Đọc truyện Tình sử Angélique – Chương 11-P1
Cuộc hành trình đến tu viện ở Poachiê đã để lại cho Angiêlic một kỷ niệm ngộ nghĩnh. Một cỗ xe cũ rích đã được sửa sang lại để dùng vào dịp này. Cô trèo lên xe cùng với chị Ooctăngxơ và em Mađờlông. Một chú bé dắt những con la, còn hai anh cô là Raymông và Gôngtơrăng đều cưỡi những con ngựa nòi đẹp, quà tặng của ông bố. Ở những trường trung học mới mở của các cha dòng Tên, có sẵn chuồng dành cho ngựa của các học sinh quý tộc.
Hai con ngựa chở hành lý nặng nề đi cuối đoàn. Một con ngựa thồ có người cưỡi là ông già Guyôm được lệnh đi hộ vệ các cậu chủ và các cô chủ. Có nhiều tin đồn dữ về chiến tranh, loạn lạc lan truyền khắp các vùng nông thôn. Đồn rằng ngài La Rôsơphucôn đang kích động vùng Poatu đi theo Hoàng thân Côngđê; ông ta đang mộ quân, trưng thu mùa màng để nuôi lính. Việc tuyển mộ các đội quân đã đẻ
ra đói kém, nghèo khổ, trộm cướp như rươi ở các ngã ba đường. Vì vậy, ông già Guyôm đã được phái đi và tự vũ trang bằng ngọn giáo và thanh gươm cũ r
Tuy nhiên, chuyến đi đã diễn ra bình yên vô sự. Qua các cánh rừng, thấy có lảng vảng những bộ mặt đáng nghi. Nhưng chắc hẳn ngọn giáo dài của ông lính già và vẻ nghèo túng của cỗ xe đã làm nản lòng bọn cướp đường.
Họ nghỉ đêm tại một quán trọ ở một ngã ba đường ảm đạm, nơi gió hun hút thổi qua những cành cây trụi lá.
Rồi họ đi tiếp ngày đường thứ hai. Bị lắc mạnh như xóc ốc trong cỗ xe lăn bánh trên những con đường xấu băng giá, ba chị em gái nhức xương ê ẩm khắp người. Đến buổi tối, cả ba đều mệt lử và họ cùng khoan khoái thở thật dài khi thấy hiện ra trước mặt thành phố Poachiê với những mái nhà màu hồng nhạt leo dần lên sườn một quả đồi mà ở dưới chân có con sông Clanh tươi mát uốn khúc.
Tiếng chuông nhà thờ đang gióng giả giữa lúc đọc kinh nhật tụng. Từ đây trở đi, suốt năm năm ròng chính những tiếng chuông này sẽ đưa vào khuôn phép sinh hoạt hàng ngày của Angiêlic.
Những đứa con của Nam tước Xăngxê chia tay nhau trước nhà thờ lớn. Tu viện Thánh mẫu Uyaxuyn ở gần đó về bên trái, phía trên dòng sông Clanh. Với sự vụng về của lứa tuổi thiếu niên, mấy anh em từ biệt nhau mà hầu như không ai nói câu nào. Chỉ cô em Mađờlông nhỏ nhất ôm hôn hai anh với đôi mắt đẫm lệ.
Và thế là các cánh cửa tu viện đã khép chặt lại trước mặt Angiêlic. Phải một thời gian khá lâu cô mới nhận thức được một điều: sở dĩ cô có cảm giác bị bóp nghẹt đè nặng lên người chính là do đột ngột bị cách li với những khoảng không gian thoáng đãng. Ở đâu cũng thấy những bức tường ngăn cách, những chấn song sắt ở các cửa sổ. Với các bạn gái cùng học nội trú, cô không thấy có gì hấp dẫn. Xưa nay cô luôn luôn chơi đùa với bọn con trai, những cậu bé nông dân này khâm phục và nghe lời cô. Nhưng ở đây, giữa đám tiểu thư con nhà dòng dõi và giàu có, Angiêlic đã không thể tránh khỏi bị đẩy xuống những thứ bậc thấp nhất.
