Bạn đang đọc Yêu Thầm Chị Họ – Chương 62
Chap 61
Warning: Chap có hơi hướm kinh dị. Người yếu tim, trẻ em và phụ nữ cho con bú không nên xem.
“Vừa qua, mình có về quê chị chơi. Tình cờ gặp được một số chuyện có thể nói là rất khó lý giải dưới góc độ khoa học. Đến giờ mọi thứ đối với mình vẫn còn rất mơ hồ, chẳng thể khẳng định được gì cả. Thế nên, hôm nay chia sẻ với mọi người một chút. Ai tin được thì tin, không tin cũng chả sao, xem như đọc một vài mẩu truyện ngắn kinh dị vậy nhé. Và cũng đừng hỏi mình là có thật hay không, mình không biết.
”
o0o
Hai người xuống nhà rồi. Mình nán lại phòng, cặm cụi mở mấy cái vali ra, lấy đồ của từng người cất lại vô tủ. Làm vậy ít ra nếu họ muốn bỏ đi lần nữa cũng phải phân vân vì mất thời gian dọn đồ.
Đúng là con gái có khác, đồ đạc lỉnh kỉnh nhiều vô số kể, làm mất rất nhiều thời gian của mình. Nhưng bù lại, trong lúc thu dọn, mình cũng được mở rộng tầm mắt với môn hình học, từ loại tam giác bình thường cho đến hình chữ T huyền bí, đủ màu sắc rực rỡ làm mình mãi chìm đắm trong những cơn liên tưởng đẫm nước… mắt.
Chảy khoảng một lít máu mũi thì mình xong việc, chếnh choáng về phòng bật máy tính lên. Ba mẹ đúng là cứu tinh của mình, nếu hai người không về đúng lúc chắc giờ chị và em Uyên đi mất rồi. Mình phải tận dụng cơ hội trời cho này làm hòa với chị, còn nước còn tát.
Mình biết, với tình hình hiện giờ có nói trăm ngàn lần cũng khó thay đổi được suy nghĩ trong lòng chị. Nói không xong thì hát vậy, dù sao giai điệu da diết cũng dễ lay động cảm xúc hơn.
Loay hoay mãi, cuối cùng chọn bài
“Một lần thôi
” để thu. Mình chọn bài này vì giai điệu buồn, phần lời khá hợp với tình cảnh mình lúc này. Bật cool edit lên, mở zing star, mình thu trực tiếp trên web luôn. Tâm trạng đang đau khổ hát thì khỏi phải nói, cảm xúc mãnh liệt. Hát đúng một lần đã cho ra lò sản phẩm, mix sơ lại là ok. Nhiều đoạn mình không hài lòng lắm, nhưng không có ý định thu lại, cái gì lần đầu tiên cũng cảm xúc hơn. Mình cần một bài hát giải bày được tâm tình của mình chứ không phải một ca khúc hoàn hảo về kỹ thuật mà lại thiếu phần hồn.
Mình rón rén qua phòng chị, lấy cái điện thoại của chị kết nối với máy tính, chép bài hát của mình vào. Xong xuôi đâu đó, đặt điện thoại trở lại vị trí cũ. – Làm gì đó?
Tiếng nói đột ngột vang lên làm mình giật thót, quay lại nhìn em Uyên đang đứng chống nạnh.
– Làm gì đâu. – Mình ấp úng.
– Rõ ràng thấy lén lén lút lút, coi hai con mắt kìa, liếc qua liếc lại gian xảo thấy rõ! Khai mau, chui vô đây làm gì? – Vẻ mặt em Uyên đầy nghi ngờ.
– Cất đồ giùm cho hai người, không cảm ơn thì thôi, hạch hỏi nữa hả? – Mình lấy lại bình tĩnh, trơn tru đáp.
Em Uyên bước vào, nhìn mấy cái vali, sau đó mở cửa tủ ra nhìn nhìn ngó ngó gì đó chả biết.
– Ai mượn? – Ẻm xoay ra nhếch môi.
– Rảnh ở không làm giùm không được hả? Không thích thì T bỏ ra lại. – Mình trợn mắt.
