Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 1)

Chương 26- part 2


Đọc truyện Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 1) – Chương 26- part 2

Trong thuyết luân hồi được truyền bá từ Tây phương, linh hồn ma quỷ không bao giờ chết. Ngoài những linh hồn phạm mười tội ác lớn bị đày xuống địa ngục để chịu vô vàn những hình phạt khổ cực thì không chỉ con người, mà linh hồn của mọi sinh vật sinh con, sinh trứng, sinh sản vô tính hoặc sinh sản đột biến… đều được đưa tới lục đạo để đầu thai sang kiếp khác. Khi đó súc vật được chuyển thế làm Đế vương (như Tùy Dạng Đế là do một con chuột lớn được đầu thai), và việc các vị Đế vương được đầu thai thành súc vật cũng không phải là chuyện hiếm. Còn những linh hồn bị đày xuống địa ngục chịu nhục hình, chúng càng không bao giờ phải đối mặt với cái chết, bởi nếu như chúng có thể chết thì chẳng phải quá có lợi cho chúng sao? Một số sách kinh Phật đã miêu tả vô cùng tường tận những hình phạt khắt khe của tám khu địa ngục lớn và một trăm hai mươi tám địa ngục nhỏ, cưa mình, nghiền nát, xay nhuyễn, dẫu có nấu thành cháo thịt đi chăng nữa, chỉ cần “nghiệp phong” (con gió luân hồi tam thế giữa nghiệp thiện và ác) khẽ thổi, những linh hồn ấy lập tức trở lại nguyên hình và tiếp tục chịu đựng khổ nhục hình. Những linh hồn tội lỗi đó cầu xin cái chết mà không được, ngược lại, những đau đớn mà chúng phải chịu đựng còn được sử dụng làm ví dụ cho những người đến tham quan âm phủ. Vì thế, không phải ở bất kỳ nơi nào, chính sách “sống sót mãi mãi” đó cũng được tất cả mọi người mang ơn.
Những linh hồn ma quỷ của Trg Quốc vẫn biết đến cái chết, tuy những cái chết đó có phần hàm hồ nhưng cuối cùng vẫn luôn được phân tích rất rõ ràng. Muộn nhất là vào đời Đường, các cuốn tiểu thuyết đã phản ánh một ý kiến rằng, những linh hồn nơi âm phủ cũng giống như con người nơi dương thế, chúng đều sẽ “tự nhiên mà chết đi”. Trong tác phẩm Minh báo ký của Đường Lâm có viết, Mục Nhân Xuyến hỏi quan âm phủ Thành Cảnh rằng: “Ma quỷ có chết không?”, Thành Cảnh đáp: “Đương nhiên!” Nhân Xuyến lại hỏi: “Sau khi chết sẽ đến nơi đâu?”, đáp: “Không biết, giống như con người chỉ biết mình sinh ra lúc nào, chứ không biết khi nào mình sẽ chết đi.” Hồn ma đã chết, lại còn hỏi nơi mình sẽ đến sau khi chết, có thể thấy cái chết đó hoàn toàn không giống như Tử Sản nói những linh hồn lang thang tựa như khí tiêu tan vào không trg. Kết luận của Tử Sản là ma quỷ từ có trở thành không, còn ý kiến vừa rồi lại là ma chết thần còn. Nếu như sau khi chết ma quỷ không tiêu biến đi, vậy biết nói sao khi con người không cho chúng mảnh đất dg thân, nhằm tránh xảy ra những rối loạn trong xã hội?
Và rồi Hà đông ký của Tiết Ngư Tư đã bịa ra một “nha minh quốc – đất nước quạ kêu”, một đất nước mà “trong bán kính hàng trăm dặm không hề có ánh sáng mặt trăng cũng như mặt trời, ở đó người ta chỉ dựa vào tiếng quạ kêu để xác định ngày và đêm”.
Hỏi rằng: “Đất nước quạ kêu là một vùng đất hoang sao?” Hai người kia trả lời: “Người chết sẽ trở thành ma, ma rồi cũng phải chết, ma chết rồi, nếu không có một nơi cho chúng đến thì sẽ phải xử lý chúng ra sao?”
Ý kiến trên xem chừng rất dứt khoát, giải thích ra sẽ là, người chết biến thành ma, nếu không có âm phủ thì làm sao có thể trị yên lũ ma đó? Ma quỷ cũng phải chết, nếu không có một “đất nước quạ kêu” thuộc thế giới bóng đêm thì làm sao có thể xử lý đám vong hồn của những hồn ma đã chết? Còn về “đất nước quạ kêu”, thực ra nó chẳng phải là một cái gì đó sáng tạo. m phủ – nơi nhũng hồn ma sinh sống, há chẳng phải một nơi “không có ánh sáng mặt trăng mặt trời, tất cả đều chìm trong màn đêm u ám sao? Còn đối với những con ma kia, môi trường sinh thái sau khi chúng chết lại mang cho chúng một thứ cảm giác “quy hồi”, chỉ có điều chúng phải căn cứ vào tiếng quạ kêu để phán đoán ngày và đêm mà thôi. Còn về khu vực biên cương của đất nước này, tuy nó chẳng thể rộng lớn nhưng đã là đất hoang thì nơi đó cũng sẽ là một vùng đất rộng thoáng trong một thời gian ngắn. Vì thế, sau khi chết, ma quỷ sẽ đến “đất nước quạ kêu”. Nếu hiểu theo quan điểm hiện đại, điều này chẳng qua cũng giống như việc di dân đến một vùng đất thuộc địa. Phát hiện này quả là hết sức nông cạn.

