Bạn đang đọc Giấc Mộng Đế Hậu: Chương 66: Phiên Ngoại (1)
LỤC – CHUNG PHÂN TRANH SỬ KÝ.
Chung quốc – Lục quốc liền kề nhau, đều là hai quốc gia hùng mạnh nhất bầu trời Tây Bắc này. Thế nhưng, ít ai biết được, Thời Thái Tổ Lục Xương đại đế cách đây hơn ba trăm năm, Lục quốc vốn là bá chủ gầm trời Tây Bắc, lãnh thổ nghìn dặm, núi non nghìn trùng, phía Bắc là vùng đát trống hoang vu cằn cỗi, chỉ có tộc người Di tự sinh tự diệt, phía Nam được bao bọc giữa ngọn núi Lạc La hùng vĩ kéo dài hơn tám trăm dặm, phía Bắc được bao bọc giữa ngọn núi Lạc La hùng vĩ kéo dài hơn tám trăm dặm, chẳng khác nào một bức tường kiên cố khổng lồ bất khả xâm phạm. Tất cả các nước còn lại, bao gồm cả Chung quốc, đều phải cúi đầu hàng phục xưng thần, vì chỉ có Lục quốc có thể xâm phạm tiến công ngươi bất cứ lúc nào, nhưng ngươi thì ngoài việc cam chịu, không thề làm gì khác.
Sử gia đời sau nhận định, nguyên nhân chính dẫn đến sự lụn bại của Lục quốc sau này, là do các vị quân vương đời sau của Lục quốc đều ỷ vào trời cao chiếu cố mà sinh kiêu ngạo, chỉ lo ăn chơi hưởng lạc, mà không biết rằng, bức tường thành Lạc La kia, chính là một con dao song lưỡi.
Tuy có thể giúp Lục quốc ngăn chặn bất kỳ cuộc xâm lấn nào, nhưng đồng thời cũng là một rào cản lớn. Dãy núi quá hùng vĩ chắn ngay phía Nam – hướng đón gió của Lục quốc, khiến Lục quốc quanh năm suốt tháng rơi vào cảnh khô nóng hạn hán, mùa mưa thì ít, mùa nắng kéo dài, nông nghiệp bị đình đốn, thóc trồng ra vốn không đủ ăn chứ đừng nói để lại làm giống.
Thế là Lục quốc ỷ mình nước lớn, bắt các nước khác mỗi năm cống nạp cả nghìn cân lúa để làm giống. Người dân trồng ra bao nhiêu thì ăn sạch bấy nhiêu, triều đình an nhàn, thanh thản, quân vương thoải mái hưởng lộc, mầm mống hiểm họa đã bám vào gốc rễ mà ai nấy chỉ lo đinh ninh hưởng thụ.
Cho đến năm Minh đế thứ nhất, sau khi tại vì ngai vàng, Minh đế bí mật liên thủ với các nước khác, ngấm ngầm phũ một lớp thóc tươi lên cả một xe lúa hỏng, tiến cống Lục quốc.
Lục quốc không ngờ những kẻ láng giềng xưng thần dám làm phản, nên không thèm kiểm tra kĩ càng đã đưa vào quốc khố.
Sau đó, Chung quốc tuyên bố khai chiến với Lục quốc. Minh đế viết trong thư bố cáo thiên hạ rằng
“Năm xưa Lục vương ỷ thế nước lớn, chẳng những liên tục chèn ép bắt nước Chung ta tiến cống, mà còn công khai cưỡng đoạt mẫu thân ta là Lữ Hoang hậu. Thân là một quân vương, đáng ra phải là tấm gương sáng cho thiên hạ noi theo, thế nhưng Lục Quân lại làm ra chuyện cầm thú cũng không bằng. Hôm nay ta phải thay trời hành đạo trừng phạt kẻ hôn quân tham lam vô đạo.”
Khắp lục quốc ai cũng biết việc Lục vương cưỡng đoạt Lữ hậu, Thịnh đế vì muốn giữ tôn nghiêm mà ban tặng bà một khúc lụa trắng. Đó là giai thoại đen tối trong lịch sữ Chung quốc. Lấy cả lý do này để khai chiến, chứng tỏ Minh đế đã quyết tâm rửa hận.