– Thôi, đừng kiếm cớ đụng chạm vô đồ tụi tui nữa. Kéo túi quần ra coi! – Ánh mắt em Uyên chuyển xuống dưới.
– Chi? – Mình ngơ ngác.
– Coi coi có lén chôm thứ gì không?
– Ax, bực nhen! T có thiếu gì đâu mà phải chôm chỉa? – Mình vẫn chả hiểu ý ẻm.
– Già như trái cà mà cứ giả bộ ngây thơ! Kêu kéo túi quần ra thì cứ kéo đi, nói nhiều. – Ẻm nghênh mặt.
– Nè, nè. Nhìn rõ chưa, không có gì hén? – Mình hậm hực làm theo lời ẻm.
– Ờ, không có thì tốt! Dì kêu xuống ăn cơm kìa.
Em Uyên cười tủm tỉm rồi đi ra. Mình bực bội chạy theo:
– Mà ý Uyên là sao? Nghi T lấy trộm thứ gì?
– Đồ lót. – Ẻm thản nhiên.
– Đệt, nghĩ sao vậy? – Mình thiếu điều sùi bọt mép vì tức, buột miệng chửi thề.
– Ê, cấm chửi à! Ai biết được mấy người, giờ nhiều thằng biến thái lắm, đề phòng cho chắc. – Em Uyên đi xuống cầu thang, vai hơi run, hình như đang nín cười.
Mình tức lắm nhưng cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Ngu bị ẻm troll, chịu thôi, nói được gì nữa. Chờ dịp trả thù sau vậy.
Suốt bữa cơm, chị chẳng nói với mình câu nào. Mặt mình chị còn không thèm ngó tới, chỉ cười giỡn với em Uyên. Người ngoài nhìn vào sẽ không biết chị có tâm sự, nhưng mình thì khác. Mỗi khi chị buồn thường vờ như vui vẻ để che giấu cảm xúc. Thế nên, mình không vì thấy chị thoải mái cười đùa thế này mà yên tâm được chút nào, ngược lại còn lo hơn.
Mình cũng không dám bắt chuyện với chị. Tội mình còn treo đó, nói chuyện sẽ gượng gạo lắm, chẳng vui vẻ gì.
Dọn dẹp rửa chén đâu đó gọn gàng, chị với em Uyên lên phòng, mình cũng lủi thủi về phòng. Hôm nay bị cho ra rìa chắc rồi. Giờ chỉ cầu mong cho kế hoạch thành công rực rỡ.
Vẫn còn sớm, chắc chị đang nói chuyện với em Uyên, không tiện nhắn tin. Lòng mình nóng như lửa đốt, không biết hai người đang nói những gì. Rủi em Uyên lỡ miệng kể ra hết mọi chuyện thì xong phim, hết đường cứu vãn.
Ráng chờ đến 9h, mình soạn tin nhắn gửi chị. Mình biết chị còn giận lắm, sẽ không trả lời đâu, thế nên đi thẳng vào vấn đề luôn.
“Em mới chép bài hát vô điện thoại chị đó. Nghe đi hén!
”
Chờ đúng nửa tiếng, không thấy động tĩnh gì từ chị, mình lại gửi tiếp.
“Chị thích không? Đừng giận em nữa nhen, buồn lắm! 🙁
”
Lại tiếp tục chờ đợi. Haizzz,
“thư gửi đi mấy lần đợi hồi âm chưa thấy
“, bài nhạc xưa của tác giả này hợp với mình ghê. Nhìn đồng hồ đã hơn 10h, mình chán nản trùm mền ngủ sớm cho vơi nỗi sầu. Hi vọng sáng mở mắt ra sẽ nhìn thấy tin vui từ chị.
… – Reng… reng…!!!
Chuông báo thức reo om sòm khiến mình tỉnh dậy. Mới 9h sáng, còn sớm chán.
Hôm nay cuối tuần, chị không đi làm nên tối qua trước khi ngủ mình đã hẹn giờ, quyết tâm dậy sớm để… năn nỉ chị. Ngó qua điện thoại, mình hơi thất vọng vì không có tin nhắn của chị. Nói hơi thất vọng là vì mình đã biết trước chị sẽ không trả lời nên không đặt hi vọng nhiều lắm, dù vậy vẫn có chút chờ mong.
