Cuộc Sống Hàng Ngày Của Một Tên Lười Không Thiết Sống

Chương 47: Đến Cả Một Con Chó Còn Yêu Cuộc Sống Hơn Ngươi


Bạn đang đọc Cuộc Sống Hàng Ngày Của Một Tên Lười Không Thiết Sống – Chương 47: Đến Cả Một Con Chó Còn Yêu Cuộc Sống Hơn Ngươi


Ra khỏi phủ Định Nam Vương, Tề Hãn Miểu vẫn còn thấy sợ hãi trong lòng: “Thực sự là nô tài sợ chết khiếp đi được, may mà người đưa bệ hạ đi là Thế tử điện hạ.

Bệ hạ ơi, sau này người đi với ai thì nhớ nói với cung nhân bên cạnh một tiếng nhé”.
Khương Ngộ mặc kệ lão.
Trần Tử Diễm nói: “Lúc đó ta đang bắt chó”.
Tuy cuối cùng không bắt được.

Chẳng biết trong phòng Ân Vô Chấp có cơ quan gì mà chỉ trong chớp mắt A Quế đã biến mất.
Nhưng Trần Tử Diễm vẫn thấy kì lạ, không biết rốt cuộc Ân Vô Chấp đã nói gì với bệ hạ trong căn phòng kia để y từ bỏ việc bắt A Quế.
Lần này thiên tử xuất cung chỉ bằng một chiếc xe nhỏ mà thôi, nhưng bên cạnh cũng phải có trăm người kèm theo.

Vì trời lạnh nên trong xe ngựa kín mít, hạ tấm ván xuống là có thể đẩy xe lăn lên ngay.
Lúc chuẩn bị khởi hành, Khương Ngộ cất tiếng: “Đừng về cung”.
Tề Hãn Miểu căng thẳng: “Bệ hạ muốn đi đâu ạ?”.
“Quán rượu”.
Y và Ân Vô Chấp hẹn nhau ở con sông đào quanh hoàng cung vào tối nay, trong cung canh giữ nghiêm ngặt, dù y có muốn dùng ám vệ thì khi xuất cung cũng sẽ kinh động tới kẻ khác.
Huống hồ y là hôn quân mà còn chưa giở trò gì trong thành cả, sao có thể tính là hôn quân.
Cừu Dục Cát hỏi: “Bệ hạ muốn tới quán nào?”.
“Tốt nhất”.

Khương Ngộ có biết quán nào với quán nào đâu.

“Ngươi mau đuổi hết tất cả ra ngoài đi, trẫm muốn được ở một mình”.
Y cố ý tỏ ra rất ngông cuồng, nhưng trên thực tế giọng nói bình thản không chút dao động kia lại chẳng khiến người ta ghét mà chỉ thấy đó là chuyện đương nhiên.
Thực ra căn bản chẳng cần y ra lệnh thì Cừu Dục Cát cũng chuẩn bị làm thế.

Nếu trong quán rượu có người không liên quan mà lỡ đụng chạm tới Hoàng đế, kẻ hầu hạ có trăm cái đầu cũng không đủ đền tội.
Lần này Tả Hạo Thanh được phân tới đất Tề cùng Ân Vô Chấp, vì thời gian gấp gáp nên đành cáo biệt đồng nghiệp ở ngay lầu Kim Nhã.
Kết quả hắn ta vừa mới uống được một bình rượu, đồ ăn vừa được dọn lên đầy bàn thì đã có vài kẻ mặc khôi giáp bước lên, lần lượt gõ cửa phòng riêng mời họ rời đi.
Lầu Kim Nhã nổi danh là chỉ tiếp khách quý chứ không tiếp khách giàu, người có thể đặt chỗ ở đây thì ai cũng có mắt nhìn cả.
Tả Hạo Thanh thẳng tay mở cửa sổ ra nhìn, thấy Trần Tử Diễm và Tề Hãn Miểu thì biến sắc, không đợi binh lính đến đã cáo biệt các đồng liêu rồi bước xuống lầu.
“Có ý gì đây?”.

Bên cạnh hắn ta vẫn còn kẻ chưa kịp phản ứng.


“Tên nào dám đuổi cả Thị lang bộ Binh thế? Không biết cha huynh là ai à?”.
Tả Hạo Thanh thầm nghĩ: cha ta mà ở đây thì cũng phải quỳ xuống thôi.