Chỉ nửa tháng sau, quân Chung khí thế vũ bão tấn công vào dãy núi Lạc La. Và đúng như dự đoán, họ thua thảm bại trước bức tường Lạc La kiên cố.
Trong lúc Lục đang kiêu ngạo trước chiến thắng, thế nhân đan trách móc Minh đế háo thăng không biết lượng sức, thì bất thình lình, đích thân đội binh Chung Vệ quân tinh nhuệ do Minh đế lãnh đạ đã mở đường máu tấn công vào Lục quốc từ Phía Bắc..
Hóa ra cả một đội quân Chung Vệ đã bí mật ẩn nấp trong tộc người Di nhiều tháng qua, chỉ chực chờ thời cơ đánh úp Lục quốc.
Nói cách khác, Lục quốc đã trúng kế Giương Đông kích Tây.
Nói cách khác, Tộc Di đã phản bội Lục quốc.
Toàn bộ đội quân chủ lực của Lục quốc đều đang ở chiến trường phía Bắc, cả Lục quốc rơi vào cảnh Nghìn cân treo sợi tóc.
Phàm là người dùng binh đều hiểu, điều tất cả lực lượng tập trung lại một chỗ là một điều tối kỵ trong binh pháp, thế nên người đời sau vẫn cười nhạo Lục vương ngu ngốc và bất tài
Nhưng hễ là người sáng suốt đều thấy sở dĩ Lục quốc thảm bại, là vì lòng tham của Lục vương quá lớn.
Lúc bấy giờ, tuy mang tiếng gây chiến trước, nhưng Chung quốc chỉ phái hai vạn bình mã ra chiến trường, thế mà Lục vương lại phái hơn tám vạn binh mã ra ứng chiến.
Lục vương Lục Quần luôn muốn nuột trọn Chung quốc từ lâu, nhưng hiềm nỗi Chung quốc luôn luồn cúi xưng thần đúng mực, không thể tìm ra sơ hở để tấn công.
Nay Chung quốc đã to gan làm phản, chẳng phải một cái cớ tốt nhất để đường đường chính chính đem quân xâm nhập Chung quốc sao?
Hơn nữa, một nguyên nhân quan trọng khác nữa, là bởi Lục quốc đã quá tin tường vào lòng trung thành của người Di.
Từ bao đời nay, người Di được mệnh danh là nô bộc trung thành nhất của người Lục.
Tổ tiên của người Di là một bộ tộc du mục lang thang đây đó, cả đời không có một mảnh đất dừng chân. May nhờ người Lục thương xót cắt phong cho vùng đất phía Bắc, đồng thời cho phép nhập tịch trở thành người Lục, nên họ mới có chốn dừng chân. Chính vì vậy, người Di rất tôn thờ người Lục. Người Lục cũng cực kì tin tường vào sự trung thành đó.
Thậm chí trong một buổi chầu triều, khi một vị đại thần dâng tấu chương đề nghị hủy bỏ lệnh cấm người Di bước vào kinh thành, Lục vương đã xé bỏ bản tấu chương và nói rằng
“Người Di là con chó của Lục quốc ta, con chó thì phải để nó ở ngoài cổng canh nhà, há có đạo lý cho chó vào nhà ăn cơm cùng chủ?”
Thề nhưng, dân Lục đã quên mất, “Chó cùng thì rứt giậu.”, có thể trung thành thì củng có thể cắn người.
Nhiều tháng sau đó là trận chiến trường kỳ mệt mỏi.
Minh đế tấn công vào hoàng cung Quân thành, nhưng cả triều đình Lục quốc đã dời đô sang thành Lương. Quân đội Lục quốc cấp tốc hành quân từ phía Bắc về thành lương cứu viện.
Trên đường hành quân hết lương thực, Lục vương phải cắn răng hạ chí đem cả lúa giống tồn trong quốc khố để tiếp tế quân đội. Thế nên sau này, người đời vẫn lưu truyền câu
“Thảm như Lục quốc, phải đem cả lúa giống ra mà ăn.”
