Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa

Chương 35: Người Tu Ðạo Cần Vượt Qua Khảo Nghiệm


Đọc truyện Khai Thị Quyển 2- Hòa Thượng Tuyên Hóa – Chương 35: Người Tu Ðạo Cần Vượt Qua Khảo Nghiệm


73.

NGƯỜI TU ÐẠO CẦN VƯỢT QUA KHẢO NGHIỆM(Vạn Phật Thành ngày 25 tháng 10 năm 1983)Kẻ học Phật Pháp nhất định phải diệt sạch tâm ích kỷ, tự lợi, đừng để bị tổn hại đến định lực của mình, mà phải chuyển thành tâm “vì Pháp quên mình,” chỉ cần được nghe Phật Pháp thì dù phải bố thí thân thể, tánh mạng cũng không mảy may nuối tiếc hay hối hận.

Các vị phải biết rằng:”Ðạo cao nhất xích,Ma cao nhất trượng.Ðạo cao nhất trượng,Ma tại đầu thượng.”Nghĩa là:”Ðạo cao một gang, Ma cao một tầm.Ðạo cao một tầm,Ma trên đầu ta.”Các vị càng muốn dụng công tu hành thì càng chịu nhiều khảo nghiệm để coi thử các vị có nhận thức được hay không.

Người muốn tu Ðạo nhất định trước hết phải trừ lòng tham, chẳng còn lòng sân, và không có phan duyên.Không phan duyên nói chung là không dùng thủ đoạn để thu nhận tiền bạc hay đồ vật của kẻ khác.

Các vị nhất định phải trừ sạch lòng tham lam, sân giận, và ngu si; bởi vì nếu còn ba thứ độc này thì còn sinh ra đủ thứ phiền não!Mỗi người không ai biết được nghiệp chướng của chính mình, nhưng khi bắt đầu chân chính tu hành thì thường sinh ra đủ thứ ma chướng; đó là vì:”Yếu học hảo, oan nghiệt trảo,Yếu thành Phật, tiên thọ ma.”Nghĩa là:”Muốn học giỏi, oan nghiệt tìm,Muốn thành Phật, trước gặp ma.”Hiện tại (1979), một vị “Tam bộ nhất bái” là Thầy Hằng Triều vừa mới xuất gia, lên đường đi “ba bước một lạy.” Vừa biết thế nào là dụng công hành Ðạo, phản bổn hoàn nguyên, thì bỗng nhiên mẹ của Thầy sinh bịnh, phải vào nhà thương giải phẫu.

Chuyện giải phẫu không phải là ngặt nghèo, nhưng khiến tâm Thầy nổi lên đủ thứ vọng tưởng, nên lạy Phật mà trở thành lạy vọng tưởng! Thật là một sự thử thách ghê gớm.

Nếu tâm không vững thì sẽ bị cảnh giới làm lay chuyển.


Song, tuy bên trong thì tâm động nhưng bên ngoài thì thân vẫn lễ lạy; và Thầy đã dùng ý chí kiên cường để khắc phục những vọng tưởng đó.Các vị thử nghĩ coi, tu hành không phải là chuyện dễ! Thầy Hằng Triều cảm thấy rằng đối với những cảnh giới khác thì Thầy có thể giữ tâm không bị lay chuyển, song đối với cảnh giới này (mẹ bị bệnh) thì Thầy có phần nào không giữ tâm cho vững được.

Tuy chịu không nổi nhưng Thầy vẫn tiếp tục cuộc hành trình “Ba bước một lạy,” tỏ ra không bị cảnh giới làm cho lay chuyển.Các vị tu Ðạo cần chú ý! Không thể khởi vọng tưởng được! Vọng tưởng là tảng đá cột chân người tu hành; có vọng tưởng gì thì tự nhiên có cảnh giới ấy tới khảo nghiệm.

