Bạn đang đọc Xin Nghe Lời Thần Linh – Chương 28: Giáo Đường Ursula – Chú Thích Vụ 6 – (cont)
Sách Job (; Hebrew: אִיוֹב Iyov) là một tác phẩm trong và là quyển sách viết thơ đầu tiên trong của Kito giáo. Sách đề cập về công lý của trước sự khốn khổ của loài người – hay đơn giản hơn, “Tại sao những người công chính phải khốn khổ ?”. Đó là một tác phẩm thần học phong phú đặt ra một loạt các quan điểm, đã được ca ngợi một cách rộng rãi và cao quý vì phẩm chất văn chương của nó, với gọi là “Quyển thơ vĩ đại nhất của thời xưa và ngày nay”.
Sách của Job gồm một đoạn mở đầu bằng văn xuôi và đoạn đối-độc thoại đậm chất thơ trình bày trong khung tường thuật như lời bạt. Việc xem khung tường thuật được coi như xem cốt lõi chính của quyển sách,sau này được mở rộng bởi các cuộc đối thoại và bài giảng đầy chất thơ, và các phần của cuốn sách ví dụ như các bài phát biểu của Elihu và bài thơ trí khôn trong chương 28 là phần thêm vào sau đó, nhưng gần đây có xu hướng tập trung vào sự thống nhất về biên tập cơ bản của cuốn sách.
“Antichrist on Leviathan”, trích trong Liber floridus, 1120
“Destruction of Leviathan”, vẽ năm 1865 bởi Gustave Doré
Leviathan (phát âm: lɨˈvaɪ.əθən; tiếng Do Thái |לִוְיָתָן|Livyatan|Liwyāṯān|), là một loài sinh vật biển thần thoại xuất hiện trong Kinh Thánh. Trong ngành khoa học nghiên cứu ma quỷ, Leviathan là một trong và canh giữ cổng địa ngục. Trong văn học, (ví dụ tác phẩm của ) con cá voi khổng lồ được ví như Leviathan. Leviathan cũng được mô tả trong .
Leviathan được mô tả 6 lần trong kinh Do Thái:
(Tạm dịch: Đừng bao giờ hy vọng có thể chế ngự được Leviathan, vì nó quá mạnh, Leviathan có hàm răng vô cùng đáng sợ, với bộ vảy xếp kín trên lưng như tấm khiên giáp chắc chắn, đôi mắt của nó cháy rực và lấp lánh như ánh bình minh, hơi thở đầy lửa có thể làm nước biển sôi sục, da thịt của Leviathan cứng như đá, không một loại vũ khí nào có thể xuyên qua, Leviathan là vua của biển cả). Cũng giống như Behemoth, loài sinh vật sinh ra cùng với Leviathan, nó sẽ bị giết trong ngày cuối cùng.
Trong cuốn (Book of Job), đã mô tả Behemoth, và sau đó là nhằm chứng minh cho câu hỏi vô ích của những kẻ thiếu niềm tin vào , là Đấng duy nhất tạo ra vạn vật và một mình Người có thể nắm bắt tất cả chúng sinh. Người ta tin rằng cả Behemoth và Leviathan đều là những quái thú sinh ra từ thời kỳ hỗn mang và bị tiêu diệt bởi thần thánh trong quá trình kiến tạo nên thế giới. Mặc dù những quan niệm này không thể chứng minh do không tìm thấy ở các tài liệu tôn giáo khác. Leviathan được gán cho hình ảnh của đại dương thời hỗn mang sơ khởi, tượng trưng cho sự kết thúc trong . Cũng giống như ác quỷ, loài được sinh ra trước khi Thiên Chúa sáng tạo thế giới và sau này chúng bị đánh bại.