Thế nhưng, một nghìn cân lúa giống nuôi quân, đã có phân nửa là lúa hỏng.
Tình thế cấp bách, Lục quân phải ăn cả Lúa hỏng, người ngộ độc người chết đói vô số kể.
Về đến Lương thành, từ đội quân tám vạn người, chỉ còn bảy vạn, hơn một vạn quân chết, nhưng không phải vì đao thương chiến trường mà bởi vì lúa hỏng.
Khí thế Lục quốc suy yếu, lòng dân hoảng loạn.
Tuy nhiên, “thuyền mục còn ba tấc đinh”, Lục quốc tuy lụn bại nhưng vốn là nước lớn, đã có căn cơ thâm sâu, đất rộng người đông, tựa như một miếng bánh lớn Chung quốc không tài nào nuốt chửng.
Trận chiến khốc liệt kéo dài đến tháng thứ sáu, thì triều đình Chung quốc có biến. Hoàng đệ của Minh đế là Dương vương gia cấu kết với tể tướng Lưu Quần làm phản, tung tin Minh đế tử trận sa trường muốn danh chính ngôn thuận đoạt lấy ngai vàng.
May nhờ đồ đệ nhập môn của Lưu Quần là Ngọc Huy hiệp lực cùng Dung gia, một mặt kéo dài thời gian không để Dương vương lên ngôi, một mặt bí mật phái người báo tin cho Minh đế,
Minh đế cấp tốc trở về Chung quốc để bình định nội loạn.
Minh đế vừa rời khỏi, Chung quân tựa như rắn không đầu, liên tuc bị Lục quân phản kích, ép ra ngoài tám dặm quanh thành Lương. Chung quân cũng bị tử thương vô số, nhưng không dám lùi cho dù chỉ là một bước.
Cuối cùng, thế giằng co này kéo dài thêm hai tháng nữa, Mình đế hạ chỉ rút quân khỏi Lục quốc, và tuyên bố chiếm lấy Quân thành cùng cả một vùng đất rộng lớn phía Nam, đồng thời sát nhập người Di vào hộ tịch Chung quốc.
Các nước khác thấy Lục quốc đang suy yếu, bèn thừa thời cơ hạ chỉ bố cáo từ bỏ tước chư hầu, không thuần phục Lục quốc.
Lục quốc thấy Chung quốc chịu rút quân, cầu còn không được, nên cũng chẳng màng nhiều, nhanh chóng xây dựng một cung điện ở Lương thành rồi lập đế đô.
Thế nhưng người Lục quốc lòng dạ ác độc, không trả thù được Chung quốc, bèn hạ độc thủ với người Di. Lục vương sai một trăm sát thủ tinh nhuệ, diệt toàn tộc Di
Chỉ trong một đêm, cả trăm mạng người bao gồm người già và trẻ nhỏ phơi thây dưới cái nóng của phía Bắc, chỉ có vị tộc trưởng là may mắn trốn thoát nhưng cũng biệt tăm mất tích.. Người đời lên tiếng thóa mạ Lúc quốc tàn nhẫn, dân Lục hả hê cho rằng “chó phản chủ đánh chết cũng đàng.”
Những tường Chung quốc sẽ tức giận mà trả thù, nhưng Minh đế chỉ ai táng người Di cẩn thận, đồng thời bố cáo thiên hạ, rằng
“Người Di vẫn chưa nhập tịch Chung quốc ta, nghĩa là vẫn còn là người Lục quốc. Bản thân là thiên tử, thì dù con dân của ta có gay ra lỗi lầm nghiêm trọng nào thì vẫn là con dân của ta, có bậc phụ mẫu nào nỡ sát hại con mình. Họa chăng chỉ có bậc cầm thú.”
Lục vương nghe xong giận tím gan, nhưng cũng không dám manh động. Một năm sau vì quá uất hận mà băng hà, ngay trước đêm thọ thần thứ bốn mươi hai. Thừa vương gia Lục Luân lên kế vị.
Từ đấy về sau, trong suốt những năm trị vì của mình, Minh đế không bao giờ tấn công Lục quốc thêm một lần nào nữa.
