Hà Thần - Thủy quái dưới cầu

Chương 18


Bạn đang đọc Hà Thần – Thủy quái dưới cầu: Chương 18

Năm
Toàn bộ điều tra viên bó tay hết cách, suy đi tính lại mà vẫn không tìm ra biện pháp, không thể không tìm đến công an đường thủy nhờ hỗ trợ. Vào thập niên năm mươi, người ta không còn gọi là đội cảnh sát đường thủy năm sông mà đổi tên thành công an đường thủy. Trên thực tế, công an đường thủy nơi Quách sư phụ công tác hoàn toàn giống như đội tìm kiếm xác chết thời nhà Thanh hơn trăm năm trước. Chỉ có điều, sau giải phóng họ không còn quản lý nghĩa trang nữa, nhưng người địa phương vẫn gọi bọn họ là đội vớt xác theo thói quen. Họ chỉ phụ trách vớt xác chết trôi và tìm hung khí dưới sông, chưa bao giờ tham gia phá án, việc xảy ra trên bờ không đến lượt bọn họ nhúng tay vào. Nhưng trước giải phóng, Quách sư phụ dựa vào công việc đó mà kiếm cơm ăn, người bình thường không thể nào có được kinh nghiệm phong phú như vậy. Lần này, chỉ vì muốn phá vụ án quỷ nước hoành hành dưới sông, liên quan đến những điều quái lạ mà đến trong mơ cũng chưa từng thấy nên họ mới tìm tới ông ta.
Tháng tám năm 1953, quỷ nước dưới dòng Hải Hà còn chưa thấy đâu, gần cầu đường sắt lại xảy ra tai nạn chết người. Vào năm đó, nội thành Thiên Tân đã xảy ra vài vụ án khiến người ta nghe thấy mà kinh sợ, đầu tiên là trạm điện đài ngầm dưới sông, hai là bom người, tôi sẽ lần lượt nói đến từng vụ một.
Kể chuyện phải có đầu có cuối, trước tiên sẽ nói về trạm điện đài ngầm dưới sông. Nằm cách cầu đường sắt không xa là nhà ga Lão Long Đầu, còn được gọi là nhà ga phía đông, được khởi công xây dựng vào đời nhà Thanh, cùng một lúc với ba nhà ga tây nam bắc. Trong số đó, nhà ga phía đông là lớn nhất, là đầu mối giao thông quan trọng vận chuyển hàng hóa và hành khách. Nhà ga này có vài tuyến đường ray, một trong số đó chạy qua cầu đường sắt bắc qua dòng Hải Hà; Phía đông là kho hàng bị bỏ hoang của nhà ga cũ, phía tây là khu vực sau nhà máy quân nhu mà người công nhân trẻ đã chết đuối. Dưới gầm hai bên vai cầu cỏ hoang mọc um tùm, mùa hè rất lắm muỗi, khu vực quanh đó không có người ở, cứ đến đêm là hầu như không còn ai đến nơi này.
Vai cầu là cách người địa phương gọi chỗ hai đầu cầu tiếp giáp với bờ sông. Trước kia, cây cầu đường sắt do người Bỉ chịu trách nhiệm thiết kế và thi công, đến khi quân Nhật chiếm giữ đã từng gia cố bằng xi-măng cốt thép, vô cùng chắc chắn. Nước sông dưới chân cầu rất sâu. Có một công nhân đường sắt trực ca đêm, người nhà đã sai đứa con mang cơm cho anh ta. Sau khi đưa cơm cho bố xong, đứa trẻ choai choai mười một mười hai tuổi đã tới khu đất trống đằng sau cái xưởng hàng bỏ hoang để bắt cóc chơi, nhưng nó có đi mà không có về. Ngày hôm sau, người đi đường phát hiện ra nó đã biến thành xác chết trôi sông, có lẽ là đêm hôm qua nó đã xuống sông tắm và chết đuối. Người nhà than trời trách đất kêu khóc, đứa nhỏ này không biết bơi, lại sợ nước, trời có nóng đến mấy cũng không có khả năng xuống sông bơi lội, vô duyên vô cớ tại làm sao lại chết đuối dưới sông?
