Bao Công xử án

Chương 17


Đọc truyện Bao Công xử án – Chương 17

Xưa kia, tại tỉnh Quảng Đông bên Tàu, có hai phú thương tên là Triệu Tín và Châu Nghĩa rất thân với nhau. Một bữa, Nghĩa đến nhà Tín rủ bạn hiệp vốn cùng đi bắc Kinh buôn vải đem về bán lại ở tỉnh nhà.
Triệu Tín bảo bạn:
– Từ đây lên đó đường xá xa xôi lại thường có bọn thổ phỉ đón đường cướp bóc. Chuyến này bọn ta mang theo nhiều tiền bạc, tôi tưởng nên thuê đò mà đi đã an ninh lại mau chóng hơn, chẳng hay bác nghĩ sao?
Châu Nghĩa tán thành:
– Bác nói chí phải. Thủy lộ tiện hơn, thôi chúng ta nên ra ngay bến đò thu xếp để ngày mai lên đường cho kịp vụ hàng.
Rồi đôi bạn đưa nhau ra vàm sông gần đó kêu bọn lái đò mà trả giá.
Sau một hồi cò kè bớt một thêm hai, Tín và Nghĩa chịu thuê đò của Trương Triều nên đặt cọc và dặn lái đò neo nguyên tại chỗ để canh tư sớm mai, sẽ khởi hành.
Chờ cho Trương Triều lui xuống ghe rồi, Triệu Tín mới dặn Châu Nghĩa:
– Thôi bây giờ chúng ta về nhà nấy, sắm sửa, gom góm tiền bạc cho kịp. Sáng ngày mai, cứ xuống thẳng đò khỏi cần rủ nhau.
Châu Nghĩa gật đầu nói:
– Như vậy tiện lắm.
Đêm đó, Tín đi nghỉ sớm nên sau khi gà gáy vừa sáng, Tín đã trở dậy kêu vợ sửa soạn hành lý cho mình lên đường. Lát sau, Tín xuống đò trước nằm đợi bạn rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Tên lái đò Trương Triều nghe nói khách đi lên Bắc Kinh buôn vải nay lại thấy ăn mặc sang trọng và ôm theo bọc hành lý to và nặng đoán chắc là Tín có nhiều bạc, nên y nổi lòng tham muốn giết đi để đoạt của.
Nghĩ vậy hắn nhẹ nhàng bò ra đứng trước mũi thuyền nghe ngóng tình hình. Tứ bề yên lặng. Xung quanh đógần 10 chiếc đò khác cũng cắm sào nằm yên như chìm trong giấc ngủ triền miên. Trên bờ vắng hoe, không một bóng người.
Trương Triều lén rút con sào và khẽ bơi thuyền ra xa bờ.
Tới giữa dòng sông, hắn chui vô trong khoang bịt miệng Triệu Tín lại rồi trói gô quăng xuống sông cùng với bọc quần áo, sau khi đã rút hết tiền bạc ra.
Xong xuôi hắn quay đò lại chỗ cũ, giấu kín của cướp được rồi giả bột nằm ngủ, trong lòng khấp khởi mừng thầm vì mần ăn suông sẻ, không ai hay biết gì cả. Nhưng hắn không ngờ có hai bạn thân của y cũng là chủ đò neo kế bên đã được mục đích hành động bất lương của y, từ đầu tới cuối.
Mà dù họ có thấy, Trương Triều cũng không cần vì hắn dư biết họ cũng làm ngơ không dám cáo quan.
Trương Triều nằm trong khoang thuyền đã khá lâu mới thấy trên bờ có tiếng chân người đi tới. Hắn chờ cho Châu Nghĩa gọi tới đôi ba lần mới trở dậy bò ra ngoài mũi thuyền, vươn vai, dụi mắt, lân tiếng hỏi Châu Nghĩa:
– Sao ông hẹn canh tư mà gần sáng tỏ mặt người mới ra vậy? Còn ông nữa đâu?
Nghĩa đáp:
– Tôi tưởng bác Tín đã xuống đò rồi chớ. Đêm qua tôi thức khuya quá nên sáng nay dậy muộn. Vì chúng tôi hẹn nhau ra thẳng đây nên tôi không có ghé qua đằng bác Tín.
