Đọc truyện Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 1) – Chương 32- part 1
Chương 13: La phong sơn đích trầm một [1]
[1] Sự biến mất của núi La Phong.
Nói ra cũng lạ, dù thế nào thì âm phủ vẫn là nơi mà mỗi người chúng ta đều phải đi mà hơn nữa thường chỉ được đi có một lần. Nếu xét về lý đó, nó chẳng cần phải dựa vào quảng cáo để thu hút khách như những khu du lịch. Nhưng các vị hòa thượng hoặc đạo sĩ lại không nghĩ như vậy, họ cho rằng không những phải tạo ra một vài cửa sổ tuyên truyền cho Diêm phủ ở chốn dương gian, mà thậm chí còn phải làm sao cho nha môn của âm ti cũng được chuyển lên mặt đất. Thái Sơn tất yếu trở thành một căn cứ địa lý tưởng, dưới núi có sông Nại, trên núi có hẻm ma, có đỉnh Vọng hương, tên đã được đặt sẵn, xem chừng chỉ đợi Đông Nhạc Đại đế đến đảm nhiệm vị trí Thiên tử Diêm phủ, làm lễ tại điện Thiên Huống. Đáng tiếc thay, chế độ triều đình cai quản khiến thân phận chính đáng của Thái Sơn lập tức được liệt vào hàng ngũ các nơi cúng tế của triều đình. Tuy rằng từ kinh thành cho đến khắp huyện Phủ Châu, tất cả các ngôi miếu Đông Nhạc (còn gọi là hoàng cung Đông Nhạc) đã ngập tràn quỷ khí, nhưng ngọn Thái Sơn Ngọc Tống vẫn là đại bản doanh của Đạo giáo chính thống, ngôi vị tế trời, tế đất không thể bị thay đổi. Từ Đại Miếu dưới núi cho đến Nam Thiên Môn Đình Ngọc hoàng nơi đỉnh núi, tinh khí của bậc thiên tiên vương đế trên khắp những con đường khiến Diêm Phán quan phải kính nể, sợ hãi tới mức không dám ngẩng đầu lên, kết quả nha môn âm ti chỉ có thể xây dưới chân núi Thái Sơn. Không ngờ, chỉ nhãn mác ngàn năm của Thái Sơn Phù Quân (chỉ thần núi Thái Sơn – cái tên do Đạo gia đặt) đã khiến đỉnh Thái Sơn về mặt địa lý cũng mãi không thể trở thành kinh đô của ma quỷ, còn Phong Đô ở Tứ Xuyên lại vô tình trở thành “Quỷ thành” – thành phố của ma quỷ.
(酆) Phong Đô tức (丰) Phong Đô – Tứ Xuyên ngày nay, cái tên (丰) Phong Đô do Thủ tướng Chu n Lai đề nghị đổi từ (酆) Phong Đô sang (丰) Phong Đô năm 1958 nhưng nó thực chất vẫn là cái tên cũ. Trước đời nhà Nguyên, tên chính thức của nơi này vẫn là Phong Đô. Cho đến năm Hồng Vũ đời Minh, có lẽ do cảm thấy sự bội thu của nông gia không có lợi trong việc trị quốc an dân bằng việc tạo thần gây quỷ mới đổi tên thành (酆) Phong Đô. Hơn năm mươi năm trước, cái tên này được đổi lại, âu cũng coi như đã thoát nạn quy chính, nhưng sẽ chẳng có kẻ nào vì một thứ gì đó mà sửa tên của cả một vùng đất.
