Đọc truyện Bách Thủ Thư Sinh – Chương 5: Nợ tình oan nhân tại website TruyenChu.Vip
Bưng bầu rượu Của Phán Quan Bút Tạ Hữu, gã tiểu Cái
bang Lâm Tứ đi hết bàn này đến bàn khác. Cứ đến mỗi bàn gã lại khom lưng với tất cả vẻ khúm núm của một tên tiểu nhị, thậm chí còn nhún nhường
hơn nữa, chuốc rượu vào chén của từng người rồi kính cẩn nói:
– Tạ đại hiệp sai tiểu bối đến mời rượu.
Y vừa nói vừa kính cẩn bưng chén rượu qua khỏi đầu dâng lên người được mời.
Mọi người trong Dịch quán vốn đã bị kích động bởi đao pháp của Dương Tùng,
nay có người tự hạ mình tâng họ lên thì ai mà không muốn. Với lại thái
độ và vẻ sùng bái của Lâm Tứ thì chẳng một ai có thể mở lời từ chối chén rượu mời của gã. Huống chi y lại nói mình được Tạ Hữu phái đi mời rượu.
Lâm Tứ đi rảo một vòng qua tất cả mọi bàn trong Dịch quán, và không bỏ sót
một người nào. Động thái của y như một tên tiểu nhị cúc cung với công
việc.
Nhưng y cũng phải mất đến gần hai canh giờ mới hầu rượu xong bấy nhiêu người.
Khi đã hầu rượu xong, Lâm Tứ thủng thỉnh tiến ra phía cửa mà quên cả Phán
Quan Bút Tạ Hữu. Có lẽ y đi hầu rượu mỏi chân nên dáng đi có phần thay
đổi.
Chân Lâm Tứ bước nặng nề hơn, và đặc biệt là chiếc bụng cứ phình to hơn trước khi y đi hầu rượu.
Lâm Tứ vừa thả chân xuống bậc tam cấp thì trong người gã rơi ra một chiếc
hầu bao. Những thỏi bạc vụn văng tung toé khắp mọi nơi, cứ như bạc từ
trong thân thể y tuôn chảy ra ngoài. Bạc vụn rơi vung vãi Lâm Tứ lúng
túng thì lại thêm một chiếc hầu bao nữa rơi ra. Lần này không phải bạc
vụn mà là những thỏi vàng óng ánh.
Lâm Tứ cáu gắt lầu bầu:
– Đúng là tham thì thâm mà.
Cùng với lời càu nhàu của Lâm Tứ thì một gã công tử vận gấm y vụt đứng lên chỉ Lâm Tứ:
– Hê … Hầu bao của tại hạ. Hắn đã lấy hầu bao của tại hạ. Tiểu tử trả lại đây.
Lời nói của gã công tử đó khiến quần hùng giật mình. Chẳng ai bảo ai
nhưng tất cả đều rà soát lại thắt lưng. Cả Dịch quán nhốn nháo hẳn lên
vì tất cả mọi người có mặt trong Dịch quán đều đã bị mất hầu bao.
Tất cả túa ra như bầy ong vỡ tổ. Lâm Tứ tất biết ngay vì sao mọi người
trong Dịch quán nhốn nháo, sự nhốn nháo kia chắc do y gây ra mà thôi.
Chẳng nói nửa lời Lâm Tứ hối hả bỏ chạy. Những chiếc hầu bao đua nhau
rơi vãi theo những bước chân của gã. Mặc dù những chiếc hầu bao vẫn túa
ra từ người Lâm Tứ nhưng dáng chạy của gã vẫn nặng nề.
Biết chẳng thể nào chạy thoát khỏi sự truy đuổi của bấy nhiêu người. Lâm Tứ buột phải dừng bước. Y thét lên:
– Đứng lạị. Không biết tiếng thét của tiểu tử Lâm Tứ có tác dụng gì mà bất giác quần hùng đang đuổi theo gã phải dừng bước.
Lâm Tứ chưa kịp thốt lời phân trần thì Phán Quan Bút Tạ Hữu đã lên tiếng:
– Tiểu tử to gan, dám hí lộng quỷ thần trước mặt anh hùng hào kiệt giữa ban ngày ban mặt. Ngươi chắc hết muốn sống rồi.
Tạ Hữu vừa thốt dứt câu, Lâm Tứ đã ôm quyền trang trọng nói:
– Tạ đại hiệp minh xét.
– Tiểu tử … Ngươi muốn ta minh xét gì nào? Muốn kết cho ngươi một tội
chết? … Đã vậy lâm phu sẽ kết cho ngươi một tội chết để làm gương cho
đám hậu bối.
Lâm Tứ khoác tay:
– Không không … Lâm Tứ chưa muốn chết đâu … Lâm Tứ chỉ muốn Tạ đại hiệp minh xét thôi.
Quần hùng nhốn nháo hẳn lên.
