Bạn đang đọc Cuộc Gặp Gỡ Kì Lạ: Vạn Kiếp Yêu Em – Chương 27
Đèn phòng khách đã tắt nhưng đèn nhà bếp vẫn còn sáng.
Ba Bì Bì vừa mới đi làm về, một bát cơm thừa, một túi cải muối chua, kèm theo tiếng hàm nhai thật khí thế.
Cô chợt cảm thấy ấm áp trào dâng. Thế giới hiện thực biết bao. Mặc dù ngôi nhà rất chật hẹp, đồ đạc đều đã cũ, để tiết kiệm điện nên ánh đèn rất mờ. Thế nhưng đây là ngôi nhà mà Bì Bì đã sống suốt hai mươi năm qua.
“Bì Bì, sao muộn vậy còn về nhà?” Nghe thấy tiếng động, ba Bì Bì ngẩng đầu lên, hơi kinh ngạc, “Sao con lại cạo đầu như thế?”
“Đơn vị con phát động phong trào, con tình nguyện tham gia cổ vũ những bệnh nhân bị ung thư.”
“À.” Ông lại tiếp tục vùi đầu ăn cơm.
Bì Bì để ý thấy trên tay ba đang quấn một miếng gạc, vội hỏi: “Ba, tay ba bị sao vậy?”
“Khi đang làm việc không cẩn thận nên bị cắt phải, chỉ là một vết thương nhẹ, không có gì đâu.”
“Ba đi bệnh viện chưa? Coi chừng kẻo bị nhiễm trùng đó.”
“Ở nhà có thuốc dán, dán lên một miếng là được rồi.” Giọng ông cất lên ồm ồm, “Đi bệnh viện chi cho phiền phức, chờ xếp hàng lâu lắm.”
“Ba không bận, sợ xếp hàng gì chứ.” Bì Bì lỡ lời nói một câu, nói xong lập tức hối hận. Ba cô bày bán hàng trên vỉa hè kiếm không được bao nhiêu tiền, việc đi sửa bồn cầu gần đây cũng không còn đắc như trước nữa. Trước kia máy nhắn tin kêu suốt, sửa một lần được đến bảy mươi đồng, nhưng hiện giờ có khi hai tuần mới nhận được một cuộc gọi. Có một lần, bồn cầu một nhà nọ bị nghẹt, sửa gần xong mới phát hiện thứ làm nghẹt chỉ là một cây tăm, chủ nhà chẳng chịu trả tiền, ba Bì Bì nổi bực mắng vài lời thô tục, con trai gia đình đó không vui, thế là hai người lao vào đánh nhau. Ba Bì Bì tuổi già sức yếu, không phải đối thủ của cậu ta, nên phải mang mặt mũi tím bầm quay về. Vì vậy mẹ Bì Bì không ngừng buông lời trách móc chồng mình không có tương lai, biết bao người làm ăn kinh doanh đều giàu to, vì sao ông ấy mãi mà một chút tiền cỏn con cũng không kiếm được. Hại cả nhà phải thắt lưng buộc bụng, nhịn đói nhịn khát theo ông.
May mắn là, thần kinh của ba cũng rất vững giống Bì Bì, không nghĩ nhiều mà chỉ nói: “Muộn rồi, đi ngủ đi.”
Trong phòng ngủ vọng ra tiếng TV đang nói. Mẹ Bì Bì rất thích xem TV nên ngủ rất trễ. Bì Bì mở tủ lạnh, muốn tìm ít nước ngọt để uống, nhưng tủ lạnh trống trơn, ngoài một túi cải trắng cộng với hơn mười túi cải muối Phù Lăng thì chẳng còn thứ gì, ngay cả một quả trứng cũng không có.
Cô không kiềm được than vãn: “Ba, lương con đưa tháng này đâu, nhà mình không nghèo đến vậy chứ? Làm gì đến nỗi ba phải ăn cải muối suốt thế.”