Có người nhận định, có lẽ vì cảm thấy Chung quốc chưa phải là đối thủ của một cường quốc căn cơ trăm năm như Lục quốc, nên Minh đế không dám manh động.
Thế nhưng, có người lại phản biện rằng, trong tình cảnh đó, Lục quốc vốn không phải đối thủ của Chung quốc. Lục Luân bản tính nho nhã, nhu nhược, chỉ thích phong hoa tuyết nguyệt, ngâm thơ ngắm cảnh, vốn không có tư chất của một vị minh quân. Hơn nữa mẫu thân của Lục Luân lại là một người Di thấp hèn, đừng nói dân chúng không thuần phục y, ngay chính phụ thân của y là Lục vương Lục Thuận cũng ghét bỏ, nên mới đặt tước hiệu là Thừa vương, ngụ ý rằng, Lục Luân chỉ là một vị vương gia dư thừa.
Nếu không phải vì anh trai Lục Quần băng hà, e rằng ngai vàng còn lâu mới vào tay Lục Luân.
Lục quốc dưới sự trị vì của Lục Luân, tuy không đến mức mất nước, nhưng cũng không thể tìm lại uy danh thuở xưa.
Ngược lại, Chung quốc trở nên cường thịnh vô cùng, muốn tấn công Lục quốc là việc dễ như trở bàn tay.
Có người hỏi lại, thế tại sao Minh đế không phản công nữa?
Có lẽ đó là câu hỏi muôn đời không có người giải đáp.
———
Lục quốc, năm Lục đế Lục Quần thứ sáu
Phàm là người Di đều biết A Cách Ta là con gái cưng của tộc trưởng. A Cách Ta giống như đóa hoa dại mọc giữa cái nóng của thảo nguyên phía Bắc.
Phía Bắc. Đối với người Lục, mảnh đất phía Bắc này chẳng khác chi địa ngục, nóng đến khắc nghiệt, e rằng cả con chó nuôi trong nhà của người Lục cũng chê nóng mà bỏ đi. Họ chỉ xem đó là một vùng đất thừa thãi, đến cái tên cũng không có, chỉ gọi là phía Bắc, thôi. Nhưng với người Di mà nói, đó là nhà, không phải thiên đường, nhưng là nhà.
Ngày bé, mỗi khi A Cách Ta khóc quấy than nóng, A Nhãn (cha) thường nắm lấy bờ vai nhỏ của cô bé, giọng nói trịnh trọng như đang nói chuyện với một người trưởng thành chứ không phải một bé gái, rằng
“Đó là nhà con, có nóng thì cũng là nhà, ngày sau con sẽ lớn lên, lấy chồng, sinh con rồi chết ở đấy, nên con không được ghét nó.”
Dần dần, A Cách Ta không còn ghét cái nóng nữa, đây là nhà cô, cô không thể ghét nó chỉ vì nóng được.
Trong làng có rất nhiều người Di dành dụm ngân lượng cực khổ cả đời, chỉ mong tìm được một tấm hộ tịch giả, giả làm người Lục để được đường hoàng bước vào Lục quốc, sống cuộc sống của người Lục. Ngay cả cô bạn thân nhất của cô, A Luật Na cũng bỏ đi mất.
A Luật Na được một người Lục bỏ tiền ra làm hộ tịch giả cho, nhưng cô phải trở thành thiếp thất của hắn ta.
A Luật Na nói ” A Cách Ta, A Nhãn của cậu bảo vệ cậu quá kỹ, nên cậu sẽ không hiểu đâu. Những người ngoài kia không xem chúng ta là con người, họ bố thí cho chúng ta một mảnh đất không ai thèm rồi tự xem mình như chủ nhân. Thế mà chúng ta vẫn phải tôn kính họ, vẩy đuôi nịnh nọt họ. Hằng năm chúng ta đều phải tiến cống cho họ biết bao nhiêu ngựa quý, thế mà đặt chân vào thành cũng không được, có khác nào chó canh cổng chứ. Tôi không muốn làm con chó nữa. tôi đành phải từ bỏ gốc gác của mình.”
Biết không cách nào khuyên được A Luật Na, A Cách Ta ngồi trên lưng ngựa ủ rũ bỏ đi.