Vươn vai, ngáp một cái rõ dài, mình mắt nhắm mắt mở đi ra ngoài. Cửa phòng chị mở, không có ai. Chắc đang ở nhà dưới, đinh ninh trong bụng như thế, mình lết thết bò xuống.
Ba đang ngồi máy tính, mẹ xem tivi, chị và em Uyên chả thấy đâu.
– Chị Diễm với Uyên đâu rồi mẹ? – Mình dụi mắt hỏi.
– Hai đứa xin về quê con Diễm chơi từ sáng sớm rồi.
– Hả? Sao hai người không rủ con? – Mình tỉnh ngủ luôn.
– Mẹ có hỏi. Tụi nó nói để cho con ngủ, dậy sớm con mệt!
Thế cơ đấy. Thương lo ình dữ nhỉ?!
– Có nói chừng nào về không mẹ?
– Mai hoặc mốt gì đó. Tụi nó than ở trên đây hoài ngột ngạt quá, muốn về quê ở vài hôm cho thoải mái tinh thần. Mẹ thấy cũng có lý! – Mẹ cười.
– Zzz.. vậy con xuống đó chơi luôn nghen! Ở nhà hoài cũng thấy bứt rứt khó chịu quá!
– Ừ. Muốn đi đâu thì đi, không đánh lộn đánh lạo là được rồi!
Được lời như cởi tấm lòng, mình chạy đi súc miệng, thay đồ, gom bàn chải với vài bộ quần áo cất vô cốp xe. Lên đường ngay lập tức.
Lén đi không thèm kêu mình lấy một tiếng, nghĩ thật sôi gan. Mà tự nhiên vác mặt xuống thế này, mình cũng thấy quê quê. Chị còn đỡ, chứ em Uyên thì khỏi nói. Thấy mình lù lù mò xuống, rủi ẻm chạy ra hỏi
“xuống đây làm gì?
” trước mặt mọi người chắc mình có nước đào lỗ mà trốn cho bớt nhục.
Có lí do gì hay ho làm bình phong được không nhỉ? Nhớ quê, nhớ dì dượng Hai quá nên xuống thăm, nghe ổn không ta?
Thôi cứ nói thế đi, còn đỡ hơn trơ cái mặt ra chịu nhục. Vừa ngẫm nghĩ vừa chạy nhanh nên chẳng mấy chốc mình đã đến con hẻm vào nhà chị. Gần đây trời đổ vài cây mưa làm cho đường sá khá lầy lội, lại thêm đất đỏ trơn trượt, mình chạy chầm chậm.
Có một chuyện rất khó hiểu, mình nhớ rất rõ đường vào nhà chị, dù gì cũng đi hai lần rồi. Nhưng không biết sao mình chạy y vậy mà cứ lòng vòng quanh quẩn mãi không thấy cái ngõ nhỏ rẻ qua nhà chị. Muốn tìm người nào đó để hỏi nhà mà không thấy ai. Hình như ở đây lại vừa đổ mưa, mình nghĩ thế vì trong không khí vẫn còn hơi nước và có cảm giác lạnh lẽo. Có lẽ thế nên vắng người. Thỉnh thoảng có người chạy từ trong ra, nhưng ngược đường mình không tiện hỏi thăm.
Loay hoay mãi, mình định gọi cho chị hỏi đường, mà thấy kì quá, với lại cũng muốn tạo bất ngờ. Chợt xa xa phía trước, có một cô gái đang đi bộ lững thững cùng hướng với mình. Mừng hết cỡ, mình vội chạy nhanh lên.
Nhìn từ phía sau, cô gái có dáng người nhỏ nhắn, hơi gầy. Cô ấy mặc quần jean dạng ống loe, áo thun trắng bình thường, tóc dài chấm vai. Nhìn chung không được model cho lắm nếu không muốn nói là quê mùa, vì jean ống loe là model cách đây cũng nhiều năm rồi, giờ đâu còn ai mặc nữa. Nhưng dù sao ở quê, mình thấy vậy cũng bình thường.
