Cuộc Sống Hàng Ngày Của Một Tên Lười Không Thiết Sống

Chương 48: Bách Quan Cầu Khẩn Mau Chóng Lập Hậu


Bạn đang đọc Cuộc Sống Hàng Ngày Của Một Tên Lười Không Thiết Sống – Chương 48: Bách Quan Cầu Khẩn Mau Chóng Lập Hậu


Đúng như Ân Vô Chấp đã nói, tuyết mùa đông tới tận Tết Nguyên tiêu vẫn còn chưa tan.
Trong đêm giao thừa Khương Ngộ đã vui vẻ giẫm hết tuyết trong viện, sau Nguyên tiêu là lại nuôi lên cho thật dày, trắng phau phau.
Ngày đầu tiên lên triều, tuy vẫn là giờ Ngọ nhưng tâm trạng y rất xấu.
Bây giờ khi vào triều Khương Ngộ chỉ nói có mấy câu: ái khanh cứ nói, ái khanh cứ nói, chư vị thấy thế nào, những người khác có dị nghị gì không, thế thì quyết định vậy đi.

Nhưng hôm nay đến cả mấy câu này y cũng chẳng muốn thốt ra, âu sầu như thể nhà có tang.
Văn võ bá quan dâng sớ trước tiên, phát hiện thiên tử không nói gì thì ai nấy đều hơi thấp thỏm, có kẻ dè dặt ngẩng đầu, nhất thời sắc mặt trắng bệch.
Xưa nay Khương Ngộ vẫn bị treo trên long ỷ, nhưng mười mấy chiếc móc bạc cũng chẳng thể khiến y giàu sức sống hơn được.

Giờ đây, trong mắt mọi người, rõ ràng thiên tử đang ngồi thẳng tắp với gương mặt không chút biểu cảm nhưng lại hoàn toàn không giống người sống.
Đôi mắt long lanh kia lại càng trong trẻo dưới ánh nắng giờ Ngọ, gương mặt tinh xảo quá mức đúng là giống với búp bê ngọc người ta hay bày trên bàn, mà không, búp bê ngọc còn sống động hơn y.
Trần Tương và Tả Võ Hầu nhìn nhau, vị Thừa tướng bước lên hai bước: “Thưa bệ hạ?”.
Bách quan xôn xao: “Bệ hạ ơi, người sao thế ạ?”.
Đầu Khương Ngộ yên lặng gục sang một bên.
Trong ánh mắt sợ hãi của tất cả mọi người, đầu y tuột khỏi mũ miện, cái mũ miện lúc lắc trên chiếc móc bạc, cổ của thiên tử thì lại oặt đi như bị bẻ gãy.
Văn võ bá quan: “!!!!”.
Mọi người đều bước lên một bước, thống thiết gọi: “Bệ hạ!”.
Giữa nguy cơ trùng trùng, Trần Tử Diễm quyết định ngăn cơn sóng dữ, hắn ta sải bước đi tới định nâng đầu thiên tử dậy, nhưng không ngờ giữa đường lại có một Tương Vương nhảy ra muốn ôm Khương Ngộ lên…
Không ôm lên được.
Hắn ta cúi đầu nhìn, phát hiện hai tay và hai chân của Khương Ngộ đều được cố định trên long ỷ.
Tương Vương ngẩn người.
“Bệ hạ, bệ hạ rốt cuộc bị làm sao thế?”.
Khuôn mặt Khương Duệ hiện nỗi đau đớn, hắn ta gỡ những chiếc móc bạc ra cho thiên tử, nói bằng giọng khàn khàn: “Gọi Thái y”.
Chẳng trách huynh trưởng chẳng còn chiều chuộng hắn ta như ngày trước nữa, chẳng trách y cứ mãi ngồi xe lăn, chẳng trách y đã bắt đầu mất kiên nhẫn mà muốn đánh mình.
Thì ra y đã yếu ớt tới vậy, đến cả lên triều mà cũng phải nhờ ngoại vật chống đỡ mới có thể giữ tư thế như một người sống.
Một giọt nước mắt rơi xuống mặt Khương Ngộ.
Tề Hãn Miểu không dám nói có lẽ bệ hạ chỉ đang ngủ mà thôi, lão đành tới gần xin Trần Tương tạm thời giúp bách quan nay đã rưng rưng kiềm chế lại, giọng nói đầy vẻ đau xót: “Căn bệnh của bệ hạ không thích hợp để công bố cho người ta biết”.
Cánh tay Khương Ngộ thõng xuống, ngón nào cũng hơi cuộn lại như đã chết, đầu ngả sang một bên, vẫn phải nhờ Trần Tử Diễm giơ tay đỡ lấy.
Nếu cứ thế này thì cả triều sẽ biết thiên tử đang ở trong trạng thái không giống người thường.
Cốc Yến bịa bừa một bệnh: “Đây là, chứng mệt quá hóa rối, hiếm thấy trên đời.

