Đọc truyện Tế Điên Hòa Thượng – Chương 106
Tìm thầy thuốc minh oan ở Trường Sơn huyện
Phá kỳ án, liệt phụ may gặp cứu tinh
Tôn Nhị Hổ nghe Hứa Cảnh Thôi đã cung khai hết, bèn nói:
– Lão gia không cần động hình, tôi xin khai hết. Nguyên tôi thường hay
kiếm Hứa tiên sinh mượn tiền. Một hôm ông ấy nói với tôi: – Này Tôn Nhị
Hổ! Chú là tài chủ đó! Tôi nói: – Tôi mà là tài chủ gì? Ông ấy nói: –
Anh em chú bác với chú đã qua đời rồi. Chú khuyên bà chị dâu cải giá đi, thì gia tài của ông ấy khoảng 3 vạn lượng bạc, bà ta mang đi 1 vạn,
chia cho bà con 1 vạn, còn 1 vạn lượng về phần chú. Như vậy chú không
phải là tài chủ là gì? Phàm việc gì mưu sự do người mà thành sự Ở trời
cả! Tôi nghe nói cũng phải, bèn đem việc đó bàn với chị dâu, bị bà ấy
mắng cho một trận, và từ đó không cho tôi đề cập đến việc đó nữa. Sau đó Hứa tiên sinh thường hỏi tôi: – Chú có nói chuyện ấy với chị chú chưa?
Tôi nghĩ rằng: “Vợ Ông ấy mới chết, chắc là ông ấy muốn chị dâu mình
đây!”. Tôi bèn giận ông ấy và nói: – Để tôi nói giùm cho ông. Ông ấy
nói: – Tôi chỉ thích chị dâu của chú, còn gia sản không để ý tới, chỉ sợ chị dâu chú không bằng lòng thôi! Tôi nói: – Để tôi nói giúp thử xem.
Tôi mượn cớ mai mối, thường đến ông ta mượn tiền luôn. Một hôm ông ấy
nói: – Này Nhị Hổ! Chú cứ mượn tiền tôi hoài mà sao chú không chịu nói
giúp tôi với chị dâu của chú cho tôi? Tôi đáp: – Thôi, ông dẹp ý nghĩ đó đi! Chị dâu tôi không chịu cải giá. Ông ấy nói: – Tôi thấy chị dâu của
chú ngồi bán kim chỉ trước cửa nhà mà bụng càng ngày càng lớn, trong đó
chắc có duyên cớ gì đây! Ông ấy lại nói: – Này Nhị Hổ! Tôi đưa cho chú
một con dao, chú hãy đi hỏi chị dâu chú cái bụng lớn của bà ấy là tại
làm sao? Bà ấy phải nói tư thông với ai, chú nhân đó đuổi bà ấy ra khỏi
cửa, thì gia tư ấy há chẳng thuộc về chú ư? Tôi cho là đúng, bèn cầm dao đến nhà bà chị dâu, đúng lúc bà giúp việc đi vắng. Tôi đang hạch tội
chị dâu, thì Lôi Minh, Trần Lượng bước vào khuyên can. Tôi đem việc này
nói với Hứa tiên sinh. Ông ấy bảo: – Không hề chi, tôi có quen với Đỗ
tiên sinh ở phòng hình sự. Ông ấy dạy tôi đánh vào đầu có thương tích để tố cáo lên quan huyện, rồi ông ấy giúp tôi trị tội Lôi Minh và Trần
Lượng. Đó là những sự việc đã qua, tôi xin thật tình khai đúng.
Quan huyện bảo thơ ký hình sự ghi chép lời cung, rồi lập tức truyền đưa cả
bọn Tôn Khang thị, Hứa Cảnh Thôi đồng lên quan đường. Thư ký hình sự đọc lớn lời khai trước mọi người. Hứa Cảnh Thôi sợ đến mặt mũi tái xanh.