Núi Bình Đô huyện Phong Đô là một trong bảy mươi hai vùng đất của Đạo Thu, vốn được coi là vùng đất của thần tiên, sau này trở thành Phong Đô thành quỷ, nghe nói có hai lý do. Một là, Đạo giáo có ngọn núi quỷ thần La Phong, còn có tên khác là Phong Đô. Lý do thứ hai xuất phát từ một sự hiểm nhầm, núi Bình Đô của huyện Phong Đô từng xuất hiện hai vị tiên m và Vương, hai cái tên “m Quân” và “m Vương” khiến người ta không khỏi hoài nghi nơi này chính là nơi “hành tại” của thiên tử Diêm La. Trong Ngô thuyền lực, quyển hạ của Phạm Thành Đại, thời Nam Tống có ghi: cách huyện Phong Đô chừng ba dặm có núi Bình Đô. Tương truyền Tiền Hán Vương Phương Bình và Hậu Hán m Trường Sinh đều quy tiên đắc đạo ở đó. Có lò luyện đơn m Quân và đền thờ Lưỡng Quân vẫn còn đến ngày nay. Phía sau ông còn nhắc tới, Đạo giáo gọi địa ngục, âm phủ là cung Phong Đô. Các vị đạo sĩ hỏi: “Cung Phong Đô có phải chính nơi đó?” Vào đời Hán, Vương Phương Bình và m Trường Lạc lần lượt lên núi Bình Đô tu luyện để trở thành thần tiên. Dưới chân núi được bao quanh bởi dòng Mân Giang (khu vực thượng lưu sông Trường Giang), cổ nhân đã từng ghi chép về vẻ đẹp tuyệt vời của núi Động Cung. Nghe nói Đình Bắc m Thần đế là nơi tăm tối chuyên giam hãm các hồn ma. Cả hai lý do đều được ông nhắc tới, nhưng ông thấy bất ngờ trong việc động phủ thần tiên lại biến thành địa ngục Bắc Phong.
1
Vào thời Nam Tống, Phong Đô vẫn chưa trở thành quỷ thành, chỉ có một Đạo quán tên “Phong Đô quán”. Nguồn gốc của Đạo quán này khá phức tạp, ngay cả Huyền Diệu quán ở Tô Châu, Bạch Vân quán ở Bắc Kinh cũng không thể so sánh được với Đạo quán này, bởi nó là nơi “tụ tập, thu nhận tất cả các hồn ma, không phân biệt giới tính, giai cấp, học thức”. Ngay từ thời Bắc Tống, chỉ cần một tiếng hô từ miệng của “quán chủ Phong Đô” là mấy vạn sinh mạng được tiến hành mua bán xong (điều này xin được nói kỹ ở phần sau). Còn trong Di kiên chi chí quý tập, Hồng Mại cũng từng nói: “Nơi mà Đạo giáo gọi là “địa ngục Bắc Cực” chính là nằm ở dưới chân ngọn núi nhỏ mà Phong Đô quán đang tọa lạc.
Nhưng nghiêm túc mà nói, ngoài hình chữ gần giống nhau, cách đọc giống nhau ra thì những ngọn núi nhỏ ven các con sông lớn tại nơi đó thật khó có thể tạo ra mối liên hệ với núi La Phong – nơi “nằm tại vùng đất thứ mười của kinh thành phương Bắc, chu vi ba trăm nghìn dặm, cao ba nghìn sáu trăm dặm (chương Thiền u vi, tập mười lăm, Chân cáo của Đào Hồng Cảnh thời Đường), càng không cần nói tới những mối liên hệ khác. Nếu tìm hiểu sâu hơn một chút nữa về núi Phong Đô sẽ khiến chúng ta hiểu được nhiều điều. Nếu liên hệ giữa hai nơi này với nhau thì chẳng khác nào đi so sánh giữa nước Brazil của châu Nam Mỹ với huyện Đông Ba của tỉnh Hồ Bắc.
Nếu theo cách nói chung chung thì núi La Phong có thể được xem như một loại hệ thống “âm phủ” thời cổ đại. Nó ra đời khoảng thời Đông Tấn, xét về mặt thời gian, nó xuất hiện muộn hơn so với hệ thống Thái Sơn Phủ Quân và Diêm La Vương. Nó là sự sáng tạo của học trò Đạo giáo phái Thượng Thanh thời Tấn. Tuy nó vay mượn không ít từ Phật giáo, nhưng không xét từ chỉnh thể, nó đã cố gắng “Hoa Hạ hóa”. Nhưng nó không phải là một quỷ đô (kinh đô của quỷ) thuần túy, mà là kinh đô chung giữa quỷ và thần, dựa theo quan niệm quỷ thần là một của người Trung Quốc cổ đại. “Dưới núi có Động Thiên, bên trên và bên dưới Động Thiên không hề có cung thất của quỷ và thần. Trên núi có lục cung, trong phạm vi nghìn dặm của lục cung là cung điện của quỷ và thần.”
