[vtđd]_ánh dương rực rỡ

Chương 8


Bạn đang đọc [vtđd]_ánh dương rực rỡ – Chương 8:

 
Editor: Lemonade
 
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của lustaveland. Bản sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
Phương Chước còn chưa ăn cơm tối. Cô không có khẩu vị gì, chỉ tùy tiện đi siêu thị mua bánh mì rồi ngay lập tức trở về phòng ngủ.
 
Lớp học vốn ồn ào những khi thấy cô xuất hiện thì cũng im ắng lại.
 
Thẩm Mộ Tư xoay người hỏi: “Cậu không sao chứ?”
 
Phương Chước lắc đầu.
 
Thẩm Mộ Tư do dự hồi lâu, cậu cầm trong tay hộp cháo bát bảo, dè đặt đặt lên góc bàn Phương Chước. Thấy Phương Chước vùi đầu làm bài tập thì chĩa ngón tay vào, đẩy vào từng chút một cho đến khi đẩy tới tầm mắt Phương Chước.
 
Nhưng rồi khi ánh mắt Phương Chước nhìn đến, cậu vẫn hơi sợ, nhỏ giọng nói: “Cho… cho cậu, sắp hết hạn.”
 
Ngay cả lý do cũng y hệt.
 
Vẻ mặt không cảm xúc của Phương Chước chuyển qua nhìn bạn cùng bàn.
Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang không có sự đồng ý của lustaveland. Bản sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.
 
Nghiêm Liệt mang dáng vẻ người đứng xem vô tội, nhún vai nói: “Không cần hỏi ý kiến của tôi. Nhóc lớn rồi, tôi cho phép nó tự quản lý tiền của bản thân.”
 
Thẩm Mộ Tư giận dữ nói: “Mắc ói vừa thôi! Mày cũng biết lợi dụng tao quá ha!”
 
Phương Chước đẩy đồ về, nói: “Cảm ơn, nhưng mà lý do tôi ngất xỉu không phải vì ăn không ăn đủ bữa.”
 
Thẩm Mộ Tư cũng không dám phản bác, lúng ta lúng túng nói một tiếng “à”.
 
Phương Chước liếc nhìn đề bài, sau đó ngẩng đầu bổ sung: “Tôi ăn uống đúng thật là hơi thiếu quy luật, nhưng mà tôi cảm thấy nguyên nhân chủ yếu là ngủ không đủ, đầu óc mệt mỏi.” Một cái đầu nhỏ mà lại phải suy nghĩ quá nhiều chuyện.
 
Phương Chước: “Bây giờ tôi ổn lắm, cảm ơn cậu đã quan tâm.”
 
Biểu cảm của Thẩm Mộ Tư diễn tả sinh động câu “Cậu đang nói cái gì vậy?”. Sau khi nghe Phương Chước bịa chuyện xong thì vô thức nhìn sắc mặt Nghiêm Liệt, người sau cười nhàn nhạt một tiếng nên Thẩm Mộ Tư hiểu ý, ngoan ngoãn cầm cháo bát bảo về.
 
Không bao lâu sau, tài khoản mạng xã hội của Nghiêm Liệt nhận được tin nhắn từ bạn thân.
 
Bánh Ngọt Mộ Tư: Tại sao cậu ấy không muốn ăn? Cậu ấy đói vậy rồi mà.
 
Liệt Liệt: Đứa trẻ ngoan không tùy tiện nhận đồ của người khác. Mày đưa cho cậu ấy thì cậu ấy phải nghĩ cách trả lại cho mày, sau này đừng có đưa nữa.
 
Bánh Ngọt Mộ Tư: Tại sao chứ? Đồ của tao cũng có phải ăn xin của ai đâu?

 
Liệt Liệt: Vậy phải xem là ai đưa rồi.
 
Bánh Ngọt Mộ Tư: Mày nói vậy tao không vui đâu nha, trong lớp ai so được độ thân thiện với tao à?
 
Bánh Ngọt Mộ Tư: Mày nói đi! Tại sao mày không nói?!
 
Nghiêm Liệt cười một cái, cất điện thoại di động vào rồi đá chân vào ghế trên, tỏ ý bảo cậu lo học đi, đừng có cả ngày làm mấy việc không đàng hoàng.
 
Một lút sau cô chủ nhiệm gọi Phương Chước đến phòng làm việc, hỏi tình hình cơ thể cô.
 
Dụng cụ của phòng y tế sơ sài nên kiểm tra chẳng ra cái gì. Cô chủ nhiệm nghe phản hồi của bạn học, cho rằng Phương Chước bị áp lực quá lớn và ăn không đủ dinh dưỡng nên dặn dò mấy câu, khuyên nhủ một chút. Thấy Phương Chước phản ứng bình tĩnh và ngoan ngoãn nên nhanh chóng để cô về lớp.
 
