Đọc truyện Thiên Hải Nguyên Đường – Chương 46: Người cũ đi, Người mới đến (2)
Ấm Thế Đức còn gọi là ấm Tích Bao, Ấm làm bằng đất Tử sa của huyện Kinh Ấp, thân bọc thiếc. Núm nắp, quai, vòi được tô điểm bằng cách khảm ngọc tinh vi,thân trạm khắc hán tự.
Tử sa là loại đất sét tự nhiên có chất cát nhỏ mịn, hàm lượng chất sắt cao, tính kết dính dễ tạo hình, nhất là khi dùng chế tác vật dụng nhỏ, tinh xảo như ấm trà,đặc biệt nắp núm không bao giờ phải buộc dây vì luôn được thợ nặn sao cho khớp với ấm tới mức khi rót tuyệt đối không rơi ra được.
Người xưa đã tổng kết 5 ưu điểm của ấm Tử sa như sau.
1. Dùng để pha trà không mất đi nguyên vị của trà, ”Sắc,hương,vị giai uẩn” (giai uẩn có nghĩa là tiềm tàng).: “Ấm Tử sa dùng pha trà tốt nhất, đậy nắp vẫn gửi thấy mùi thơm, giữ nóng lâu”.
2. Thành ấm có nhiều lỗ thông khí kép nhỏ li ti (còn gọi là khí khổng), dùng lâu ngày có thể hấp thu mùi vị trà, chỉ cần chế nước sôi vào là có hương vị trà.
3. Nước trà pha trong ấm để quên mấy ngày không bị thiu, mốc hay biến chất.
4. Ấm sử dụng càng lâu càng phát màu,”Ấm Tử sa dùng hàng ngày, năng lau chùi sẽ sáng bóng như gương”.
5. Ấm Tử sa có đặc điểm chịu được sự biến động nhiệt độ nóng lạnh tức thời mà không bị rạn nứt, lại truyền nhiệt chậm, lỡ tay cầm vào ấm không bị phỏng.
Hải đường nhìn hộp đồng đựng trà,nắp hộp tinh tế khắc 3 cặp chim uyên ương vô cùng sống động,xung quanh thân hộp lại điêu khắc 4 linh thú là long lân quy phụng.Hải đường cầm lên ngắm ngía săm soi,cảm thấy 4 con thú trạm trổ cầu kỳ tỉ mẩn như thế,mua được nó hẳn tốn không ít ngân lượng đi.
Hải đường lại mở nắp hộp ra coi,những búp chè săn lại bằng hạt đỗ, phủ phấn tuyết trắng, cuộn hương tinh khiết thanh cao của mây gió núi ngàn.Thầm tò mò,giai đoạn thu hoạch và sao chế không biết là kỳ công phức tạp ra sao.
4 người lại cầm lấy ly trà im lặng thưởng thức,U liên dù có buồn buồn thì sau khi nhấp xong ngụm trà lại càng hiện vẻ mặt mất mát hơn.
-Mặc vân,không biết họ sao chế thế nào mà lớp tuyết trắng không bị mất đi?
Mặc vân nghe Hải đường vấn lại chỉ cười cười,thân thiên nói.
-nếu cô nương thích thú,sau này xuống núi,chúng ta tới địa phương đó thăm thú,thế nào?
Hải đường nghe vậy liền nhoẻn miệng cười toe,gật nhẹ.
-hảo,liền như vậy đi.
Hải đường cũng bùi ngùi ngẫm nghĩ,nàng lúc trước ngoài thích tìm hiểu về y thư ra thì còn thích nhất là thưởng trà,thứ 2 là thưởng rượu.Vềy thư không dám nói là hiểu sâu biết rộng nhưng trà và tửu có thể tự tin coi mình là chuyên gia,thế mà ở cổ đại này lại có một loại trà khiến nàng phải im lặng lắng nghe,liền cảm khái trong lòng.
Lô Đồng đời Đường viết về cảm xúc khi uống trà trong bài Trà Ca “Thất Oản Trà” như sau:
Chén thứ nhất làm trơn cổ họng,
Chén thứ hai làm tan nỗi buồn phiền,
Chén thứ ba thấm vào ruột đang khô héo,
Chỉ còn lại năm nghìn cuốn sách
Chén thứ tư làm mồ hôi rướm ra.
Những chuyện bất bình trong đời thường cũng theo lỗ chân lông mà bay đi.
Chén thứ năm làm cơ thể sạch sẽ.
Chén thứ sáu đưa ta tới cõi tiên.
Chén thứ bảy không uống được nữa, chỉ thấy hai bên cánh tay gió phần phật thổi.
Hazzz,Hải đường lập tức nhớ tới một vấn đề xuýt quên bẵng,liền chuyển đề tài.
-trần đại thẩm bảo ta tới gọi mọi người ra đại sảnh để bàn giao công việc chuẩn bị đón năm mới a.