Biểu hiện cụ thể là, uể oải, không có sức lực, tinh thần không sung sức, trông như một con rối”.
Có lẽ vì không quen nói dối nên đến đây là hắn ta tịt hẳn.
Khương Ngộ không ngủ, y chỉ đơn thuần thấy mệt.
Không muốn lên triều.
Không muốn nghe tấu sớ.

Đến cả mắt cũng không muốn chớp.
Y vô hồn nhìn lên nóc giường, mãi tới khi Tương Vương nhẹ nhàng giơ tay vuốt mắt lại.
Những ngón tay mềm nhũn như không xương bị Tương Vương nắm chặt rồi áp lên má hắn ta: “Ca ca ơi, huynh ngồi dậy đánh thần đệ được không? Huynh trả đũa lại hết mấy trò bắt nạt của thần đệ ngày trước đi mà”.
Con ngươi Trần Tử Diễm khẽ giần giật, hắn ta thở dài: “Có lẽ hôm nay bệ hạ không muốn đánh ai đâu.

Xin Vương gia hãy để người nghỉ ngơi một lúc”.
Tề Hãn Miểu cũng khuyên: “Vương gia à, chúng ta ra ngoài một chút để bệ hạ được yên tĩnh đi, thế mới có lợi cho bệnh tình của người”.
Lão nháy mắt với Cốc Yến, người còn lại bèn phụ họa: “Đúng vậy”.
Tương Vương lau nước mắt, đi ra ngoài.
Cốc Yến tới trước giường Khương Ngộ, im lặng nhìn y một chốc rồi khom lưng, nhẹ nhàng cầm tay y bỏ vào trong chăn.
Không quấy rầy y thêm nữa.
“Chứng mệt quá hóa rối”.

Thái hoàng thái hậu lặp lại những chữ này, lấy làm lạ.

“Thiên tử đúng là đang mắc bệnh sao?”.
Cốc Yến gật đầu, thành thực nói: “Chủ yếu vẫn là tâm bệnh ạ, chỉ là không biết tâm bệnh nằm nơi đâu”.
“Tâm bệnh”.

Thái hoàng thái hậu nhíu mày.

“Nếu cứ thế mãi, liệu cơ thể nó…”.
“Chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng ạ”.
Khuôn mặt Thái hoàng thái hậu ảm đạm hẳn đi, lẽ nào số bà lại khổ tới vậy, lại phải tận mắt chứng kiến một đứa cháu nội nữa ra đi sao?
Ánh mắt bà thoáng lạnh đi, giọng nói cũng trầm xuống: “Tần Xuyên”.
“Có nô tài”.
“Ngươi đi gọi Diêu Cơ, bảo ả chờ ở cung Vạn Kính cho ai gia”.

Dứt lời, bà lại nói với Cốc Yến: “Để ai gia vào thăm Hoàng đế”.
Khi Thái hoàng thái hậu bước vào, Khương Ngộ đã bình tĩnh lại.
Ngày mai, cả sau này nữa, đều không phải lâm triều.
Nếu thế thì y vẫn sẽ cố gắng làm người, chỉ cần nằm xem mặt trời lặn, làm một tên lười rác rưởi là được, tuy không vui sướng gì nhưng ít ra cũng chẳng phải phiền lòng.
Thậm chí y còn bắt đầu suy nghĩ.
Con người mỗi năm phải có hai kì nghỉ dài và vô số kì nghỉ ngắn, sao có thể điều chỉnh được tâm trạng đang sung sướng trên chín tầng mây lại rơi xuống đáy vực?
Nỗi khổ mãi chẳng thấy điểm kết, nhưng niềm vui thì chớp mắt một cái đã trôi qua rồi.
Thái hoàng thái hậu tới trong im lặng, bà cho người lui hết, nhìn đứa cháu không vui không buồn một hồi lâu rồi mới cất bước: “Hoàng thượng”.
Bà thốt lên những lời đầy chấn động: “Ai gia nghi ngờ rằng chính Diêu Cơ đã làm ra chuyện hạ độc lần trước”.