Mình chỉ lấy làm lạ một điều, quần áo cô ta dính đầy bùn đất, đôi chỗ bị rách bươm. Bùn đất văng lên quần cũng dễ hiểu đi, đằng này áo cũng bị, chẳng lẽ cô ta mới bị té? Chắc thế rồi.
Nói thì lâu, thật ra đây chỉ là chút suy nghĩ thoáng qua trong đầu mình, trước khi nhanh chóng tiếp cận cô gái.
– Chị làm ơn cho hỏi…
Chưa dứt câu mình vụt ngưng bặt. Đúng như mình vừa đoán, có lẽ cô gái mới bị té hay sao đó. Nửa mặt bên trái cô ấy trầy trụa, từng mảng thịt sứt lồi lên chảy máu rất nhiều, ướt hết phần áo trước ngực. Thật lòng mà nói, cảnh tượng trước mặt rất kinh, làm mình hơi sợ.
Tội thật! Nhìn cô ta còn rất trẻ, tầm 16, 17 tuổi là cùng. Dù gì cũng thấy rồi, mình không thể mặc kệ được.
– Em bị sao vậy? Lên xe anh chở đi bệnh viện băng bó. – Mình nói.
Cô gái như không nghe thấy mình, đôi mắt vô thần lơ đễnh nhìn thẳng phía trước, tiếp tục bước đi.
– Nhà em gần đây không? Hay để anh đưa em về nhà? – Mình rề xe theo.
Lòng tốt của mình không được đền đáp. Cô ta vẫn lững thững đi, chẳng buồn đếm xỉa đến mình.
Đang chẳng biết làm sao, bỏ đi thì không nỡ. Phía trước bỗng có ông bác khoảng 50 tuổi chạy ra, mình lật đật xuống xe chạy qua ngoắc tay ra hiệu. Ông bác ngừng lại, nhìn mình hỏi: – Gì vậy cháu?
– Có cô bé bị tai nạn chảy máu nhiều lắm, chắc là dân ở đây, mà cháu kêu đưa đi bệnh viện lại không chịu.. – Mình vội nói.
– Đâu? – Ông bác ngó xung quanh.
– Bên kia.. – Mình đưa tay chỉ, nhưng rồi chợt ngơ ngẩn vì chẳng thấy ai, cô gái biến mất rồi.
– Có thấy ai đâu? – Ông bác nghi ngờ nhìn mình.
– Rõ ràng cháu mới thấy mà. Cô bé khoảng 16 tuổi, mặc quần jean áo thun, tóc chấm vai. – Sợ bị hiểu lầm, mình gãi đầu giải thích liên hồi.
– Không lẽ là… con Hương?
Ông bác lẩm bẩm, mặt tự dưng tái xanh, lấm lét ngó quanh rồi phóng xe đi như bị ma đuổi, mặc ình gọi í ới vẫn không hề quay lại.
Còn lại một mình, nghĩ đến cô bé kỳ lạ cùng sự biến mất không thể giải thích, nhớ lại thái độ sợ hãi khó hiểu của ông bác, mình chợt rùng mình. Nhìn sắc trời âm u, bỗng thấy không gian như lạnh hơn, mình vội vàng lên xe vọt nhanh.
Mình vốn gan dạ, xưa nay chưa hề biết sợ ma là gì. Phần vì có đạo, phần chưa hề gặp ma quỷ, nên nhiều khi nghe mọi người kể chuyện ma, mình chỉ nghe rồi cười cho qua, không tin lắm.
Lần này thì khác, không hẳn là mình sợ hãi, nhưng có cảm giác gì đó rất lạ lan tỏa khắp người, khiến mình thấy hồi hộp và khó thở. Tuy vậy, mình vẫn tỉnh táo chạy tìm nhà chị.
Thật lạ, rõ ràng khi nãy vòng tới vòng lui nhiều lần không tìm ra, giờ lại thấy con ngõ rẻ vô nhà chị ở chỗ mình đã từng nhìn kỹ mấy lượt. Không lẽ buổi sáng mà mình bị quáng gà rồi? Mình đành chấp nhận lí do này, bởi chẳng còn cách nào khác có thể lý giải.