Quan huyện vỗ kỉnh đường hét:
– Hứa Cảnh Thôi! Ngươi là người có
học, sao dám mưu đoạt tiết trinh người sương phụ, phá hoại gia cang của
người! Ngươi có biết mình phạm pháp hay không? Giờ ngươi chịu đánh hay
chịu phạt?
Hứa Cảnh Thôi lật đật quỳ xuống thưa:
– Bẩm lão gia! Chịu đánh là sao? chịu phạt là sao?
– Chịu đánh là đánh ngươi cho thật nặng. Còn chịu phạt là đánh ngươi 100
giới xích rồi phạt ngươi 3.000 lượng bạc để làm tấm bia trinh tiết cho
Tôn Khang thị.
Hứa Cảnh Thôi vội đáp:
– Y sinh tình nguyện chịu phạt.
Quan huyện bèn ra lịnh đánh Hứa Cảnh Thôi 100 giới xích ngay tại quan đường, rồi phái người áp giải Cảnh Thôi về lấy tiền. Quan huyện lại nói:
– Này Tôn Nhị Hổ! Ngươi vô cớ đặt điều, cầm dao hành hung hiếp đáp người
quả phụ, mưu đoạt gia sản người, tội đó không thể dung thạ Bây đâu, đè
hắn xuống đánh 40 mươi thước lớn cho ta! Chiếu theo luật Tống triều, cùm hắn 100 ngày rồi thả.
Quan huyện day qua hỏi:
– Bạch Thánh tăng, người xem bụng của Tôn Khang thị như thế nào?
– Bụng này là có thai đó!
– Thánh tăng không đùa chớ? Cô ta ở góa 3 năm nay làm sao có thai được?
– Lão gia không tin thì kêu cô ta đến trước huyện đường khám thử. Thai này không giống với thai bình thường đâu!
– Làm sao mà để khám nghiệm ở quan đường được?
– Tế Điên móc ra một cục thuốc đưa cho bà mụ bảo đưa Khang thị vào phòng
trống sanh. Bà mụ đưa Khang thị vào phòng trống cho uống thuốc, lập tức
sanh ra một bào thai huyết. Bọc trắng huyết đỏ, lớn bằng trái dưa hấu.
Bà mụ cầm ra trước quan đường đưa cho quan huyện xem. Tế Điên che mặt
nói:
– Hãy cầm đem chỗ khác đi!
Quan huyện hỏi:
– Đó là cái gì vậy?
Tế Điên đáp:
– Đó là huyết thai do khí đọng trong huyết mà thành. Người phụ nữ lấy
kinh huyết làm chủ: một tháng không có kinh gọi là tật kinh; hai tháng
không có gọi là bệnh kinh; ba tháng không có gọi là bế kinh; bảy tháng
không có gọi là lao huyết phòng. Cục huyết thai này cũng là bệnh về
huyết mỗi tháng một lớn.
Quan huyện chừng đó mới rõ, bảo lính đưa Tôn Khang thị về nhà. Quan huyện lại hỏi:
– Bạch Thánh tăng! Còn Lôi Minh và Trần Lượng bây giờ mình phải xử trí
thế nào? Hồi nãy trước công đường, Lôi Minh la hét lớn tiếng, rút dao
hành hung, tôi đương muốn ghép tội chung với Uẩn Phương thì vừa gặp
Thánh tăng đến.
Tế Điên nói:
– Hôm Hòa thượng ta đi, có để lại một tờ giấy nhét dưới ống đồng, lão gia lấy ra xem thì rõ.
Quan huyện bèn trút ống đồng ra quả nhiên có một tờ giấy xếp lại. Quan huyện mở ra xem, thấy có bốn câu thơ:
Quan huyện anh minh khéo xét phân,
Chớ lầm người tốt với tặc nhân.
Tại nhà Mã Tuấn bắt tặc đảng
Góp sức đồ nhi Dương, Lôi, Trần.