Khương Ngộ nhìn ra bên ngoài, không nhúc nhích mà cũng không đáp.
Thái hoàng thái hậu lại bước thêm một bước nữa: “Dạo này ai gia không cho phép Diêu Cơ tới gần con, có lẽ chính vì vậy nên ả mới sinh oán hận”.
Bà đến trước mặt Khương Ngộ, y mới lạnh nhạt nói: “Thế thì giết đi”.
Giọng điệu y tĩnh lặng như mặt giếng cổ, như thể chỉ đang bàn luận về một chuyện chẳng hề liên quan tới mình.

Lòng Thái hoàng thái hậu chấn động, vội hỏi: “Hoàng đế, cuối cùng con cũng chịu thừa nhận rằng con hận ả rồi ư?”.
Khương Ngộ không có phản ứng gì.
Thái hoàng thái hậu ngồi xuống chiếc ghế đối diện y, thở dài: “Từ ngày mẫu phi con vào cung năm ấy là ai gia đã không thích ả rồi, thành ra cũng không thích con, quả thật ai gia đã lạnh nhạt với con…!Chuyện ấy ai gia sai, nhưng Ngộ Nhi à, giờ con đã trở thành Hoàng đế, con còn bất mãn gì nữa chứ? Thiên hạ này là của con, ngay cả Tương Vương cũng thế, nó là con vợ cả đàng hoàng mà chẳng phải cũng để mặc cho con thoải mái đánh phạt đấy ư?”.
Khương Ngộ căn bản không muốn nghe những đạo lí đao to búa lớn của bà và Văn Thái hậu, Hoàng đế gì cơ chứ, thiên hạ gì cơ chứ, quyền lực phú quý gì cơ chứ, y chẳng cần.
Có bóng người lặng lẽ đứng bên ngoài bức bình phong, Khương Duệ yên lặng vểnh tai nghe.
Thái hoàng thái hậu lại nói: “Ai gia biết con đã chịu khổ nhiều, nhưng có khổ đến mấy thì ít nhất con vẫn còn sống.

Vì vị trí này mà Thái tử ca ca của con đã mất tính mạng, Tề Vương mất đôi chân, Ninh Vương lại càng phải chịu tai bay vạ gió…!Ngộ Nhi, rốt cuộc con còn khúc mắc gì nữa chứ?”.
Cái gì mà ít nhất vẫn còn sống, y có muốn sống quái đâu.
Khương Ngộ thấy vô cùng phiền muộn: “Im miệng”.
Thái hoàng thái hậu ngớ cả người: “Con nói cái gì?”.
“Im miệng”.

Khương Ngộ tiếp tục.

“Đi ra ngoài”.
“Con, con, thằng nhóc này”.

Thái hoàng thái hậu đứng lên, Tương Vương đứng ngoài bèn vội vã xông vào đỡ lấy bà: “Hoàng tổ mẫu, người đừng nóng giận, đừng nóng giận”.
Thái hoàng thái hậu giận điên người, nhưng rồi Tương Vương lại buồn bã nói: “Dù hoàng huynh có bất kính với người, thì liệu huynh ấy còn bất kính được bao nhiêu lần nữa chứ?”.
Lửa giận của Thái hoàng thái hậu chợt nguôi đi.
Cũng đúng, nếu trạng thái này vẫn cứ tiếp tục, Khương Ngộ mà có thể khiến bà tức chết thì cũng coi như bà tích đức rồi.
Khương Ngộ liếc cặp bà cháu kia một cái.
Tương Vương đang ngầm trù ẻo Thái hoàng thái hậu mà sao bà ta không giận nhỉ.
Chẳng những không giận mà còn được an ủi nữa chứ.
Ngoài cửa, Thái hoàng thái hậu nói: “Ai gia thấy vẫn phải gọi Ân Vô Chấp về đi, chỉ Ân Vô Chấp mới có thể khiến nó phản ứng lại, bây giờ ai gia bị hạ độc mà nó cũng chẳng quan tâm…”.
Bà nói mà lại thấy tủi thân.
Ngày trước Khương Ngộ không phải thế này, dù người hầu bên cạnh có xảy ra chuyện gì thì y cũng sẽ để tâm hơn cả vấn đề của bản thân, chứ đừng nói đến bà.
Tương Vương suy sụp, còn tủi thân hơn: “Sao phải cần đến Ân Vô Chấp chứ, huynh trưởng cũng quan tâm con mà”.
“Nó quan tâm con thế nào cơ?”.