Ráng chiều chiếu trên gương mặt mang vẻ đẹp dịu dàng như lấn át đi cái nóng.
Lục Luân vừa đến Di tộc đã nghe người trong làng nói cô bé đã cưỡi ngựa đi rồi. Vừa nghe là y đã biết cô sẽ đến thung lũng Hoang Vắng này, bèn cưỡi ngựa đuổi theo.
Lục Luân cưỡi ngựa sát bên cô, thoáng ngẩn người vì vẻ đẹp dịu dàng ấy, rồi vỗ vào mông con ngựa cô đang cưỡi một cái.
Con ngựa dựng lồng lộn cất tiếng hí vang cả thung lũng. A Cách Ta hết hồn vội giữa chặt yên ngựa, song con ngựa vẫn mải băng về phía trước.
Lục Luân cũng vỗ vào mông con ngựa mình cưỡi thật mạnh đuổi theo cô.
Tài cưỡi ngựa của A Cách Ta trên thảo nguyên này vốn không ai bì bằng, sau phút hoảng hồn, cô đã nhanh chóng lấy lại thăng bàng. Lúc này, cô không phải đang cưỡi ngựa, mà đang phi nước đại.
A Cách Ta thấy Lục Luân vừa cười vừa phi đến bên cạnh, bèn tức giận mắng
“A Lãng (anh trai), anh lại phá em”
Lục Luân cười sang sảng, nói bằng tiếng Di
“Ai đến thung lũng sau là con rùa đen.”
Nói rồi phi ngựa như điên bỏ đi. A Cách Ta quất mạnh vào mông ngựa đuổi theo. Cả một thảo nguyên to lớn dường như chỉ có hai người họ, tiếng móng ngựa dẫm vào đá sỏi vang lên như một điệu nhạc của thảo nguyên, gió mang theo hương hoa đồng nổi thoang thoảng, thỉnh thoàng có thể nghe cả tiếng ngựa roi da vỗ vào mông ngựa của những người huấn luyện ngựa từ phía xa.
A Cách Ta nhanh chóng vượt được Lục Luân, bèn quay lại phía sau cười to
“A Hách A (con rùa đen)”
Lục Luân chỉnh tốc độ chậm lại theo sau cô. Tiếng cười lanh lãnh vang cả thảo nguyên. Lục Luân thích nhất là tiếng cười nghe như sáo này. Như thể đang đem những nổi buồn của hắn hòa tan vò cái to lớn của thảo nguyên. Lục Luân ngăm nhìn bóng gầy trên lưng ngựa ấy mà nghe lòng xốn xang.
Chẳng mấy chốc đã đến thung lũng. A Cách Ta leo xướng ngựa, mỉm cưởi nghịch ngợm thách thức nhìn Lục Luân.
Lục Luân cười bảo
“Ta là A Hách A, được chưa?”
A Hách Ta cười tươi rói, cô bé sáp lại gần Lục Luân bắt đầu kể những chuyện hôm nay xảy ra trong làng. Lục Luân vui vẻ nghe cô ríu rít từ chuyện này sang chuyện khác, thỉnh thoảng còn góp ý đôi ba câu, khiên A Hách Ta nói càng hăng say hơn.
“A Lãng biết không? Hôm nay,…………..”
Đột nhiên, Lục Luân khẽ xoa đầu, dùng ánh mắt dịu dàng nhìn cô. Ánh mắt ấy khiên A Cách Ta ngẩn người quên mất cả điều muốn nói.
“Nha đầu à, đừng gọi ta là A Lãng (anh trai) nữa.”
“Vậy gọi là gì?” A Cách Ta ngây thơ hỏi lại.
Lục Luân lắc đầu cười khổ “Thôi bỏ đi, chẳng biết chừng nào em mới lớn nỗi đây.”
Hai người ngồi với nhau một lúc nữa, sau, thấy sắc trời đã dần tối Lục Luân mới sực nhớ ra hôm nay trong cung có yến hội, dù chỉ là một Thừa vương gia, nhưng hắn vẫn phải có mặt, thế là vội bỏ về trước. Trước khi bỏ đi còn hứa lần sau sẽ mua kẹo đến thăm cô.
