Đọc truyện Tế Điên Hòa Thượng – Chương 103
Lôi Minh đêm tối dò Tôn gia bảo
Trần Lượng hỏi kỹ nơi phụ nhân
Lôi Minh xoi cửa nhìn vào nhà, ngoài chiếc giường ngủ kê sát tường còn có
chiếc tủ đựng quần áo, bộ bàn ghế bát tiên và bàn trang điểm, xếp đặt
rất ngăn nắp. Một thiếu phụ đang nằm trên giường khoảng ngoài hai mươi
tuổi, mặc chiếc áo lam, quần ngắn, chân đi tiểu cung hài, mày ngài mắt
hạnh, phấn son tô điểm thật đẹp đẽ. Đứng dưới đất bên cạnh giường là một thanh niên trên hai mươi tuổi, tóc tết quanh đàu, mặc chiếc áo cánh hở
vai, gương mặt đầy thịt, mày hung mắt ác. Người này tay trái chộp vai
người thiếu phụ, tay mặt cầm con dao sáng quắc, nói:
– Mi hãy nói thiệt đi. Nếu không nói thiệt, ta cho mi một dao chết liền thì đỡ cho
mi quá, nhưng ta sẽ thẻo mi ra từng nhát từng nhát cho mi biết mùi đau
khổ!
Bỗng nghe thiếu phụ đáp:
– Hay cho tên Nhị Hổ, ngươi
hiếp đáp ta, ta sẽ đốt giấy tiền mời quỷ đến bắt mị Ta với mi có thù oán chi mà ngươi dám cầm dao dọa ta?
Lôi Minh nghe nói vậy, nhưng
rồi lại nghĩ: “Mình đừng có lỗ mãng. Lão tam thường nói với ta: Phải
nhìn trước sau cẩn thận. Ta hãy thương lượng với chú ấy xem sao, nếu
việc cần can thiệp thì mình can thiệp, còn không cần thì thôi”. Nghĩ
xong, liền thoắt lên nóc nhà trở về khách điếm. Bước vào phòng Lôi Minh
đánh thức Trấn Lượng dậy, nói:
– Lão tam, lão tam! Tỉnh dậy đi!
– Nhị ca kêu tôi dậy để làm chi?
– Ta vừa gặp một việc mới ràng ràng đây! Bữa nay trời nóng quá, trong sân không có chút gió nào, ta mới nhảy lên nóc nhà hóng gió. Ta vừa lên nóc nhà bỗng nghe có tiếng la: “Bớ người ta, nó giết tôi”. Ta đinh ninh một vụ giựt dọc nào đó, mới phăng theo tiếng la tìm đến một ngôi nhà. Ở đó, ta bắt gặp một gã đàn ông đang cầm con dao la hét người thiếu phụ. Ta
không biết đó là chuyện gì? Dự định nhảy vào can thiệp nhưng lại sợ chú
chê ta lỗ mãng, nên ta mới chạy về bàn tính với chú xem có nên can thiệp cùng không.
– Nhị ca, anh nói như vậy là không đúng rồi. Vô cớ
nhảy lên nóc nhà, nếu để trong quán người ta thấy được, có biết bao
chuyện lôi thôi? Còn nói tới việc kia ư? Nếu không biết rõ, mắt không
thấy rành thì lòng không phiền muộn; còn khi đã biết rồi, cứ bỏ mặc đi,
thì lòng ta sao đang? Chúng ta hãy tới đó xem thử.
Nói rồi hai
người cùng mặc y phục chỉnh tề ra đi. Không muốn kinh động khách điếm,
họ lại nhảy lên nóc nhà, chạy ngang đến chỗ trang viện ấy. Bỗng trong
nhà có tiếng la: “Cứu tôi với”. Hai người lật đật nhảy xuống. Trần Lượng nhón lên nhìn vào
cửa sổ. Bên trong có tiếng người đàn bà nói:
– Hay cho Nhị Hổ, ngươi ăn hiếp ta quá lắm! Ta chỉ có nước đốt giấy tiền
gọi quỷ đến bắt mi thôi. Mi không chịu buông ta ra ư? Cứu tôi với!