Behemoth và là những sinh vật có sức mạnh vĩ đại, mà những người phàm trần như Job không bao giờ có hy vọng kiểm soát được. Nhưng đối với Thiên Chúa thì khác, Người đã giảm đi sức mạnh của chúng và cả hai đã trở thành những vật nuôi của thần thánh. Behemoth bị xuyên vòng sắt qua mũi và Leviathan bị buộc bởi những sợi xích. Trong thuyết Sáng tạo luận về Thế giới mới (YEC: viết tắt của ), người ta tin tưởng rằng , và được tạo ra bởi các hành động trực tiếp của Thiên Chúa của Abraham trong một thời gian tương đối ngắn, khoảng từ 5.700 đến 10.000 năm trước, và người ta cũng tin tưởng rằng con người và loài Khủng long, cùng với muôn loài khác, được tạo ra vào ngày thứ sáu của Tuần Sáng Thế trong . Behemoth được hình dung giống như một con khủng long .
Sách Book of Job từ dòng thứ 15 đến dòng 24, chương 40 mô tả Behemoth:Behemoth ăn cỏ như những loài gia súc có sừng, sức mạnh được thể hiện nếu như nhìn vào hai bên sườn và vùng thắt lưng, cái đuôi to lớn như cây tuyết tùng, với những bắp thịt chằng chịt đan vào nhau, các chi mạnh mẽ như đồng, với bộ xương cứng như thép nguội, chỉ có Đấng sáng tạo mới có thể chế ngự được nó, không có đầm lầy hay dòng sông nào, không có bóng râm nào có thể che phủ được nó…)
Những ghi chép của người Do Thái sau này
Những ghi chép sau này trong Sáng thế của Enoch, Behemoth tượng trưng cho sức mạnh không thể chế ngự trên mặt đất, cùng với Leviathan dưới đại dương và trên bầu trời. Leviathan sống ở một nơi tên là Abyss, còn Behemoth sống tại sa mạc vô hình phía đông của vườn địa đàng. Truyền thuyết Do Thái mô tả trận chiến giữa chúng vào những ngày tận thế: “Thế giới của Leviathan và Behemoth sẽ đan vào nhau, Behemoth sẽ tắm máu với cặp sừng dũng mãnh của mình, và Leviathan sẽ chống trả bằng những cái vây đầy sức mạnh, Đấng sáng thế đã giết cả hai với thanh kiếm thần thánh của mình, sau đó, Ngài lấy bộ da đẹp đẽ của Leviathan làm thành một mái vòm, nơi trú ngụ của những kẻ ngay thẳng chính trực, họ ăn thịt của Leviathan và Behemoth trong niềm hân hoan tột cùng.”
Nếu như Leviathan là chúa tể dưới nước thì Ziz thống trị các loài chim trời. Ziz cũng có kích thước quái vật không thua kém Leviathan. Cổ chân nó sải trên mặt đất, còn cái đầu thì chạm tới trời cao.
Ziz được xem như một con quái vật hoặc sinh vật khổng lồ có hình dáng tương tự như những sinh vật nguyên mẫu. Các giáo sĩ Do Thái từng so sánh Ziz với loài sinh vật Simurgh trong truyền thuyết Ba Tư cổ, trong khi nhiều học giả hiện đại đặt Ziz bên cạnh hình mẫu quái vật Anzû của người Sumerian và cả phượng hoàng trong Thần thoại Hy Lạp.
Từng có truyện kể rằng những người lữ hành trên biển đã trông thấy một con chim đậu trên ngay mặt nước. Nước bao phủ chân nó, trong khi đầu nó đụng tới bầu trời. Những kẻ chứng kiến nghĩ rằng vùng nước hẳn là rất cạn, và thế là họ nảy ra ý định tắm rửa. Một giọng nói thần thánh vang lên cảnh báo: “Chớ có dừng chân nơi đây! Từng có một thợ mộc đánh rơi rìu gỗ ở đó, và mất bảy năm để chiếc rìu chạm tới đáy nước”. Con chim mà những kẻ lữ hành trông thấy không gì khác chính là Ziz. Đôi cánh của nó khổng lồ tới mức che khuất cả ánh mặt trời. Chính đôi cánh này bảo vệ mặt đất khỏi bão tố phương Bắc; không có chúng mặt đất sẽ chẳng yên trước cuồng phong. Khi một quả trứng của Ziz rơi xuống mặt đất và nứt vỡ, dịch lỏng bên trong gây ngập lụt 60 thành phố, tạo chấn động gây nứt nẻ ba trăm cánh rừng già. May mắn là những thiên tai đó không diễn ra thường xuyên. Theo lẽ thường thì Ziz giữ trứng của nó nằm yên vị trong tổ. Quả trứng bị vỡ thực chất đã bị ung bên trong và chính Ziz vứt bỏ nó.