Tên lái đò cặp thuyền vô bờ rồi ném tấm ván nhỏ làm cầu cho khách xuống rồi hắn lên bờ ôm giúp hành lý đem xuống trong khoang.
Chặp sau, tên chủ đò giả bộ hỏi Châu Nghĩa:
– Ông kia không đi à?
– Chắc cũng sắp ra tới bây giờ. Thôi để tôi nằm chơi trong này chờ cũng không sao.
Trời sáng tỏ mặt người mà vẫn không thấy Tín ra, Châu Nghĩa sốt ruột mới kêu chủ đò, rồi chỉ nhà Triệu Tín đến kiếm.
Tới nhà Triệu Tín, Trương Triều đứng ngoài cửa, cất tiếng gọi lớn:
– Chị ơi, chị hỡi, mở cửa cho tôi.
Vợ Tín là Tôn thị lúc này còn ngủ (vì canh tư phải dậy sửa soạn cho chồng đi) nghe gọi mới dật mình choàng dậy ra mở cửa.

Trương Triều hỏi Tôn thị:
– Bữa qua chồng chị hẹn với Châu Nghĩa ra đi sớm mai này mà sao tới giờ chưa thấy mặt?
Tôn thị sửng sốt:
– Sao lạ vậy kia. Chồng tôi đi lâu rồi mà.
Trương Triều trở ra đò nói lại với Nghĩa. Nghĩa tức tốc chạy về hỏi vợ bạn:
– Anh đi lâu rồi, thiệt sao chị?
– Nhà tôi đi từ canh tư mà, sao chưa xuống đò thì lạ thiệt. Đây ra đấy có bao xa.
– Thì tôi cũng lấy làm lạ nên mới lại hỏi chị. Thôi bây giờ chị và tôi, ta chia nhau đi kiếm anh chớ lóng ngóng như thế này cũng không có ích gì.
Tôn thị khen phải rồi cả hai chia nhau đi khắp vùng kiếm Triệu Tín. Dĩ nhiên là không thấy rồi.
Đến trưa Châu Nghĩa về nhà nghỉ, trong lòng lo buồn lắm.
Vợ Nghĩa thấy vậy an ủi chồng:
– Chắc là bác ấy gặp bạn rủ đi chơi. Không khéo lát nữa bò về cũng nên.
Châu Nghĩa lắc đầu nói:
– Nàng chưa biết tính bác Tín bằng ta. Bác ấy là người trung tín đã nhận và giữ lời, không sai hện. Vả lại chuyến này đi có đem nhiều vàng bạc, không nhẽ bác ấy dám la cà rong chơi. Tôi nghĩ bác ta có lẽ bị bọn cướp sát hại rồi. Thế nào ta cũng bị rắc rối, lôi thôi.
– Chàng đâu có trách nhiệm gì?
– Nàng nghĩ thế còn nông nổi quá.Mình rủ bác Tín đi buôn nay bác ấy mất tích, nếu mình lờ đi, sợ e họ quy tội mình. Bởi vậy ta phải đi cáo quan trước thì hơn.
Vợ Nghĩa thở dài:
– Thôi chàng tính sao cho khỏi hoạ thì làm.
– Cái đó đã hẳn rồi. Có ai muốn khi không mang lụy vào thân?
Nói đoạn Châu Nghĩa lấy giấy bút làm tờ trình lên huyện quan sở tại.
Huyện quan tiếp đặng đơn biểu Châu Nghĩa ra ngoài chờ rồi ông cho lính đi đòi chủ đò Trương Triệu và vợ Triệu Tín là Tôn thị đến xét hỏi.
Huyện quan cho dẫn cả ba người vô một lượt trước công đường.
Ông hỏi Tôn thị trước tiên:
– Chồng chị đâu?
– Dạ thưa chồng tôi được Châu Nghĩa rủ hiệp vốn lên Bắc Kinh buôn vải về bán kiếm lời. Bữa qua chồng tôi sửa soạn hành lý và gom góp bạc vàng đến sớm nay, hồi canh tư, chồng tôi đã rời nhà xuống đò rồi.