“Huynh ấy chẳng đánh ai khác mà chỉ đánh mỗi con, lại chỉ đánh vào ngày thường, lễ hay Tết đều không đánh…!Nhưng tiếc là huynh ấy không tặng quà năm mới cho con, có lẽ trong mắt huynh ấy, không đánh cũng được tính là ban thưởng rồi”.
Thái hoàng thái hậu do dự: “Với cái vẻ bây giờ mà nó còn nọc con ra đánh, thì đúng là có thể coi như đang quan tâm”.
“Ngày thứ bảy mươi, cái hôm khai triều ấy đã khiến tất cả mọi người sợ hãi.

Cốc Thái y nói bệ hạ có tâm bệnh, Thái hoàng thái hậu đã chuẩn bị để đến tháng Ba thì đưa bệ hạ tới chùa Thịnh Quốc cầu phúc, xem có thể mời đại sư thử nhìn hay không.

Diêu Thái hậu bị gọi tới cung Vạn Kính, vài ngày sau mới ra ngoài, chẳng biết đã bị trách phạt những gì.

Nhưng cũng vì sự việc kia mà tấu chương xin bệ hạ lập hậu nạp phi càng lúc càng nhiều thêm, phụ thân ta và Định Nam Vương cũng dồn dập khẩn cầu để mong bệ hạ sớm ngày lập hậu, khai chi tán diệp cho hoàng thất.

Chắc chắn mấy ngày nữa chuyện trọng điểm để mọi người bàn luận trên điện Thừa Đức sẽ là chuyện này.

Đệ nghĩ cô nương nhà ai là phù hợp nhất?”.
Khi nhận được phong thư ấy, Ân Vô Chấp đang nằm trên giường dưỡng thương.
Sắc mặt hắn tái nhợt, đọc thư, không cẩn thận đụng phải vết thương, mồ hôi lạnh nhanh chóng rịn ra trên trán.
Ân Vô Chấp nhắm một mắt lại rồi cố xuống giường, rót chén nước nóng tự uống.
Ngoài cửa có tiếng động vang lên, người đàn ông ngồi trên xe lăn xuất hiện trước cửa phòng: “Đã bảo cậu không được xuống giường, sao cứng đầu thế nhỉ”.
“Tề Vương điện hạ”.

Ân Vô Chấp định hành lễ, thấy gã phất tay bèn ngồi xuống, hỏi: “Có tin tức gì chưa?”.
Tề Vương nắm Phật châu, được người ta đẩy vào phòng trong: “Nói đi, Liêu Văn”.
“Hiện nay toàn bộ thổ phỉ đã bị bắt, có một phần là dân chúng vùng biên cảnh, một phần quả thực là binh lính nước Triệu được huấn luyệnn nghiêm chỉnh”.

Kẻ kia dứt lời rồi đặt một bức chân dung vẽ người bịt mặt xuống trước mặt Ân Vô Chấp: “Nhưng không có ai trông thế này, theo suy nghĩ nngu muội của thuộc hạ, nếu chỉ có đôi mắt thì không thể tìm được đâu”.
Ân Vô Chấp lẳng lặng nhìn đôi mắt ấy, mãi không nói gì.
Tề Vương mở lời: “Ai mà ngờ được, chỉ một đôi mắt mà có thể khiến Thế tử điện hạ không màng tính mạng xông vào giữa trận địch, cuối cùng chịu trọng thươnng”.
Ân Vô Chấp: “Vương gia nghĩ thần đã lo lắng dư thừa sao?”.
“Nói vậy thì cũng không đúng”.

Tề Vương đáp.

“Chỉ là dù có nghĩ ngợi ra sao thì chủ nhân của đôi mắt ấy cũng chẳng có cửa uy hiếp Đại Hạ ta đâu”.
Ân Vô Chấp im lặng cuộn tờ giấy kia lại, suy nghĩ chốc lát: “Thần chuẩn bị hồi kinnh ngay hôm nnay”.
“Không đợi tinn của Tả Thị lang nữa à?”.
“Vụ việc thổ phỉ đã kết thúc, thần phải về hỏi ý bệ hạ xem nên xử lí chuyệnn tranh cãi giữa hai nước ra sao, sự tình trọng đại, nnếu không có gì ngoài ý muốn thì khả năng chúng ta sẽ phải khai chiến, Vương gia…”.
Tề Vương bật cười: “Xem ra bổn vương phải sớm ngày tính toán thôi.
Dứt lời, gã nhìn Ân Vô Chấp: “Lúc trước cậu nằng nặc muốn bắt chủ nnhân đôi mắt này về để xem diện mạo thật của kẻ ấy ra sao, giờ lại gấp gáp quay về như thế, chẳng hay trong kinh đã xảy ra chuyện gì?”.
“Không có gì”.
“Vết thương của cậu…!Có chắc là có thể gấp gáp lên đường được không?”.
“Chỉ là vết thương nnhỏ, ngài đừng lo lắng”.
Tề Vương sai người đưa thuốc trị thương cho hắn, lúc được đẩy đi thì cất tiếng: “Phía bệ hạ…”.


