Đọc truyện Vương Mệnh – Chương 31: An Phú Trấn
Về lãnh địa, đợi đến khi các công trình đều đã hoàn thành, Giang Phong vào Công Đường, đến trước tấm bia ở hậu viện, tay chạm vào tấm bia, nghĩ đến thăng cấp, hệ thống thanh âm vang lên :
– Đinh.
Chúc mừng Thiếu Quân, An Phú Hương đủ điều kiện thăng cấp lên tiểu trấn.
Xin hỏi có chấp thuận thăng cấp hay không ?
– Chấp thuận.
– Đinh.
Chúc mừng Thiếu Quân, An Phú Hương thăng cấp thành An Phú Trấn.
Mong tiếp tục phấn đấu phát triển An Phú Trấn ngày một phồn vinh.
Sau khi thăng cấp thành công, bạch quang từ trên trời chiếu xuống bao phủ toàn trấn, giữa tiếng nhạc du dương, quy mô trấn được mở rộng, ngang dọc mỗi bề 600 mét, tổng diện tích 36 vạn mét vuông.
Thăng cấp lên tiểu trấn là thăng từ thôn làng lên thị trấn, từ nông thôn lên phố thị nên cảnh quan cũng có nhiều thay đổi đáng kể.
Đường phố, đại lộ mở rộng gấp đôi, nhà cửa chỉnh tề, phố xá ngăn nắp, hai bên đại lộ đã có bồn hoa cây cảnh.
Công Đường cũng tự động chuyển đổi thành Nha Phủ quy mô hùng vĩ hơn.
Tường rào bằng gỗ cũng thay bằng tường thành đắp bằng đất cao 3 mét khá kiên cố, khả năng phòng thủ được tăng cường.
Trên bảng chức năng cũng xuất hiện một số kiến trúc mới :
“Mã trường : diện tích 20×50; gỗ 500, đá 500, ngân tệ 10; cần trại mộc; cần mục dân, mã phu.”
“Vũ Quán : diện tích 20×50; gỗ 1000, đá 500, ngân tệ 10; cần võ sư.”
“Hý trường (nhà hát) : diện tích 20×20; gỗ 1000, đá 500, ngân tệ 20; cần nhạc sư.”
“Tửu lâu (tửu điếm thăng cấp) : diện tích 20×20; gỗ 600, đá 300, ngân tệ 10; cần đầu bếp.”
“Trang viện (cấp 2) : diện tích 20×20; gỗ 500, đá 250, ngân tệ 2.
Xây dựng hai bên đại lộ”
“Hoa viên : gỗ 3, đá 2 /mét vuông.”
Mã phu, võ sư, nhạc sư chưa có, không vội xây dựng các kiến trúc mới.
Giang Phong quyết định trước tiên thăng cấp những kiến trúc hiện có.
Trước tiên là Nha Phủ, thăng cấp “Nha Phủ – lâu các” tốn gỗ 500, đá 500, ngân tệ 25.
Lâu các trở thành một tòa lầu cao 5 tầng, là nơi cao nhất trấn.
Từ đấy có thể quan sát toàn cảnh An Phú Trấn, kể cả những chiếc thuyền hoạt động trên sông.
Bước lên lâu các trong Nha Phủ quan sát toàn trấn, thấy mọi việc đều được tiến hành trong trật tự, Giang Phong rất hài lòng năng lực của lão quản gia.
Trấn có hai cổng nên cũng có hai đại lộ, đều dài 200 mét.
Nha Phủ có diện tích 100×100, 1 vạn mét vuông, có 2 đại môn thông ra 2 đại lộ.
Trước mỗi đại môn là quảng trường rộng 50×100.
Tất cả đều được xây dựng bằng cẩm thạch trắng nên toàn một màu trắng tinh.
Tuy quy mô không bằng, nhưng nhìn sang trọng khí phái còn hơn cả Châu Thành.
Tiếp đó thăng cấp Tiệm tạp hóa thành Chợ, Dược Điếm thành Dược Đường, Miếu thờ thành Đền thờ, Công viên thành Hoa viên.
Xây dựng thêm Tửu lâu, còn Đổ trường thì chưa cần.