Thấy quần hùng nhốn nháo, Tạ Hữu phải chau mày, bất nhẫn nhìn Lâm Tứ:
– Ngươi muốn ta minh xét gì nào?
– Lâm Tứ xin Tạ đã hiệp rửa mối oan cho Lâm Tứ.
Tạ Hữu chau mày đanh mặt, gắt gỏng nói:
– Tiểu tử bị hàm oan gì nào … Chứng cớ rành rành, và tất cả mọi người
trong Dịch quán đều bị ngươi móc hầu bao. Chẳng lẽ bấy nhiêu đó chưa đủ
làm bằng chứng để Tạ lão phu kết tội ngươi?
Lâm Tứ toét miệng giả lả cười. Y nhìn Tạ Hữu nói:
– Nếu không có người đứng sau lưng Lâm Tứ thì sao tiểu tử Lâm Tứ dám hí
lộng quần hùng. Bây giờ chuyện vỡ lở, nếu Tạ đại hiệp muốn kết tội thì
phải kết tội người đã xúi tiểu tử Lâm Tứ.
Tạ Hữu vuốt râu khẽ gật đầu:
– Tiểu tử … Ngươi nói rất đúng.. Mau nói ra ai đã xúi quẩy ngươi làm chuyện tày đình này?
– Các vị anh hùng … Lâm Tứ sẽ nói ra nhưng trước khi nói xin các anh hùng hứa cho một lời sẽ bảo vệ tiểu tử Lâm Tứ.
Mọi người đồng loạt xướng lên:
– Tiểu tử … Nói đi … Chúng ta sẽ cho người một cái mạng.
Lâm Tứ ôm quyền xá với tất cả sự thành khẩn:
– Lâm Tứ vô cùng cảm kích … Đa tạ các anh hùng hào kiệt.
Y nhìn lại Phán Quan Bút Tạ Hữu:
– Tạ đại hiệp. Nếu không có đại hiệp thì tiểu tử Lâm Tứ sao lại dám bỡn cợt quần hùng?
Cặp lông mày của Phán Quan Bút Tạ Hữu nhướng lên hết cỡ. Những thớ thịt
trên mặt lão giần giật. Hai cánh môi mím chặt lại, đôi mắt thao láo nhìn Lâm Tứ.
Lão rít giọng nói:
– Lâm tiểu tử quả là hồ đồ, dám ngậm máu phun người … Ngươi thật là hết muốn sống rồi.
Cùng với lời nói đó, Phán Quan Bút Tạ Hữu rút đôi thiết bút đeo sau lưng,
chớp động thân pháp toan áp tới Lâm Tứ. Đôi bút pháp binh khí của lão
vốn là thứ binh khí đặc dụng của những đại cao thủ chuyên về thủ pháp
điểm huyệt. Chúng tợ đôi mãng xà lao đến, điểm tới vùng thượng đẳng của
Lâm Tứ.
Lâm Tứ rống lên:
– Cứu với … Cứu với.
Chẳng cần phải đợi Lâm Tứ thét tiếng thứ ba, một vị đạo sĩ Võ Đang băng mình
lướt ra, ngọn phất trần nhanh chóng giũ vào đôi Phán Quan Bút của Tạ
Hữu.
Ngọn phất trần và Phán Quan Bút chạm vào nhau.
Chát …
Cả vị đạo sĩ Võ Đang và Tạ Hữu giao nhau một chiêu, đồng loạt thối bộ.
Tạ Hữu cáu gắt nói:
– Thuật Hư đạo trưởng sao lại không để cho Tạ lão phu hành xử tên tiểu tử gian trá này?
Thuật Hư đạo trưởng giũ phất trần nhìn Tạ Hữu nói:
– Bần đạo nghe danh Phán Quan Bút Tạ đại hiệp là người chí công vô tư,
hành sự trên giang hồ chưa một lời sai ngôn hay tắc trách. Thế mà hôm
nay chưa rõ hư thực thế nào đã vội ra tay giết người. Tạ đại hiệp không
nghĩ mình đã hành động hồ đồ, hay còn ẩn ý gì khác?
Nghe Thuật Hư đạo trưởng nói, sắc diện Phán Quan Bút Tạ Hữu đỏ gấc vì thẹn. Lão ngập
ngừng chưa biết nói thế nào thì Thiên Lôi Thần Quyền ôm quyền nói:
– Tạ đại hiệp giải thích sao khi tiểu tử kia thốt ra câu đó?
Tạ Hữu gay gắt nói:
– Còn giải thích sao nữa …
– Nói như thế Tạ đại hiệp đã đứng sau lưng gã tiểu tử này để bỡn cợt anh hùng võ lâm.
Phán Quan Bút Tạ Hữu trợn mắt gắt giọng nói:
– Mấy mươi năm nay, lão phu dọc ngang khắp chốn võ lâm, chưa hề bị tai
tiếng. Danh tiếng đấy đủ chứng minh cho nhân cách của lão phu rồi.