Bởi vì cách đó vài ngày, cũng ngay tại chỗ đó đã có một công nhân nhà máy quân nhu bị chết đuối, cho nên đã rộ lên đủ các loại lời đồn, tất cả đều bảo rằng dưới con sông này có ma chết đuối bắt người thế thân, muôn hình vạn trạng đủ mọi cách nói. Cái hôm vớt thi thể lên, Quách sư phụ cũng có mặt ở đó. Lão Lương hỏi ông ta nhìn nhận thế nào. Quách sư phụ nói, đứa nhỏ này rõ ràng vẫn còn mặc quần áo trên người. Vào đêm hôm khuya khoắt, những thằng nhóc choai choai như nó xuống sông bơi lội thì đứa nào cũng sẽ cởi chuồng. Nếu còn mặc nguyên quần áo, vậy thì rõ ràng nó không có ý định xuống nước, chắc là khi nó vừa đến bên bờ thì đã bị thứ gì đó kéo xuống sông mà chết đuối.

Sáu
Tối hôm đó, Quách sư phụ dẫn Đinh Mão bắt đầu ở bắt đầu ngồi lì ở dưới gầm vai cầu đường sắt để canh chừng. Ban đêm, họ trốn trong đám cỏ hoang um tùm mặc uỗi đốt, quả thực là cực hình mà không phải ai cũng chịu đựng được. Nhưng đến khi trời đã tối đen, ngay cả một bóng ma cũng không thấy, mà chỉ có muôn ngàn vì sao và ánh trăng phản chiếu lấp lóa trên dòng nước mênh mông, bốn phía yên lặng như tờ. Ban ngày hai người họ còn phải làm việc, khi đêm đến lại ngồi lì trong đám cỏ hoang rậm rạp. Khu đất hoang bao giờ cũng có nhiều muỗi, nhất là loại muỗi biển có độc. Chữ “Biển” ở đây cũng là thổ ngữ của người địa phương, mang hàm ý chín bỏ làm mười, muỗi biển chỉ có nghĩa là loại muỗi to ở những khu đất hoang mà thôi. Thân hình chúng có vằn đen trắng, cánh đỏ như nhuốm máu đào, cứ gặp người là đốt đến lúc chết mới thôi.
Ng.uồ.n .từ. s.it.e .Tr.uy.en.Gi.Cu.ng.Co..c.om. Bị chúng cắn một phát, sưng vài ngày không tan, họ đành phải mặc nhiều quần áo, che kín mặt mũi. Cũng còn may là khu đất hoang cạnh bờ sông cứ đến nửa đêm là rất mát mẻ, miễn cưỡng có thể kiên trì, đau khổ đợi đến hừng đông. Trên mặt sông vẫn luôn vắng lặng, không có bất cứ thứ gì xuất hiện. Nếu đổi lại là người khác, một ngày có lẽ cũng không chịu nổi, nhưng hai người Quách sư phụ vẫn cứ phải cắn răng tiếp tục. Sau khi kiên trì đến nửa đêm ngày thứ ba, họ đã thấy thứ gì đó từ dưới sông nổi lên.
Ngày hôm đó trời mưa, hạt mưa rơi với mật độ rất dày. Sau khi tan ca, Quách sư phụ và Đinh Mão đợi đến lúc trời bắt đầu tối mới tiếp tục đến kho hàng ở cầu đường sắt để ngồi im như tượng canh chừng. Họ dựng ngược xe đạp lại, mặc thêm áo mưa ngồi lì trong đám cỏ hoang rậm rạp. Trời mưa nên không phải chịu khổ vì muỗi đốt, nhưng vào tam phục thiên lại còn trùm áo mưa vừa kín vừa dày hết sức bí bách, da toàn thân nổi mẩn, ngứa không tài nào chịu nổi, nhưng không dám gãi vì sợ lộ. Họ vừa phải trốn trong đám cỏ ngải mọc um tùm ướt sũng nước, lại vừa phải căng mắt ra mà nhìn chằm chằm vào mặt sông. Nếu có ánh trăng thì không nói làm gì, không may trời âm u, trong đêm khuya chỉ cách có một đoạn đã không còn nhìn thấy gì. Đã thế lại còn không dám hút thuốc cho đỡ buồn ngủ, họ cứ như vậy mà chịu đựng giống như chim ưng rình mồi.
