Bạn đang đọc Yêu tinh tình yêu: Chương 19 phần 1
Chương 19:
Tôi nằm dài trên giường xem Tuyên Nhụy phơi quần áo ngoài ban công, hỏi: “Chúng tôi đi đã được bao lâu rồi?”
Tuyên Nhụy từ tốn nói: “Không biết, vài ngày”.
Tôi đặt quyển sách đầy tranh ảnh trong tay xuống, tung chăn đắp lên người, hỏi: “Tuyên Nhụy, cậu ở Thành Đô này lâu như vậy, rốt cuộc là vì cái gì?”
Nụ cười của Tuyên Nhụy tươi rói đến mức kỳ dị, cô ta nói: “Thích thôi”.
Tôi nói: “Thật à?”
Tuyên Nhụy cười: “Dối cậu làm gì”.
Tuyên Nhụy nói: “Quách Doanh, mình muốn đưa cậu đến gặp một người”.
Tuyên Nhụy nói: “Quách Doanh, cậu phải đồng ý là sau khi cậu gặp người này rồi cậu sẽ không hỏi mình bất kỳ câu hỏi gì”.
Tuyên Nhụy nói: “Mình nói nghiêm túc đấy”.
Thái độ của cô ta trang trọng nhưng lo lắng.
Tôi nghĩ là cô ta nghiêm túc.
Vì vậy tôi mặc quần áo, nhẹ nhàng xuống cầu thang cùng cô ta, đến công viên lớn rất yên tĩnh của Tứ Xuyên, lại đi xuyên qua một con phố ồn ào náo nhiệt.
Tôi có cảm giác tôi đang bị một bà đồng cốt dẫn vào thế giới mộng ảo của những cô thiếu nữ.
Hứng thú, lo sợ, hiếu kỳ.
Cánh cửa này so với phần lớn những cánh của mà tôi đã gặp thì không có gì khác, nhưng Tuyên Nhụy đứng trước cánh cửa này phải đến mười phút, mặt cô ta trắng bệch.
Tôi không giục cô ta, tôi nhẫn nại đợi cảnh sắp diễn ra đằng sau cái điều giống như một câu đố rất rõ nét nơi Tuyên Nhụy ấy.
Cậu ta hít thở sâu, sau đó bấm chuông.
Trong nhà vang lên tiếng guốc nện trên sàn gỗ, lộp cộp lộp cộp.
Sau đó, một giọng nói mềm mại khẽ hỏi: “Ai đấy?”
Tuyên Nhụy vẫn cúi đầu để cho người trong nhà không nhìn thấy mặt mình.
Sau đó mở cửa.
Đứng ở trước cửa là một cô gái – một người phụ nữ.
Tôi là phụ nữ, Khả Tuệ cũng là phụ nữ, Tuyên Nhụy và Nhiễm Địch đều là phụ nữ. Nhưng ở người con gái nhỏ nhắn duyên dáng này toát ra mùi hương phụ nữ, khiến tôi bị chìm đắm trong mùi vị đó. Cái mùi vị toàn vẹn, không phải chải chuốt tô vẽ gì ấy, giống như loại ngọc không phải mài giũa gì mà vẫn cứ đẹp đẽ vô ngần, lại còn nụ cười hiền hòa dễ gây thiện cảm, như họa như thơ.
Người con gái này, thuần khiết và đẹp đẽ như một nàng tiên trên trời.
Cô ấy thấy tôi và Tuyên Nhụy, chẳng có gì ngạc nhiên, chỉ cười hờ hững, sau đó khẽ nói: “À, hai người đến chơi”.
Cô ấy mở cửa, mỉm cười: “Mời vào”.
Tuyên Nhụy cúi đầu, sắc mặt vẫn trắng bệch bước vào, rồi đứng ở đó.
Người con gái đó vén mái tóc dài hai bên tai làm hai chiếc vòng rất mảnh đeo ở cổ tay phát ra những tiếng lanh canh rồi cúi người lấy hai đôi dép lê rất đẹp, mỉm cười nói: “Thay dép đi này”.