Cho nên tôi thường nói:”Nhất thiết thị khảo nghiệm,Khán nhĩ trẫm ma biện.Ðối diện nhược bất thức,Tu tái tùng đầu luyện.”Nghĩa là:”Tất cả là thử thách, Coi bạn xử làm sao.Ðối mặt mà chẳng biết,Phải luyện lại từ đầu.”Cũng giống như trai không buông bỏ được vợ, gái không buông bỏ được chồng, con không buông bỏ được cha mẹ, cha mẹ không buông bỏ được con cái; đó đều là những hoàn cảnh để khảo nghiệm mình.

Cũng chính vì chỗ không buông bỏ được đó mà mình chẳng tu hành đặng.

Khi cảnh giới đến thì mình không dễ gì vượt qua cửa ải này được.

Có câu rằng: Tu Ðạo như bà bách xích can, Hạ lai dung dị thượng khứ nan.


Nghĩa là: Tu Ðạo như trèo sào trăm thước, Tuột xuống dễ nhưng trèo lên khó.Các vị suy nghĩ coi làm thế nào bây giờ? Nếu không tiến lên trước thì mình sẽ lùi lại phía sau.

Tiến lên trước thì sẽ thăng tiến dễ dàng, lùi về phía sau thì rất dễ bị đọa lạc.

Ði lên là con đường thiện, đi xuống là con đường ác; thật là:”Nan! Nan! Nan!Tu hành nhất tự linh nhân hàn.Tu tảo khởi, ưng vãn miên, Triều triều dạ dạ bất đắc nhàn.”Nghĩa là:”Khó! Khó! Khó!”Tu hành” hai chữ lạnh rét run.Thức thật khuya, dậy lại sớm,Ðêm đêm ngày ngày chẳng đặng nhàn!” Các vị nói coi, khó hay không khó?74.

NGƯỜI TU ÐẠO CẦN GIỮ GÌN THÂN TÂMNgười xuất gia tu Ðạo lúc nào cũng cần giữ gìn thân tâm, không thể tùy tiện phóng dật, bê bối! Ở trong đạo tràng tu hành một ngày mà không tiến bộ tức là đã thối lui, cho nên nói rằng:”Nhất nhật vô quá khả cải, Nhất nhật vô công khả tạo!Nghĩa là: “Một ngày có lỗi mà không sửa là một ngày chẳng tạo thêm công đức! Người xuất gia cần nghiêm giữ bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi:”Hành như phong,Tọa như chung,Lập như tùng,Ngọa như cung.” Nghiã là:”Ði như gió thoảng,Ngồi như chuông đồng,Ðứng thẳng như cây tùng,Nằm như cung giương ra.”Khi đi, thì phải giống như làn gió thổi nhẹ đến nỗi mặt nước trên sông không dấy động; đừng đi như cơn gió lốc vô cùng hung hãn làm cho mặt biển sóng dậy như cồn, dâng cao trăm trượng.

Khi ngồi, thì phải ngồi như chuông, hết sức vững vàng; đừng ngồi giống như cái chuông đang lắc, hết lắc qua phải lại lắc qua trái, không bao giờ ngừng cả.

Khi đứng, đầu và thân phải cho thẳng và nghiêm chỉnh, giống như cây tùng vậy.

Cây tùng thì mọc thẳng, cao, đơn độc, không dựa vào cái gì khác.


Khi nằm, thì phải nằm ở thế “kiết tường,” tức là hông bên mặt ở phía dưới, cũng giống như cây cung trong tư thế được giương ra.

Người xuất gia phải đặc biệt chú ý đến bốn oai nghi này.Người tu hành không nên bạ đâu nói đó, mà phải hết sức thận trọng, ôn tồn.

Ðến chỗ nào thì cũng phải làm gương cho kẻ khác, không thể cười đùa, nói càn nói bậy, vì như thế tức là không tôn trọng quy củ của đạo tràng.

Người khác thấy được hành vi như vậy sẽ phê bình là những người xuất gia trong Vạn Phật Thành không thông hiểu quy củ.