Trên núi và trong động mỗi nơi đều có sáu cung tương ứng. Người thường khi chết sẽ đến cung đầu tiên là cung Trụ tuyệt âm, những người đột tử sẽ vào cung Tông thiên thú tội, hiền nhân, thánh nhân qua đời sẽ phải qua Minh thần nại phạm võ thánh thiên cung. Cung thứ tư quản lý họa – phúc – cát – hung, xử lý vấn đề chuyển thế cho các hồn ma sống lại, giết người hoặc làm việc xấu. Cung thứ năm, Tông linh thất phi thiên cung tiếp nạp những loại hồn ma nào không được ghi rõ, có lẽ là do danh sách gốc bị thất lạc, đến nay không còn tra tìm được nữa.
Chủ nhân và những người làm việc ở núi La Phong đều do các vị thần “người lai quỷ” đảm nhiệm. Người có địa vị cao nhất tại La Phong được gọi là vua quỷ, hay có tên gọi khác là Bắc Thái Đế Quân. Sau này, tất cả các vua quỷ có chữ “Phong”, “Bắc” đa phần đều là con cháu của Bắc Thái Đế Quân. Tác giả Cát Hồng thời Đông Tấn, trong quyển Sách gối đầu có viết, quỷ đế phương Bắc cai quản núi La Phong, quỷ đế mang tên Trương Hoành, Dương Vân (tức Trương Tử Bình và Dương Từ Vân đời Hán). Đến thời Lương, Đào Hồng Cảnh lại cho rằng danh vị Trương Hoành và Dương Vân quá thấp, nên trong Chân cáo, ông tiến hành sắp xếp như sau: “Viêm Khánh Giáp, tức Cổ Viên Đế là Bắc Thái Đế Quân, cai quản quỷ thần trong thiên hạ, quản lý núi La Phong.” Viêm Đế chính là thần Nông thị, “do anh minh nên được làm vua”, theo lý mà nói thần Nông thị phải ở miền Nam, nhưng không hiểu sao lại thành vua quỷ phương Bắc.
Tuy mạo nhận tên Phong Đô để trở thành quỷ thành, nhưng Phong Đô nhất định không chịu phủ nhận sự thật có liên hệ tới La Phong, đó là bởi mô thức của núi La Phong thực sự quá xa vời so với nhận thức của bách tính. Cơ cấu mười điện Diêm La vô cùng đơn giản, ngoài Diêm Vương ra, nhiều nhất cũng chỉ có lục tào phán quan, đầu trâu mặt ngựa, Hắc Bạch vô thường không khác biệt so với những tên sai nha và huyện quan mà lão bách tính thường gặp là mấy. Nhưng cung La Phong này lại có quy mô như một “triều đình”.
Bắc Đế sống tại cung thứ nhất trong sáu thiên cung. Có hai người đi theo phò tá là Thượng tướng Tần Thủy Hoàng và Thái phó Tào Mạnh Đức.
Dưới Bắc Đế còn có bốn minh công, đều là những nhân vật là thầy dạy và bạn bè như Tây Minh Công kiêm lãnh đạo đội quân Bắc Đế sư là Chu Công Đán, Đông Minh Công kiêm lãnh đạo đội quan Đẩu Quân Sư là Hạ Khởi, Nam Minh Công là Chiêu Công Thích, Bắc Minh Công là Ngô Quý Lễ. Thuộc hạ của bốn vị minh công này gồm có một hoặc hai vị “thân hữu”, như Hán Cao Tổ Lưu Bang, tiểu bá Vương Tôn Sách đều nằm trong số thân hữa của họ. Chức trách của bốn vị minh công này là “quản lý ma quỷ bốn phương” nhưng họ cũng chia nhau quản lý bốn trong số sáu thiên cung của Phong Đô.