Dừng xe trước căn nhà ba gian cổ kính, mình ngó quanh. Chiếc Vespa của em Uyên dựng kia rồi, mình thở phào nhẹ nhõm khi nhìn thấy. Dọc đường cứ lo sợ xuống đây không gặp hai người.
Cởi áo khoác vất đại lên xe, mình rảo bước vào nhà.
– Kétttt…!!
Mình đẩy nhẹ cửa tạo ra âm thanh rin rít, bình thường không để ý, giờ nghe sao thấy hơi rợn người. Phòng khách không có ai, cũng chẳng mở đèn. Trời chuyển mưa nên trong nhà tối mù, mình chỉ thấy mọi thứ lờ mờ dưới chút ánh sáng nhợt nhạt.
– Chị ơi!
Gọi không nghe chị đáp. Mình đi nhanh ra phía sau, hai tay quờ quạng như người mù. Nhà chị bình thường đã mát mẻ, dưới tiết trời âm u này lại càng trở nên lạnh lẽo hơn.
– H…Ù….!!!
– Đệt..
Tiếng la chát chúa bất thần phát ra làm mình giật thót người, loạng choạng lùi lại, tí nữa són luôn trong quần.
– Ha ha, đồ nhát cáy!! – Em Uyên ôm bụng cười nắc nẻ.
– Hi hi… bé Uyên chơi ác quá! – Chị Diễm từ phía sau đi lên, cũng cười khúc khích.
Mình tựa lưng vào vách, lúc này mới lấy lại được 3 hồn 7 vía, vừa giận vừa mắc cười, thành ra miệng cứ méo xệch.
– T có sao không? – Thấy vậy, chị nhìn mình quan tâm.
– Sao trăng gì, sợ quá thôi! Rờ quần coi có ướt chưa? Contrai gì mà chết nhát chưa từng thấy!! – Em Uyên vẫn chưa thể nín cười.
– Nhát con khỉ! Hù vậy ai chả hết hồn? Chuyện này không liênq uan gì tới nhát hay gan hết. – Mình bực bội hừ mũi.
– Xì, nhát thì chịu đi, bào chữa! – Ẻm trề môi.
– Ừ, bữa nào hù lại cho biết, coi ai nhát! – Mình lầm bầm.
– Chấp luôn đó. Mà xuống đây chi vậy? – Ẻm chợt hỏi cái câu mình đã lo ngay ngáy từ trước.
– Hỏi lạ! Xuống thăm dì dượng chứ chi? – Mình trợn mắt nói tỉnh bơ như đã luyện tập.
– Dì dượng đi công chuyện rồi, mai mới về.
– Ủa, thiệt hả? – Mình quay sang chị.
– Ừ, mai ba mẹ chị mới về. – Chị gật đầu.
– Giờ biết rồi đó, về được chưa? – Em Uyên cà khịa.
– Mắc gì về? – Mình hỏi lại.
– Thì xuống thăm dì dượng mà, hai người đâu có nhà, ở lại chi nữa?
– Không lẽ giờ chạy về, rồi mai lại xuống thăm nữa, mất công quá! Thôi lỡ rồi, T quyết định ở đây một hôm, chờ dì dượng về luôn. – Mặt mình dày còn hơn tấm thớt.
– Chỉ giỏi kiếm cớ! – Em Uyên bĩu môi, đi ra sau.
Còn lại mình và chị, mình cười gượng:
– Chị cho em ở lại không vậy?
– Sao T hỏi vậy?
– Tại… chắc chị còn giận em..
– Giận thì giận chứ! Nghĩ sao chị đuổi T? – Chị cười mỉm rồi cũng ra nhà sau.
Mình mừng rơn, lót tót đi theo.
Em Uyên đang hái ớt xanh, thứ này ăn cay và thơm khỏi nói, nhìn là thèm.
– Hái ớt chi vậy? – Mình lân la lại gần.
– Làm muối ăn cóc. – Em Uyên chỉ rổ cóc xanh lè để ngoài sàn nước.
– Cóc thái hả? Ở đâu ngon vậy? – Mình nuốt nước miếng.