“Ừm.” Ông nhanh chóng vét sạch những hạt cơm cuối cùng trong bát, “Mẹ con mua phiếu hội viên nửa năm ở câu lạc bộ thẩm mỹ. Bà ấy nói, mọi người trong công ty đều mua, cả tập thể đều mua, mình không mua thì rất mất mặt.”
Bì Bì lấy ví tiền của mình ra. Chẳng còn dư bao nhiêu. Cô lấy ra ba trăm đồng dúi cho ba, sau đó đưa cho ông một tấm thẻ atm: “Đây là tiền gửi ngân hàng của con, trong nhà có chuyện gì gấp cần chi thì cứ lấy mà chi. Mật khẩu là 3027.”
Tiền trong thẻ này là tiền Bì Bì chuẩn bị cho đám cưới. Từng đồng đều được tích góp từng ly từng tí.
Nói xong cô nặng nề cất bước vào phòng ngủ, đưa tay bật điện lên, mẹ Bì Bì giật mình bật dậy khỏi chăn: “Bì Bì?”
Cô đi thẳng đến tủ quần áo, lấy túi xách của mẹ ra, tìm tấm thẻ hội viên làm đẹp ném đến trước mặt bà: “Mẹ, ngày mai mẹ đi trả lại thẻ này ngay. Hiện giờ nhà mình đang khó khăn, cả nhà đều phải sống tiết kiệm, mẹ cũng đóng góp chút đi.”
Mẹ Bì Bì tái mặt: “Nó chẳng đáng bao nhiêu tiền! Bắt mẹ đi trả lại? Thật mất mặt lắm!”
“Sĩ diện của mẹ còn quan trọng hơn cuộc sống của gia đình mình ư?”
“Chà chà. Đại tiểu thư, cô thật là hiếu thảo. Nhìn con bé Hai nhà dì Thôi mà xem, ra ngoài kiếm thật nhiều tiền, tháng này đưa cho bà ta những hai nghìn đồng để tiêu vặt, còn thuê giúp việc về nấu cơm. Con gái lớn nhà họ Long đối diện, người ta tốt nghiệp cùng trường với cô, giờ thì sao, chê phòng ở nhà nhỏ quá, đưa liền ẹ nó ba mươi vạn tiền mặt để mua nhà mới. Mẹ cũng đâu trông cậy nhiều gì vào cô, vậy mà cô còn đi quản chuyện của mẹ?”
Bì Bì không thèm tranh cãi, lấy điện thoại ra đưa cho bà ấy: “Mẹ, Hay bây giờ mẹ hãy gọi ngay cho cô Cả nhà họ Long, nói với cô ta rằng, mẹ muốn làm thân với cô ta, hỏi xem cô ta có bằng lòng ẹ sang nhà cô ta sống không. Nếu cô ta bằng lòng, xin mẹ cứ tự nhiên!”
Mẹ Bì Bì cao giọng, giọng lên đến quãng tám: “A ha! Cô nghĩ cô kiếm được chút tiền là có thể huênh hoang phải không? Mẹ cần cô nuôi sao? Mẹ không tự nuôi nổi mình sao? Từ lâu đã bảo cô trông chừng Gia Lân, là trông chừng Gia Lân, thấy cô bình thường cũng rất mồm mép, cái khôn cái ngoan chạy đâu hết rồi? Nếu cô cưới nó, chẳng phải giờ này đã được ăn sung mặc sướng, ở trong nhà cao cửa rộng rồi sao? Dù không kết hôn, cũng không đáng phải trở mặt thành thù với nó. Càng nhiều bạn bè càng thêm nhiều con đường rộng mở. Gia Lân người ta thật là đứa trẻ tốt, sự không thành nhưng vẫn thấu tình đạt lý, ra nước ngoài rồi mà vẫn nhớ đến cô. Nói cho cô nghe, tiền ấy không phải của cô, đó là tiền Gia Lân gửi cho tôi.”