Cung thứ ba trong sáu thiên cung do “Quỷ quan Bắc Đẩu quân” Chu Vũ Vương làm chủ. Ở thời cổ đại, Bắc Đẩu chuyên quản lý sự sống chết của con người. “Bắc Đẩu bắt chết” là cách nói đã có từ rất lâu, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống con người. Các Đạo sĩ thời Nam Triều muốn né tránh cũng không được, họ luôn phải đối đãi với Bắc Đẩu thật tử tế. Nhưng cũng một đại thần tiên quản lý sự sống vừa mới được sinh ra không lâu là Thái Sơn Phủ Quân lại không nhận được sự nể trọng như vậy. Trong quyển Chân cáo có “Thái Sơn quân” Tuân Di thực chất chính là Thái Sơn Phủ Quân, khi đó là một trong “tứ trấn”, cùng với Lô Long Công, Đông Việt đại tướng quân, Nam Ba Hầu, mỗi người lãnh đạo cả vạn quân ma quỷ, tuy bề ngoài có vẻ rất hiển hách, nhưng rõ ràng, họ chỉ được sử dụng như những nhân viên cấp thấp, không còn tư cách thống trị nữa.
Còn có “Đại cấm thần” tương đương chức Thượng thư lệnh, “Trung lang trực sự” tương đương chức Thượng thư, “Trung cấm” tương đương chức Trung thư lệnh giám, những chức vụ này đều do thế hệ như Hán Vũ Đế, Tôn Kiên đảm nhiệm. Phía Bắc Đế còn có tám thị thần, địa vị tương tự Thị trung, Tử Nguyên Trực (người cưỡi ngựa đi tiến cử Gia Cát Lượng với Lưu Bị) và Bàng Đức (người bị Quan Vũ bắt sống) cũng nằm trong số đó.
Phong Đô có tổng cộng hai thiên môn, Nam Thiên Môn là cửa chính của Phong Đô, đó là cửa của Bắc Đại Đế Quân, còn Bắc Thiên Môn là cửa của Bắc Đẩu Quân. Mỗi cửa có hai gác canh, mỗi gác canh có bốn vị Tu Môn Lang, chức “quan canh cửa” này là chức vị thấp nhất tại La Phong sơn.
Tóm lại, các đạo sĩ thời Tấn, Lương đã thu xếp cho La Phong sơn hơn một trăm vị vua chúa, quan tướng, trang bị cơ quan đầu não của âm phủ một cách tương đối toàn diện, dựa theo quy mô của triều đình lúc bấy giờ, nhưng họ lại bỏ qua bậc quan lại địa phương ở âm giới. Trong hệ thống Thái Sơn Phủ Quân, địa vị của Thái Sơn Phủ Quân chỉ tương đương những tên sai dịch đi bắt bới lũ quỷ phạm tội, để bộ máy quốc gia âm phủ này có được đối tượng thống trị. Còn La Phong sơn lại chỉ là một triều đình bé nhỏ, là bộ máy có hình thức đẹp mắt nhưng không vận hành được.
Kỳ thực, gia đình thần tiên xuất thân từ tầng lớp quan tướng này không quá quan tâm đến việc bộ máy quốc gia của âm giới có phù hợp hay không, cái mà họ cần xây dựng đó là toàn bộ hệ thống âm phủ, nhân vật chủ chốt của hệ thống này phải là những bậc tiên nhân đắc đạo, còn âm phủ chẳng qua chỉ là nhánh cuối cùng của hệ thống đó. Trong tác phẩm Chân linh vị nghiệp đồ, Đào Hồng Cảnh viết, thế giới của các linh hồn được phân làm bảy “cấp”, cũng chính là chỉ bảy giai cấp, mỗi giai cấp lại được chia thành trung, tả, hữu. Ví dụ, ở giai cấp đầu tiên, cấp trung là chỉ vị thần tối cao của Đạo giáo nguyên thủy là Thủy Thiên Tôn, hai cấp tiếp theo là cấp tả và hữu chỉ tầng lớp Cao thượng đạo quân và Nguyên hoàng đạo quân.