.
 
Ngày ghi danh đại hội thể thao đã bắt đầu, lớp phó thể dục và các bạn trong ban cán sự lớp vận động các bạn học khác tích cực tham gia.
 
Bởi vì chuyện lao động té xỉu của Phương Chước để lại cho mọi người cú sốc quá lớn, cộng thêm dáng người cô gầy gò, vừa nhìn là biết bộ dạng dinh dưỡng không đầy đủ nên mấy người cũng không dám quấy rầy, định xếp cô vào đội cổ vũ, có thể cho cô nhân cơ hội nghỉ ngơi một chút.
 
Hứng thú của Phương Chước cũng không nhiều lắm, cô chưa từng nhiệt tình với kiểu hoạt động thể dục này.
 
Buổi trưa cô từ căn tin về lớp, đang định tìm một chỗ yên tĩnh để học từ vựng nhưng lại bị giáo viên chủ nhiệm gọi lại.
 
Bà đứng ở cửa vẫy tay nói: “Phương Chước, tìm em lâu quá. Bảo vệ nói có người nhà em tới tìm em, em nhanh đi qua nhìn một chút đi.”
 
Phản ứng đầu tiên của Phương Chước khi cô chủ nhiệm nhắc tới phụ huynh của cô là nghĩ người tới là Phương Dật Minh, nhưng ý nghĩ này vừa lòi ra đã ngay lập tức bị bác bỏ.
 
Phương Dật Minh sẽ không làm loại chuyện lãng phí thời gian này. Ông ta chắc chắn sẽ không đến, dù là đến thì trước tiên cũng sẽ vào trường, không tìm thấy cô sẽ đi ngay lập tức.
 
Nhưng cô lại không có người thân nào khác.
 
Phương Chước đi về sau lớp rót một ly nước, chậm rãi uống xong mới đứng dậy đi qua đó.
 
Hai ngày nay trời vẫn ổn nhưng nhiệt độ đang xuống lại đột nhiên tăng mạnh, hệt như đang đầu thu trở về ngày hè oi bức.
 
Phương Chước chậm rãi đi đến phòng bảo vệ, từ cửa sổ nhìn vào bên trong, ngoại trừ bảo vệ thì chẳng thấy ai khác.
 
Cô nói với chú bảo vệ mục đích mình đến đây, chú lấy từ trong ngăn bàn ra một cái túi màu đỏ, lớn tiếng nói: “Con tới rồi đó hả! Đồ lạnh hết rồi này!”
 
Phương Chước sửng sốt, mở túi nilon ra thì phát hiện bên trong có hai hộp cơm.
 

Cô có hơi khó hiểu, đang nghĩ là ai mang cơm cho mình, vừa mới lấy cái hộp ra thì lại nghe chú bảo vệ tiếc nuối nói: “Người ta chờ ở đây lâu lắm, mới vừa đi thôi. Đây là số điện thoại anh ấy để lại cho con.”
 
Ông đưa cho cô một tờ giấy nháp màu trắng, ở giữa giấy có chữ viết bằng mực đen: “Chước Chước, sinh nhật vui vẻ.”
 
Ở phía dưới là một dãy số.
 
Nét chữ này Phương Chước từng nhìn thấy cách đây không lâu nên vẫn còn ấn tượng. Chẳng qua là bởi vì biết cho nên cô mới kinh ngạc.
 
Đầu cô ong ong vang vọng, đột nhiên chẳng biết nghĩ gì. Bóng dáng bước đi gian nan của Diệp Vân Trình đột nhiên thoáng qua rồi trở nên ngày càng rõ ràng, cô thất thần hỏi: “Ai đưa đến chứ? Ông ấy… Có phải ông ấy đi đứng không tiện lắm không?”
 
Ông chú lải nhải miêu tả: “Đúng vậy! Chú kêu anh ấy vào tìm con nhưng anh ấy lại sợ bạn học con nhìn thấy thì không ổn nên ngồi đợi ở ven đường. Trời nóng thế này, đợi nửa tiếng không thấy con tới nên anh ấy đi rồi.”
 
Đột nhiên Phương Chước cảm thấy hộp cơm trong tay trở nên nặng nề, nó ép lên ngực cô làm không thở nổi. Cô nắm chặt tờ giấy trắng, nắm chặt vào lòng bàn tay, hỏi: “Con có thể ra ngoài xem một chút không ạ?”
 
“Người đã đi rồi…” Chú bảo vệ vừa nói vừa nhìn biểu cảm của cô, không đành lòng nên thả lỏng nói, “Vậy con đứng ở cổng trường nhìn chút đi, không được đi xa đâu.”
 
Phương Chước ra cổng trường, nhìn hai bên đường trống vắng một vòng cũng không tìm thấy dấu vết của người kia.
 