Trong lúc thay dép tôi ngẩng đầu, thấy ở chính giữ phòng khách có một cái bàn nhỏ, trên bàn đặt một cái đàn nhị.
Sau khi dẫn chúng tôi đến ngồi trước ghế sô pha, rót hai cốc nước, đặt lên cái bàn nhỏ, cô ấy đến bên Tuyên Nhụy, hỏi: “Tuyên Nhụy, hơn ba năm nay chị ở đâu thế?”
Tuyên Nhụy giống như người đang mang bệnh nặng, miễn cưỡng cười nói: “Ở Lục Thành”.
Người con gái này lại “ừ” một tiếng nhạt nhẽo.
Có vẻ như hơn ba năm qua họ không liên lạc gì với nhau, nhưng xem sắc thái của người con gái này không có gì khác thường, Tuyên Nhụy vẫn như ở bên cạnh nhà của cô ấy.
Cô gái giơ ngón tay dài và mảnh của mình vuốt tóc Tuyên Nhụy, nói: “Tuyên Nhụy, sao chị lại cắt tóc như thế này?”
Tuyên Nhụy ngẩng đầu nhìn cô ấy, giọng nói hơi run: “Hiểu Sa, em còn chưa tha lỗi cho chị ư?”
Hiểu Sa.
Sở Hiểu Sa.
Đầu óc tôi ù ù. Đúng rồi, lần đó Tuyên Nhụy vì tránh gặp người nhà Thang Ninh mà vội vã ra đi, trong cuốn sổ phỏng vấn bỏ quên chính là cái tên này.
Sở Hiểu Sa.
Người con gái đó cười thật điềm tĩnh, nói: “Tối nay tôi định nấu món canh thập cẩm, các chị ở lại ăn cơm nhé”.
Cô ấy không thèm quan tâm đến lời Tuyên Nhụy, thậm chí cũng chẳng nhìn cô ta, quay người vào trong bếp.
Ngay cả tên tôi cô ấy cũng không hỏi, như thể tôi không tồn tại trong phòng này vậy.
Tuyên Nhụy xem chừng sắp khóc, đứng dậy, đến trước cửa phòng bếp, khổ sở van nài: “Hiểu Sa”.
Người con gái đó vẫn nụ cười hờ hững nói vọng ra: “Chị thích ăn món gì? Tôi sẽ nấu cho chị”.
Tôi và Tuyên Nhụy ngồi im lặng trong một căn phòng ở tầng hai, nghe tiếng nước chảy, tiếng dao thái thức ăn ở dưới tầng một.
Tuyên Nhụy ngồi co ro trên một chiếc ghế, cơ thể không ngừng run rẩy, nói: “Quách Doanh, chúng ta phải lập tức rời khỏi nơi này”.
Tôi nói: “Thế thì đi thôi”.
Nhưng Tuyên Nhụy vẫn ngồi bất động, hai mắt thất thần.
Cô ta đã nói trước với tôi là không được hỏi gì, vì thế cho dù hiện giờ tôi có bao nhiêu câu hỏi thì cũng không thể nói ra.
Ánh nắng nhạt dần rồi tắt hẳn.
Hiểu Sa yên lặng nấu cơm dưới tầng một, hình như là quên mất có chúng tôi.
Khi tôi không chịu nổi muốn hỏi Tuyên Nhụy, thì dưới nhà có tiếng chìa khóa mở cửa.
Tiếng Hiểu Sa vui mừng reo lên: “Anh về rồi à”.
Tuyên Nhụy như tê liệt trên ghế, toàn thân cô ta rung lên, đôi môi hé ra lại mím vào, khép vào lại mở ra, nhưng vẫn không nói tiếng nào.
Hiểu Sa cười ngọt lịm: “Em nấu món canh thập cẩm anh thích đây”. Tiếp theo là tiếng quần áo sột soạt, sau đó là tiếng cười của Hiểu Sa: “Có nhớ em không?”
Thế nhưng chỉ có tiếng của cô ấy.
Tuyên Nhụy nhìn tôi, thái độ tuyệt vọng.
Lúc này, tiếng của Hiểu Sa vọng lên: “Đoán xem ai tới nào?”