Trấn đang trong giai đoạn phát triển, Giang Phong không muốn dân chúng bị biến thành con bạc.
Thấy khu dân cư chỉ nằm trong một góc nhỏ, lại được xây dựng trong lúc thiếu thốn nên đều là những gian nhà nhỏ thiếu tiện nghi, sẵn còn dư rất nhiều vật tư, Giang Phong quyết định nâng cao đời sống cư dân luôn.
Trước tiên, điều tập thợ mộc đến khu Nam tiến hành xây dựng khu dân cư, gồm 30 trang viện và 150 lâu các.
Sau đó bố trí những người đang ở biệt viện vào trang viện, những người còn lại đều chuyển vào lâu các.
Mỗi lâu các thay vì 3 hộ chỉ bố trí 2 hộ cho rộng rãi.
Những gian còn dư để dành đấy, để bố trí những lưu dân đến định cư sau này.
Thấy lãnh địa đã ra hình ra dáng của một thị trấn, Giang Phong trở về Nha Phủ.
Lão sư gia đang vùi đầu giữa đống văn thư ở Chính sự sảnh, thấy Giang Phong bước vào, vội đứng dậy cung kính hành lễ :
– Đại nhân.
Giang Phong hỏi :
– Trong trấn có sự gì đặc biệt không ?
– Hồi bẩm đại nhân.
Cho đến lúc này, bản trấn đã thu nạp thêm được 46 lưu dân đến định cư.
Trong số đó có 1 mục dân, 1 thợ may và 1 thợ rèn.
Đồng thời học hiệu đã đào tạo thêm được 2 nông dân và 1 thợ mộc.
Chỉ toàn là phổ thông chức nghiệp.
Giang Phong khẽ cau mày, hỏi :
– Không có nhạc sư, võ sư hay mã phu sao ?
– Hồi bẩm đại nhân, không có ạ.
Số lưu dân đó thuộc hạ đã tạm thời bố trí vào các ngôi nhà còn trống, và cho họ hưởng tiêu chuẩn như những thôn dân khác.
Giang Phong khẽ gật đầu, nói :
– Từ lúc này, mỗi trấn dân được cấp 1 đơn vị lương thực mỗi ngày.
Những người nào làm việc hiệu quả, thưởng thêm 1 đơn vị lương thực.
Có chức nghiệp kỹ năng thì thêm 1 đơn vị nữa.
Riêng những người phục vụ ở Học hiệu và Đền thờ mỗi ngày được hưởng 2 lương thực và 50 đồng tệ.
Ai có đặc biệt cống hiến, sẽ được đặc biệt tưởng lệ.
Chỉ cần kỹ năng đạt đến cao cấp là có thể đến Học hiệu làm thầy đồ, truyền thụ được sơ cấp kỹ năng, đại sư cấp truyền thụ được đến trung cấp kỹ năng, vì thế mà Giang Phong đặc biệt xem trọng.
Lão sư gia giở sổ ra xem, nói :
– Hồi bẩm đại nhân, bản trấn hiện chỉ có giáo sư là đạt đại sư cấp canh nông thuật, 1 thầy đồ đạt cao cấp thái tập thuật và 1 thầy đồ đạt cao cấp phạt mộc thuật.
Đạo sư là trung cấp pháp sư.
Dược sư thì 1 trung cấp, 1 sơ cấp.
Những chức nghiệp khác đa số đều mới đạt sơ cấp, chỉ có 2 nông dân và 1 ngư dân đạt đến trung cấp.
Giang Phong gật đầu, nói :
– Cứ theo đó tiến hành.
Bản trấn cố gắng bảo đảm trấn dân không bị đói rét, nhưng những ai cống hiến nhiều hơn phải được hưởng phần xứng đáng.
Ngay khi Giang Phong vừa truyền lệnh xong, chợt nghe hệ thống thanh âm :
– Đinh.
Chúc mừng Thiếu Quân, dân chúng An Phú Trấn tín phục độ gia tăng chút ít.
Giang Phong địa vị đặc thù, ngay từ đầu đã được lòng dân chúng, và lần này thực hiện nhiều ưu đãi như thế, do vậy tín phục độ mới gia tăng.
Tuy chỉ chút ít, nhưng có còn hơn không.