Quan huyện xem xong nghĩ thầm: “Té ra Lôi Minh, Trần Lượng là môn đồ của
Thánh tăng mà mình không rõ”. Lập tức ra lệnh cách chức Hình phòng là Đỗ Phương vì giả công làm tư, ham của hối lộ viết lệnh công văn làm hại
người hiền. Sau đó mới phái người kêu Lôi Minh, Trần Lượng lên trả con
dao lại cho Lôi Minh và thưởng hai người 10 lượng bạc. Lôi Minh, Trần
Lượng tới chào sư phụ. Tế Điên nói:
– Ta bảo hai con đi làm việc cho ta, dọc đường đừng có xen vào việc của ai hết mà không nghe!
Trần Lượng nói:
– Nếu không có sư phụ đến kịp lúc thì oan uổng này không biết làm sao bày tỏ!
– Thôi hai con hãy đi mau đi.
Lôi Minh, Trần Lượng cám ơn quan huyện, từ biệt Tế Điên, rồi đi ra khỏi nha môn. Hai người cứ theo đường lớn mà đi tới, đến mặt trời lặn, thấy phía trước có một tòa thôn trang nằm bên đường. Hai bên đường đều có phố xá
buôn bán. Hai người vào một quán rượu hiệu là Tam Ích. Phổ ky mời hai
người lên Bắc thượng phòng, lấy nước rửa mặt và mời uống trà. Hai người
kêu cơm rượu ăn uống. Vì đi suốt ngày mệt nhọc, hai người cởi áo mở thắt lưng ngủ vùi. Sáng hôm sau dậy sớm, Lôi Minh dòm lại thấy đồ đạc còn
nguyên, mà chiếc quần của mình đâu mất, bèn hỏi:
– Lão nhị, có dấu cái quần của ta chăng?
Trần Lượng đáp:
– Đâu có!
Rồi nhìn lại, chiếc quần của mình cũng không cánh mà baỵ Trần Lượng nói:
– Lạ thiệt! Cái quần của tôi cũng đâu mất tiêu rồi.
Hai người thức dậy choàng áo anh hùng ngồi đó chịu trận, định bụng kêu phổ
ky hỏi thăm, nhưng chẳng lẽ lại nói chuyện mất quần! Trần Lượng nói:
– Này nhị ca! Không cần phải tìm kiếm làm chi! Cứ đưa tiền cho phổ ky mua cho ta hai cái quần, mắc rẻ gì cũng được.
Phổ ky nói:
– Được! Hai vị muốn mua quần cũng vừa đúng lúc! Hồi sáng sớm, ở bên phòng phía Đông có một vị khách cầm hai cái quần bảo tôi đi cầm giùm hoặc bán cũng được, với giá 20 lượng. Tôi không biết bán ở đâu nên không nhận.
Mà thấy ông ta hình như hơi khùng khùng thì phải.
Trần Lượng nói:
– Chú cầm về đây cho chúng tôi xem thử!
Phổ ky đi ra, một lát cầm về hai cái quần. Trần Lượng xem lại, chính là hai cái quần của bọn mình. Hai người bèn lấy quần mặc vào. Phổ ky dòm thấy, nghĩ thầm: “Té ra hai người này không có quần đây mà!”. Lôi Minh nói:
– Này phổ ky! Người bán quần đó ở đâu? Chú đưa bọn ta đến gặp ông ấy.
Phổ ky gật đầu, đưa Lôi Minh, Trần Lượng đến phòng Đông. Vừa bước vào cửa, nghe bên trong có tiếng nói giọng khẩu âm phương Nam:
– Chao ơi! Thằng nhãi ranh đó cầm chiếc quần đi bán ở đâu mà bây giờ chưa thấy về.
Phổ ky nói:
– Bán ở trong viện đây thôi mà!
Hai người lớn bước đi thẳng vào trong viện. Dựa vào tường phía Bắc đặt một
chiếc bàn, kế đó là một cái bàn bát tiên với hai chiếc ghế dựa. Một
người đang ngồi trên ghế dựa, đầu đội khăn võ sinh công tử màu thúy lam
có hai tua bỏ thõng, mình mặc áo choàng thúy lam, lưng thắt dây loan đái 5 màu, mang giày đế mỏng, gương mặt trắng trẻo, mày to mắt sáng, nhân
phẩm khác người. Lôi Minh dòm thấy người này, nói:
– A, cái thằng này! Mi dám đùa với hai anh em ta hử?