Lục Luân vừa khuất bóng, A Cách Ta cũng cưỡi ngựa trở về làng. Nỗi muộn phiền của cô vẫn không dứt, chẳng qua cô chỉ giấu chúng đi đế Lục Luân không phải buồn lòng theo.
Khắp bản làng đang rộn rã treo đèn, nấu thịt ngựa, làm bánh, cất rượu chờ đón lễ trưởng thành.
Lễ trưởng thành là một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người Di. Tại lễ trưởng thành mọi người quây quần quanh đống lửa, cùng ăn thịt ngựa cùng nhảy múa với nhau.
Sau đó, các chàng trai sẽ bắt cô gái mình thích rồi phóng lên ngựa, đua với nhau xem ai là người đến thung lũng trước, Người chiến thắng sẽ hát tặng cô gái một bản dân ca trước thung lũng Hoang Vắng, xem như một lời tỏ tình. Nếu cô gái chấp nhận, thì sẽ hát tiếp bài ca đó.
Trong cuộc đời của mỗi một cô gái, ai cũng mong được một lần ngồi trên lưng ngựa của người chiến thắng, nghe chàng ấy ca một bài ca ình, kẻ cả A Cách Ta.
Nhưng A Cách Ta và A Lãng đã được hứa hôn với nhau, nên chắc không ai dám bắt cô.
Hôm nay tất cả các cô gái đều mặc rất đẹp, ngay cả người bình thường không thích trưng diện như A Loan A cũng mang theo một chiếc vòng cổ bằng vàng rất đẹp.
A Nhãn đang ngồi ở ghế tộc trưởng, thấy A Cách Ta thì nhíu mày lại. A Cách Ta đến gần bên A Nhãn, A Nhãn xoa đầu cô, y như cách A Lãng xoa đầu cô khi nãy.
A Cách Ta ngồi trên chiếc ghế kế bên tộc trưởng.
Em gái của A Luật Na, A Liên Na dang hăng say khiêu vũ bên lửa trại. Đó là một điệu múa của người Di.
Nếu A Luật Na chưa bỏ đi, có lẽ cô ấy cũng có thể khiêu vũ vui vẻ như vậy. Liệu A Liên A có bỏ đi như chị cô ấy không?
Tiếng ca vang lên khắp nơi, chàng trai hát, cô gái hát, ngay cả A Nhãn cũng hát. Cả thảo nguyên tràn đầy tiếng hát.
Mọi người vòng tay nhau, không kể người lớn trẻ nhỏ cùng múa theo vòng tròn quây quanh lửa trại
A Hách Thất thách A Nhãn uống rượu, ai uống được nhiều hơn thì trở thành tộc trưởng.
A Nhãn vuốt đám râu xồm xoàm, vỗ ngực nói
“Lúc ta đây bắt đầu biết uống rượu thì thằng nhóc ngươi đây chỉ là đưa con nít thôi đấy.”
Hai người bắt đầu thi uống, mọi người xung quanh hò hét cổ vũ.
Quà nhiên, A Nhãn thắng. A Hách Thất uống đến vại thứ sáu đã gục ngã, A Nhãn uống đến vại thứ tám mà còn cười nói vui vẻ. Sau cùng, đến vại thứ mười hai, A Cách Ta phải dìu người vào trướng ngủ.
Bên ngoải mọi người vẫn hăng say vui đùa bên nhau, các cô gái mỉm cười liếc mắt đưa tình với chàng trai họ thích.
Rồi cuối cùng, cũng đến phần quan trọng nhất trong lễ trưởng thành.
Hơn chục con ngựa to khỏe nhất được dẫn ra. Tất cả các chàng trai chưa vợ trong làng đều đứng dậy trong tư thế sẵn sàng.
Bà A Loan A vừa tung vòng hoa lên, tất cả đều lao về phía trước.
A Mục Ta chạy đến ôm lấy A Linh Na, A Linh Na đỏ mặt bấu vào vai hắn.
A Hách Lâm nắm tay A Sương A, động tác quá mạnh khiến A Sương A té về phía trước, mọi người cười rần rần. Bà A Loan A trêu chọc
“Cậu có muốn cưới vợ cũng đừng gấp gáp thế chứ.”