Trong chương Lữ Vô Bệnh của Liêu trai chí dị có kể, ma nữ có tên Lữ Vô Bệnh trong một đêm bôn ba hàng nghìn dặm, cuối cùng khi tinh lực đã bị tiêu hao hết, ả “đổ sụp xuống đất mà chết”. Chồng ả đã xây cho ả một ngôi mộ mang tên “quỷ thê chi mộ”, bởi chồng ả là người trần, vì thế ngôi mộ này chỉ có thể được xây tại dương gian, nhưng đó chỉ là một ngôi mộ mai táng mũ áo mang tính tượng trưng, nó không thể chứng minh hồn ma của Lữ Vô Bệnh đang ở dương gian. Còn trong chương Chương A Đoan lại chuyên môn hơn trong việc lấy cái chết của ma quỷ để dựng thành câu chuyện, người và ma quỷ yêu nhau, kết thúc thường là việc sống lại của ma quỷ, cho dù không thể sống lại, thì giữa người và ma quỷ vẫn có thể yêu nhau. Nhưng chương này đã giành được thắng lợi đáng kinh ngạc, dùng việc chạy trốn của một ma nữ (vợ của Thích Sinh), sau đó được chuyển thế để toại nguyện cho cuộc hôn nhân giữa người và quỷ cùng với Thích Sinh, rồi lại dùng cái chết của một ma nữ khác (Đoan Nương – người tình của Thích Sinh) để tạo ra một kết cục bi thương, khiến tình yêu giữa người và quỷ của bọn họ không thành.
Đúng vào cuối năm đó, Đoan Nương bỗng nhiên bị bệnh, cả ngày u sầu ủ rũ, cảm thấy lo sợ như nhìn thấy quỷ. Vợ an ủi nói: “Đây là bệnh của ma thôi.” Thích Sinh nói: “Đoan Nương đã là ma, vậy ma thì sao mà mắc bệnh được?” Vợ nói: “Không phải thế, người chết thì sẽ thành ma, ma chết thì sẽ thành ni. Ma sợ ni, như con người sợ ma vậy.”
“Ma chết sẽ thành ni.” Ma quỷ có thể át người, vậy thì ni cũng có thể át ma, vì thế ni thực sự có thể khiến ma quỷ sợ. Thế là những “thuật sĩ”[4] trong đời trần liền “tấn công phối hợp”, “gậy ông đập lưng ông”, giả như gặp phải những chuyện ma quỷ mờ ám liền phát động ý định liên minh tới các ni, mời ni đứng ra trừng trị ma quỷ. Chúng ta đã sớm gặp chiến thuật đó trong phần trích Sưu chân ngọc kính tập ở tập bảy, Ngũ âm tập vận của Kim Hàn Đạo Chiêu, ghi rằng: “Người chết thì thành ma, người gặp ma thì sợ. Ma chết thì thành ni, ma gặp ni thì sợ. Nếu viết chữ “ni’ dưới dạng chữ triện, rồi dán lên cửa, tất cả ma quỷ sẽ tránh xa, không dám mon men đến gần.”
[4] Thuật sĩ: một trò chơi ma thuật.
Sưu chân ngọc kính thuộc loại sách viết cho thiếu nhi, chi tiết cụ thể về quyển sách này tôi không được rõ, nhưng Ngũ âm tập vận là sự kết hợp giữa quyển Quảng vận do người thời Đường biên soạn, với quyển Tập vận được biên soạn dưới thời Bắc Tống, vì thế quan niệm về ni cũng có thể xuất hiện muộn nhất vào thời Bắc Tống.