Hắn ta túm lấy cổ tay bạn mình: “Đừng nói nữa, đi mau”.
“Ta còn chưa nghe hết câu chuyện kia mà”.

Bạn hắn ta trợn mắt, lờ đờ nhìn sang bên cạnh, thấy tiên sinh kể chuyện cũng đang rụt đầu bỏ đi thì giãy giụa đòi bước tới: “Tiên sinh ở đằng kia, tiên sinh đừng đi, tiên sinh kể nốt đã nào, tiên sinh…”.
Gã khàn giọng gọi, khiến Khương Ngộ ngồi trong xe phải mở mắt: “Kẻ nào dám làm ồn, có bất mãn gì với trẫm ư?”.
Trần Tử Diễm đỡ trán.

Từ nhỏ hắn ta và Tả Hạo Thanh đã đối đầu với nhau, bây giờ thấy người kia thì muốn tránh mặt, nhưng câu nói của Khương Ngộ lại khiến hắn ta không thể không ngăn Tả Hạo Thanh lại mà trầm giọng: “Bệ hạ muốn gặp các ngươi”.
Nửa canh giờ sau, mọi người ở lầu Kim Nhã đã đi hết, Khương Ngộ một mình chiếm hết cả quán đúng như ý nguyện.
Trong đại sảnh nghe được cả tiếng kim rơi, Tả Hạo Thanh và người bạn kia cùng quỳ dưới đất: “Vị này chính là Nhiễm Y Miểu – Nhiễm Thám hoa, bây giờ đang đảm nhiệm việc công văn ở bộ Lại, bệ hạ còn nhớ không?”.
Khương Ngộ nhớ ra gã rồi, lúc lâm triều thì suốt ngày núp đằng sau đứng ngủ, lúc hô vạn tuế thì cũng quỳ, lúc thảo luận đại sự cũng đáp vâng, đúng là một tên gió chiều nào xuôi theo chiều ấy.
Lúc này Nhiễm Y Miểu đã bị dội nước cho tỉnh táo lại, gương mặt đỏ rực lên vì rượu vẫn chưa hề đổi sang màu khác, gã quỳ trên đất, có vẻ đang run run: “Bệ hạ, bệ hạ tha tội, thần không biết bệ hạ giá lâm, thần uống vài chén, sơ suất động chạm thánh giá, thực sự là tội đáng muôn chết”.
“Ngươi oán hận cái gì?”.
Tả Hạo Thanh chỉ sợ rượu ngấm rồi gã nói không rõ, bèn chủ động giải thích: “Ban nãy chúng thần ở lầu hai nghe kể chuyện đúng lúc tới tình tiết gay cấn.

Nhiễm đại nhân vội vàng muốn biết câu chuyện phần sau thế nào nên mới đòi tìm tiên sinh kẻ chuyện, không cẩn thận động chạm tới bệ hạ, quả là vô tình thôi, xin bệ hạ tha tội”.
Khương Ngộ chỉ lo không biết nên làm hôn quân thế nào.

Y nói: “Trẫm có mặt ở đây, nếu đã xảy ra động chạm thì không có chuyện vô tình”.
Nhiễm Y Miểu tỉnh táo hẳn, sắc mặt nhất thời trắng bệch.
“Người đâu, giải tên này về phủ”.

Khương Ngộ hạ quyết tâm.

“Theo dõi chặt chẽ, không cho ngủ năm ngày năm đêm”.
Tả Hạo Thanh: “.”.
Làm hắn ta sợ chết khiếp.
Nhiễm Y Miểu lo sợ: “Bệ hạ, bệ hạ ơi, hay người cứ đánh thần một trận đi bệ hạ”.
Khương Ngộ không hiểu: “Ngươi muốn chịu đòn?”.
“Thần nguyện chịu đòn!”.
“Thế thì đánh một trận đi, sau đó tiếp tục phạt không được ngủ”.
Nhiễm Y Miểu nhanh chóng bị kéo xuống, Tả Hạo Thanh lau mồ hôi trán, cất lời: “Thưa bệ hạ, thần…”.
“Tiên sinh kể chuyện gì?”.

Dù sao Tả Hạo Thanh cũng không phải tiên sinh kể chuyện, hắn ta kể lại đến là trúc trắc, cuối cùng vẫn phải nhờ Trần Tử Diễm diễn đạt lại cho Khương Ngộ.
Đại khái là chuyện xưa về tài tử và giai nhân.

Cô gái là tiểu thư khuê các nhà giàu, vì thư sinh nghèo mà gạt bỏ hôn ước với con trai nhà phú ông, định cùng nhau chạy trốn.