Cô còn bị khép mình vào một hình thức tra tấn: mang cái áo nịt ngực bó chặt mình. Thứ áo lót với dây rợ buộc chặt này bắt cô phải giữ thẳng người, nhằm luyện cho cô một tác phong thờ ơ, kiêu hãnh trong suốt cuộc đời, và ở mọi trường hợp – Angiêlic vốn có cơ thể khỏe mạnh, gân cốt mềm mại và cô duyên dáng tự nhiên, nênô không bao giờ nghĩ đến chuyện dùng nịt ngực. Nhưng việc mang nịt ngực hầu như đã thành một thể chế bắt buộc, mà không chỉ trong phạm vi các bức tường của tu viện. Nghe các nữ sinh lớn tuổi hơn nói chuyện, cô thấy rõ họ coi áo nịt ngực có tầm quan trọng lớn về thời trang.
Tu viện được giao trách nhiệm cụ thể chuẩn bị cho các thiếu nữ trong việc hôn nhân và đời sống trong xã hội. Ở đây, các nữ sinh phải học khiêu vũ, học nhún chân, cúi chào, học đàn, tập trò chuyện với vài ba người bạn về một đề tài nhất định, phải học cả cách cầm và mở quạt, cách đánh phấn bôi son. Sau đó mới đến học nội trợ. Đề phòng những trớ trêu của số phận mà Trời có thể run rủi, các nữ sinh phải tập làm những việc tầm thường nhất. Họ lần lượt vào lao động ở nhà bếp, ở phòng giặt quần áo, lau chùi và thắp đèn, quét và cọ rửa các sàn nhà bằng đá. Và cuối cùng họ được học một vài phần sơ lược của chương trình văn hóa, lịch sử, địa lý, thần học, logic và tiếng Latinh. Những môn được quan tâm nhiều hơn là tập làm văn, vì nghệ thuật viết thư được coi là đặc thù của giới nữ, và công việc trao đổi thư từ giữa những người bạn, giữa những người yêu là một hoạt động hấp dẫn nhất đối với một phụ nữ giao thiệp rộng.
Mặc dù không phải là một học sinh cứng đầu, Angiêlic không làm cho các thầy giáo vừa lòng lắm. Cô làm được mọi điều người ta bảo cô, nhưng hình như không hiểu được vì sao mình lại buộc phải làm nhiều việc ngớ ngẩn như thế. Đôi khi suốt giờ học người ta tìm mãi không thấy cô. Cuối cùng mới vỡ lẽ cô tha thẩn ở ngoài vườn rau, một cái vườn lớn trải dài qua các đường nhỏ ấm áp yên tĩnh.
Trước những lời quở mắng gay gắt nhất, lần nào cô cũng đáp lại rằng: cô không thể hiểu nổi đã sai trái điều gì, khi đến ngắm nhìn các cây rau bắp cải mỗi ngày một lớn dần.
Mùa hè năm sau nổ ra một bệnh dịch khá nghiêm trọng trong thành phố: bệnh dịch hạch tràn lan do những con chuột nhiễm bệnh ra khỏi hang ổ, và chết thối rữa ngoài đường phố và trong các nhà dân.
Cuộc nổi dậy của các Hoàng thân, do các ông Côngđê và Tuyren chỉ huy, đã gieo rắc nghèo khổ và nạn đói cả đến các tình miền tây, nơi từ trước đến nay chưa phải chịu những cuộc chiến tranh với nước ngoài. Bây giờ không ai còn hiểu nổi người nào ủng hộ Nhà vua và người nào chống lại Vua. Những người nông dân, sau khi làng xóm của họ bị đốt trụi, đã dồn về các thành phố. Thế là từng đoàn dân nghèo đến tụ tập tại những cửa sau của các ngôi nhà, chìa tay ăn xin. Chẳng mấy chốc, số người này đã đông hơn cả số cha cố và học sinh trong thành phố.