Lão chỉ Lâm Tứ:
– Tiểu tử kia ngậm máu phun người hẳn có ý muốn làm ô danh lão phu. Gã thật đáng chết.
Lâm Tứ lắc đầu:
– Tạ đại hiệp sao lại nói vậy … Nếu không có Tạ đại hiệp và Mạc trang chủ đốc xúi thí Lâm Tứ chẳng dám làm như vậy đâu.
Tạ Hữu càng tức giận hơn khi lời nói của Lâm Tứ lọt vào tai lão:
– Ngươi nói sao?
– Thì có sao Lâm Tứ nói vậy mà. Chẳng phải Tạ đại hiệp nói Mạc trang chủ
lúc này đang hồi kiệt quệ ngân lượng vì toà Dịch quán phải chi phí nhiều quá.
Nếu không có toà Dịch quán này tất một ngày nào đó cả Tụ
Hiền trang cũng phải đem bán tống bán tháo. Chính vì lẽ đó mà Mạc trang
chủ mới nhờ đến Lâm Tứ qua Tạ đại hiệp để mượn chút đỉnh ngân lượng của
anh hùng hào kiệt trong võ lâm. Nếu suôn sẻ thì thôi, bằng như có gì khó khăn thì Tạ đại hiệp sẽ đứng ra đỡ dúm cho Lâm Tứ … Giờ chuyện đã dĩ
lỡ rồi, Lâm Tứ buộc phải trả lại ngân lượng cho mọi người vậy.
Lâm Tứ vừa nói vừa cởi dây thắt lưng. Những chiếc hầu bao rơi xuống đất như sung đụng. Y nhìn đống hầu bao ngân lượng rơi đầy dưới chân mình mà
chắc lưỡi tiếc rẻ:
– Ái cha …
Lâm Tứ nhìn lại quần hùng:
– Tiểu tử Lâm Tứ đắc tội với các vị mong các vị miễn thứ. Bây giờ Lâm Tứ xin cáo từ.
Y dợm bước thì Tạ Hữu thốt lên:
– Lâm tiểu tử, dừng lại …
Lâm Tứ miễn cưỡng ôm quyền xá Phán Quan Bút Tạ Hữu:
– Tạ đại hiệp có điều chi muốn chỉ giáo Lâm Tứ à?
– Tiểu tử nói năng hồ đồ lại cố ngậm máu phun người. Chuyến này nếu không làm rõ trắng đen, ngươi sao có thể đi được. Tiểu tử mau theo lão phu
vào Dịch quán. Chính lão phu sẽ thỉnh nhờ Mạc trang chủ đến để phân trần cho ra nhẽ.
Phán Quan Bút Tạ Hữu nói dứt câu thì một cột khói bốc lên từ phía Dịch quán.
Thấy cột khổ đó Lâm Tứ reo lên:
– Mọi chuyện đã rõ rồi … Mọi chuyện đã rõ rồi.
Y vừa nói dứt câu thì từ trong Dịch quán Hạ Tuấn Luận trong trang phục
bạch y nho sinh chấp tay sau lưng chậm rãi tiến thẳng về phía quần hùng. Y bước đến bên Lâm Tứ nhìn mọi người.
Sự xuất hiện quá ư đột ngột của Hạ Tuấn Luận khiến quần hùng cứ trơ mặt ra nhìn y và Lâm Tứ.
Tuấn Luận nói:
– Chư vị anh hùng hảo hán … Trước khi chư vị phán xét tiểu tử Lâm Tứ thì hãy phán xét mình trước.
Thuật Hư đạo trưởng rít giọng nói:
– Bách Thủ Thư Sinh … Phải chăng các hạ đến Tụ Hiền trang để đoạt Minh Chỉ Thần châu của Mạc trang chủ?
Tuấn Luận gật đầu:
– Không sai … Mục đích của tại hạ đến Tụ Hiền trang là để đoạt Minh Chỉ Thần Châu cha Mạc trang chủ. Đến vì mục đích đó nên tại hạ phải lấy
Minh Chỉ Thần Châu. Còn chư vị ở đây đến Tụ hiền trang để giúp cho Mạc
trang chủ, không chỉ vì những chiếc hầu bao mà quên đi mục đích của
mình. Như thế cũng tốt. Bây giờ các vị có thể rời Tụ Hiền trang của Mạc
trang chủ được rồi.
Thiên Lôi Thần Quyết Mạn Vị lên tiếng:
– Bách Thủ Thư Sinh … Các hạ nói vậy có ý gì?
– Nói như thế mà Mạn túc hạ vẫn chưa hiểu sao. Chẳng lẽ tại hạ phải đưa hạt Dạ minh châu đó ra cho chư vị xem à?
Y quay lại Lâm Tứ:
– Lâm đệ … chúng ta đi thôi.
Tuấn Luận vừa nói vừa nắm tay Lâm Tứ.
Thấy Tuấn Luận và Lâm Tứ toan bỏ đi quần hùng nhốn nháo hẳn lên.