Nhưng vào đời Đường trước đó, cách giải thích về ni lại có chút khác biệt, theo những ghi chép thì chưa sách nào ghi “ma bị chết bởi ni”.
Người thời Đường thích vẽ đầu hổ lên trên cửa nhà, kèm theo là viết một chữ “ni” (聻) lên đó, có tác dụng đuổi tà ma. Nhưng “ni” ở đây là cái gì? Điều này đã làm dậy lên nhiều quan điểm khác nhau. Thứ nhất, trong tập bốn, phần tiếp quyển Tây dương tạp trở của Đoạn xhành Thức có nói “ni” (聻) là sự ghép chữ của hai chữ “thương” (沧) và “nhĩ” (耳), nguyên văn như sau:
Tục hỏa vu môn thượng họa hổ đầu, thư “Ni” tự, vị âm đao quỷ danh,, khả tức bì lại dã. Tử độc “cựu hán nghi”, thuyết ma trục dịch quỷ, hựu lập đào nhân, vĩ sách, thương nhĩ, hổ đằng. Ni vi hợp “thương nhĩ” dã.
“Cựu hán nghi” nói tới đây không biết cụ thể chỉ nghi lễ nào của người Hán, nhưng đoạn trích dẫn này lại rất giống với Độc đoạn của Thái Ung cuối thời Đông Hán, Độc đoạn viết: “Xích hoàn ngũ cốc, bá sái chi, dĩ trừ tật ương. Dĩ nhi lập đào nhân, vĩ sách, đán nha, thần đồ uất lũy dĩ chấp chi.” Rất rõ ràng, ở đây “thương nhĩ” mà Đoạn Thành Thức nói đã được viết thành “đán nha”, hình chữ gần giống nhau, trong đó chỉ sai một nét. Nhưng cái sai đó đã không còn quan trọng nữa, bởi chúng đã hợp lại thành “ni”, tạo ra một “âm đao quỷ”.