Theo ý kiến của Đinh Mão, không cần thiết cả hai người phải cùng có mặt để cùng chịu cực hình, có thể thay phiên nhau mỗi người canh chừng một ngày. Nếu cứ tiếp tục căng mắt nhìn chằm chằm cả đêm, phơi mình ngoài bờ sông chịu cực hình oi bức muỗi đốt ẩm ướt, ban ngày lại phải đi trực ban, cứ như vậy thì không ai có thể chịu đựng được. Quách sư phụ lại không nghĩ như vậy. Dưới chân cầu đường sắt xảy ra sự việc thủy quái bắt người, liên tiếp lấy đi tính mạng của hai con người, lại toàn xảy ra giữa đêm hôm khuya khoắt, đã chứng tỏ có điều quái gở. Ông ta lo lắng một mình Đinh Mão ngồi canh chừng không ổn. Hai người cùng có mặt nhìn không rời mắt, có thể thay ca cho nhau một lát, tránh bỏ sót bất cứ động tĩnh gì trên mặt sông. Không may có chuyện gì xảy ra, hai anh em cũng có thể giúp đỡ lẫn nhau. Đừng thấy khổ cực như vậy mà lầm tưởng, ngay cả nửa câu oán hận ông ta cũng không có. Không phải bản thân có giác ngộ rất cao, mà là vì khi đó ông ta chỉ đau đáu một ý nghĩ trong đầu, nếu như trên dòng Hải Hà xảy ra án mạng, công an đường thủy đương nhiên phải có trách nhiệm. Ăn chén cơm công việc nào phải chịu khổ sai của công việc đó, chẳng phải là điều thiên kinh địa nghĩa hay sao?

Đợi đến lúc nửa đêm, mưa đã tạnh, bầu trời bắt đầu lờ mờ ánh trăng. Ngay sau đó, lũ muỗi bắt đầu hoạt động. Bên bờ sông muỗi nhiều không kể xiết, bởi vì chúng đẻ trứng dưới nước, nếu như cầm đèn pin chiếu vào là có thể nhìn thấy vô số đám muỗi tụ thành từng đám mây đen lượn theo vòng tròn làm mờ cả ánh trăng. Toàn bộ đều là muỗi to sống trong vùng đất hoang, cắn vào người sẽ để lại một vết sưng tấy, chuyên truyền bệnh sốt rét và ký sinh trùng cho con người. Hai anh em đã có kinh nghiệm, một là che chắn kín mít, hai là mỗi người cầm theo một củ tỏi. Mỗi khi bị muỗi chích, lập tức dùng tỏi bôi lên chỗ ngứa, tuy chỉ phương thuốc dân gian nhưng lại có tác dụng cực tốt. Nhưng, dù đã làm như vậy họ vẫn không thoát khỏi cái vòi của lũ muỗi độc ác trong đám cỏ ven sông. Đến nửa đêm, thân thể Đinh Mão lạnh run từng cơn. Y bảo với Quách sư phụ là muốn đi ngoài. Lúc ấy, hai người họ đang trốn ở bờ sông chỗ vai cầu, từ trên cao nhìn chằm chằm xuống dòng Hải Hà. Nói xong, Đinh Mão vừa định đứng dậy thì nhìn thấy trên mặt sông có người. Kẻ đó chỉ lộ ra cái đầu, nhấp nhô trên mặt nước nguyên một chỗ, giống như là đang bơi lặn.
Thiên Tân vệ có bốn mùa rõ rệt, mùa đông lạnh chết cóng, mùa hè nóng chết bức. Tháng bảy tháng tám năm nào cũng có vô số người xuống dòng Hải Hà tắm sông, bất chấp những nơi bơi lội tương đối an toàn không nhiều lắm, bởi vì đoạn sông này đa phần là có hố ngầm dưới đáy, trong hố toàn là bùn nhão rong rêu quấn chân, lọt xuống đó là không ngoi lên nổi. Những khúc sông thực sự an toàn ọi người bơi lội thì chỉ có mấy chỗ mà thôi, bên dưới cầu đường sắt là nơi tuyệt đối không thích hợp. Nơi đây sông sâu nước xiết, rong rêu lại dày đặc, rất hiếm người đến chỗ này bơi lội, huống chi lại là nửa đêm khuya khoắt như thế này. Nhìn kỹ lại, người kia vẫn nhấp nhô theo sóng nước, nhưng thân thể vẫn ở nguyên một chỗ, không giống như đang bơi lội vào buổi tối, mà giống một xác chết trôi sông hơn.