Phán Quan Bút Tạ Hữu thét lớn:
– Chư vị huynh đệ … Không cho hắn đi … Đừng cho hắn bỏ chạy.
Quần hùng đồng loạt rút binh khí toan xông đến, nhưng tất cả đã quá muộn rồi.
Tuấn Luận chỉ lắc vai, tay nắm tay Lâm Tứ thi triển bộ pháp Mê Tông thần kỳ.
Chỉ loáng mắt hai người đã băng ra tới ngôi tam quan của Tụ Hiền trang bỏ xa quần hùng nhốn nháo sau lưng họ.
Trong khi Tuấn Luận và Lâm Tứ rời Tụ Hiền trang thì trên tầng cuối cùng của
toà Ngũ giác lầu, Xám y nhân với chiếc mặt nạ che mặt định nhãn nhìn
theo y.
Cùng lúc đó, tiếng đàn cùng tiếng hát cất lên tại gian biệt phòng của Mạc Thiên Vân.
Đem theo Lâm Tứ, Tuấn Luận rời Tụ Hiền trang đến toà thủy xá kiến tạo trên ghềnh đá nhô ra ngoài dòng Dương Tử.
Bước vào thủy xá, Lâm Tứ nói:
– Đại ca đã lấy được hạt Minh Chỉ Thần châu của Mạc trang chủ?
Tuấn Luận gật đầu.
Y lấy túi gấm đeo bên hông đặt vào tay Lâm Tứ:
– Đệ nhìn xem.
Lâm Tứ mở túi gấm ra xem. Ánh hào quang từ trong túi gấm hắt ra nhuộm một
màu lam ngọc lên khuôn mặt gã. Đôi mắt Lâm Tứ cứ ló nhìn vào trong túi
gấm.
Y vừa nhìn vừa chắc lưỡi:
– Ái cha … Đẹp quá … đẹp quá … không có hạt Dạ minh châu nào khả dĩ sánh bằng Minh Chỉ Thần châu.
Lâm Tứ rút lại miệng túi gấm, nhìn Tuấn Luận nói:
– Hạ đại ca … Hạt Dạ minh châu này đáng giá bao nhiêu?
Tuấn Luận nhìn Lâm Tứ cười:
– Tùy theo ý của Lâm đệ. Chuyện hôm nay, đệ đã làm được một việc đại
phúc. Máu không nhuộm đỏ Tụ Hiền trang và võ lâm không xảy ra thảm cảnh
máu chảy đầu rơi. Công trạng đó của đệ rất đáng được trọng thưởng. Đệ
muốn gì?
Lâm Tứ nhìn Tuấn Luận giả lả cười:
– Hạ đại ca hỏi Lâm Tứ muốn gì à?
Tuấn Luận gật đầu.
Lâm Tứ giả lả nói:
– Hạ đại ca biết rồi đó … Nếu như Lâm Tứ “ẩn thủ” lấy chỉ vài chiếc hầu bao thôi thì chẳng ai phát hiện được. Nhưng tại vì lòng tham vô đáy mà
Lâm Tứ bị người ta phát hiện. Suýt chút nữa đã nhận đôi Phán Quan Bút
của Tạ Hữu Lão ngưu đầu kia, hồn chắc giờ đã đến gặp Diêm Vương.
Tuấn Luận nhìn Lâm Tứ:
– Huynh hiểu ý của đệ.
Chắp tay sau lưng nhìn ra ngoài dòng Dương Tử, Bách thủ Thư Sinh có vẻ suy tư trầm ngâm. Một lúc sau, y quay lại nói với Lâm Tứ:
– Lâm đệ … huynh tặng cho đệ hạt Minh Chỉ Thần châu đó, nhưng với một điều kiện.
Làm Tứ tròn mắt nhìn Hạ Tuấn Luận, nói:
– Hạ đại ca! Vì hạt Minh Chỉ Thần châu này mã đại ca chẳng ngại xâm nhập
Tụ Hiền trang, gieo thù chuốc oán với võ lâm Trung Nguyên. Chuyện đại ca làm chẳng phải là chuyện nhỏ rồi. Đã lấy được Minh Chỉ Thần châu sao
lại tặng cho đệ?
Tuấn Luận nhún vai nói:
– Huynh chợt nghĩ lại thấy mình chẳng cần đến nó nữa, nhưng đệ phải hứa với huynh không
được cho bất cứ ai biết đệ đang có hạt Minh Chỉ Thần châu của Mạc Thiên
Vân.
Lâm Tứ gật đầu:
– Huynh sợ khi thiên hạ biết Lâm Tứ giữ hạt Minh Chỉ Thần châu thì sẽ gieo họa cho Lâm Tứ.
Tuấn Luận gật đầu.
Tuấn Luận mỉm cười chỉ chuôi cây trâm ghim trong cột thủy xá, nghiêm giọng nói:
– Chừng nào đệ không thấy đầu cây trâm này thì cứ tự nhiên muốn dùng như thế nào cũng được.