Nguyên người này họ Liễu tên Thụy, tự là Xuân Hoa, trác hiệu Đạp tuyết vô
ngân, cũng là một trong 36 bạn bè ở Ngọc Sơn, kết làm anh em với Lôi
Minh và Trần Lượng. Người này tuy tướng mạo nho nhã nhưng tính tình rất
khôi hài. Liễu Thụy từ thôn Như Ý ra đi, vâng lời mẹ của Dương Minh đi
tìm Dương Minh trở về, đến phía Bắc thôn trang này ở lại mấy ngày vì
nghe lời đồn có một tên ác côn tên là Truy hồn thái tuế Ngô Khôn, Liễu
Thụy muốn điếu tra xem nếu hắn là tên ác côn thì khử hắn trừ hại cho
dân. Ở lại khách điếm mấy ngày, Liễu Thụy không dò hỏi được tin tức chị
Sáng hôm qua thấy Lôi Minh, Trần Lượng vào khách điếm nên Liễu Thụy bèn
đùa giỡn một phen. Sáng nay thấy Lôi Minh, Trần Lượng đến, Liễu Thụy bèn hỏi:
– Lôi nhị ca, Trần tam ca, hai anh có mạnh giỏi không?
Hỏi rồi bước tới thi lễ. Trần Lượng hỏi:
– Liễu hiền đệ! Tại sao chú lại ở đây?
– Tôi vâng lệnh Dương bá mẫu đi tìm Dương đại ca.
– Dương đại ca hiện đã về rồi. Chúng tôi chia tay ở huyện Thường Sơn cách nay mấy ngày, hiện giờ chắc Dương đại ca đã về đến nhà rồi.
– Các anh gặp nhau ở đâu vậy?
Trần Lượng ho một tiếng, nói:
– Chuyện dài dòng lắm!
Nói rồi đem việc Hoa Vân Long tác ác ném độc phiêu hại ba bạn lần lượt thuật lại. Nghe xong, Liễu Thụy nghiến răng ken két, nói:
– Hay cho Hoa vân Long, mi thật là kẻ vong ơn phụ nghĩa! Dương đại ca đã
phát thiếp lục lâm, tành toàn cho mi, đối đãi với mi trọng đại như thế
mà mi nỡ lang tâm xử độc như vậy ư? Chừng nào gặp được mi, ta sẽ kết
thúc mạng mi chớ không tha!
Trần Lượng nói:
– Đừng nhắc tới hắn làm chi! Bây giờ chú định đi đâu đây?
– Tôi nghe nói ở đây có tên ác bá, muốn dò xem thử.
– Để chúng tôi cùng đi với chú cho vui.
Ba người cùng ra đến thượng phòng, kêu thức ăn sáng, ăn rồi cùng kéo nhau
đi. Ra khỏi cửa thôn không xa, họ thấy trước mặt có một người định treo
cổ, miệng than thở:
– Trời ơi, trời hỡi! Thần Phật không để mắt cho, đất trời không nghe thấy giùm, thì sống làm chi?
Ba người nhìn kỹ, thấy người than thở trạc độ tứ tuần, đầu đôi khăn lam
bốn góc, mặc áo choàng lam cùng màu. Trần Lượng vội bước tới hỏi:
– Bạn ơi! Vì sao không muốn sống thế? Xem ra bạn không phải là người tầm
thường mà gặp phải chuyện chi đến nỗi? Hãy nói cho chúng tôi nghe xem có giúp được việc gì không?
Người ấy ho lên một tiếng, nói:
– Tôi sống đây cũng như chết rồi! Ba vị muốn hỏi, tôi xin thưa!
Rồi đem sự tình kể quạ Ba vị anh hùng nghe xong nộ khí xung thiên, muốn xắn tay can thiệp ngay, nào ngờ dây dưa đến một loại thị phi!