Các tiểu thư học ở tu viện Thánh mẫu Uyaxuyn phát chẩn cho đám dân nghèo đứng chầu trước tu viện, trong những ngày và vào những giờ đã định. Người ta dạy các cô rằng việc này góp phần đào tạo nữ sinh thành một phu nhân thật sự sau này.
Đây là lần đầu Angiêlic mặt đối mặt với đám dân nghèo rách rưới tuyệt vọng, những dân nghèo chính cống với đôi mắt gườm gườm, đầy căm ghét. Cô không xúc động hay bối rối gì trước những người đó, khác với các bạn cùng học. Có cô bạn ứa nước mắt khóc, có cô lại bĩu môi ghê tởm. Angiêlic có cảm giác như nhận ra một hình ảnh mà từ lâu cô đã mang sẵn trong đầu, một linh cảm kỳ lạ về số phận chờ đợi cô sau này.
Dịch hạch hoành hành giết chết nhiều người, trong tầng lớp xã hội bèo bọt này, những kẻ sống chui rúc đầu đường xó chợ, giữa những ngày tháng bảy nóng như thiêu làm cạn những giếng nước ăn. Đã có khá nhiều nạn nhân trong đám học sinh. Một buổi sáng, lúc giờ ra chơi, Angiêlic không trông thấy em Mađờlông đâu cả. Hỏi tin, cô mới biết rằng em gái ốm nên đã được đưa vào nằm bệnh xá. Vài ngày sau đó, cô bé qua đời. Trước tử thi xám ngắt và co rúm của em, Angiêlic không khóc. Cô còn bực mình vì thấy cô chị Ooctăngxơ khóc lu loa. Tại sao cô gái mười bảy cao và gầy đét này khóc như mưa thế? Chị ta chưa bao giờ yêu quý em Mađờlông. Chị ấy chỉ yêu bản thân mình thôi.
Một bà nữ tu sĩ dịu dàng an ủi hai chị em:
– Các cháu hãy nghĩ xem, đó là luật của Chúa. Chúa đã ban cho. Nay Chúa đã lấy đi. Nhiều em nhỏ xấu số. Đó là luật của Chúa…
Sau cái chết của đứa em, Angiêlic càng trở nên khó gần gũi và không chịu ghép mình vào kỷ luật nữa. Cô chỉ làm điều gì cô muốn thôi. Cô biến mất trong hàng giờ, ở tít những ngõ ngách vắng vẻ của khu nhà rộng. Người ta đã cấm cô vào trong vườn và các luống rau. Nhưng cô vẫn tìm mọi cách lẻn đến đó, thản nhiên như không. Có lần người ta bàn chuyện trả cô về nhà. Nhưng, mặc dù tình hình khó khăn do cuộc nội chiến gây ra, Nam tước Xăngxê vẫn trả học phí cho hai con gái rất đều đặn, điều này nhiều phụ huynh học sinh khác không làm được. Hơn nữa, Ooctăngxơ hứa hẹn trở thành một trong những nữ sinh tốt toàn diện nhất ở lớp mình. Vì xét đến ưu điểm của cô chị, nhà trường đã chiếu cố lưu cô em lại học. Nhưng người ta thôi không để tâm giám sát Angiêlic như trước nữa.
Chính vì vậy, một ngày tháng giêng năm 1652, Angiêlic đã tròn 15 tuổi – lại trèo lên ngồi vắt vẻo trên bờ tường rau, vừa ngắm cảnh phố xá nhộn nhịp ở bên dưới, vừa sưởi ấm dưới ánh mặt trời mùa đông.
