vừa có ý nồng hậu phong phú, đồng thời lại có tác dụng khai tâm mở trí.Trung Quốc bây giờ bắt đầu chú ý trở lại chuyện làm câu đối.
Ðời nhà Thanh có ông Kỷ Hiểu Lam là người rất sành làm câu đối.
Thời cận đại thì văn hóa trở thành Bạch thoại (văn nói, đàm thoại), khiến Cổ văn bị lơ là.
Nay các vị học môn Cổ văn, có nhiều người làm câu đối sẽ không thuần thục lắm, hoặc không có vần điệu lắm.
Song, tôi sẽ sửa cho các vị, và vẫn giữ tối đa ý nghĩa cùng tư tưởng của câu đối các vị làm ra.
Các vị đừng coi thường môn học đối liễn này bởi vì đó cũng là một cảnh giới vô cùng vô tận vậy..