– Xin nhà bên kia.
– Ai mà tốt bụng cho nhiều dữ! – Mình chắc lưỡi.
– Thằng con chủ nhà chứ ai. Nó thấy Uyên, tự nhiên cười làm quen. Sẵn Uyên xin cóc, nó hái ột rổ. Người đâu mà tốt bụng ghê, ai như T!- Em Uyên cười khoái trá.
– Mê gái thì có, tốt con khỉ! – Mình làu bàu. Nói đi cũng phải nói lại, cỡ mình bỗng nhiên gặp con nhỏ sexy xinh thế này, có xin hết hầm vàng nhà mình mình cũng cho chứ đừng nói chi vài trái cóc lẻ tẻ.
– Gái đẹp phải mê thôi! Đâu như ai kia. – Em Uyên cầm nắm ớt đứng dậy, liếc mình.
– Ờ, ý là vậy còn muốn chết lên chết xuống đây! Mê nữa chắc toi mạng! – Mình nhăn nhó.
– T ăn gì chưa? Đói không? – Chị Diễm vừa bứng mấy củ sả, hỏi mình.
– Đói sắp xỉu luôn rồi! Có gì cho em ăn đỡ không? – Mình được dịp nhõng nhẽo.
– Nhà không còn gì hết à. Ráng hén, chờ chị kho gà ăn cơm. Ăn hoài ớn không?
– Không. Gà rẫy sao ớn được, he he. Chị nấu đi, em chờ. Cần em phụ gì không?
– Làm nổi không đó? Than dữ quá, sao dám nhờ! – Chị cười.
– Giỡn thôi! Làm gì nè?
– T vô nhà lấy rổ, lại hàng rào hái lá giang giùm chị đi, nấu canh chua ăn. – Chị chỉ hàng rào phía xa xa cuối vườn.
– Ok.
Mình sảng khoái đáp ứng ngay. Coi bộ bài hát của mình có tác dụng rồi, nhìn chị đã thấy chút hơi thở mùa xuân, không còn lạnh lẽo băng giá nữa.
Tay cầm rổ, mình xăng xái đi ra tít sau vườn, nơi có hàng rào leo đầy lá giang xanh um.
Đến nơi, mình hái lấy hái để. Được một lúc, bất chợt mình nhìn sang phía bên kia, sau dãy hàng rào rỉ sét ngăn cách đất nhà chị là một căn nhà tường khá bề thế. Dường như ngôi nhà bị bỏ hoang, dây leo rậm rạp, cỏ mọc um tùm ngang thân người, bậc thềm phủ đầy rêu phong rậm rì.
Vườn bên đó có khá nhiều cây ăn trái, đặc biệt là hai cây xoài tứ quý trái to tổ chảng, nhìn phát ham mà chẳng ai hái.
– Phí quá! – Mình chắc lưỡi tiếc rẻ.
Hái lá giang mà cứ bị mấy chùm xoài đong đưa khêu gợi, không dằn lòng được, mình rón rén vạch hàng rào chui qua.
Cây rất thấp, chỉ cần đứng dưới đất mình cũng có thể chạm được những chùm xoài. Không phí chút thời gian nào, tay mình thoăn thoắt bóc hốt lia lịa, hai mắt láo liên sợ có ai trông thấy, dù sao cũng chẳng biết đất này có chủ hay không.
Chưa đầy một phút đã hái đầy rổ xoài, mình nhanh nhẹn phóng qua hàng rào, chạy vô nhà, mặt mày hí hửng với chiến lợi phẩm từ trên trời rơi xuống.
Em Uyên đang ngồi gặm mớ cóc, thấy mình ôm rổ xoài thì hớn hở chạy ra đón.
– Đâu ra nhiều vậy? – Ẻm hỏi, tay cầm trái xoài đưa lên mũi ngửi.
– Hái chứ đâu. – Mình nghênh mặt.
– Hái ở đâu? – Ẻm ngó quanh.
– Đằng kia. Còn nhiều lắm, ăn hết qua hái nữa. – Mình chỉ tay.
– Nhà hoang đó hả? Hồi nãy Uyên có thấy, kêu chị Diễm hái mà chị không cho.