Lâm Tứ reo lên:
– Được rồị. đệ hứa … đệ hứa. Còn bây giờ Lâm Tứ sẽ rời Dương Châu đến Lạc Dương thành.
– Được đệ bảo trọng.
Đặt tay lên vai Lâm Tứ, Tuấn Luận nói:
– Có lúc ta cần đến thuật ẩn thủ của đệ đó.
Tuấn Luận chấp tay sau lưng bước ra khỏi gian thủy xá. Lâm Tứ bước theo Tuấn Luận. Y hỏi:
– Đại ca định đi đâu?
– Huynh có chuyện phải làm.
Tuấn Luận nói xong, lắc vai thi triển Mê Tông bộ, thoạt cái đã mất hút chẳng để lại bóng dáng. Lâm Tứ lắc đầu chắc lưỡi:
– Lâm Tứ này phát tài rồi. Không ngờ Minh Chỉ Thần châu của Mạc trang chủ lại rơi vào tay mình.
Y lắc đầu:
– Thật là khó tin … Một tiểu Cái bang mà có được hạt Minh Chỉ Thần châu.
Như thể quá nôn nóng với báu vật, Lâm Tứ không kềm lòng được, bèn lấy hạt
Minh Chỉ Thần châu ra ngắm nghía miệng thì xuýt xoa nói:
– Ái cha … Đẹp quá … Đẹp quá … Thật không thể nào tưởng tượng được.
Lâm Tứ như thể bị hạt Dạ minh châu Minh Chỉ rút lấy mọi suy nghĩ lẫn nhãn
lực mà chẳng nghĩ gì đến chung quanh mình. Y hết lật ngược, lật xuôi để
ngắm hạt dạ minh châu đó.
Đang ngắm nghía một cách say mê, chợt
Lâm Tứ nghe tiếng chân bước vào thủy xá. Y hốt hoảng cho ngay hạt Minh
chỉ vào túi gấm lèn vào ngực áo, quay ngoắc lại.
Đập vào mắt Lâm
Tứ là một gã thư sinh yếu đuối, miệng nồng nặc rượu. Y lê từng bước vào
thủy xá, trên tay vẫn ôm khư khư bầu rượu hai cân. Đôi mắt y đờ đẫn,
miệng thì thều thào nói:
– Ta chết để nàng được vui duyên tình khác … Ta chết để nàng được vui với duyên tình khác.
Sử Thứ Dân vừa nói vừa lao bước đến vòng hiên thủy xá, toan lao đầu xuống
dòng Dương tử. Lâm Tứ thấy y tính tự vận liền chụp tay kéo lại:
– Hê …
Y kéo Sử Thứ Dân vào thủy xá. Gã như thể không đứng nổi ngồi bệt xuống
sàn gạch. Mắt nhướng thẳng lên, miệng thì sủi bọt, thều thào nói:
– Ta muốn chết. Ta muốn chết …
Lâm Tứ nhìn Sử Thứ Dân, lắc đầu nói:
– Túc hạ sao lại muốn chết … Bộ sống không vui vẻ hả?
Sử Thứ Dân nhướng đôi mắt ngầu đục, chẳng còn thần quang. Y thều thào nói:
– Ta sống làm chi nữa khi nàng đã bỏ ta?
Lâm Tứ chìa mặt tới:
– Hê … huynh đài muốn chết vì tình phải không?
Thứ Dân gật đầu lè nhè nói:
– Ta đang thất tình … Mất nàng ta chẳng còn muốn sống nữa. Tại sao nàng lại muốn bỏ Sử Thứ Dân này. Phải chăng nàng vì quyền lợi mà quên tình
yêu của ta. Phải chăng nàng đã là Thiên hạ đệ nhất kiều nữ rồi vội phủi
tình ta?
Y nói xong bật khóc thổn thức.
Nghe Thứ Dân vừa khóc vừa kể lể, mặt Lâm Tứ nhăn lại. Y ngồi bệt xuống bên họ Sử:
– Huynh dài nói nàng là ai vậy …?
Nàng là ai mà tự cho Tình là Thiên hạ đệ nhất kiều nữ đất Dương Châu?
Thứ Dân gục gặc, nhướng mày nhìn Lâm Tứ:
– Chẳng ai có thể sánh với nàng.
Lâm Tứ vỗ vai gã:
– Nhưng nàng là ai?
– Tô Băng Lệ.
Đôi mắt của Lâm Tứ những tưởng muốn đứng tròng nhìn họ Sử sau khi ba tiếng Tô Băng Lệ đập vào tai gã. Y nhăn nhó nói:
– Đúng rồi … Huynh đài thất tình là đúng rồi. Phận thấp hèn thì xin
nhận phần nhỏ mọn đi. Có gì mà lại đèo bồng yêu ngay Tô Băng Lệ?