Không ngờ đêm ấy thư sinh lại thất hẹn, khiến nàng chờ đằng đẵng cả một đêm.
Vì thế Nhiễm Y Miểu rất tò mò, không đợi nổi mà muốn biết kết cục của thư sinh kia.
Khương Ngộ muốn biết kết cục.
Tả Hạo Thanh cũng muốn biết kết cục.
Nhiễm Y Miểu còn muốn biết kết cục hơn họ nữa.
Khương Ngộ nói với Tả Hạo Thanh: “Trẫm nghe nói ngươi có tài bắn tên vô song, trước khi tới đất Tề thì leo lên nóc nhà hộ giá trẫm đi”.
Quán rượu có ba tầng, nóc nhà xây cao, gió rất to.
Tiên sinh kể chuyện nhanh chóng được đội hộ vệ dẫn tới, Nhiễm Y Miểu nằm nhoài trên băng ghế hành hình, vểnh tai lên nghe cách một lớp cửa sổ; Tả Hạo Thanh bị đuổi lên nóc nhà hộ giá giữa gió lạnh cũng ôm cung tên ngó xuống.
Tiên sinh được gặp thiên tử thì mặt mày hớn hở, kể lại sinh động như thật.
Nhưng hai kẻ kia không nghe thấy gì.
Cuối cùng tiên sinh kể chuyện nói với Khương Ngộ rằng cô gái kia vẫn tha thứ cho thư sinh, ở bên gã.
Khương Ngộ: “Vậy thôi à”.
Tiên sinh cứ tưởng y không hài lòng, nghĩ tới nghĩ lui, vội vàng quỳ xuống rồi soạn ra một kết cục mới: Cô gái kia vì yêu mà sinh hận, nhớ trong lòng chuyện thất hứa khi xưa, sau khi ở bên nhau thì cố tình bắt nạt thư sinh, cuối cùng giết chết gã.
Khương Ngộ: “Ác thế à”.
Tiên sinh chẳng biết nên làm sao cho phải, run rẩy giải thích: “Bội ước, thất tín, đó nghĩa là người đàn ông đã phụ bạc.

Cô gái kia yêu gã tha thiết, rõ ràng gã đã đồng ý mà lại làm ra hành động vô trách nhiệm như thế, quả là rất quá đáng”.
Cũng logic phết, Khương Ngộ bỏ qua cho lão, nói: “Nếu để Nhiễm Y Miểu và Tả Hạo Thanh biết kết cục thì trẫm sẽ giết ngươi”.
Tiên sinh kể chuyện liên tục dập đầu: “Thảo dân không dám”.
Khương Ngộ đã bắt đầu mệt rũ ra vì phải nói quá nhiều, miễn cưỡng ra lệnh cho tất cả lui đi, vào phòng khách nghỉ ngơi.

Y nằm trên giường, nhắm mắt nghĩ ngợi một chốc.
Thú thực thì y không quá vừa lòng với biểu hiện của Ân Vô Chấp trong phòng chứa củi hôm nay.

Ân Vô Chấp vốn là tên nhát gan, lúc hôn cũng phải cẩn thận từng li từng tí, hoàn toàn không hung hãn như ngày trước.
Y bỗng ý thức được, dường như chuyện này có liên quan tới chuyện Ân Vô Chấp thích mình.
Khương Ngộ không muốn tìm hiểu tại sao Ân Vô Chấp lại thích mình, nhưng hiển nhiên sự kiện ấy nằm cách dự định của y một quãng rất xa.


Y cần Ân Vô Chấp hận mình, ghét mình, giết mình, chứ không phải như bây giờ – Ân Vô Chấp nói gì y nghe nấy, dù hắn có thực sự chuẩn bị bất ngờ gì để mua vui cho mình…!thì có thể bằng được cái chết không?
Trên đời chẳng còn gì vui hơn làm du hồn nữa, bị giết mới là kết cục duy nhất của hôn quân.

Dù là để chỉnh lại lịch sử hay để thỏa mãn bản thân thì y đều không nên tới gặp Ân Vô Chấp.
“Người đâu”.