Gã đàn ông kia nói:
– Ừ, ta giết mi đây!
Nói rồi lấy sống dao chặt lên mặt người đàn bà mấy nhát, mỗi nhát chặt đều
rướm máu đỏ rần. Người đàn bà khóc rống lên và kêu la cầu cứu. Trần
lượng thấy vậy cầm lòng không được bèn nói với Lôi Minh:
– Này nhị ca, mình xông vào đi.
Hai người từ gian phòng ngoài xô cửa đi nhanh, vén rèm bước vào nói:
– Này anh bạn! tại sao nửa đêm nửa hôm lại cầm dao dọa nạt người thế?
Gã đàn ông nghe nói hết hồn nhìn lại, thấy Trần Lượng dáng vẻ thanh tú,
còn Lôi Minh thì mặt xanh râu đỏ tướng mạo hung ác, anh ta lập tức buông dao nói:
– Xin hỏi quý danh nhị vị.
Trần Lượng đáp: Tôi họ Trần.
Lôi Minh cũng đáp: Tôi họ Lôi.
Gã kia nghe hai người trả lời, tiếng nói rổn rảng có lực, biết là người võ nghệ cao cường. trần Lượng nói:
– Bọn tôi chuyên làm nghề bảo tiêu ở phủ Trấn Giang, có việc đi qua xứ
này; hôm nay ngụ tại Đức Nguyên điếm, đang hóng mát trong sân bỗng nghe
có tiếng kêu cứu, bọn tôi tưởng là ai đó bị kẻ giựt dọc nên mới chạy ra
xem, thì ra tiếng kêu cứu tự trong nhà, bọn tôi từ nhỏ có học qua chút
võ nghệ, nên nhảy tường vào đây. Này anh bạn! Tại sao phải hành hung
bằng dao búa như vậy?
– Té ra hai vị là đạt quan bảo phiêu đây
mà. Tôi họ Tôn, tên là Nhị Hổ, người ở thôn trang này. Thôn trang chúng
tôi hơn 80 mươi nhà đều họ Tôn, rất ít người họ khác. Riêng chỗ ở của
tôi gọi là Tôn Gia bảo. Người đàn bà này là chị dâu của tôi, anh tôi
thuở sanh tiền mở tiệm bán thuốc và mất cách đây 3 năm, chị ấy vẫn thủ
tiết. Thấy bụng chị ấy mỗi ngày mỗi lớn, tôi mới hỏi tra cái bụng lớn
này là tại sao, bị tra hỏi, chị ấy mới la hoán lên làm kinh động hai vị
đạt quan như thế.
Trần Lượng nghe nói bèn nghĩ bụng: “Đây là chuyện riêng của gia đình người ta, mình xen vô làm chỉ”. Bèn nói:
– Tôi có vài lời xin khuyên: Thiên tử là bậc chí đại còn không thể dạy
bảo hết dòng họ mình, huống chi là bình dân trăm họ chúng ta! Tôn giá
không cần phải làm thế, hãy bỏ qua đi!
Tôn Nhị Hổ nghe nói thế bèn đáp:
– Thôi được, hai vị không xen vào việc này, tôi cũng tạm gác lại và đi đây. Các vị Ở lại rồi đi sau nhé!
Lôi Minh nghe nói bèn nghĩ: “Tên tiểu tử này nói giọng khác thường, chắc có điều không ổn đây”. Mới nói:
– Khoan đã! Tại sao anh bạn lại đi mà bảo bọn tôi ở lại? Sao bạn nói kỳ vậy?
Tôn Nhị Hổ thấy thái độ của hai người như thế cũng không dám cãi, lật đật nói:
– Thôi thì chúng ta cùng đi vậy.
Lôi Minh, Trần Lượng định bước ra ngoài, thì người đàn bà ấy nói:
– Xin hai vị ân công chớ đi! Những lời hắn nói vừa rồi không đúng sự thật chút nào.