Mặt cô lập tức trắng bệt: “Gia Lân? Gia Lân gửi tiền ẹ?”
“Thấy nó viết thư cho cô mà cô chưa về, mẹ liền viết gửi lại cho nó một bức, kể về tình hình trong nhà. Cho cô biết một sự thật, ba cô không ẹ kể. Ngôi nhà này của chúng ta, trước kia là tài sản thuộc sở hữu của nhà nước, giờ phải chuyển nhượng quyền sở hữu tư nhân, tuy không phải chỗ đắc địa, nhưng cũng phải nộp hơn mấy vạn. Gia Lân ở nước ngoài, tỷ giá đô la so với nhân dân tệ là một so với bảy. Người ta…”
“Mẹ, mẹ nhận của anh ấy bao nhiêu tiền?”
“Không nhiều lắm, hai nghìn …”
“Đô la?”
“Chẳng lẽ là nhân dân tệ?”
“Mẹ, mẹ có biết rằng anh ấy chỉ là một sinh viên? Vẫn còn đang làm thêm? Anh ấy có gia đình, có vợ, cũng có cha mẹ cần hiếu thuận, cuộc sống ở nước ngoài khó khăn thiếu thốn như thế, mẹ so với anh ấy có gì gọi là nghèo? Mẹ muốn làm mẹ vợ đến điên luôn rồi à? Đưa tiền đây cho con, con gửi trả lại anh ấy!” Giọng không nén được cũng cao lên rồi.
Mẹ Bì Bì chìa hai bàn tay ra: “Đã tiêu hết từ lâu. Mấy hôm trước ba cô nói nhiều người chơi cổ phiếu đã giàu to, ông ấy cũng muốn thử, mẹ đưa cho ông ấy hơn một nửa. Nào ngờ vận của ông ấy đen như vậy, chỉ tự chui đầu vào rọ.”
Thấy vẻ mặt Bì Bì càng lúc càng sầm lại, sắp phùng mang trợn mắt đến nơi, mẹ Bì Bì hơi chột dạ, hít lấy hai hơi rồi hạ giọng nói: “Thôi bỏ đi, mai mang trả lại thẻ làm đẹp, vậy đã được chưa? Không nên mới về nhà đã la lối lớn tiếng với mẹ. Tốt xấu gì mẹ cũng là mẹ cô, sinh ra cô không phải dễ!”
Bì Bì cắn chặt răng, nghẹn một bụng tức, nhưng cuối cùng vẫn chọn cách không cãi nhau với mẹ nữa: “Xin lỗi mẹ, thái độ vừa rồi của con không đúng. Thư Gia Lân gửi ở đâu? Anh ấy còn nhắn gì với con không?”
“Nghe vậy thì gửi chi phiếu về, dặn mẹ đừng nói cho con biết. Nói rằng chuyện này nó đã cho Điền Hân biết, nên bảo chúng ta cứ yên tâm mà dùng. Còn nhắc hồi xưa khi còn bé đến ăn không nhà mình, mẹ và bà nội đều thương yêu nó, đây coi như là nó hiếu kính với mẹ và bà nội.”
Bì Bì ra khỏi buồng, thấy trong lời mẹ chứa một chút ướt át, lại quay đầu lại hỏi một câu: “Mẹ chắc chắn là anh ấy chỉ gửi về hai nghìn thôi ư?”
“À … Ừ … Gửi hai nghìn, mỗi lần hai nghìn.”
Bì Bì giận đến không thốt nên lời, đi vào nhà vệ sinh rửa mặt, rồi hầm hầm ôm chăn ra xô pha phòng khách ngủ.
Tối đó, không hiểu sao cô lại mơ thấy Hạ Lan Tĩnh Đình. Khắp mọi ngóc ngách trong đầu đều là hình bóng của anh. Dưới ánh trăng, trong bụi hoa, dưới tàng cây. Khắp nơi đều có mùi dương sỉ vờn quanh. Cô nghĩ rằng đó là Gia Lân, nhưng người trong mơ đeo kính đen, mặc áo sơ mi vải lanh mà chỉ có Hạ Lan Tĩnh Đình mới thích mặc.