Hai anh em đã làm bạn với xác chết trôi trên dòng Hải Hà hơn mười năm, từ lâu đã không còn giật mình khi nhìn thấy cảnh tượng đó nữa. Bụng Đinh Mão lập tức hết đau, gã và Quách sư phụ lao ra khỏi bụi cỏ, nhảy ùm xuống sông túm lấy cái xác chết trôi đó. Bầu trời tối đen không nhìn thấy rõ, họ vừa chạm vào đã cảm thấy không đúng, đó chỉ là một cái đầu người, không có thân thể, trọng lượng lại quá nhẹ. Sờ nắn lại lần nữa mới ngớ ra đó chỉ là nửa cái vỏ dưa hấu, trôi dạt trên sông giữa nửa đêm, mới nhìn qua thì thấy giống đầu người chết trôi. Đinh Mão buột miệng chửi không may, rồi tiện tay ném cái vỏ dưa hấu lên trên bờ sông. Hai anh em đang định bơi vào bờ thì nhìn thấy chỗ mặt nước ở sát chân cầu đột nhiên có một cái đầu to bự nổi lên, gương mặt hằn lên những vệt xanh đỏ, rõ ràng là một xác chết trôi đã phân hủy dưới sông.
Bảy
Đang ở dưới sông, Quách sư phụ và Đinh Mão nhìn thấy một thứ như vậy, kinh hoảng không kêu được thành tiếng. Con ma chết đuối nổi lên mặt sông bất chợt thấy có người, cũng ngẩn ra như họ, rồi tức khắc lặn luôn xuống nước. Quách sư phụ và Đinh Mão thầm nhủ: “Mùa hè đúng là vừa hết mưa đã oi bức được ngay, cho nên con ma chết đuối dưới dòng Hải Hà mới ngoi lên mặt nước đổi gió, chờ đã vài ngày mới gặp được cái giống này, không thể để nó chạy thoát được.” Hai người ra hiệu với nhau, rồi đồng thời cũng lặn xuống sông đuổi theo. Họ mang theo đèn pin không thấm nước theo người, bật lên chiếu sáng dưới nước. Vừa bật đèn lên đã thấy cái giống kia đang lặn sâu xuống đáy chạy trốn, đồng thời giữa đám bùn đen đầy rong rêu đen xì dưới đáy sông hình như còn có một cái cửa động.

Kỹ năng bơi lặn của Quách sư phụ và Đinh Mão, đương thời không tìm đâu ra người thứ ba có thể sánh vai với họ. Không cho con ma chết đuối kịp chui vào trong cái động dưới đáy sông, họ bắt nó lại lôi lên bờ sông xem xét. Hóa ra là một gã đàn ông nhỏ bé gầy gò, mặc đồ lặn, đeo mặt nạ quỷ, đã sặc nước đến mức nửa sống nửa chết. Công an viên chạy đến, vụ án ma chết đuối dưới dòng Hải Hà coi như được tuyên cáo đã bị phá. Thì ra bên trong cái trụ xi măng chính giữa cầu đường sắt có một gian phòng bí mật. Cây cầu này, lúc ban đầu là do người Bỉ phụ trách thiết kế và xây dựng, bắc ngang qua dòng Hải Hà. Đến khi quân Nhật xâm lược, nó đã được cải tạo lại. Họ khoét rỗng trụ cầu, lưu lại lỗ châu mai, tương đương với một cái lô-cốt, đóng vai trò là một cái công sự phòng ngự. Trước khi đầu hàng vô điều kiện, người Nhật Bản đã bịt kín cửa vào và lỗ châu mai của cái lô cốt trong trụ cầu này. Sau giải phóng, có một tên gián điệp phá một cái cửa động dưới đáy sông, lợi dụng căn phòng bí mật trong trụ cầu để đặt điện đài, chất nổ và vũ khí. Căn phòng bí mật đó nằm bên dưới mặt nước, cửa vào cũng ở tận dưới đáy sông, chỉ vẹn vẹn có hai cái ống sắt ngầm để thông khí. Không một ai có thể nghĩ ra có người lẩn trốn bên trong cây trụ cầu xi măng.