Thành phố Sodom và Gomorrah ở Trung Đông được nhắc tới trong Kinh cựu ước với câu chuyện về việc chúng bị Chúa phá hủy bằng ngọn lửa khổng lồ. Hầu hết mọi người cho rằng không có bằng chứng nào chứng minh rằng câu chuyện này là sự thật. Nhưng tất cả đều đồng ý rằng phải có một sự kiện nào đó để có thể viết nên câu chuyện trên.
Thiên Chúa muốn diệt thành vì cớ tội ác của dân trong thành. Lot, cháu của Abraham, và gia đình là cư dân của thành Sodom. Theo ký thuật trong Sáng thế ký 18, do lời nài xin của Abraham Thiên Chúa đồng ý không hủy diệt thành nếu trong thành có 50 người công chính, Abraham lại tiếp tục khẩn nài, con số 50 trở thành 45, rồi 30, 20 và cuối cùng là chỉ cần có 10 người công chính sống trong thành, vì tình thương Thiên Chúa dành cho 10 người ấy cả thành sẽ được cứu. Song vẫn không có đủ 10 người công chính, thành Sodom và Gomorrah bị diệt, nhưng Lot và gia đình được cứu (ngoại trừ vợ của Lot bị hóa thành tượng muối vì tiếc nuối của cải còn để lại trong thành).
Các nhà khoa học tin rằng “sự kiện nào đó” có thể là một thiên thạch với đường kính gần 1km. Trước khi đâm xuống nước Áo ngày nay, nó đã trở thành một quả cầu lửa đường kính 5km, đâm vào một dãy núi và phát nổ tạo ra một cơn mưa vụn thiên thạch. Đám mây bụi từ vụ nổ phát triển lên khí quyển, mang theo lượng lớn mảnh vụn đá, thiên thạch và các dòng khí siêu nóng vượt qua cả Địa Trung Hải và vươn tới Trung Đông. Họ cho biết nhiệt lượng từ lượng khí này “đủ khả năng để đốt cháy bất cứ vật liệu dễ cháy nào, bao gồm cả tóc và quần áo. Số người chết do đám mây mảnh vụn này còn nhiều hơn số người chết do vụ nổ ban đầu.” Với những nhân chứng thời đó, đột nhiên cả một thành phố bốc cháy chắc chắn là một cảnh tượng không thể nào quên. Và câu chuyện về thành phố bị Chúa trừng phạt cũng xuất hiện từ đó.
Tìm được “thành phố tội lỗi” .
“Thanh gươm của Damocles” là một thuật ngữ thường được người phương Tây sử dụng để chỉ một hiểm nguy hoặc một phán quyết đang cận kề. Tuy nhiên, câu chuyện về thanh gươm của Damocles còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế.
Giai thoại
Damocles là một kẻ nịnh bợ trong triều đình của vua Dionysius, một kẻ bạo chúa sống vào thế kỷ thứ 4 TCN, khoảng 300 năm trước thời của triết gia Cicero. Dionysius cai quản thành phố Syracuse nằm tại phía Nam nước Ý. Người ta nói rằng bạo chúa Dionysius rất hà khắc nhưng cũng rất ranh ma.
Về sự hà khắc của Dionysius, có một câu chuyện kể rằng, nghe nói có hai kẻ thường xuyên nói xấu vua khi uống rượu say, Dionysius đã mời hai kẻ đó tới dự tiệc. Ông ta nhận ra rằng một kẻ thì bắt đầu nói linh tinh khi say mèm, nhưng một kẻ thì lại rất cẩn thận lời ăn tiếng nói khi ở trước mặt ông. Vậy là Dionysius thả kẻ nói linh tinh, vì tội của hắn chỉ là bợm rượu, nhưng với kẻ có phần cẩn thận kia thì bị ông ta coi là kẻ phản bội và xử tử ngay lập tức.