Ánh nắng phía trước chiếu đến đổ bóng lên bức tường phía sau, ngoài cổng không xây hiên che nắng. Có lẽ Diệp Vân Trình đã đứng ở ven đường nửa tiếng như thế, mồ hôi đầm đìa rồi lại thất vọng đi về.
 
Phương Chước ngũ vị tạp trần quay về, mất hồn mất vía nói cảm ơn với chú bảo vệ rồi xách hộp thức ăn trở về lớp.
 
Sắp hết thời gian nghỉ trưa, Nghiêm Liệt đã làm xong bài tập mới phát lúc sáng, đang gục xuống bàn nghỉ ngơi. Anh nhận ra Phương Chước đã trở lại nên mở một mắt ra nhìn cô, phát hiện dáng vẻ lo lắng của cô thì thuận thế ngẩng đầu lên.
 
Anh im lặng quan sát một hồi, sau đó chỉ hộp cơm màu trắng trên bàn, hỏi: “Cậu gọi món ở đâu đấy? Cậu chưa ăn trưa à?”
 
Phương Chước giống như mới tỉnh hồn, nâng tay lên, rút tờ giấy sắp bị mồ hôi làm ướt ra rồi quay đầu nhìn về phía anh hỏi: “Có thể cho tôi mượn điện thoại cậu một chút được không?”
 
“Có thể chứ.” Nghiêm Liệt sảng khoái móc điện thoại ra đưa cho cô, “Mật khẩu là sinh nhật của mẹ tôi.”
 
Lông mày của Phương Chước hơi nhảy lên, cảm thấy quái quái nhưng lại nghĩ đến mạch não của anh nên thăm dò nhập vào “1001*”
 
(*) Bên Trung viết tháng trước ngày sau. Ngày 1 tháng 10 năm 1949 là ngày nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
 
Một phát trúng ngay.
 
Thanh niên tốt ghê.
 
Quả là người con yêu nước.
 

Cô cầm điện thoại đi vào nhà kho kế bên nhà vệ sinh, xác định gần đây không có thầy cô mới bấm gọi dãy số ghi trong tờ giấy.
 
Tín hiệu bận vang lên rất nhiều lần cũng không có ai nghe.
 
Phương Chước đoán có lẽ Diệp Vân Trình đang trên đường về nhà. Ông ngồi xe buýt nên đi ra ngoài không tiện lắm, còn mất những hai mươi phút chuyển xe giữa đường, từ cửa thôn về nhà cũng không gần, không biết có gặp khó khăn hay không.
 
Suy nghĩ lo âu cứ thế tuôn ra, sau khi tín hiệu tự động ngắt thì Phương Chước lại gọi lại lần thứ hai.
 
Lần này đối phương nhận rất nhanh.
 
“Alo.”
 
Lúc âm thanh trong trẻo ấy vang lên, cả người Phương Chước dường như run lên một cái. Trong nháy mắt mấy sợi dây rối ren quấn thành một cục bị cuốn đi sạch sẽ, đồng thời cô còn quên luôn lời định nói.
 
Người đối diện kiên nhẫn chờ một hồi không lên tiếng, ngược lại Phương Chước nghe được tiếng quảng cáo ồn ào xung quanh bên đầu dây kia, xác nhận được lúc này ông đang trên xe buýt.
 
Diệp Vân Trình đoán ra thân phận cô từ trong thoáng im lặng dài, ông che điện thoại, hỏi: “Phương Chước à?”
 
“Là con.” Phương Chước gượng gạo nói, “Con mới về lớp, lúc tới cổng thì cậu đã đi mất rồi.”
 
Dù là cách điện thoại nhưng âm thanh của Diệp Vân Trình cũng tỏ ra rất dịu dàng, rất trầm, rất chậm, hệt như ngọn gió trong ngày hè oi: “À, đúng rồi, cậu sợ con không rảnh, lớp mười hai rất bận mà.”
 
“Thật ra cũng không có gì bận đâu ạ.” Phương Chước nói, “Thời gian nghỉ trưa là tự do.”
 
Diệp Vân Trình nói: “Ừm.”
 
Phương Chước hít một hơi.
 
Diệp Vân Trình mở miệng một lần nữa, giọng còn mang theo mừng rỡ, nói: “Sinh nhật vui vẻ. Con trưởng thành nhanh quá mà cậu cũng không gặp con được nhiều.”
 
Phương Chước dừng một chút mới nói: “… Cảm ơn.”
 
Cô không nhớ nổi người lần trước nói với cô những lời này là ai, có lẽ chẳng có ai cả. Cho nên khi vừa nghe lời chúc này thì cô giật mình, không nhận ra không đúng chỗ nào.
 