Tên gián điệp lợi dụng truyền thuyết dưới dòng Hải Hà có ma chết đuối, đeo một cái mặt nạ quỷ Vô Thường mà các gánh hát rong hát biểu diễn lưu động khắp nơi hay dùng, cứ cách vài ngày lại lẩn vào trong trụ cầu để phát tin. Hai bên cầu đường sắt không có người ở, nếu chẳng may bị ai bắt gặp, hắn sẽ thè cái lưỡi dài nửa xích ra, quá nửa sẽ tưởng rằng hắn là ma chết đuối dưới dòng Hải Hà, nếu không sợ mất mật bỏ chạy thì cũng sẽ sợ tới mức mất đi năng lực phản ứng. Người công nhân trẻ xuống sông bơi lội vài ngày trước, kể cả đứa bé đưa cơm kia, bởi vì đã bắt gặp hắn lặn xuống sông phát tin, nên đã bị hắn kéo xuống sông dìm chết. Trong vòng vài ngày liên tiếp hại chết hai người, trong lòng hắn thừa hiểu, địa điểm này sẽ bị công an nhìn vào chằm chằm. Nhân lúc còn chưa có ai phát hiện ra căn phòng bí mật bên trong trụ cầu, hắn định tranh thủ gấp rút di chuyển điện đài và thuốc nổ đi nơi khác. Trời đổ mưa, hắn dự tính gần khu vực cầu đường sắt sẽ không có người, không ngờ không may mắn, vừa mới xuống sông thì đã bị công an đường thủy bắt được.
Vụ án điện đài ngầm dưới sông vừa bị phá, tin tức đã đến tai tất cả mọi người. Dân chúng còn nói, trước giải phóng Quách sư phụ đã là “Thần sông”, đến giờ vẫn còn lợi hại như vậy. Chỉ cần ông ta còn ở đây, không có án nào trên dòng Hải Hà là không phá được.
Nhưng Quách sư phụ lại không nghĩ như vậy. Ông ta đã nói với Đinh Mão: “Vị trí hai anh em ta ngồi canh chừng cũng không phải thuận lợi. Tên gián điệp xuống nước từ bên kia sông, phía dưới cây trụ cầu là góc chết, hoàn toàn không thể nhìn thấy hắn, chả hiểu sao lại đần như thế. May sao tình cờ có miếng vỏ dưa xuất hiện trên mặt sông mới khiến cho hai anh em ta lầm tưởng là xác chết trôi, vội vàng nhảy xuống sông vớt, vừa đúng lúc bắt gặp tên đặc vụ ló ra khỏi trụ cầu.”
Đinh Mão nói: “Nhị ca anh không nói thằng em cũng không nghĩ ra. Anh nói là thằng em hiểu ngay ra quả thực là đần, vặn lưng đánh rắm — đần thối cả người luôn.”
Quách sư phụ triết lý: “Nói tóm lại, trên đời này không có việc gì là may cũng không có việc gì là không may.”

Khi những lời này đến tai đồng chí lão Lương, ông này rất mất hứng, không hề nể nang nói thẳng vào mặt: “Lão Quách, hiện giờ đã là xã hội mới rồi, làm sao còn giữ cái tư tưởng thủ cựu nhân quả báo ứng như thế. Theo như anh nói, cái vỏ dưa hấu là do người chết oan hiện hồn, giúp anh bắt được hung thủ phá án hay sao?”
Quách sư phụ trả lời: “Lương đại nhân, tôi đâu có nhắc đến ma quỷ gì, chỉ nói có một câu không có việc gì là may cũng không có việc gì là không may thôi mà.”
Lão Lương không sao hiểu nổi: “Không có việc gì là may cũng không có việc gì là không may? Nói vậy nghĩa là sao? Rốt cuộc là may hay là không may?”
Quách sư phụ nói: “Anh đấy, cứ thử ngẫm lại kỹ những việc này mà xem, không có gì là may mắn, cũng không có cái gì là không may mắn. Nói cho cùng, tất cả đều do mệnh.” Vụ án trạm điện đài ngầm dưới sông cầu đường sắt vừa mới phá được vài ngày, còn chưa kịp kết án thì trên dòng Hải Hà lại xảy ra một vụ án khác — bom người.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.