– Thị sai chồng đi từ hồi canh tư mà sa tới nay không thấy xuống đò? Vậy chồng thị đi đâu mất tích?
– Dạ thưa cái đó thì tôi không hiểu.
Huyện quan hỏi tiếp:
– Chồng thị có nói cho ai biết sắp đi xa buông bán không?

– Dạ, hai người bàng cận là Triệu Quãng và triệu Hiệp có biết.
Huyện quan liền cho đòi hai người này đến, họ khai có nghe Triệu Tín nói sắp đi buôn nơi xa.
Huyện quan hỏi vặn:
– Triệu Tín ra đi hồi nào, các ngươi ở gần lại là bà con hẳn phải biết chứ?
– Dạ, thưa thiệt tình chúng tôi không biết.
Huyện quan day qua hỏi chủ đò trương Triều:
– Còn nhà ngươi có thấy Triệu Tín xuống đò hồi nào không?
– Thưa không.
– Đầu đuôi câu chuyện thế nào, phải khai cho rõ ra chứ trả lời như vậy đâu có được.
Trương Triều khai:
– Thưa quan, bữa qua triệu Tín và Châu Nghĩa hai người kêu tôi mướn đò hẹn sớm mai này lúc canh tư, lên đường đi Bắc Kinh mua bán. Tôi chờ mãi đến gần sáng tỏ mặt người, chỉ thấy Châu Nghĩa xuống đò còn Triệu Tín thì không thấy . Các thuyền đậu xung quanh đều biết rõ. Nếu quan không tin xin cứ đòi họ lên hỏi. Châu Nghĩa xuống đò chờ hoài không thấy bạn ra mới chỉ nhà Triệu Tín và biểu tôi đi kêu. Tôi tới nhà thấy cửa đóng im lìm mới cất tiếng gọi tôn thị: “Chị ơi! Chị hỡi! Mở cửa cho tôi” . Lát sau Tôn thị mới chạy ra mở cửa. Tôi hỏi chồng thị đâu sao đã hẹn mà không xuống đò. Thị trả lời chồng đi từ canh tư rồi.
Huyện quan ngắt lời tên chủ đò để hỏi vợ Triệu Tín:
– Phải vậy không?
– Dạ phải, vì phải dậy sớm sửa soạn cho chồng nên khi chồng đi rồi tôi vô giường ngủ lại. đang mơ màng thì nghe tiếng đờn ông kêu tôi mở cửa. Khi ra coi thì gặp bác này (trỏ chủ đò) hỏi thăm như trên.
Huyện quan hất hàm hỏi trương Triều:
– Rồi sao nữa?
– Dạ thưa sau đó tôi trở về đò nói lại cho Châu Nghĩa hay. Nghĩa bỏ đò về liền.
Huyện quan hỏi Châu Nghĩa:
– Có đúng không?
– Dạ đúng. Sau khi nghe chủ đò nói vậy tôi ngạc nhiên vô cùng có chạy lên kiếm Tôn thị hỏi lại rồi hai chúng tôi chia nhau đi kiếm Triệu Tín khắp vùng mà chẳng thấy.
Huyện quan nhìn chằm chằm vào Châu Nghĩa rồi quát:
– Chắc mi giết bạn để đoạt tiền bạc rồi đi cáo quan trước cho khỏi hoạ. Mau khai cho thiệt, chớ có giấu quanh.
– Thưa quan tôi có một mình sao giết bạn tôi đặng. Quan nghĩ nếu giết rồi tôi làm sao giấu thây. Tôi giàu có hơn bạn tôi, điều đó ai cũng biết. Hơn nữa Triệu Tín đối với tôi là bạn chí thân không khi nào tôi nhẫn tâm hại bác ấy. Xin quan minh xét. Tôi vì bạn mà đi minh oan, chớ đâu phải vì hại bạn r6òi sợ hậu hoạ mà đi cáo trước.