– Ủa, sao vậy? Nhà hoang mà có chủ hả?
– Ai biết đâu. Hỏi chị Diễm đó. – Ẻm lắc đầu.
Mình bỏ rổ xoài xuống, đi vô nhà.
Chị ngồi làm gà. Mình bước lại hỏi:
– Chị, hái xoài bên nhà kia có sao không?
– Nhà nào? Đừng nói nhà hoang nghen? – Chị sững người.
– Ừ. Em mới hái một rổ. Bộ nhà đó có chủ, ta la hả? – Mình liếm môi.
– Trời đất! T hái thiệt hả? Rồi xoài đâu? – Mặt chị tái xanh.
– Ngoài sàn nước. – Mình cũng bị thái độ của chị dọa.
Chị đứng dậy, chạy nhanh ra ngoài, giật lại trái xoài trên tay em Uyển chuẩn bị gọt ăn.
– T đem lại đó, đổ hết qua bển đi! – Chị đưa mình.
– Sao vậy? Lỡ hái rồi thì ăn luôn đi, bỏ uổng! – Mình cau mày.
– T không hiểu đâu. Chị kêu sao thì cứ làm vậy đi! – Chị dậm chân.
– Rồi, rồi. Đổ liền.
Trước ánh mắt tiếc nuối của em Uyên, mình cầm rổ xoài lại hàng rào đổ sạch.
– Còn một trái rớt bên đây kìa, vứt qua kia luôn đi T! – Chị kêu to.
– Thật là… làm gì thấy ghê vậy không biết. – Mình bực dọc lượm trái xoài còn sót lại, ném mạnh qua bên nhà hoang.
Mình chán nản lết thết đi vô. Công tình chui hàng rào bị móc trầy da đất hái được mấy trái xoài, tự nhiên phải đem bỏ không được ăn, ức chế thiệt.
– Nói em nghe, có chuyện gì vậy? Cùng lắm chủ nhà biết thì trả tiền cho ta, chứ có gì đâu mà… – Mình ngồi phịch xuống đất.
– Chuyện này không liên quan đến chủ nhà. Họ bỏ đi biệt xứ rồi, không rõ tung tích. – Môi chị run run.
– Vậy chứ sao? Không lẽ… nhà đó có ma hả? – Em Uyên chợt hạ thấp giọng.
– Ừm..
Tiếng ừ nhẹ của chị như sét đánh vô đầu tụi mình. Em Uyên bỏ chạy vô trong, nấp sau lưng mình, hai tay vịn vai.
– Ta bỏ đi lâu chưa? – Mình không tin cho lắm, nhưng cũng thấy tò mò.
– Khoảng 8 năm rồi. Thôi, đừng nói chuyện này nữa. Chị vô làm đồ ăn. – Chị Diễm rùng mình, bước vội vào trong.
– Kể em nghe đi! – Mình theo sau. Em Uyên thấy vậy lập cập chạy trước, nhìn buồn cười. – Gan lắm mà! Sao giờ chạy như vịt vậy?
– Gan thì gan chứ. Ma ai chẳng sợ? – Ẻm liếc xéo.
Mới có vậy đã sợ ra mặt rồi. Mình mà kể chuyện vừa gặp lúc sáng, chắc ẻm té xỉu luôn quá!
Cười thầm trong bụng, mình kéo ghế ngồi gần chị, nài nỉ:
– Kể em nghe chuyện nhà bên đó đi!
– Không nói nữa mà! Chuyện đó có gì thú vị đâu! – Chị lắc đầu quầy quậy.
– Sao không? Chuyện ma gây kích thích nhất đó, nhất là cảnh người thật việc thật như bây giờ nè! – Mình thật sự muốn nghe. Rất tò mò, không biết bên đó xảy ra chuyện gì khiến chị e sợ đến vậy.
– Để khi nào lên lại nhà T rồi chị kể hén! Giờ đừng nhắc đến nữa.
Mình im lặng gật gù. Chờ chị nấu cơm ăn xong đã, chút mình sẽ hỏi tiếp, không có gì khó chịu bằng trí tò mò chẳng được thỏa mãn.