Đang lúc cao hứng, Lâm Tứ vỗ vai Sử Thứ Dân:
– Thôi được rồi … Hôm nay Lâm Tứ đang gặp vận may. Ta sẽ giúp cho huynh đài quên Tô Băng Lệ thiên hạ đệ nhất kiều nữ. Rồi sau đó huynh đài có
muốn chết thì chết. Huynh đài có chết thì cũng không đến nỗi biến thành
con ma đói ôm mối tơ tình đi tìm hà bá.
Lâm Tứ nói xong dìu Sử
Thứ Dân ra ngoài ghềnh đá. Y dìm đầu Sử Thứ Dân xuống mặt nước. Khi dựng Thứ Dân đứng dậy, gã ho sặc một tiếng mới lần hồi tỉnh rượu.
Lâm Tứ nói:
– Huynh đài còn nhớ Tô Băng Lệ Thiên hạ đệ nhất kiều nữ không?
Thứ Dân chồm tới Lâm Tứ:
– Tô Băng Lệ đang ở đâu? Nàng ấy đang ở đâụ.?
Y thốt dứt câu mới nhận ra trước mặt mình là một tiểu Cái bang xa lạ.
Thứ Dân ngượng ngùng nói:
– Ta đang ở đâu?
Lâm Tứ nhướng mày:
– Đang bên dòng Dương Tử. Nếu không có Lâm Tứ thì Sử huynh đã xuống thăm lão hà bá rồi.
Sử Thứ Dân chồm đến:
– Tiểu huynh đệ sao không để cho ta chết?
Y lắc đầu:
– Ta không muốn sống đâu.
Lâm Tứ nhìn Sử Thứ Dân:
– Nhìn bộ mặt của Sử huynh là biết ngay huynh đang muốn chết. Ai cũng có
quyền lựa chọn cả. Lâm Tứ sẽ không cản huynh chết đâu, nhưng tại vì Sử
huynh chọn thời điểm chết chẳng đúng lúc gì hết. Chọn thời điểm ngay lúc Lăm Tứ đang Cao hứng và lại ngay trước mặt Lâm Tứ nữa, chính vì thế mà
Lâm Tứ buộc phải cản huynh lại.
Sử Thứ Dân thều thào đáp lời Lâm Tứ:
– Ta chỉ muốn chết thôi chứ có chọn thời điểm chết đâu.
– Thế mới khó xử cho Lâm Tứ đó.
Y vỗ vai Sử Thứ Dân:
– Sử huynh sao không chọn cách chết nào mà lại định xuống thăm Hà Bá vậy? Thiếu gì cách chết sao lại chọn cái chết trương chết sình.
Y chắc lưỡi nói tiếp:
– Sử huynh không biết đấy thôi, chứ chết trương chết sình thì gớm ghiếc lắm.
Khi huynh chết rồi thì lú cá đói sẽ rỉa thịt huynh, vả lại còn phải chịu lạnh lẽo nữa.
Huynh có biến thành ma thì cũng sẽ mang bộ mặt rỗ chẳng rỗ chịt, đi đâu nước
chảy đến đó ắt chẳng có con ma nữ nào chịu nâng khăn sửa túi cho huynh
đâu.
Lâm Tứ lắc đầu:
– Thôi đừng có chết kiểu này. Nếu
huynh muốn chết thì Lâm Tứ sẽ cho huynh biết một cách chết khác. Huynh
chết theo kiểu của Lâm Tứ vừa không đau đớn, mà khi biến thành ma thì
cũng không đến nỗi vất vưởng đói khổ.
Sử Thứ Dân buột miệng hỏi Lâm Tứ:
– Vậy chết theo kiểu nào?
Lâm Tứ đỡ Sử Thứ Dân đứng lên:
– Nếu huynh muốn thì theo Lâm Tứ.
Sử Thứ Dân uể oải đứng lên rồi thiểu não bước theo Lâu Tứ. Mặc dù tuổi Sử
Thứ Dân chỉ mới vừa đôi mươi nhưng dáng cách của y lại ngỡ như một lão
già ngoài thất tuần sắp đến thời điểm chối bỏ cuộc đời.
Những ánh chớp cùng tiếng sấm trỗi lên xé tan bầu trời chiều ảm đạm, báo hiệu một sự thay đổi bất ngờ sẽ ập đến Dương Châu trấn. Mọi người hối hả, bận
rộn với sự biến đổi của tiết trời, và khi màn nước trắng xoá chụp xuống, cả trấn Dương Châu như chìm trong mặn lụa nước dầy đặc, chẳng còn nhận
ra sự sung túc của nó nữa. Mưa càng lúc càng lớn dần. Chẳng bao lâu mọi
nẻo đường đều ngập trong nước. Người ta chẳng biết đến khi nào cơn mưa
đầu mùa sẽ tạnh.