Với thái độ như vậy thì làm sao tu Ðạo, làm sao thành tựu được Ðạo nghiệp?Ðừng nên vì một, hai cá nhân chẳng giữ gìn quy củ mà khiến cho danh dự của Vạn Phật Thành bị hoen ố, hủy hoại! Vạn Phật Thành là ngọn đèn sáng của Phật Giáo trên thế giới, bởi vậy, mỗi người trong đại chúng, nhất cử nhất động, nhất ngôn nhất hành, đều phải nên đặc biệt cẩn thận!Người xuất gia tu Ðạo lúc nào cũng phải tự kiềm chế chính mình, không nên nghĩ vẩn vơ, vọng tưởng.

Bất luận là vọng tưởng tốt hay vọng tưởng xấu, thảy đều phải quét sạch đi, do đó có câu “nhất niệm bất sanh.” Ðạt tới cảnh giới này thì mình mới tương ưng với Ðạo được.

Nếu có vọng tưởng vô ích, cho dù thân thanh tịnh mà tâm huyên náo, thì dụng công tu Ðạo thế nào được? Làm sao mà thành tựu được? Ðó thật là phí thời gian chứ nào phải tu Ðạo!Kẻ chân chính tu hành thì tuyệt đối không có vọng tưởng.

Có vọng tưởng thì có chướng ngại.


Có chướng ngại thì không thể tiến bộ, rất dễ làm mình thối thất Ðạo tâm.Tại Vạn Phật Thành, bất luận là người xuất gia hay tại gia, nếu không có chuyện cần thì đừng tới phòng ngủ của kẻ khác.

Bởi vì bạn đến phòng tôi nói chuyện này chuyện nọ, rồi tôi tới phòng bạn nói chuyện thị phi thế nọ thế kia, thì sẽ lãng phí thời giờ, vô ích.

Bạn không tu hành thì cũng được, nhưng bạn không thể chướng ngại kẻ khác tu hành! Chướng ngại người tu hành thì tương lai sẽ bị đọa địa ngục Vô Gián, vĩnh viễn chẳng thể khôi phục được thân người!Ðã phát tâm tu Ðạo thì mình cần phải giữ tâm chuyên nhất, đặc biệt tiếc nuối thời gian, cho nên nói rằng: “Nhất thốn quang âm nhất thốn kim, Thốn kim nan mãi thốn quang âm.”(Một phút thời gian, một tấc vàng, Vàng sao mua đặng phút thời gian?)Lại nói rằng: “Thất lạc thốn kim dung dị đắc, Quang âm quá khứ nan tái tầm.” (Tấc vàng mất đi dễ kiếm lại, Thời gian qua mất khó lòng tìm!)Các vị cần phải nuối tiếc thời gian! Phàm là người tu Ðạo thì phải tranh thủ thời gian, đừng để lãng phí.

Biết đâu trong một phút nào, một giây nào đó, các vị có thể có cơ hội khai ngộ!Ở Vạn Phật Thành, trong lúc ăn cơm không được nói chuyện.

Trước khi ăn, đại chúng niệm bài tụng cúng dường có câu: “Tán tâm tạp thoại, Tín thí nan tiêu.” Nghĩa là nếu tâm tán loạn, nói tạp nhạp, thì sẽ khiến cho đồ cúng dường của thí chủ khó tiêu hóa đặng.

Tuy niệm như vậy nhưng tại sao mình không giữ quy củ?Người ta nói rằng: “Vô quy củ bất thành phương viên.” (Không có quy củ thì chẳng thành nề nếp được.)Không giữ quy củ thì làm sao có trí huệ? Làm sao khai ngộ được? Cho nên Ðức Khổng Tử từng nói rằng: “Thực bất ngôn, Tẩm bất ngữ.” (Ăn thì không nói, Ngủ thì không mớ.)Ở trong Trai Ðường, khi ăn không nên nói năng ồn ào, chỉ nên chăm chú ăn; như thế thì không những hợp với quy củ mà còn hợp vệ sinh nữa.

Vì ăn từ từ, nhai kỹ lưỡng thì dễ tiêu hóa, có lợi cho sức khoẻ!.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.