A Sương A xấu hổ bỏ đi mất, A Hách Lâm vội chạy theo.
Mọi người càng cười giòn giã hơn.
A Cách Ta cũng vui vẻ nhìn theo A Hách Lâm. Bất thình lình, một chàng trai đứng sát bên người cô. A Cách Ta chưa bao giờ gặp người này. Gương mặt hắn sát với gướng mặt cô, hai chóp mũ như chạm cả vào nhau. Đôi mắt hắn đen và sâu như thung lũng Hoang Vắng vậy, sâu đến không thấy đáy.
Hắn bế thốc cô lên, động tác rất quyết liệt nhưng không thô bạo, cả thân hình cô nằm thỏm trong vòng ngực to lớn của hắn. Hắn bắt đầu chạy đến bên con ngựa màu đó.
Bà A Loan A thấy thế vội kêu theo
“A Cách Ta đã có hôn ước, không thể bắt nó được.”
Nhưng hắn mặc kệ tất cả. Hắn ôm cô ngồi lên lưng ngựa rồi bắt đầu phi. Tấm lưng cô dựa vào người hắn, hơi thở của hắn ở ngay phía sau, giọng nói của hắn vang ngay bên tai
“A Cách Ta, ngồi vững nhé.”
Đó là giọng nói dễ nghe nhất A Cách Ta từng biết. Giọng nói của tất cả các chàng trai trên thảo nguyên đều ồm ồm khó nghe, giọng của A Lãng thì quá trong và nhẹ nhàng. Còn giọng của hắn vừa trầm vừa có uy lực nhưng cũng ản chứa sự dịu dàng.
Vòng tay rắn chắc của hắn vòng qua người cô, trong phút chốc, dường như A Cách Ta đã thuộc về hắn.
Những con ngựa khác đều bị bỏ lại phía sau. Chỉ còn ngựa của hắn và A Hách Sơn. A Hách Sơn là kỵ sỹ ngựa giỏi nhất trong làng, hắn căn bản không thể bì được. Lúc đầu chỉ cách nhau một chút, nhưng sau đó, A Hách Sơn đã dẫn trước cả trượng.
Nhưng hắn không bỏ cuộc.
“Cho ta mượn nhé.”
Ngay khi A Cách Ta còn đang ngẩn ngơ không hiểu hắn muốn làm gì, thì đã có một bàn tay gỡ cây trâm trên tóc cô xuống. Mái tóc dài của A Cách Ta xõa ra trước gió, lọn tóc mềm khẽ bay sượt qua mũi hắn, khiến mũi hắn ngứa ngáy, cả trái tim cũng vậy.
Hắn cầm cây trâm đâm thật mạnh vào mông ngựa, hô vang lên “Giá”
Con ngựa bị đau bèn tiến thẳng về phía trước với một tốc độ xé gió.
A Cách Ta sợ đến xanh mặt, đôi môi hắn dn vào tai nàng
“Hãy tin ta.”
Bỗng nhiên A Cách Ta không sợ nữa.
Cô chưa bao giờ trải qua cảm giác như vậy trong đời. Những đợt gió như đập thẳng vào mặt khiên cô đau đớn, nhưng cũng kích thích bản tính hoang dã của cô.
Cô có thể rơi khỏi lưng ngựa bất cứ lúc nào, nhưng chảng sao cả, có một vòng tay luôn sẵn sàng đỡ cô.
A Hách Sơn có kỹ thuật giỏi, nhưng không liều lĩnh bằng hắn, thế là khoảng cách ngày càng thu gần, cuối cùng A Hách Sơn bị bỏ lại.
A Hách Sơn chửi một câu gì đó, nhưng A Hách Ta không nghe thấy, bên tai cô chỉ có tiếng thở của hắn và tiếng gió vù vù lướt qua.
Cuối cùng, hai người đứng trước thung lũng. Chỉ có hai người giữa thung lũng. Hắn ôm cô xuống ngựa. Đêm tối như mực, khoảnh khắc đó dường như chỉ thuộc về hai người.
Một lát sau, những người khác cũng đuổi theo đến nơi. những ánh nến soi sáng cả một góc thung lũng.