Y nhớ lại kết cục của thư sinh trong câu chuyện kia, nói: “Về cung”.
Đêm hôm ấy trăng sáng như gương, lớp tuyết trên đất cũng phản chiếu ánh trăng sáng vằng vặc.
Cạnh con sông đào quanh hoàng cung, Ân Vô Chấp khoác áo choàng trắng, cụp mắt nhìn mặt nước đã đóng băng.
A Quế đang chạy như bay trên băng, trượt tới chỗ hắn thì lập tức tung người nhảy lên, thân mật cọ vào chân hắn.
Ân Vô Chấp ngồi xổm xuống xoa đầu nó, ngước mắt nhìn hoàng cung trước mặt, đôi con ngươi đen nhánh thoáng nỗi chờ mong: “Đừng sốt ruột, hết đêm nay rồi nhất định y sẽ thỏa mãn, sẽ không muốn làm thịt mày nữa đâu”.
A Quế nghiêng đầu liếm vết thương trong lòng bàn tay hắn, Ân Vô Chấp thản nhiên liếc nhìn một cái: “Không phải vì mày hết đấy à, chẳng thế thì tại sao tao phải khiến y hài lòng”.
“Ử ử”.
Ân Vô Chấp đỏ mặt: “Mình mày thông minh chắc”.
Dứt lời, hắn mím môi, thận trọng nở nụ cười.
“Ừm, thực ra đã làm từ lâu rồi…!từ lúc y đòi bay, tao cũng chẳng biết y có vừa lòng không nữa”.

Hắn gãi tai cho A Quế.

“Thực ra tao không định đưa y đâu, tao thừa nhận, phải nhờ mày tao mới có cơ hội tặng nó cho y”.
“Gâu gâu”.

Có lẽ A Quế cũng nhận ra chủ nhân mình đang vui, hớn hở cọ vào chân hắn rồi lại chạy quanh người hắn mấy vòng.
Thời gian trôi đi, mặt trăng bị mây đen che khuất, nơi đáy mắt Ân Vô Chấp cũng như bị bao phủ bởi sương mù.
Xung quanh chỉ còn làn tuyết trắng cô độc.
“Ẳng…”.
Như thay lời chủ nhân, A Quế kêu lên một tiếng đầy buồn bã.
Khi hừng đông tới, bên con sông đào đã chẳng còn thấy bóng người.
“Lần này…!Thế tử phải sang năm mới quay lại”.

Trong điện Thái Cực, Tề Hãn Miểu đổi huân hương, nói với thiên tử đang lẳng lặng dựa vào trên ghế.

“Nhưng cũng không sao, chắc Tề Vương sẽ mời ngài ấy tới ăn Tết”.
Khương Ngộ không để ý tới lão, chỉ chán nản hỏi: “Tìm được A Quế chưa?”.
Y vẫn còn muốn làm thịt chó.
Ân Vô Chấp cứ tưởng mình tới đất Tề là có thể thoát được kẻ bạc tình kia, nào ngờ Trần Tử Diễm liên tục gửi thư dồn dập.
“Ngày thứ ba kể từ lúc đệ đi, bệ hạ hỏi tới chuyện của A Quế.

Ta và Tề công công đều nhận ra người sẽ làm gì đó với A Quế nên đều đáp là đệ đã đưa nó theo rồi, nhưng hình như bệ hạ không tin tưởng lắm đâu”.
“Ngày thứ tư, hôm nay bệ hạ ngủ cả ngày, ta cố tình để ý theo lời đệ nói thì đúng là người suýt tự khiến bản thân ngạt thở đến chết, may là ta đã gọi Cốc Thái y tới sẵn”.
“Ngày thứ năm, hôm nay Tương Vương tới gặp bệ hạ, tất cả mọi người đều bị cho lui.


Ta có cảm giác tình huynh đệ của hai người họ khác với lời đồn xưa nay, vì bệ hạ đánh Tương Vương một trận”.
“Ngày thứ bảy, hôm nay bệ hạ ngủ cả ngày, lại suýt tự khiến bản thân ngạt thở đến chết, ta sai người khiêng kiệu cho bệ hạ bay một vòng quanh hoàng cung, ổn cả rồi”.
“Ngày thứ tám, hôm nay bệ hạ ngủ cả ngày, không có tình huống bất ngờ”.
“Ngày thứ mười lăm, bệ hạ lại phái người ra ngoài tìm chó, người tin chắc đệ không hề đưa A Quế theo, rốt cuộc đệ có đưa nó theo không vậy?”.
“Ngày thứ mười tám, bệ hạ ngủ nửa ngày, Tương Vương đến, ăn một trận đòn rồi đi”.
“Ngày thứ hai mươi, gấp! Bệ hạ tự dưng nảy sinh ý nghĩ muốn xây dựng một cung điện, lại còn đòi phải bằng vàng ròng! Phải làm sao đây”.
“Ngày thứ hai mươi mốt, gấp! Bệ hạ đòi cung điện bằng vàng ròng! Làm sao bây giờ!!”.
“Ngày thứ hai mươi hai, gấp! Đệ có nhận được mấy bức thư trước không, phải làm sao với cái cung điện vàng ròng bây giờ!”.
“Ngày thứ hai mươi ba, cuối cùng cũng nhận được thư của đệ rồi, đã bắt đầu sai người thiết kế rồi, lúc bẩm báo có vẻ bệ hạ rất hài lòng.