Thành phố Poachiê rất náo nhiệt trong những ngày đầu năm này, vì Thái hậu, Vua và đám quý tộc trung thành với Vua vừa mới tới đây. Thái hậu và Vua trẻ tuổi đáng thương đã lao đao vì hàng loạt cuộc nổi dậy liên tiếp. Các vị đã ngự giá đến tỉnh Guyen để tiến hành chiến tranh với Ngài Côngđê. Trên đường trở về kinh đô, các vị dừng lại ở Poachiê để tìm cách thương lượng với Ngài Tuyren là người chiếm giữ tỉnh này, từ Phôngtơnay, Lơ Côngtơ đến bờ đại dương. Các vùng Satelơrôn và Luyxông đã quy thuận vị đại tướng theo Tin lành này; nhưng Poachiê thì mở rộng cổng thành đón Vua vào.
Lúc này, ở liền bên cạnh Nhà Vua trẻ tuổi chỉ còn một mình bà Thái hậu người Tây Ban Nha vận tấm áo dài đen. Dân chúng ở khắp nước Pháp trong bao nhiêu năm tháng đã la hò: “Đả đảo Madaranh! Đả đảo!”. đến nỗi cuối cùng vị hồng y buộc phải khuất phục. Ông ta đành rời bỏ bà Thái hậu yêu dấu để sang cư trú bên Đức. Nhưng việc ông ta cuốn gói cũng chưa đủ để xoa dịu hẳn sự căm phẫn của dân chúng.
Ngồi tựa vào tường tu viện, Angiêlic lắng nghe tiếng ồn ào của thành phố, mà sự náo động vang vọng tới cả khu hẻo lánh này.
Bỗng nhiên, dưới chân bức tường, một chuỗi thanh niên nhà quý tộc ào ào kéo qua trong những bộ quần áo lụa và xa tanh sặc sỡ như một bầy chim lạ. Một người trong bọn họ đứng lại để buộc dây giày. Khi đứng dậy, câu ta ngẩng đầu lên và bắt gặp đôi mắt Angiêlic chăm chú nhìn mình từ trên bờ tường cao. Với cử chỉ lịch sự, người thanh niên cúi chào, quét mũ xuống đất:
– Kính chào Tiểu thư. Hình như cô không lấy gì làm vui thích vì ở một mình trên cao như thế nhỉ!
Anh ta ăn mặc giống như các thanh niên quý tộc tùy tùng mà cô đã thấy ở lâu đài Plexi. Dáng vẻ anh ta cũng dễ thương, với khuôn mặt vui vẻ, nước da rám nắng, bộ tóc quăn màu hung.
Cô hỏi tuổi, cậu ta nói mình mười s
– Nhưng chớ ngại, Tiểu thư ạ. – Anh nói thêm – Tôi biết cư xử trân trọng với quý bà, quý cô.
Anh ta nhìn cô, vẻ mơn trớn và bỗng nhiên giơ hai cánh tay ra:
– Xuống đây cùng đi với tôi nào!
Một cảm giác vui thích chiếm lĩnh Angiêlic. Dường như cái nhà tù ảm đạm xám xịt, giam hãm trái tim cô trong buồn nản, bỗng mở rộng cánh cửa. Nụ cười vui tươi hướng lên phía cô như hứa hẹn một điều gì dịu ngọt và phấn chấn mà cô hằng khao khát.
– Xuống đây nhé! – Anh thanh niên thì thào – Nếu cô thích tôi sẽ đưa cô đến lâu đài của bà Công tước Akiten nơi mà Triều đình nhà vua đang nghỉ lại, và rồi sẽ chỉ cho cô thấy Đức vua.
Hầu như chẳng còn do dự gì, cô vuốt lại tấm áo choàng len có mũ chùm đầu và nói to:
– Cẩn thận nhé! Tôi nhảy xuống đây!
Anh thanh niên đón được cô giữa hai cánh tay mở rộng. Cả hai phá lên cười. Anh nhanh nhẹn nắm lấy cổ tay cô kéo đi theo.
– Các bà tu sĩ trong tu viện của cô sẽ bảo thế nào?
– Họ đã quen với các trò nghịch ngợm của tôi rồi.
– Và cô sẽ làm cách nào để quay vào trong tu viện được?