Không phải Gia Lân, bởi vì kiểu thân thiết trực tiếp không cần chăn đệm, giữa cô và Gia Lân chưa bao giờ có.
Sáng ngày hôm sau, bà nội đi mua điểm tâm về, Bì Bì hỏi bà về khúc “Cây tầm gửi” kia.
“Cây tầm gửi gì?”
Cô bèn hát lại cho bà nghe: ” Rượu biệt ly bán đấng nam nhi. Thấy trà thơm vội vàng che mũi. Trách chợ sớm đếm đong lui tới. Trộm liếc quần áo dáng hình gì. Trêu tùy tùng ngẩng đầu ngóng trông. Lụa rao, câu sớm, Đức sinh đường. Gội sạch, đứng ca, ngõ Điềm Thủy.”
“À, là bài này.” Bà nội gật đầu, “Bà nhớ rồi. Năm con ba tuổi con vẫn thường hát, không phải cô giáo ở nhà trẻ dạy con sao?”
“Không phải ạ … không thể chứ?”
“Bà tưởng con học từ nhà trẻ chứ. Cô Điền dạy con hồi đó còn nhớ không? Cô ấy sống trong một ngôi nhà ba tầng ở phía trước. Chẳng phải Tiểu Khánh, con gái của cô ấy từng học chung tiểu học với con sao? Hôm qua đi chợ bà còn gặp cô Điền, cô ấy còn hỏi khi nào con đến chơi.”
Bì Bì liền gọi điện ngay cho cô Điền.
” … Không. Tuyệt đối không dạy bài đó. Tới giờ vẫn chưa từng nghe qua.” Cô Điền quả quyết nói.
“Em ấy … hồi nhỏ có chuyện gì kỳ lạ không ạ?”
“Cô ngẫm lại …” , “Còn một chuyện này rất vui. Con có nhớ trò Đào Gia Lân không?”
“Nhớ ạ …”
“Hồi nhỏ hai đứa rất thân. Điều duy nhất đó chính là con từng đặt một biệt danh cho trò ấy, gọi trò ấy là Tiểu Hà Nam. Mẹ Gia Lân là người Hà Nam. Trò ấy rất không thích con kêu nó như vậy, vì vậy đã đánh nhau với con, kết quả là con đánh cho cái miệng trò ấy sưng phù lên. Mẹ Gia Lân nghe được chuyện này. Tưởng rằng cô ấy định gặp mẹ con nhưng chỉ tới hỏi cô về những chuyện xảy ra. Cô lên lớp phê bình con. Cô nói Bì Bì à, không được đặt biệt danh cho bạn, lần sau mà tái phạm, cô sẽ phạt con đứng quay vào tường đấy. Con vẫn cứ kêu, càng kêu càng hăng, rất cứng đầu. Không còn cách nào khác, cô chỉ biết kể lại ẹ con nghe chuyện này. Mẹ con dọa con, bảo còn kêu nữa là đưa con đến đồn công an. Lúc này con mới sợ không kêu nữa.”
Tiểu Hà Nam … Bì Bì thấy tai mình ong lên. Trong lòng có cái gì đó rầm rầm sụp đổ.
Trước lúc đến chỗ làm, Bì Bì đến ngân hàng một chuyến, đổi tiền tiết kiệm của mình thành 4 nghìn đô la gửi trả cho Gia Lân. Đồng thời viết cho anh một lá thư ngắn: “Cám ơn sự giúp đỡ của anh.” Nhìn thấy hơn hai vạn nhân tệ chỉ trong chốc lát đã biến mất, Bì Bì lòng đau đến không thở nổi, từ sâu tận đáy lòng đang gào khóc: “Của hồi môn của tôi ơi!”