Tôn thị thực tình xen vô đỡ cho bạn chồng:
– Thưa quan, Châu Nghĩa và chồng tôi là đôi bạn thâm giao. Chính bác đã từng giúp đỡ chồng tôi không lý gì lại giết bạn.Tôi nghĩ Trương Triều là kẻ đã mưu hại chồng tôi. Xin quan ming xét.
Huyện quan chưa kịp nói chi thì tên chủ đò đã nhanh miệng cãi luôn:
– Xin quan chớ nghe lời tôn thị. Tôi giết sao đặng Triệu Tín một khi xung quanh đò tôi có đếm mười chiếc cùng đậu. Lúc Châu Nghĩa ra tới bến kêu toi thì trời còn chưa sáng mà tôi thì đang ngủ vùi. Điều đó ai cũng biết. Tới khi Châu Nghĩa biểu tôi lên nhà Triệu Tín kiếm bạn, tôi kêu cửa tôn thị còn ngủ. Y thị nói chồng đi từ khuya mà sao xóm giềng không ai hay biết?

Huyện quan quát hỏi Tôn thị:
– Aùc phụ giết chồng rồi thây giấu ở đâu mau khai ra đừng để ta phải dùng cực hình tra tấn.
– Dạ thưa oan cho tôi.
Huyện quan đập bàn la:
– Aùc phụ to gan thiệt. Lính đâu tra tấn nó cho ta.
Bọn mình xúm lại đánh đập Tôn thị tơi bời.
Vợ Triệu Tín khóc ròng, một mực kêu oan, huyện quan hô lính đập nữa. Tôn thị chết đi sống lại mấy lần.
Sau cùng huyện quan ra ngưng tra tấn và hỏi Tôn thị lần chót:
– Mi giấu thây chồng ở đâu, khai ra.
Tôn thị mệt nhọc đáp:
– Mưu giết chồng là tôi. Muốn tìm thây chồng tôi thì lấy thây tôi mà thế, còn hỏi làm chi?
Huyện quan cả giận sai lính vả vào mặt Tôn thị một hồi đến đổ máu mồm, máu mũi rồi ra lệnh tống giam Tôn thị vào khu tử tội.
Sau đó, huyện quan trả tự do cho tên chủ đò Trương Triều, Châu Nghĩa và hai người bàng cận của Triệu Tín là Triệu Quãng và Triệu Hiệp rồi ông làm tờ trình về Thượng Ty xin chém đầu Tôn thị về tội giết chồng.
Giấy chạy tới Thượng Ty hôm trước thì bữa Bao Công đi tuần tra đến huyện lỵ.
Theo thường lệ, Bao Công dạy huyện quan đem trình tất cả hồ sơ các vụ án. Khi coi tới hồ sơ Tôn thị, Bao Công lấy bút son khoanh một vòng bên lời khai của tên chủ đò Trương Triều rồi cho mời huyện quan qua hỏi:
– Quan nghĩ thế nào về lời khai của Trương Triều.
– Thưa thượng quan, đoạn nào?
– À, cái chỗ y khai đến nhà Triệu Tín đó. trong biên bản có ghi khi đến nhà thấy cửa còn đóng, chủ đò lên tiếng gọi Tôn thị, vợ Triệu Tín rằng: “Chị ơi, chị hỡi, mở cửa cho tôi” . Sự kiện này đã được Tôn thị xác nhận là đúng. Vậy quan có ý kiến chi riêng về lời khai này không?
– Dạ thưa không.
Bao Công nhìn huyện quan một lát rồi hỏi tiếp:
– Phải quan xin xử chém đầu Tôn thị không?
– Dạ phải.
– Vậy thì oan cho người ta rồi. May mà ta đến kịp, thôi bây giờ ông cho lính hoả bài đi đòi chủ đò trương Triều về đây cho ta xét hỏi.
Látsau lính đưa tên chủ đò về tới công đường.
Bao Công nhìn hắn từ đầu đến chân rồi đột ngột hỏi:
– Ngươi đã giết Triệu Tín sao còn nhẫn tâm để oan cho Tôn thị?
Trương Triều giả bộ ngạc nhiên:
– Thưa thượng quan, tôi đâu có giết Triệu Tín.