Đúng là chỉ có đệ mới biết cách”.
“Ngày thứ hai mươi lăm, hôm nay bệ hạ lại suýt khiến bản thân ngạt thở đến chết”.
“Ngày thứ hai mươi sáu, bệ hạ ngủ nửa ngày, Tương Vương tới ăn một trận đòn rồi đi”.
“Ngày thứ hai mươi tám, bệ hạ tìm thấy A Quế rồi, hóa ra đệ gửi nó về một nhà làm nông ở ngoại thành à.

Ngay cả ta cũng không tin tưởng được đúng không? Giờ thì hay rồi, bệ hạ muốn làm thịt A Quế, đã bị nhốt vào lồng đưa tới phòng Ngự thiện rồi đấy”.
“Ngày thứ ba mươi lăm, liên tục nhận được mấy bức thư đệ gửi dò hỏi tin tức về A Quế, hóa ra đệ cũng biết sợ à.

Yên tâm, A Quế được Thái hoàng thái hậu cứu rồi, dù sao cũng là thần khuyển đã cứu tiên đế thì không dễ xảy ra chuyện thế đâu.

Điều đáng nói là A Quế còn cứu Thái hoàng thái hậu nữa, không biết kẻ nào dám hạ độc trong bát của Thái hoàng thái hậu, may là đúng lúc A Quế ở trong cung người”.
“Ngày thứ ba mươi tám, ta còn tưởng đệ không thích nghe chuyện về bệ hạ chứ.

Người không sao nhưng ngày nào cũng ăn ít lắm, gầy rộc cả đi rồi”.
“Ngày thứ bốn mươi, bây giờ A Quế ở trong cung như cá gặp nước, còn hăng hái hơn cả đội hộ vệ, rà soát từng cung một, nhưng hình như bệ hạ không thích nó lắm, chẳng biết tại sao”.
“Ngày thứ bốn mươi lăm, hôm nay Tương Vương đột nhiên nhắc tới việc một năm trước nhìn thấy bệ hạ và A Quế ở rừng trúc nơi ngoại thành, chẳng phải xưa nay nó với đệ như hình với bóng sao, có phải đệ cũng có mặt ở đó không?”.
“Ngày thứ bốn mươi chín, giao thừa vui vẻ, hôm nay bệ hạ có vẻ vui lắm, người giẫm hết số tuyết đã được nuôi bên ngoài từ lâu, tiếc là đệ không thấy được”.
“Ngày thứ năm mươi, bệ hạ đã ngủ một ngày một đêm rồi, ăn nhiều hơn hôm trước, chẳng biết có phải do giẫm tuyết nên mệt hay không.

Tương Vương đến một lúc, không bị ăn đòn, lúc đi còn có vẻ tiếc nuối lắm”.
“Ngày thứ sáu mươi lăm, mừng Tết Nguyên tiêu, ngày mai sẽ khai triều, bao giờ đệ mới về?”.
Ngày mai khai triều.
Khương Ngộ nằm trên giường, liên tục mười mấy ngày không phải lên triều, y gần như đã quên mất lên triều đại diện cho thứ gì rồi.
Lên triều nghĩa là phải dậy sớm, nghĩa là mệt, nghĩa là giày vò, nghĩa là một ngày mới sống không bằng chết lại bắt đầu.
Y chậm rãi trở mình, chôn mặt vào gối.
Xin hãy cho Tang Phê đi chết đi mà.
Con chó đen to đùng trên đất vểnh tai nghe, màn giường bị một cái móng vuốt đen thui víu lấy, A Quế nhảy lên giường, chu đáo cắn vào vai áo y mà lật lại.
Khương Ngộ: “.”.
Vì sao y không thích A Quế à, đây chính là nguyên nhân đấy..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.