Cuối cùng tôi nghe thấy một giọng nói thấp trầm nhưng đầy sức hút của đàn ông: “Ai?”
Tiếng cười của Hiểu Sa trở nên hơi quá mức bình thường, trong tiếng cười cũng có chút gì đó thê lương: “Tuyên Nhụy đấy”.
Một sự im lặng chết chóc.
Một lát sau, Hiểu Sa lên, mở cửa, mỉm cười nói: “Ăn cơm thôi”. Nói xong, liền đi xuống.
Tôi nhìn Tuyên Nhụy, trong bóng tối cô ta lắc đầu quầy quậy.
Tôi không muốn ép cô ta.
Một mình tôi xuống lầu.
Ngồi trước bàn là một người đàn ông khoảng bốn mươi tuổi, mặc một cái áo sơ mi trắng, đang ngồi húp nước canh.
Chỉ có một mình tôi xuống, thái độ của người đàn ông này và Hiểu Sa đều chẳng có gì thay đổi.
Người đàn ông cũng chẳng hỏi tôi là ai.
Hiểu Sa nói: “Có phải hơi nguội không? Em nấu xong từ sớm, nhưng hôm nay anh về muộn mười phút”.
Người đàn ông không trả lời, cũng không nhìn cô ấy, chỉ từ từ húp nước canh.
Anh ta giữ gìn cơ thể rất tốt, móng chân móng tay để ngay ngắn, sạch sẽ, tóc không có gầu, người không có chỗ nào bị dư cân, có vẻ như rất biết tự điều tiết.
Hiểu Sa hỏi: “Anh có muốn ăn thêm một bát cơm không?”
Người đàn ông gật đầu.
Hiểu Sa vui vẻ đi lấy cơm.
Tôi cầm đũa ăn cơm, nghĩ: Sau khi về Thành Đô, Tuyên Nhụy có vẻ kỳ quặc thế nào, không ngờ những người mà cô ta tiếp xúc cũng lại kỳ quặc như thế.
Tôi và người đàn ông đó ngồi ăn trong im lặng, Hiểu Sa vẫn hạnh phúc gắp hết cái này cái nọ.
Ăn cơm xong, tôi thực không biết nên làm thế nào, nên lên kéo Tuyên Nhụy đi, hay cứ tiếp tục ngồi lại đây.
Lúc này, người đàn ông đi đến trước cái bàn nhỏ, cầm cây đàn nhị lên, ngồi vào ghế sô pha, mặt vẫn không biểu hiện tình cảm gì, và khúc “Nhị tuyền ánh nguyệt” tuôn chảy từ những ngón tay của anh ta.
Hiểu Sa say sưa lắng nghe một hồi, bỗng nhiên xông ra giằng lấy cây đàn nhị, thái độ của cô ấy gượng gạo nhưng vô cùng tức giận: “Anh đã nói là chỉ đàn ình em nghe thôi mà”.
Người đàn ông bị giằng cây đàn nhị, ngồi đờ ra đấy.
Đột nhiên Hiểu Sa trở lại vẻ ôn hòa: “Xin lỗi, Mã Tắc, em xin lỗi, là em không tốt…”
Người đàn ông ngồi một lúc rồi đứng dậy mặc quần áo.
Hiểu Sa hoang mang lúng túng nhào ra níu lấy cánh tay anh ta: “Mã Tắc, Mã Tắc, anh muốn làm gì? Anh muốn đi đâu? Là do em không tốt, em xin lỗi…”
Người đàn ông nói: “Tôi muốn về nhà”.
Sở Hiểu Sa hầm hầm tức giận: “Về nhà ư? Về nhà nào?”
Người đàn ông không nhất quyết đi, nên cứ đứng ở đó.
Nước mắt Sở Hiểu Sa lã chã rơi, giọng nói van nài: “Mã Tắc, là em không tốt, em xin anh hãy ở lại, đừng đi, đừng để em ở lại đây một mình, em sợ…”
Người đàn ông chẳng động đậy gì, mặc cho cô ấy tự nói một mình.
Cuối cùng anh ta cũng không đi, vẻ mặt trầm lặng, vào phòng đọc sách ở tầng một, đóng cửa lại.