Gã hơi dừng lại.

“Thôi”.
Ân Vô Chấp nói: “Thần sẽ thay Vương gia gửi lời vấn an đến bệ hạ”.
Tiếng bánh xe lăn trên mặt đất dần xa, một tiếng cười khẽ vọng lại: “Đừng khiến tâm trạng nó xấu đi chứ”.
Tề Vương bỗng ra hiệu dừng ở ngay khúc rẽ, miễn cưỡng gọi: “Ân Vô Chấp”.
“?”.
“Cậu phải cẩn thận”.

Gã nói, ý tứ sâu xa.

“Trong cung có quỷ”.
Xe lăn rẽ qua khúc quanh trên hành lang.

Đất Tề vốn nắng gắt, Tề Vương hơi híp mắt nhìn lên bầu trời, hỏi: “Chúng ta đã không nhìn thấy tuyết được bao lâu rồi?”.
“Vài năm ạ”.
Một cơn gió thổi thốc vào trong viện, Tề Vương chậm rãi hỏi: “Ngươi thử nói xem, Ân Vô Chấp có thể sống sót bao lâu?”.
“…”.

Khóe miệng của người sau lưng gã giần giật: “Mong Thế tử điện hạ có cát tinh cao chiếu, bệ hạ vạn sự hài lòng”.
“Mong là lúc sinh thời, bổn vương có thể nhìn thấy tuyết rơi tại kinh thành thêm một lần nữa”.
Đúng là có không ít tấu chương đòi Khương Ngộ nạp phi nhưng y chẳng đọc chữ nào, Trần Tử Diễm cũng không nhắc tới.
Quả như Trần Tử Diễm đã đoán, khai triều chưa được bao lâu mà chuyện này đã bị lôi ra thảo luận trên điện Thừa Đức.
Khương Ngộ đàng hoàng ngồi trên xe lăn, nghe họ bàn tới bàn lui, chỉ bảo muốn nạp phi mà chẳng nói rõ là cô nương nhà nào.
Y hiếm khi nói một câu thật dài trước bá quan văn võ: “Các ngươi không cần lo lắng, trẫm đã có ứng cử viên cho ngôi Hoàng hậu”.
Dứt lời, nghĩ tới chuyện cưới vợ rườm rà, Khương Ngộ lại thấy có đôi phần hối hận.
Nhưng nói lời phải giữ lấy lời, sớm muộn gì y chẳng phải cưới cô Hoàng hậu này, sớm muộn gì chẳng phải gặp mặt, sớm muộn gì chẳng phải bái trời lạy đất.
…!Đáng ghét.

Lại càng không muốn cưới.
Câu trước là không thấy vui, đến câu sau là thành không vui.
Y rầu rĩ nói: “Cưới trưởng nữ của nhà Thu Thượng thư, Thu Vô Trần”.
Câu này vừa dứt, cả điện Thừa Đức như nổ tung, toàn bộ kinh thành sôi sục.
Thiên tử muốn cưới Thu Vô Trần! Thu Vô Trần nào? Đương nhiên là thê tử của Khương nguyên Thái tử, Thu Vô Trần!
Chẳng phải đó là người chị dâu góa bụa của y hay sao?
Trời ạ, tên hôn quân, bại hoại cương thường, vô liêm sỉ, đúng là đáng chết!!
Đêm ấy, Khương Ngộ mơ mình bị người dân cả nước đẩy lên giàn thiêu.
Những ngọn đuốc bốc cháy rừng rực, đốt máu thịt y thành tro.
Trên đời này, chẳng gì bằng thể xác chết đi để linh hồn tiêu tan, cắt đứt lục giới.
Chẳng mấy khi Khương Ngộ cong khóe miệng cười trong mơ.
Trên người y, một bóng đen yên lặng phủ phục mà không hề nhúc nhích, chẳng khác nào ma quỷ..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.