Theo những gì mà triết gia Cicero kể lại, thì Dionysius sống trong giàu có và xa hoa. Ông ta có đủ mọi thứ đồ vật mà tiền có thể mua được, từ quần áo đến trang sức. Ông ta cũng có quyền lực trong tay và được hưởng những thức ăn ngon lành nhất trong một bữa yến tiệc. Tuy nhiên, Dionysius cũng có những nỗi lo lắng sâu kín của một kẻ bạo chúa, ông ta luôn sợ bị ám sát, sống trong căng thẳng và bất an.
Là một kẻ nịnh thần, Damocles nào có để ý đến tâm tư của vua, mà chỉ lợi dụng cơ hội để tâng bốc Dionysius, nói rằng ông ta là một con người hạnh phúc, là con người của quyền lực và giàu sang, với đủ mọi ánh hào quang quanh mình: quân đội, dân chúng, quốc khố, hoàng cung, v.v. Nhưng thay vì tự mãn với lời khen của Damocles, Dionysius ranh mãnh đã bất ngờ đề xuất một ý tưởng: để cho Damocles trải nghiệm cuộc sống của nhà vua.
Lúc đầu, Damocles lắp bắp từ chối vì sợ rằng vua đang thử mình, nhưng sau vài lần Dionysius tiếp tục kiên trì, Damocles đã đồng ý. Vậy là y được mặc y phục của nhà vua, và ngồi vào trong chiếc ngai xa hoa và êm ái. Damocles tranh thủ cơ hội để thỏa thích ăn uống, đùa bỡn cung nữ, và chẳng hề lo nghĩ gì tới công việc của một nhà vua.
Tuy nhiên, Damocles đã sớm phát hiện ra sự bất thường. Hóa ra Dionysius đã ngầm sai người treo một thanh gươm bén ngay phía trên, chĩa thẳng vào đầu của bất cứ kẻ nào ngồi lên ngai. Và điều đặc biệt là thanh gươm này chỉ được treo bằng một sợi lông ngựa.
Giờ đây, cứ mỗi khi ngồi lên ngai, Damocles lại nhớ tới thanh gươm đang treo lơ lửng trên đầu. Y chẳng còn có hứng thú để vui chơi nữa và sớm van xin Dionysius tha cho y. Damocles không còn muốn sống “hạnh phúc” như vua nữa, không còn cảm thấy thèm muốn quyền lực và tiền bạc nữa, vì y nhận ra rằng chúng sẽ đi kèm vời hiểm nguy rình rập.
cre.
*Bảy mối tội đầu là nhóm các tội lỗi chính mà con người dễ mắc phải, và là nguồn gốc cho nhiều loại tội lỗi khác phát sinh, theo quan niệm của Kitô giáo.
Truyền thống Kitô giáo cho rằng, việc sắp xếp này là do các Giáo phụ sơ khai thực hiện. Đến năm 604 SCN, Giáo hoàng Grêgôriô I chính thức xếp thành bảy loại, tương ứng với tên của bảy con quỷ đầu sỏ trong địa ngục, đối nghịch với bảy Tổng lãnh thiên thần trên thiên đường. Năm 1589, Peter Binsfield – một tu sĩ Dòng Tên liệt kê cụ thể như sau:
Lucifer: pride (superbia), ngạo mạn
Mammon: greed (avaritia), tham lam
Asmodeus: lust (luxuria), dâm dục
Leviathan: envy (invidia), đố kỵ
Beelzebub: gluttony (gula hoặc gullia), phàm ăn
Behemoth: wrath (ira), phẫn nộ
Belphegor: sloth (acedia), lười biếng
Người Công giáo Việt Nam đúc kết những điều này thành “Kinh Cải Tội Bảy Mối” như sau:
Cải tội bảy mối có bảy đức:
Thứ nhất: Khiêm nhường chớ kiêu ngạo.
Thứ hai: Rộng rãi chớ hà tiện.
Thứ ba: Giữ mình sạch sẽ chớ mê dâm dục.
Thứ bốn: Hay nhịn chớ hờn giận.
Thứ năm: Kiêng bớt chớ mê ăn uống.
Thứ sáu: Yêu người chớ ghen ghét.
Thứ bảy: Siêng năng việc Đức Chúa Trời chớ làm biếng.