Sáu giai cấp còn lại được sắp xếp từa tựa nhau. Các vị quan quỷ tại La Phong sơn (bao gồm cả Bắc Đế, Viêm Đế) đều bị ép xuống giai cấp thứ bảy, cũng là giai cấp cuối cùng. Nếu đặt câu hỏi với Đào Hồng Cảnh: “Vai vế của họ được quy định như thế nào?” Họ quả không khách sáo chút nào, tất cả các bậc tiên sư như Vương Phương Bình, Ngụy Phu Nhân, Dương Nghĩa cho đến các bậc phụ lão nhà họ Hứa đều được đưa lên giai cấp thứ hai, và nơi đó đương nhiên có dành một chỗ cho Đào Hồng Cảnh.
Người bạn cũ của Đào Hồng Cảnh, thực ra là Tiêu lão – Hán Vũ Đế – cấp trên của Đào Hồng Cảnh, sau ki Hán Vũ Đế qua đời, nhờ vào quan hệ cũ, Đào Hồng Cảnh được hưởng đãi ngộ của “đức thánh thượng”, “am hiểm tam quan thư, là kẻ cai quản địa phủ”, vẫn phải qua một nghìn năm sau mới lên được chức “Ngũ Đế Tam Quan”, qua một nghìn bốn trăm năm sau “mới được du ngoạn vũ trụ, trở thành “trung tiên” của Cửu Cung. Mà trong Cửu Cung, “trung tiên” chỉ tương xứng với tư cách thấp nhất có thể lên triều gặp Thủy Nguyên Thiên Tôn, đến lúc đó, tiên lão có bắc thang cũng không chạm tới gót chân của Đào Hồng Cảnh. Đương nhiên, chức quan này vẫn hơn chức coi nhà vệ sinh tại Thiên Cung của Vương Lưu An (người Hoắc Nam) sau khi đắc đạo thành tiên.
Đào Hồng Cảnh nghĩ ra dụng ý của Chân linh vị nghiệp đồ là để đề cao địa vị của tiên nhân ở mức cao nhất có thể. Cho dù có là thánh nhân hiền thần cũng không thể bằng một tiên nhân bình thường. “Sỹ tộc thần tiên” thời Nam Triều muốn giả vờ không tiếp nhận hương khói chốn nhân gian và khinh miệt quyền vị, nhưng trong thâm tâm không giấu nổi những khao khát về quyền thế, tiền của, vì thế một mặt họ giẫm đạp lên các vị thánh quân hiền thần dưới gót chân, một mặt lại làm “Tể tướng sơn trung” của Hoàng Đế chốn nhân gian. Đào Hồng Cảnh thuộc thành phần đại trí thức với danh hiệu “Hoa Dương ẩn cư”, được người đời tôn xưng là người am hiểu Nho – Phật – Đạo, có lẽ họ muốn chỉ việc ông ta lấy thân phận Đạo giáo để ăn cắp đồ của Phật giáo phục vụ Đế vương gia.
2
La Phong sơn có sáu Thiên cung, hay còn gọi là “Phong Đô cung”. Vì vậy, nó không phải là “địa phủ”. Nó kế thừa truyền thống hồn quay về trời của Trung Quốc. Sau khi chết, con người sẽ thành ma, phải qua La Phong báo cáo, ở đó họ có thể tìm thấy địa vị của mình. Đây là một thế giới thần quỷ tương đối lớn và phức tạp chứ không phải âm phủ theo nghĩa thông thường.
Tuy nhiên, sự việc lại xuất hiện sự thay đổi đầy kịch tính. La Phong sơn với chủ thể là sáu Thiên Cung không hiểu sao lại trở thành một địa ngục khổng lồ. Từ đó, “La Phong cung” còn có tên hiệu “ngục La Phong”.