Trần Lượng nghe nói lấy làm kinh ngạc, hỏi:
– Tại sao lại không đúng?
– Chồng của tiểu phụ đúng là họ Tôn, làm nghề bán thuốc bắc, qua đời cách đây đã ba năm. Gia đình tôi họ Khang, khi tôi về nhà chồng không quen
biết gì hắn cả. Về sau mới nghe nói hắn là anh em bà con xạ Khi chồng
tôi còn sống, hắn cũng không có tới lui thường. Sau khi chồng tôi qua
đời, một hôm đang mua chỉ ở trước nhà, bỗng thấy hắn phong phanh trong
chiếc áo mỏng khi tiết lạnh tháng mười, tôi mới nói: “Tôn Nhị Hổ! sao
chú phong phanh trong bộ quần áo mỏng thế này? “. Hắn đáp: “Tẩu tẩu ơi!
Tôi có vai mà không gánh gồng được, có tay mà không thể bưng xách được,
một đồng một chữ cũng không, làm sao có tiền mà sắm được quần áo!”. Tôi
thấy hắn kêu khổ như thế bèn động lòng trắc ẩn, kêu hắn vào nhà soạn đưa cho hắn một ít quần áo cũ của chồng tôi, hai điếu tiền, và bảo hắn kiếm nghề gì thích hợp buôn bán sống đỡ. Ngờ đâu từ đó về sau, hễ không
tiền, hắn cứ đến tôi vay mượn mãi và tôi cũng thường có chu cấp cho hắn. Ai dè thương người mắc họa, làm phước mang tai! Cho được lần thứ nhất,
lần thứ hai trở thành cái lệ, sau rồi quen mãi. Dần dà hắn khuyên tôi
cải giá, tôi mắng chửi và đuổi hắn ra. Hôm nay bà giúp việc của tôi xin
nghỉ, hắn vô cớ cầm dao hiếp đáp tôi. Hắn hỏi bụng tôi lớn như thế này
là tại làm sao? Tôi xin thưa với hai vị ân công rằng: Cái bụng lớn của
tôi đây thực sự là do bệnh. Lời hắn chỉ là vu khống thôi! hắn lại không
phải là bà con ruột thịt với chồng tôi, hôm nay thừa cơ nhà tôi không
người bèn dở thói côn đồ dọa nạt. Tôi la lên như vậy mà hắn cũng mặc kệ! Hắn la hét như vậy cốt để người ngoài nghe tôi kêu cứu bèn trả lời: –
Chị Ơi! Làn sao tôi can thiệp vào nhà của chị được!
Trần Lượng
nghe nói, nhìn lại tên a đầu ấy đầu tóc vàng khè, mặt nám đầy mụn, đôi
chân mày ngắn nằm trên cặp mắt ba góc, chiếc mũi tỏi dòm xuống cai miệng rít ló ra mấy cái răng bồ cào vàng cháy, xấu xí không tả nổi. Trần
Lượng nói:
– Này Tôn Nhị huynh! Lời tục có nói: “Mỗi người quét
tuyết trước nhà. Đừng nên dòm ngó sương sa cửa người”. Anh bạn hãy tự
xét mình đi, đừng nên dòm dỏ làm chi việc người! Thôi chúng ta cùng đi
nhé!
Tôn Nhị Hổ nói: Được!
Ba người cùng đi ra cửa. Vừa đến cửa Đức nguyên điếm, Trần Lượng nói:
– Này Tôn Nhị huynh! Mời anh vào đây một lát.
– Biết hai vị Ở quán này là được, thôi tôi đi nhé! Hôm khác xin đến tạ Ơn.
– Cần gì phải ơn nghĩa! Anh về nhà nhé!
– Tôi còn phải vào thành có việc.
– Nửa đêm làm sao vào thành được?
– Ở vách thành có lỗ hổng, có thể đi vào từ ngã đó.
Tôn Nhị Hổ nói xong cáo từ đi thẳng.