Tôi lúng túng đứng đấy.
Hiểu Sa có vẻ như mới nhìn thấy tôi, nói: “À, tối nay chị và Tuyên Nhụy ngủ trên tầng trên”. Nói xong thu dọn bát đũa vào bếp.
Tôi trở lại cái phòng trên lầu, đóng cửa, bật đèn.
Tôi vừa mở mồm, Tuyên Nhụy đã nói: “Quách Doanh, tớ đã nói rồi, cậu đừng có hỏi”.
“Ừ, mình không hỏi”. Tôi nghĩ. Tôi lại nghĩ: “Cho dù có hỏi cậu cũng sẽ không nói”.
Đêm đó, Tuyên Nhụy và tôi ngủ trên một chiếc giường, nghe thấy những tiếng thở hổn hển, và tiếng rên rỉ chẳng hề giữ ý của Hiểu Sa.
Nước mắt của Tuyên Nhụy cứ trào ra.
Tuyên Nhụy nói: “Những câu chuyện về Thành Đô đều là do Hiểu Sa kể ình”.
Năm 1997, Tuyên Nhụy từ Thanh Đảo đến nhập học tại Học viện Kinh tế của một trường đại học ở Tứ Xuyên. Ngày đăng ký nhập học, các nam sinh năm thứ hai có nhiệm vụ tiếp đón học viên mới đã lưu truyền cái tên Tuyên Nhụy. Đợt huấn luyện quân sự chưa kết thúc, tên của Tuyên Nhụy lại một lần nữa được biết đến, vì cô ấy nói với tay chủ tịch hội sinh viên vốn trước đây hay thăm dò tình hình các lớp nhân tiện xen vào giải quyết chuyện yêu đương cá nhân của mọi người rằng: “Lão đây không có hứng với ông già”. Taychủ tịch thất vọng trở về, đã buồn rất lâu. Năm đó, Tuyên Nhụy mới mười bảy tuổi.
Trong cuộc sống học tập bốn năm tại trường, Tuyên Nhụy luôn giữ được một kỳ tích, một mặt cô luôn là người duy nhất dành được học bổng loại một, khi tốt nghiệp chắc chắn sẽ được trao danh hiệu học viên ưu tú, mặt khác, cũng là người giữ được kỷ lục về các lĩnh vực như có số lần trốn tiết nhiều nhất, số lần trốn nộp bài tập nhiều nhất, hoạt động nội ngoại khóa nhiều nhất, đến giờ vẫn được các em “đệ tử” khóa dưới hiện đang làm nghiên cứu sinh vô cùng kính nể.
Đầu năm 1998, một cô gái vô cùng thông minh, ngoại hình lại xinh đẹp như Tuyên Nhụy được một công ty quảng cáo chuyên cung cấp dịch vụ làm chủ trì cho các buổi lễ ở các doanh nghiệp đánh giá tốt, giám đốc của công ty này khi đó đã hứa, chỉ cần Tuyên Nhụy ở lại công ty, thì cát xê mỗi lần lên sân khấu của cô sẽ được tính tương đương với mức cát sê của người chủ trì chuyên nghiệp ở Thành Đô.
Bố mẹ Tuyên Nhụy rất hiểu con gái mình thông minh tự trọng, nên cũng không để ý xem cô có yên tâm ở trong trường học hay không.
Những tháng ngày này Tuyên Nhụy sống rất yên ổn mà lại đầy đủ.
Ngày 15 tháng 6 năm 1990, Tuyên Nhụy nhận một loạt hoạt động quảng bá về nước uống của công ty trách nhiệm hữu hạn Cam tươi của Thành Đô, trong lần đi tuyên truyền này, Tuyên Nhụy đã gặp Thường Khoan, phó giám đốc phụ trách việc hoạch định truyền thông và hình ảnh cho công ty này.
Khi chương trình quảng bá kết thúc, Tuyên Nhụy đang vén một góc chiếc váy dài đang mặc nhảy thẳng từ trên sân khấu xuống, người chịu trách nhiệm liên hệ với cô chặn lại nói: “Cô Tuyên Nhụy, phó giám đốc của chúng tôi tới”.