Bao Công cười nhạt và nói dằn một tiếng:
– Đừng lấy vải thưa che mắt thánh. Ngươi đã lộ chân tướng rồi, tưởng ta không thấy sao?
Tên chủ đò chột dạ nhưng vẫn gân cổ cãi:
– Dạ thưa tôi không hề giết chồng Tôn thị.
– Ngươi chối phải không. Được, để ta nói cho coi. Ai sai ngươi lên nhà Triệu Tín?
– Dạ, thưa Châu Nghĩa.

– Hắn dặn ngươi ra sao?
– Dạ, y biểu lên nhà Triệu Tín coi tại sao Tín chưa xuống đò.
– Rồi sao nữa?
– Tôi đến nhà Tín thấy đóng cửa im lìm, tôi gọi cửa…
Bao Công ngắt lời, hỏi mau:
– Gọi thế nào?
– Tôi kêu Tôn thị: “chị ơi, chị hỡi, mở cửa cho tôi”.
– Ngươi quen biết Tôn thị từ trước sao?
– Dạ không?
– Thế tại sao lại gọi Tôn thị mà không kêu Triệu Tín?
– Dạ thưa tại vì… tại vì…
Bao Công vỗ án quát vang như sấm:
Tại vì mày giết Triệu Tín rồi nên biết không còn Tín nữa mới kêu vợ người ta. Biết điều thì khai thiệt đi.
Trương Triều tái mặt nhưng vẫn một mực không nhận tội.
Bao Công cả giận sai lính vật tên chủ đò ra đất, đánh cho 100 roi. Nó vẫn nhất định kêu oan.
Bao Công thấy tên chủ đò gan quá biết là có đánh chết nó cũng không khai, ông nghĩ ra một mẹo liền dịu giọng:
– Bữa trước ngươi khai với huyện quan là tại vàm sông thường có một đoàn 10 ghe đi về thường xuyên kiếm ăn. Vậy ngươi hãy chỉ cho ta biết những chủ đò nào có thể làm chứng về sự vô tội của ngươi.
– Dạ thưa thượng quan, hai người chủ đò đậu sát đò tôi là bạn thân có thể làm chứng cho tôi.
Bao Công gật đầu:
– Vậy thì tốt lắm. Để ta cho đi kêu họ đến xem sao. Trong khi chờ đợi ngươi hãy tạm ở lại đây đã.
Nói đoạn ông truyền giam Trương Triều lại rồi kêu lính đi đòi hai chủ đò kế cận về Nha cho ông xét hỏi.
Lát sau lính dẫn hai chủ đò về tới. Bao Công giả bộ nạt nộ họ:
– Hai người chết đến nơi rồi vậy có điều chi nói năng không?
Hai chủ đò xanh mặt run rẩy nói:
– Dạ thưa thượng quan, chúng tôi tội tình chi mà quan nỡ giết.
– Tội nặng lắm. Trương Triều khai đứa bây đã mưu giết Triệu Tín để cướp đoạn tiền bạc. Bởi vậy ta phải xử tử chúng bây để thường mạng cho Tín.
Cả hai sụp lại Bao Công rồi khai rằng:
– Thưa thượng quan chính là Trương Triều đã giết Triệu Tin, đâu phải tụi tôi. Nguyên bữa nọ, lối canh tư, Tín xuống đò chờ bạn là Châu Nghĩa rồi ngủ quên. Triều thấy vắng vẻ không có ai nên chèo đò ra giữa sông xô Tín xuống dòng nước rồi trở về giả bộ ngủ say cho tới lúa Châu Nghĩa đến gọi. Thực sự là như vậy, anh em tôi không có can dự chi, xin quan minh ét cho.
Bao Công liền cho dẫn Trương Triều lên đối chất. Tên chủ đò sát nhân hết đường chối cãi phải nhận tội.
Bao Công lên án chém đầu Trương Triều rồi truyền trả tự do cho Tôn thị và thả hai chủ đò đã cung khai sự thật.
Đoạn ông làm giấy cách chức tức thì huyện quan gà mờ.
Ai cũng phục tài Bao Công chỉ nghe qua lời khai mà luận ra thủ phạm đã giết phú thương Triệu Tín.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.