Lôi Minh và Trần Lượng không kêu cửa mà vượt tường vào bên trong. Trần Lượng nói:
– Hôm nay coi như ta cứu được một người. Ngày mai chúng mình nên đi sớm, ở lâu e có điều không hay!
Lôi Minh nói:
– Có gì đâu. Thôi đi ngủ!
Sáng ra thức dậy, Trần Lượng hỏi:
– Này phổ ky, chúng tôi lên phủ Khúc Châu, có phải đường lớn này đến đó không?
– Vâng!
– Chú mau dọn rượu thịt lên đây cho chúng tôi, ăn xong chúng tôi lên đường sớm.
Lôi Minh, Trần Lượng ăn uống rồi, tính tiền phòng tiền cơm xong, sửa soạn
lên đường thì bên ngoài có hai vị quan nhân đem theo tám tên bộ thuộc
tùng sự tại huyện Thường Sơn đến nói với chưởng quỹ:
– Này bác! Trong điếm của bác có người nào họ Lôi, họ Trần ở trọ không?
– Dạ có! Họ Ở thượng phòng phía Bắc.
– Xin bác gọi họ giùm.
Chưởng quỹ bèn kêu:
– Lôi gia, Trần gia, có người muốn gặp hai vị.
Lôi Minh và Trần Lượng bước ra hỏi: ưởng quỹ bước tới nói với hai vị quan nhân:
– Ai muốn gặp chúng tôi đấy?
Vị quan nhân hỏi:
– Hai vị đây là họ Lôi và họ Trần phải không?
Trần Lượng đáp: – Thưa phải!
– Xin mời hai vị lên quan có việc!
Trần Lượng hỏi:
– Ai tố cáo chúng tôi việc gì thế?
– Hai vị không cần phải hỏi! Hiện có trát của quan huyện mời các vị tới hầu. Có việc gì đến nha môn sẽ biết!
Chưởng quỹ bước tới nói với hai vị quan nhân:
– Thưa các vị quan nhân! Xin cho biết vụ việc này có dính líu đến chúng
tôi không? Hai vị khách quan này hiện ở trong điếm chúng tôi, nếu họ có
làm việc gì liên quan đến chúng tôi thì khoan dẫn họ đi đã!
– Thế không được đâu! Hiện tại có trát đòi của quan huyện, chúng tôi không
dám tự ý. Hai vị này phải lên huyện đường trước. Còn sau đó, việc có
dính líu đến ông hay không phải chờ xem vậy! Lôi gia, Trần gia, mời hai
vị đi với chúng tôi!
Lôi Minh và Trần Lượng không biết việc gì đã xảy ra đến cho mình, nhưng bản chất là anh hùng nào sợ búa dao hình
phạt, tham sống sợ chết. Trần Lượng nói:
– Này chưởng quỹ! Ông
khỏi bận tâm! Bọn tôi không phải là hung phạm giết người, cường đạo trộm ngựa. Chuyện xảy ra cho chúng tôi bất ngờ như thế này chắc là tai bay
vạ gió đây. Ông đừng lo! Dù chuyện có lớn bằng trời đi nữa cũng không
liên lụy đến khách điếm của ông đâu!
Chưởng quỹ nói:
– Chúng tôi không sợ liên lụy đâu! Chuyện xảy đến cho hai vị, chúng tôi làm sao phủi tay đứng nhìn được?
Đoạn day qua hai vị quan nhân nói: – Xin hai vị vui lòng chiếu cố đến hai vị này giúp cho.
Lôi Minh và Trần Lượng lập tức theo họ đến nha môn. Rủi ro nhằm lúc Tiểu
huyền đàn Châu Thoại và Xích diện hổ La Tiêu nghỉ phép, không có tại nha môn. Hai vị quan nhân đưa Lôi Minh và Trần Lượng về đến huyện đường bẩm báo, quan huyện lập tức thăng đường. Lôi Minh, Trần Lượng bước lên
huyện đường lạy chào quan huyện. Quan huyện đùng đùng nổi giận làm cho
Lôi, Trần phải một phen sợ hãi.