Tuyên Nhụy vừa uống nước cam trong cốc thủy tinh, vừa thờ ơ cười nói: “Đến thì cứ đến, có quan hệ gì tới tôi đâu?”
Một giọng nói dễ nghe vang lên: “Ồ, tôi chỉ muốn chào hỏi thôi chứ không có ý tỏ vẻ gì đâu”.
Tuyên Nhụy nhìn theo tiếng nói, chỉ thấy một người đàn ông tầm vóc trung bình, có vẻ là người có văn hóa đang cười với cô.
Tuyên Nhụy quay đi nói: “À, thế thì tốt”.
Người đàn ông này chính là Thường Khoan.
Thường Khoan nói: “Tuyên Nhụy, lát nữa chúng tôi có một buổi tiệc chiêu đãi chúc mừng, cô là người đã làm một loạt những chương trình này thì đi ăn cùng chúng tôi nhé?”
Tuyên Nhụy vô cùng ngạc nhiên nhìn anh ta nói: “Sao anh biết toàn là do tôi làm?”
Thường Khoan nói: “Chương trình nào tôi chẳng có mặt”.
Tuyên Nhụy bỗng nhiên mỉm cười: “Tốt, thế tối nay ăn gì? Tôi rất hay soi mói đấy”.
Thường Khoan nói: “Ồ, tôi cứ tưởng cô không đồng ý, tôi chỉ tiện mồm lịch sự mời vậy thôi, cô đi thật đấy à?”
Tuyên Nhụy càng cười vui vẻ hơn: “Công ty to như thế mà còn tiết kiệm chút tiền cơm à? Bữa chiêu đãi này tôi nhất định phải đi mới được”.
Rượu cứ được đưa ra mãi, uống đến khi cả căn phòng như náo loạn lên, có người ngồi cả lên bàn uống, Tuyên Nhụy hai mắt sáng ngời nói với Thường Khoan: “Anh có biết vì sao tôi đi với anh không?”
Thường Khoan mỉm cười: “Vì lần đầu tiên gặp em tôi đã không nói câu Tuyên Nhụy, tôi mời em đi ăn cơm”.
Tuyên Nhụy cười nói: “Còn vì anh đã gọi tên tôi”.
Ăn cơm xong, Thường Khoan bảo cô gái làm nhiệm vụ liên lạc đưa Tuyên Nhụy về trường, còn anh ta thì đứng trong nhà xe nhìn theo họ.
Xe chuẩn bị nổ máy, Tuyên Nhụy bèn bước xuống chạy tới trước mặt anh ta, hùng hùng hổ hổ hỏi: “Sao anh không đưa em về?”
Thường Khoan nhìn cô cười: “Xem ra em đã bị bọn đàn ông nuông đến hỏng rồi, còn dọa nạt nữa chứ”.
Tuyên Nhụy bị nói trúng tim đen lại càng tức giận, ngạo mạn ngẩng đầu nói: “Em hỏi anh vì sao không đưa em về?”
Thường Khoan nhìn cô nói: “Vì sao tôi phải đưa em về?”
Tuyên Nhụy nói: “Vì trong những trường hợp như thế này người đưa em về luôn là giám đốc hay tương đương như thế”.
Thường Khoan không cười nữa, nghiêm mặt hỏi: “Họ còn đưa danh thiếp cho em, còn xin em số điện thoại nữa chứ?”
Tuyên Nhụy nói: “Đúng vậy, anh cũng nên như thế, phải không? Anh làm sao phải vờ như không giống những người bọn họ.”
Thường Khoan nhìn cô một lúc rồi cúi đầu ghé vào tai cô nói nhỏ: “Tôi uống nhiều rượu quá, đưa em về sợ đâm xe”.
Tuyên Nhụy kinh ngạc nhìn anh.
Thường Khoan mỉm cười khẽ búng mũi Tuyên Nhụy, sau đó nói với cô gái đang đứng ngoài xe chưa hiểu chuyện gì xảy ra: “Đưa cô ấy về”.
Tuyên Nhụy nhìn anh nói: “Không đưa danh thiếp của anh cho em à?”