Xây dựng xong các kiến trúc cần thiết, chợt nghĩ đến đặc thù kiến trúc, Giang Phong đến khu đất bên cạnh Học hiệu, đặt xuống Bản vẽ Thư Viện.
Bảng chức năng hiện ra :
“Thư Viện : đặc thù kiến trúc; diện tích 20×20; gỗ 1000, đá 1000, kim tệ 1.”
Chọn Xây dựng, điều động thợ mộc lập tức tiến hành, sử dụng vật liệu toàn là gỗ quý và cẩm thạch trắng.
Tiếp đó, đi qua khu đất cạnh Đền thờ, đặt xuống bản vẽ Văn Tổ Miếu.
Bảng chức năng hiện ra :
“Văn Tổ Miếu : đặc thù kiến trúc; diện tích 20×20; gỗ 1000, đá 1000, kim tệ 1.”
Cũng chọn xây dựng.
Cho thợ mộc dùng gỗ quý và cẩm thạch trắng xây dựng cho nguy nga tráng lệ.
Khi Văn Tổ Miếu hoàn thành, một tòa miếu cao ba tầng hùng vĩ, khí thế uy nghiêm trang trọng xuất hiện trước mắt Giang Phong.
Hệ thống thanh âm chợt vang lên :
– Đinh.
Chúc mừng Thiếu Quân là người chơi đầu tiên xây dựng đặc thù kiến trúc Văn Tổ Miếu, tưởng lệ phụ trợ chức nghiệp : tế tự.
– Đinh.
Chúc mừng Thiếu Quân do ảnh hưởng của chức nghiệp tế tự, Cảnh Hành Thư giải phong một tầng.
Giang Phong sửng sốt, vội tra duyệt :
Phụ trợ chức nghiệp : tế tự.
Phụ trợ kỹ năng : Cầu Phúc, sơ cấp (0/50); sử dụng lễ vật lương thực = dân số /3, tiêu hao pháp lực 200; gia tăng năng suất của dân chúng 10%, hiệu quả trong 3 ngày, không thể điệp gia.
Cầu An, sơ cấp (0/50); sử dụng lễ vật lương thực = dân số /10, tiêu hao pháp lực 100; dân chúng được bình an, không ốm đau bệnh tật, tín phục độ tạm thời gia tăng chút ít, hiệu quả trong 1 ngày, không thể điệp gia.
Cảnh Hành Thư đã mở được sang trang thứ ba.
Đầu tiên là hai câu :
“Minh phượng tại trúc, bạch câu thực trường.
Hóa bị thảo mộc, lợi cập vạn phương.”
(Phượng gáy trong rừng trúc, ngựa trắng ăn trên đồng.
Cây cỏ biến đổi theo quy luật, ích lợi vạn phương).
Tiếp đó là “Tam Tổ chúc phúc” với hình vẽ pháp quyết và chú ngữ : “Cầu Tổ hiển linh – giáng”, và phần chú thích :
“Tam Tổ chúc phúc : tế tự kỹ năng.
Tiêu hao pháp lực 10, gia tăng đối tượng sinh mạng 15.
Sử dụng cho bản thân hiệu quả nhân đôi.”
Hệ thống tưởng lệ khiến Giang Phong phải suy nghĩ, như thế chẳng phải dẫn đạo Giang Phong đi dần về phía phụ trợ chức nghiệp, từ bỏ chiến đấu chức nghiệp hay sao.
Nhưng dù sao thì Giang Phong là văn quan, cai quản An Phú Trấn đã đủ bận rộn rồi, có trở thành chiến đấu chức nghiệp hay không cũng không quan trọng.
Hơn nữa, dẫn quân đánh trận mang lại nhiều lợi ích hơn.
Chỉ một lần dẫn quân xuất chinh mà thu ích còn nhiều hơn tất cả thời gian sát quái luyện trang bị trước đấy.
Nghĩ lúc này cũng đã quá khuya, Giang Phong quyết định … đăng xuất.
Ngày mai sẽ là ngày có nhiều sự kiện quan trọng diễn ra : chính thức chuyển đổi tiền tệ, và cũng khai mạc Lục Hoa Trấn tỷ võ đại hội.