– Tôi sẽ giật chuông và xin bố thí.
Cậu thanh niên cười sặc sụa.
Angiêlic bị cuốn vào cơn lốc của đám đông người quanh cô. Giữa các ông bà quý tộc ăn mặc lộng lẫy khiến những người dân tỉnh lẻ phải kinh ngạc len lỏi những người bán đủ mọi thứ hàng.
Cậu thanh niên đến hỏi mua hai xâu đùi ếch rán: cậu ta vốn sống ở Pari nên rất thích món ăn ngộ nghĩnh này. Hai cô cậu ăn thứ quà đó một cách rất ngon lành. Anh ta bảo cô rằng mình tên là Angri Rôghiê, và làm chân tùy tùng trong đám hầu cận Đức vua.
Vừa nói chuyện linh tinh, anh ta vừa lái kéo Angiêlic đi về một khu vực vắng người hơn của thành phố. Cô nhận thấy rõ điều này nhưng không nói gì. Thể xác cô bỗng như bừng dậy, và ngóng chờ một điều gì mà cánh tay của anh thanh niên choàng ngang người cô hình như đang hứa hẹn.
Anh ta dừng lại và nhẹ nhàng đẩy cô vào một khung cửa. Rồi anh ta bắt đầu hôn cô say sưa. Giữa những cái hôn, anh ta lắp bắp nói những câu ngộ nghĩnh, những câu đùa hơi phàm:
– Cô đẹp… Má cô như những đóa hoa cúc và… mắt cô xanh biếc. Đừng cử động, tôi muốn mở ngực áo của cô… Để nguyên… Tôi biết cách mở… Ôi! Chưa bao giờ tôi thấy được đôi tuyết lê êm dịu thế này… Mà lại chắc nịch… Tôi yêu em, em dịu hiền…
Cô để cho anh ta mân mê, vuốt ve mình. Cô hơi ngửa đầu dựa vào tường đá phủ rêu, và đôi mắt tự dưng ngước nhìn lên bầu trời xanh.
Bây giờ anh thanh niên đã lặng im, anh thở gấp hơn. Anh nhúc nhích không yên chỗ, và nhiều lần nhìn quanh có vẻ bực bội. Đường phố này khá yên tĩnh, nhưng thỉnh thoảng có người qua lại. Có cả một toán sinh viên chạy qua như ngựa phi, họ kêu lên: “Hà hà!” khi trông thấy hai người dưới bóng bức tường.
Cậu thanh niên lùi lại một bước, giậm chân xuống đất:
– Chà, cáu thật! Đi đâu bây giờ cho được yên tĩnh?
– Ở đây tốt rồi – Cô nói sẽ.
Nhưng anh ta không hài lòng:
– Ta đi nào. Tôi nghĩ ra rồi. Ta sẽ tìm được một phòng khác
Anh cầm tay cô, kéo cô chạy một quãng, cho đến khi tới quảng trường nhà thờ Đức Bà. Angiêlic ngắm mặt trước nhà thờ một cách thán phục. Anh thanh niên dặn cô đứng chờ ở cổng nhà thờ. Một lát sau anh quay lại rất vui vẻ, tay cầm một cái chìa khóa:
– Người ta cho thuê phòng giảng đạo một lúc.
Anh quàng tay vào người cô, đưa cô bước xuống những bậc thang dẫn đến thánh đường.
Angiêlic có ấn tượng mạnh trong bóng tối lạnh lẽo dưới vòm nhà thờ.
– Tôi thấy lạnh – Angiêlic thì thầm, và kéo áo choàng che kín người.
Anh thanh niên đưa tay choàng lên vai cô. Nhưng sự phấn chấn của cô đã biến mất, và cô thấy sờ sợ.
Anh ta mở cái cửa đầu tiên của thánh đường rộng lớn, trèo lên các bậc thang và bước vào cái bục phẳng hình tròn, nơi các cha cố giảng đạo. Angiêlic đi theo anh ta như một cái máy.