Thường Khoan nhìn cô: “Số di động của em tôi đã có từ khi thấy ảnh trong hồ sơ của em cơ”.
Tuyên Nhụy nói: “Vậy vì sao không gọi cho em?”
Thường Khoan nói: “Nếu tôi gọi, thì giờ em đâu có thấy tôi và những người đàn ông đó có gì khác nhau”.
Tuyên Nhụy gật đầu, quay đi.
Về sau, hàng tuần Thường Khoan đều đến tìm Tuyên Nhụy, hai người ra ngoài uống trà, tán gẫu.
Tuyên Nhụy vẫn giống như trước, luôn chuẩn bị sẵn sàng để khi thấy anh cũng giống như những người đàn ông khác, chỉ cần bộc lộ ra là cô sẽ hất cốc nước vào mặt, tiếc rằng vẫn chưa có dịp.
Thường Khoan hơn Tuyên Nhụy bốn tuổi, sinh năm rồng, trưởng thành, vững vàng, ăn nói thanh lịch, hài hước, mà lại chẳng có người đàn bà nào bên cạnh.
Tuyên Nhụy đôi lúc thấy hoảng, cảm thấy hình như giữa cô và người đàn ông này sẽ có thể nảy nở một cái gì đấy. Chính vào lúc này, Mã Tắc xuất hiện. Mã Tắc là ân nhân tri ngộ của Thường Khoan, là ông chủ của công ty Cam tươi.
Ngày hôm đó, Thường Khoan và Tuyên Nhụy đang ngồi trong công viên Cẩm Giang, cho đến lúc trời tối dần, thì điện thoại của Thường Khoan reo.
Anh vừa nghe thấy giọng nói trong máy là cười: “Về rồi à? Bàn chuyện với người họ Lý đó thế nào?”
Sau đó họ hẹn chỗ đi ăn, tắt máy xong, Thường Khoan định đưa Tuyên Nhụy về, Tuyên Nhụy không hài lòng: “Vì sao không đưa em đi?”
Khi ấy Thường Khoan đã nói với Tuyên Nhụy, ngay khi gặp cô lần đầu anh đã đặc biệt chú ý đến cô, vì vậy anh coi Tuyên Nhụy như bạn gái của mình, chỉ đợi Tuyên Nhụy tốt nghiệp sẽ chính thức đặt vấn đề yêu đương. Anh không giải thích nhiều về cuộc gặp lần này, chỉ nói: “Giám đốc của anh về rồi, là chuyện công việc”.
Cuối cùng anh vẫn không lay chuyển được Tuyên Nhụy, đành phải mang cô đi theo.
Mã Tắc ngồi vào vị trí bậc trên rất tự nhiên, tay cầm cây đàn nhị nói với Thường Khoan: “Lý Tu Ninh còn tiếc rẻ, sau nói thêm thì anh ta đồng ý nhượng lại, đối với tuyệt phẩm này cũng có nhiều nhà chuyên môn hiểu biết những tri âm khó tìm mà! Tiền tôi đã chuẩn bị sẵn cùng không có cơ hội bỏ ra”.
Thường Khoan thường nói: “Ông Lý nhà to sản nghiệp lớn, cũng không xem trọng tiền tài, về sau có thể dùng cây đàn nhị hồ này để nhờ ông ta nâng đỡ công ty chúng ta”.
Mã Tắc cười cười, nói: “Mượn chuyện cây đàn nhị hồ này á? Đang nói chuyện đàn tôi không muốn nhắc đến chuyện công ty”.
Tuyên Nhụy giơ tay ra định sờ vào cây đàn, bị Thường Khoan giữ lại.
Mã Tắc nhìn Tuyên Nhụy, nhưng không nói gì.
Ăn uống xong, Thường Khoan đưa Tuyên Nhụy về, Tuyên Nhụy nổi cơn lôi đình, chất vấn anh sao làm cô xấu hổ như thế.
Thường Khoan chẳng nói gì.
Từ hôm đó, Thường Khoan không đến tìm, Tuyên Nhụy giận dỗi, nhưng cũng không gọi di động cho anh.