Khi màn đêm buông hẳn xuống, những chiếc đèn
lồng phải chống chọi với làn hơi nước ẩm ướt cùng những ngọn gió se
lạnh. Trong tiết trời như vậy thì chẳng một ai muốn bước ra ngoài. Nếu
như có khách thập phương lỡ đường thì người ta cũng sẽ tìm khách điếm
rút ngay vào trong những gian thư phòng ấm cúng, chờ đợi trời sáng bằng
những bầu rượu ngon vốn đã nổi tiếng khắp Trung Nguyên.
Thế nhưng trong tiết trời ướt ắt và vắng lặng đó lại có một người bận áo thụng,
đội mũ che đầu hố hả rời Dương Châu thành qua cửa đông. Người đó quả lạ
lùng khác thường mới rời nhà và rời Dương Châu trấn trong thời khắc này. Xuôi theo con đường về hướng Lâm Viên, xem chừng người vận thụng y rất
hối hả. Có lẽ y có chuyện gấp nên bất kể thời tiết trời như thế này.
Y dừng bước trước một ngôi cổ miếu thần hoàng, cũng vừa lúc một cỗ xe độc mã xuất hiện. Người ngồi trên ghế xà ích cùng vận áo thụng có mũ trùm
cứ như muốn che những hạt mưa còn sót lại đang trút xuống vai y.
Cỗ xe dừng trước thềm ngôi cổ miếu Tuấn Luận kéo chiếc mũ trùm đầu xuống.
Trong mái hiên ngôi cổ miếu, người nọ cũng kéo mũ để lộ chân tướng là Tô Băng Lệ. Trong bóng tối lờ mờ của trời đêm, làn da của khuôn mặt nàng
vẫn toát ra vẻ tuyệt mỹ làm say đắm bất cứ một nam nhân nào.
Tuấn Luận vẫn ngồi trên ghế xà ích, nhìn Tô Băng Lệ nói:
– Chúng ta đi chứ?
Băng Lệ gật đầu. Nàng bước lên ngồi cạnh Tuấn Luận. Y quay sang nhìn nàng:
– Tô cô nương hãy vào trong khoang xe. Ngoài này không tiện cho cô nương đâu.
Băng Lệ nhìn Tuấn Luận. Nụ cười giả lả hiện lên hai cánh môi của nàng.
Mặc dù nụ cười đó không thật tươi, nhưng ghi nhận được nó thì sự ảm đạm
trong tâm Tuấn Luận chợt nhẹ bỗng rồi tan biến khi nụ cười kia vụt tắt.
Băng Lệ từ tốn nói:
– Hạ công tử lo cho Băng Lệ à?
Tuấn Luận gật đầu, đáp lời nàng:
– Đường đến Thiên Ma cổ bảo xa lắm. Tô cô nương sẽ bị cảm lạnh trong tiết trời này.
Tuấn Luận vừa nói vừa giật dây cương để con tuấn mã sắc đen tuyền thả nước
kiệu kéo cổ xe xuôi về phía trước. Băng Lệ liếc trộm Tuấn Luận. Nàng
nghĩ thầm:
– “Bách Thủ thư sinh” đây ư? Người đã không ngần ngại uy danh của Mạc Thiên Vân Tụ Hiền trang chủ mà cướp Minh Chỉ Thần châu.
Trong khi Băng Lệ suy nghĩ thì Tuấn Luận vẫn dõi mắt hướng về phía trước.
Băng Lệ ôn nhu nói:
– Băng Lệ thích những ngọn gió se lạnh trong tiết trời như thế này.
– Tùy cô nương.
Đôi chân mày vòng nguyệt của Băng Lệ nhíu lại. Nàng có cảm nhận Tuấn Luận
rất khô khan và lạnh nhạt với mình. Chính cảm nhận đó. Băng Lệ buột
miệng hỏi:
– Hạ công tử hẳn đã cố thê tử rồi?
Quay sang nhìn Băng Lệ, nụ cười nhếch lên rồi vụt tắt, Tuấn Luận lắc đầu:
– Tại hạ chẳng bị ràng buộc với bất cứ nữ nhân nào cả.
– Nói vậy công tử chưa có phu nhân.
Tuấn Luận gật đầu.
– Thế còn Cát Bội Hương Tuấn Luân nhìn lại Băng Lệ. Y từ tốn nói:
– Tô cô nương hỏi để làm gì?
– Băng Lệ chỉ tò mò thôi.
– Vậy tại hạ cũng được quyền tò mò chứ?
– Hạ công tử muốn nói gì?
Tuấn Luận ghịt dây cương cho con tuấn mã kéo cỗ xe tránh một ổ gà khá lớn
mặc dù ánh đèn lồng treo trên bên hông cổ xe không đủ ánh sáng soi rõ
con đường.
Băng Lệ nói:
– Hạ công tử đúng là một xà ích cẩn thận – Tại hạ luôn cẩn thận.
Băng Lệ hỏi:
– Hạ công tử muốn hỏi gì nơi Băng Lệ?