A Hách Sơn nhìn cô rồi thất thần,
“Chẳng phải cô và A Luân A (Lục Luân)……”
A Hách Sơn chưa dứt lời, hắn đã cất giọng hát
“Ai về phía Bắc có thảo nguyên
Có cô gái khăn đống trùm đầu cưỡi ngửa ruổi rong
Có cát có sỏi có bụi có trăng có sao
Có thung lũng ngồi nghe em thầm thì
Có huong hoa dại trên tóc em
Khiến nhiều kẻ xốn xang nao lòng…….”
Có tiếng A Loan A nói “Con không được đáp lại cậu ta.”
A Nhãn đã đuổi theo đến nơi, giọng nói lè nhè vì say rượu của ông vang lên, mất đi sự uy nghiêm ngày thường
“Con đã là A Ngọc (vợ) của A Luân A, con không được sằng bậy.”
Có rất nhiều tiếng khác nữa, nhưng A Cách Ta chỉ nghe được giọng hát của chính mình, A Cách Ta không ngờ giọng của mình lại trong đến vậy
“Nắng chiều trên quê hương thảo nguyên tôi
Có chàng trai hát cho ai nghe
Những đường tơ lòng vấn vương theo tiếng hát
Gió cát thổi mù mịt, chàng có chờ được người chàng thương?
Cô gái khăn đống cưỡi ngựa đang hát cho chàng nghe
Chàng có nghe được sợi nhớ sợi thương trong câu hát?”
Hắn mỉm cười dịu dàng nhìn A Cách Ta. Những người xung quanh trở thành những cái bóng mờ mịt trong mắt cô.
Hắn tên là Chung Tuấn Hải, vốn là một người Chung, nhưng vì bị kẻ thù hãm hại, nên phải lưu lạc đến mơi này. Bắt đầu từ sau khi lấy A Cách Ta, hắn sửa tên thành A Hải A. A Nhãn tức giận đến mức không thèm nói chuyện với cô, nhưng vẫn không thể không tuân theo quy định của bộ tộc, đành để họ thành thân. Lục Luân không đặt chân đến Di tộc nữa. Nghe nói y ngay trong đêm thọ thần của thánh thượng, quỳ xuống muốn được ban hôn với một cô gái Di tộc, khiến long nhan giận dữ, phạt nhốt trong vương phủ.
A Hải A rất yêu chiều A Cách Ta, hai người thường cùng nhau cưỡi ngựa đến thung lũng Hoang Vắng ngắm sao, cùng nhau tắm mưa, cùng nhau huấn luyện ngựa.
Hắn vốn không biết tiếng Di, bài hát hắn hát tặng nàng, hắn vồn không hiểu, mà chỉ bập bẹ hát theo. Thế là A Cách Ta bắt đầu dạy hắn học tiếng Di.
A Cách Ta tựa đầu vào vai hắn, nói
“Từ bây giờ chàng phải bắt đầu học tiêng Di cho em. phải học đến khi hiểu được ý nghĩa bài hát đó mới được.”
“Ta sẽ học.” hắn mỉm cười hôn vào tóc nàng.
A Loan A rất thích nói chuyện A Hải A, y biết rất nhiều vị thuộc mà bà không biết, y biết rất nhiều cách trị bệnh mà bà không biết, nên bà thường giữ y lại nói chuyện rất lâu, con lâu hơn cả A Cách Ta.
A Hách Sơn lúc đầu không ưa A Hải A, nhưng A Hải A cứ bám theo hắn đòi đấu thuật cưỡi ngựa. Lúc đầu A Hách Sơn thắng, nhưng dần dần là những trận hòa, rồi sau đó chĩ có A Hãi A thắng. Lúc này, đến lượt A Hách Sơn bám theo hắn đòi thi đấu.
Hầu như tất cả mọi người trong làng đều thích A Hải A, chỉ trừ A Nhãn.
A Nhãn không nói chuyện với cả hai vợ chồng cô, mỗi lần như thế, A Hải A thường ôm vai cô, nói bằng thứ tiếng Di bập bẹ
“Rồi A Nhãn sẽ hiểu”