Trong quyển Chân Cáo của Đào Hồng Cảnh, núi La Phong tuy thu nhận các hồn ma, nhưng lại không có địa ngục, bởi núi La Phong hồi đó không có chức năng của một âm phủ, hoàn toàn không có chức năng giam giữ, thẩm vấn, giám sát, trừng phạt như Diêm phủ quản lý ma quỷ, nó cần địa ngục để làm gì chứ? Rất nhiều ma quỷ ở La Phong sơn thống soái hàng trăm triệu hồn ma, giết ma, chém ma cũng lên con số hàng vạn. Nhưng những tên ma quỷ bị giết không phải là hồn ma do con người chết đi hóa thành, mà là lũ quỷ ôn dịch, quỷ ác, quỷ tà ma, cũng chính là hơn một trăm loài ma dược liệt kê trong Kinh thần chú thời Tây Tấn như: ma Xích Sách, ma Xích Vĩ, ma Xích Dịch, ma Đô Lô… Những loài ma đó nhận sự thống lĩnh của Ma vương, “chúng đông tới cả triệu con, tấn công giết hại dân thường”. Chúng phát tán dịch bệnh cho những người vô tội, vô số người đã chết vì bệnh, chịu cảnh gia đình phân ly. Chúng truy đuổi thần bếp, khiến tất cả các vị thần trong nhà cho đến con người đều lo lắng không yên. Ma quỷ không ngừng phát tán hàng nghìn loại bệnh, người dân đau đớn vì bệnh tật, ma quỷ thừa cơ làm tới, tùy tiện tác oai tác quái. Trong Chân cáo thỉnh thoảng cũng có nhắc tới địa ngục, như: “Gieo tội ở trên trời chịu tội dưới địa ngục…” Đây chẳng qua chỉ là sự góp nhặt, vay mượn từ Phật giáo, hơn nữa, “địa ngục” ở đây không phải nằm trong núi La Phong.
Nhưng bỗng chốc, trong tác phẩm của phái Linh Bảo ra đời muộn hơn một chút so với tác phẩm của Đào Hồng Cảnh, nói núi La Phong có địa ngục trong đó. Tứ cực minh khoa kinh có nhắc tới núi La Phong, nói rằng trên núi, khu vực trung tâm và dưới núi mỗi nơi đều có tám ngục, mỗi ngục có tên gọi riêng, như tám ngục trên núi gọi là thứ nhất Lam Thiên ngục, thứ hai Bình Thiên ngục, thứ ba Hư Vô ngục, thứ tư Tự Nhiên ngục, thứ năm Cửu Bình ngục, thứ sáu Thanh Chiếu ngục, thứ bảy Huyền Thiên ngục, thứ tám Nguyên Chính ngục. Chủ quản tám ngục trên núi là Thượng tiên tam quan, chủ quản tám ngục ở trung tâm núi La Phong là Trung tiên tâm quan, chủ quản tám ngục ở dưới núi là Hạ tam quan, tổng cộng có hai mươi tư ngục, nằm ở phí bắc núi Phong Đô.
Vốn là mười hai thiên cung ở trên và dưới núi Nam Phong bỗng chốc biến thành hai mươi tư địa ngục ở trên, giữa và dưới núi. Hai mươi tư ngục mỗi nơi đều có mười hai viên lại (người hỗ trợ quan phủ), lũ đầu vàng, mặt sắt, cực thiên, lực sĩ, mỗi nhóm hai trăm bốn mươi tên, trong tay cầm búa vàng, gậy sắt. Tất cả lũ quỷ phạm tội đều được đưa tới khu địa ngục dành cho chúng, ở đó chúng bị những tên lực sĩ còng lại bằng gậy sắt.
Rõ ràng, đây là sự mô phỏng địa ngục như trong Phật giáo, được tiến hành cải tạo ở núi La Phong. Sự cải tạo này thực sự táo bạo, hóa ra Bắc thái đế quân, thượng tướng, thái phó, Tứ minh công cho đến những kẻ chức vị thấp nhất như gác tướng hai khu thiên cung, Tu môn lang, tất cả đều đã biến mất, thay thế vào chốn cung đình đồ sộ này chỉ là Tam quan và viên lại, lực sĩ của chúng. Sáu thiên cung trước kia, cứ hai thiên cung thì lập một quan, sáu thiên cung lập ba quan, giờ đây trở thành mỗi khu tám ngục có Tam Quan, hai mươi tư ngục có tổng cộng ba Tam Quan. Chức trách của Tam Quan vẫn là xử hình theo tội, nắm giữ quyền tra khảo, cũng có nghĩa là, trong bỗng chốc, núi La Phong đã từ một tiểu triều đình biến thành một đại địa ngục.