Nhìn thẳng vào mắt Băng Lệ, Tuấn Luận nghiệm giọng nói:
– Cát Bôi Hương đã truyền lại cho cô nương tấu khúc “Đoạn trường ly biệt”?
– Hạ công tử quan tâm đến điều đó?
– Tô cô nương có thể không trả lời tại hạ.
– Nếu Băng Lệ đoán không lầm thì Hạ công tử rất quan tâm đến Cát Bội Hương tỷ tỷ.
Tuấn Luận buông một câu bằng chất giọng thật nhạt nhẽo:
– Tô cô nương muốn nghĩ sao cũng được.
Câu trả lời của Tuấn Luận khiến vẻ mặt của Băng Lệ đanh lại. Nàng có vẻ
thất vọng với câu đáp của Tuấn Luận. Cảm giác Tuấn Luận là một con người nhạt nhẽo và khô cằn càng trỗi dậy trong tâm trí nàng.
Trong khi Tô Băng Lệ suy nghĩ mông lung thì Hạ Tuấn Luận lại im lặng dõi mắt về
phía trước. Trông thần thái của Tuấn Luận tợ một con thú tinh ranh đang
đánh hơi thăm dò phía trước mình. Băng Lệ khẽ lắc đầu từ tốn nói:
– Hạ công tử hẳn rất cần Thập Nhị Thần châu?
Tuấn Luận đáp lời nàng bằng một câu nửa vời:
– Tô cô nương cũng chẳng khắc gì tại hạ.
– Tại sao cứ phải có Thập Nhị Thần châu?
– Điều đó tự cô nương có thể trả lời được Nàng im lặng, sửa lại chiết áo
thụng như thể muốn che những ngọn gió đêm ướt át sau cơn mưa tầm tả. Họ
rời Dương Châu trấn đúng một canh giờ thì thấy phía trước có một đốm
lửa.
Băng Lệ hỏi:
– Hạ công tử … Phía trước là đâu vậy – Phía trước là ngã ba Sinh tử lộ.
Nàng lặp lại câu nói của Tuấn Luận:
– Sinh tử lộ?
Tuấn Luận khẽ gật đầu:
– Tại hạ nghĩ có người đang đón tại hạ và cô nương.
Băng Lệ lắc đầu:
– Băng Lệ phó hẹn với công tử rất bí mật. Không có ai biết thì làm gì có
người đón chúng ta. Có lẽ phía trước là một người thợ rừng nào đó đốt
lửa để sưởi ấm.
Hai cánh môi Tuấn Luận nhếch lên. Y nghiệm giọng nói:
– Tại hạ ngửi được mùi tử khí quanh quẩn phía trước mình.
Câu nói của Tuấn Luận khiến xương sống Băng Lệ gay lạnh. Nàng có cảm giác
rờn rợn sau câu nói của Tuấn Luận. Băng Lệ buột miệng hỏi:
– Đường đến “Thiên Ma Cổ Bảo” hắn không được êm ả, đúng không?
– Nếu sự võ đoán của cô nương không lầm.
Khi cách đống lửa khoảng mươi trượng, Tuấn Luận và Băng Lệ mới nhận ra hai
người ngồi bên đống lửa. Mặc dù tiết trời se lạnh nhưng tuyệt nhiên trên người họ chẳng có lấy một chiếc áo choàng khoác vai. Băng Lệ nghĩ thầm:
– Họ cần gì đến áo khoác ngoài khi đã có bếp lửa sưởi ấm rồi.
Khi cỗ xe còn cách đống lửa năm trượng thì hai người kia cũng từ từ đứng
lên. Hai người có khuôn mặt trông như bọn quỷ vô thường nơi chốn a tỳ.
Một người thì có bộ mặt thật hóm hỉnh, dị hợm mà bất cứ ai nhìn cũng
phải nực cười.
Người đó chẳng ai khác chính là Độc Cô Nhân Dương Tùng. Còn người thứ hai chính là Tử Kiếm Nghị Bất Vọng.
Tuấn Luận tự biết hai người kia tại sao có mặt tại Sinh Tử lộ. Chàng ghìm
cương ngựa nhưng vẫn ngồi yên vị trên ghế xà ích. Con hắc mã như thể
đoán được sự chết chóc gần kề bên mình nên cũng chùn bước chẳng chịu đi
nữa.
Sự chùng chằng của con tuấn mã khiến Băng Lệ lo lắng. Nàng
cố dùng hết nhãn quan để nhìn Dương Tùng và Nghị Bất Vọng. Chỉ chạm vào
ánh mắt của hai người đó thôi, Băng Lệ đã cảm nhận được sự bất an đang
hiện hữu ngay phía trước.
Tuấn Luận vỗ vào mông con tuấn mã buộc
nó phải dấn bước. Con tuấn ma hí lên lồng lộng như thể đã gặp phải kẻ
thù hung tợn. Tuấn Luận vuốt ve bờm ngựa:
– Tiến lên