Cô đã từng vô cùng mong đợi thời khắc trưởng thành này. Cô cho rằng người trưởng thành trời sinh sẽ có năng lực và cam đảm, để cô có thể nhặt lại những phách lối và tùy hứng thuở xưa từng nuốt xuống.
 
Càng lớn lên mới biết, cái gọi là giáp sắt của người trưởng thành đều dùng thương tích và bị dạy dỗ mà thành, thứ mình muốn chỉ có thể tự dựa vào chính mình. Dần dà, cô cũng quên mất chuyện này.
 
Lúc thật sự bước qua rào cản của tuổi trưởng thành, cô không khỏi thừa nhận rằng mình cũng có hơi cảm động. Nhưng sự cảm động đó không khác gì một giọt nước rơi xuống mặt hồ phẳng lặng, thế giới của cô cũng chẳng vì thế mà phát sinh sự thay đổi gì quá lớn.
 
Còn không bằng một câu nói của Diệp Vân Trình.
 
Diệp Vân Trình nói tiếp: “Thật ra thì tuần sau mới là sinh nhật con, nhưng mà không phải tuần sau là Tết Trung thu à? Cậu nghĩ con định về nhà, cậu không có cơ hội tặng bánh kem cho con nên đưa con trước ngày.”
 
Phương Chước nói: “Con không về.”
 
“À… ?” Diệp Vân Trình cẩn thận hỏi, “Vậy Trung thu con được nghỉ không?”
 

Phương Chước bị một câu bỗng nhiên cất lên của ông làm hơi lo lắng, nói: “Có ba bốn ngày nghỉ nhỉ?”
 
“Con ở lại trường à? Nghỉ nên ai cũng về nhà, con sẽ buồn lắm đó. Nếu được thì con ra ngoài đi?” Diệp Vân Trình nói ra một hơi, “Không nữa thì tới nhà cậu?”
 
Sau khi nói ra được, Diệp Vân Trình như trút được gánh nặng, giọng nói vui vẻ cũng biến thành chân thành, nhiệt tình mời: “Con tới nhà cậu đi. Nhà hơi cũ nhưng mà rộng, có nhiều phòng trống lắm.”
 
Phương Chước nói: “Không phiền chứ ạ?”
 
“Không phiền không phiền, con đến đi!” Diệp Vân Trình cười nói, “Hôm qua cậu có quét sơ phòng rồi. Sau phòng cậu vẫn còn một cái sân đó. Giờ sân cũng trống luôn rồi nhưng cậu không biết nên làm gì tiếp, con có ý kiến gì không?”
 
Phương Chước nói: “Để con suy nghĩ một chút.”
 
“Con cứ tha hồ suy nghĩ, từ từ suy nghĩ, tốt quá, tốt quá.” Lời nói của Diệp Vân Trình không còn mạch lạc, “À đúng rồi! Trong hộp cơm có hải sản, con muốn ăn thì cũng đừng để quá lâu, còn trái cây nữa.”
 
Phương Chước bình tĩnh nói: “Dạ.”
 
Diệp Vân Trình vừa mới mở hộp nói, có rất nhiều dặn dò, nhưng còn chưa kịp nói hết thì lại nghe tiếng chuông báo truyền đến, lúc này mới tỉnh táo lại.
 
Ông hỏi: “Chuông reo thì các con phải vào học à?”
 
Phương Chước nói: “Hết thời gian nghỉ trưa nên ban cán sự sẽ điểm danh.”
 
Diệp Vân Trình lập tức nói: “Vậy con nhanh về lớp đi.”
 
“Dạ.”
 
Lúc sắp cúp máy, Diệp Vân Trình vẫn không nhịn được nói thêm một câu: “Nghỉ nhớ về nha.”
 
Trở lại lớp học, Phương Chước trả điện thoại cho Nghiêm Liệt. Cô cảm thấy trên người mình rất nóng nên rút khăn giấy ra lau mồ hôi.
 
Nghiêm Liệt nhìn chằm chằm mặt cô một hồi, khó hiểu nói một câu: “Nở hoa?”
 
Phương Chước không rõ: “Sao?”
 
“Không sao.” Nghiêm Liệt cười nói, “Hiếm khi thấy cậu vui như vậy.”
 
Phương Chước không thấy mình có biểu cảm vui vẻ gì, cô giơ tay lên sờ khóe miệng cũng không thấy đang cười. Chẳng biết Nghiêm Liệt làm sao mà nhìn ra được.
 
Nghiêm Liệt bấm điện thoại, hỏi: “Cậu gọi cho ai vậy?”
 
Phương Chước nói: “Cậu tôi.”
 
“Ra là cậu à!”
 
Nghiêm Liệt lưu số vào danh bạ. Khóe mắt Phương Chước liếc thấy anh lưu tên là “Cậu”. Cô mờ mịt, thầm nghĩ, đây là cậu của tôi mà?

 


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.