Hôm nay đã là 27 tết,hoa đào ngoài vườn nở dường như càng thắm hơn,tại đại sảnh mọi người ngồi quây quần cắt giấy đỏ,làm câu đối và treo tranh tết.Nếu là ở hiện đại thì mấy món này cứ ra ngoài đường bán nhiều ê hề,hồi nhỏ Hải đường cũng được bà nội dạy cắt giấy hoa để dán lên cửa sổ,nhưng nàng chẳng khéo tay cũng không có hứng lên chỉ ngồi im nhìn nhìn.
Cắt “song hoa”rất đa dạng nhưng đại diện nhất là chữ “hỉ”.Hình tròn của chữ “hỉ”trong dân gian được giải thích là “hồ lô”.“hồ lô”nhiều hạt,nhiều phúc từ xưa đến nay là tượng trưng cho sinh mệnh và sinh sản.Cho nên chữ “hỉ”vừa có hình dáng “hồ lô” lại mang hàm ý chúc mừng.
Các loại hình tượng được dùng trong hoa văn chữ “hỉ” có hoa đào hoa lựu,song ngữ liên hoa,hồ điệp qua đằng,vạn niên thanh…những hình tượng này nói chung đều mang ngụ ý tốt lành,cát tường như ý,tràn đầy không khí yên bình.
Trần đại thẩm và Mặc vân phụ trách làm mảng khéo tay đó,Hải Đường và U liên chỉ biết tròn mắt im lặng thưởng thức tay nghề của 2 người.
-Hải đường cô nương,cả ngày hôm nay ta không thấy tiểu quỷ kia đâu,là có việc ra ngoài sao?
U liên một tay chống cằm nhìn nhìn những tấm “song hoa”của Mặc vân hoàn thành xong,lơ đãng hỏi.Hải đường ngồi bên cạnh,chớp mắt một cái,gật nhẹ.
-không có tiểu Hoa liến thoắng bên cạnh,không khí có vẻ trầm xuống không ít đi?
-tiểu quỷ đó chỉ giỏi làm loạn,đi rồi càng tốt.
-haizzz,ta nhớ tiểu Hoa a,có tên đó đấu khẩu,thật sự rất khoái hoạt a?
-nói dối trắng trợn,nàng là thích xem ta nháo cùng tên đó cho nàng cười thì đúng hơn.
U liền buồn bực lườm Hải đường đang cười đầy ngụ ý,thầm nghĩ,tên tiểu quỷ đó giống như con cún nhỏ,suốt ngày hết ve vẩy đuôi,đeo bám Mặc Phong chán lại quay sang bám dính Hải Đường,gương mặt tươi cười như hoa tắm nắng xuân.Thế mà U liên vừa xuất hiện lại trưng ra bộ mặt nhe răng gầm gừ như ai tranh giành gì đồ của hắn,khiến nàng nhìn thấy lại vô cớ buồn bực,lời thốt ra khỏi miệng không hiểu sao lại cứ như khiêu khích gây chiến…
Xuân liên(câu đối) chủng loại này khá nhiều. Căn cứ vào vị trí dán câu đối, có thể chia thành các loại sau: “Môn tâm”, dán ở chính giữa cánh cửa; “Khuông đối”, dán trên 2 cánh cửa phải và trái; “Hoành phi”, dán ngang trên dạ cửa; “Xuân điều” thì căn cứ vào nội dung khác nhau, có thể dán ở những chỗ thích hợp.
Về mảng này lại phải nhờ tới Mặc Phong trổ tài,Hải Đường và U Liên chỉ là cái chân lăng xăng chạy việc vặt.
U liên vừa chăm chú nhìn nam nhân thanh y bên cạnh vừa mài mực như được cài chế độ tự động.Hải đường thì hớn hở trải cuộn giấy ra mặt bàn,bên cạnh cũng để sẵn mấy thếp giấy,tay cầm lấy 2 thanh chặn giấy bằng cẩm ngọc Biện Hòa,gõ nhẹ vào nhau phát ra âm thanh trong trẻo vui tai .
Mặc phong phóng bút rất nhanh,dòng mực đen tuyền cứ thế lướt đi trên giấy trắng tinh,hương mực thơm nồng lan tỏa trong không khí ngày tết.Từng câu chữ cứ thế hiện ra một cách phóng khoáng,trong nét đậm nhạt nông sâu như thể tùy ý ,nhìn sơ qua thì thấy mảnh mai,nhìn lại lần nữa lại thấy cứng cáp.
Nhìn dung nhan tuấn mỹ rồi lại nhìn chữ viết hoa lệ,quả nhiên khiến người ta thầm nghen tị không thôi .
Mỗi khi tết đến xuân về,nhà nhà đều quét dọn sửa sang lại nhà cửa cho tươm tất,gọi là “tảo niên”.
Buổi sáng mai,trời rét căm căm,nhưng mọi người ai cũng không dám ngủ nướng,rất có tinh thần dậy bắt tay vào công việc.
Huynh muội Lam Lan mọi khi dậy sớm để ôn bài,nhưng dạo gần tết thì công việc ùn ùn kéo đến,sách vở tạm gác qua một bên cùng mọi người chuẩn bị cho đêm giao thừa chu đáo.
Tiểu lan cùng Hải đường và tiểu Lam đang quét sân,nha đầu đó ngáp ngáp mấy cái rồi vấn.
-Đường tỷ,ở quê tỷ có điển cố gì về việc quét dọn không?
Hải đường nghiêng đầu ngẫm nghĩ,nhớ hồi bé được bà nội kể cho nghe khá nhiều,lâu rồi không có ai hỏi khiến nàng phải mất một lúc đăm chiêu suy tư,rà soát một hồi mới e hèm nói.
-nghe kể tập tục quét rác xưa kia là do một tá điền tên Tiểu Cố rất nghèo cũng rất hiếu thuận nghĩ ra,năm đó mất mùa,hắn ta rơi vào cảnh bần cùng khốn quẫn liền than thở với trời cao.Hắn nói không mong mỏi thứ gì viển vông xa hoa chỉ đơn giản muốn có nhiều chút thóc gạo để năm mới có bữa cơm đoàn viên no nê ngon miệng cho phụ mẫu hắn ăn.
Đêm đó hắn ngủ không sâu do lo nghĩ làm cách nào xoay sở chút gạo trắng lại ngoài ý mộng gặp được một lão thần tiên râu tóc bạc phơ.Lão thần tiên đó tự nhận mình là Táo quân,nói là rất vừa ý với bản tính chăm chỉ lao động cùng cách sống chất phác lại có ước nguyện đơn giản .Lên bảo hắn bắt đầu từ sáng mai quét dọn sạch sẽ nhà cửa thì Ngọc hoàng đại đế sẽ trút gạo trắng như tuyết trước đêm 30.
…sáng ra hắn ngẫm nghĩ lại thấy làm vậy cũng không sai bèn thật thà nói cho những người khốn cùng giống mình,mọi người học nhau,dần dần tạo ra thói quen này.Từ đó để chào đón ân điển trời biển từ Ngọc Hoàng mà hàng năm sau đêm 23 cúng Ông Táo thì sáng 24 tháng chạp đã bắt tay lau chùi sửa sang nhà cửa rồi.
Tiếng của Mặc vân trong trẻo cất lên,nàng xách theo cái giỏ bên trong đựng giấy đỏ,chắc là lát nữa bắt tay dán,bên cạnh có mỹ nam thanh y Mặc Phong đi cùng.
-nói đến điển cố,còn một giai thoại nữa a.
-Mặc vân tỷ tỷ,tỷ mau mau kể a.
Gương mặt của tiểu Lam như bừng sáng,giọng cũng reo vui,háo hức thập phần,tiểu Lan cũng gật gật bên cạnh phụ họa.
-nghe nói trước khi giúp An Lạc đế thống nhất lục quốc,vị quốc sư cuối cùng của tiền triều Đông hải đã có thông lệ cứ tới gần tết lại bí mật xuất cung tới các địa phương xung quanh kinh đô xem xét tình hình dân chúng.Ngài thường đến những ngôi nhà nghèo khó,nói với họ nếu quét dọn tươm tất chút sẽ ban lương thực ăn tết.Bọn họ thấy dung mạo ngài thật chẳng khác thần tiên hạ hàm,lại thấy khí chất cao quý như xuất thân hoàng tộc liền nhất nhất nghe theo.
Về sau lục quốc thống nhất,ngài không chỉ cho mấy chục hộ gia đình như lúc đầu mà còn tâu với An Lạc đế giảm một nửa thuế cho dân chúng cả nước,còn đi phát chẩn cứu đói cho từng thôn từng xã nghèo khổ khốn khó.Việc ân đức này được duy trì mãi cho đến khi đế quốc Đông hải phân chia và ngài cũng biến mất…nhưng tục lệ này đã kéo dài tới hôm nay…
Hải đường cảm thấy vị quốc sư đó là ưu vật trời ban cho nhân gian,không những ngọc nhan thần khí,lại tài trí quần lâm thiên hạ còn có nhân phẩm đức độ thật khiến cho người ta kính vọng,giống như một cái truyền kỳ huyền thoại.Lại nghĩ tới thanh y thánh thầm nhận định qủa nhiên là danh sư xuất cao đồ.
-nếu gạo từ thiên không trút xuống,có phải rất giống với cảnh tuyết rơi?
Hải đường ngẩng đầu nhìn trời xanh,nhẹ giọng nói,từ trên không trung quả thật lác đác bay xuống những bông tuyết trắng toát,lành lạnh.Chúng rơi vào lòng bàn tay Hải đường rồi nhẹ nhàng tan biến…xúc cảm đó,khiến nàng chợt nhớ tới một người…trông người đó lạnh lẽo và cô đơn…
***********************************
Trong khi đó Thiên nguyên cũng đang đứng ngước đầu nhìn bầu không,tự nhủ chắc giờ này Mặc vân đã đến nơi và chẳng mấy chốc sẽ đưa cái kẻ đó đi thật xa.Như vậy rất tốt.Kẻ phiền phức đó,tuyệt đối không nên dính vào.
Thiên nguyên vô thức đưa bàn tay ra,những bông tuyết từ từ hạ xuống,gương mặt chàng vô cảm xung quanh chỉ càng lan tỏa sự lạnh lẽo và cô độc.