Từ “âm đao quỷ” chỉ có thể dừng lại ở đây, rất khó nhận được sự đồng tình, bởi có những quyển sách như Quảng bác vật chí đã sửa thành “ti đao quỷ”, Uyên giám loại hàm lại dựa vào quan điểm cho rằng tất cả mọi loại binh khí đều có thần linh để sửa “âm đao quỷ” thành “ti đao thần” (thực chất có một loại “thần đao”, tên của nó rất cổ quái, gọi là “lột sạch”). Nhưng tôi hoài nghi rằng “âm đao quỷ” cũng có thể là sự nhầm lẫn của “âm ti quỷ”. Nếu ni là quỷ dưới âm ti, thì nó cũng chính là con quỷ cai quản những ma quỷ khác, và đương nhiên nó chính là nỗi sợ hãi của đám ma quỷ kia rồi. Nhưng có một điểm cần phải nói rõ rằng, những con ma do “thương nhĩ” và “đán nha” bắt được ở đây là ma ôn dịch, ma tà chứ không phải loại ma là linh hồn con người sau khi chết.
Một lý giải khác về “ni” trong Tuyên thất chí của Trương Độc đời Đường:
Phùng Tiệm, người Hà Đông, thi đỗ kỳ thi Minh kinh rồi ra làm quan, sau đó tự bỏ chức. Một đạo sĩ tên Lý Quân, rất giỏi trong việc trừng trị ma quỷ, người này truyền nghề cho Phùng Tiệm. ữa năm Đại Lịch (đời vua Đường Đại Tông), có người tên Bác Lăng Thôi Công là bạn cùng làm quan với Lý Quân, Lý Quân viết thư gửi tới Thôi Công, nói rằng: “Việc trừng trị ma quỷ bây giờ không có ai vượt qua được Phùng Tiệm.” Từ đó, tất cả mọi nhân sĩ lúc bấy giờ đều biết Phùng Tiệm có phép thuật thần thông, đến đâu cũng có người nhắc tới tên ông. Sau đó, một dân thường ở Trường An tùy tay viết chữ “Tiệm” lên cửa nhà mình, cũng từ đó, chữ “Tiệm”được dán lên cửa phổ biến như vậy.
Theo cách giải thích này, “Tiệm” là tên gọi của Phùng Tiệm, “nhĩ” chính là những lời tố tụng. “Vô quá Tiệm nhĩ” nghĩa là “trong tất cả những người trừng trị ma quỷ hiện nay, không ai có thể vượt qua được Phùng Tiệm.” Không ngờ người viết chữ quá cẩu thả hoặc người đọc chữ quá qua loa, khiến chữ “Tiệm nhĩ”(渐耳) bị nhìn nhầm thành chữ “ni” ( 聻) do hai chữ “Tiệm” (渐) và chữ “nhĩ” (耳) được nối liền nhau. Cách lý giải này tuy khá thú vị, nhưng lại thiếu tính thuyết phục. Nhưng dù là viết nhầm hay nối chữ, những chiến binh diệt ma quỷ vẫn cảm thấy việc dùng một chữ cổ quái chưa từng gặp trong tất cả các sách như vây, không những vừa có thể dọa được người, mà công hiệu dọa ma quỷ cũng tăng thêm được vài phần. Còn việc “ni” từ chỗ là “ma âm ti” dọa ma quỷ biến thành vật ám ma, tiếp đó trở thành “ma chết biến thành ni”, những tình tiết chuyển đổi trong đó tuy chúng ta không được biết, nhưng sẽ không nhầm nếu cho rằng đó là sự sáng tạo của các chiến binh diệt ma.
Những mảnh đất hoang của “đất nước quạ kêu” cũng đến lúc trở nên đông đúc, khi đó tình hình sẽ ra sao? Cũng không quá nghiêm trọng, bỏi chúng ta đã có phép biện chứng như sau: “một cây gậy ngắn một thước, cứ mỗi ngày lại lấy đi một nửa, và làm như vậy, và làm như vậy cây gậy sẽ còn đến vạn đời vạn kiếp.” Người chết sẽ thành ma, ma chết biến thành ni, ni chết lại có thể trở thành mộ thứ gì đó khác, cứ thế chuyển đổi đến vô cùng vô tận. Nhưng con người thời cổ đại vẫn chưa vô vị đến mức thấy phiền lòng về không gian cư trú của ni, vì thế sự chuyển đổi kia cũng chỉ dừng lại ở sự chuyển hóa sang ni mà thôi.

Nhưng lý thuyết về cái “vô cùng vô tận” ở đây lại để lại một chủ đề thú vị cho người ta chế giễu. Nếu như những thứ sau con người là vô cùng vô tận, vậy những thứ trước con người thì sao đây? Do đó khó tránh khỏi sẽ có người đưa ra câu hỏi rằng: “Con người chết đi thành thì thành ma, vậy con người xuất hiện nhờ sự chết đi của thứ gì? Mà “cái thứ đó” lại do thứ gì chết đi biến thành… Điền Ba nổi tiếng với tài hùng biện tại Tắc Hạ Học Cg (trường học do nhà nước lập ra thời Chiến Quốc) cảnh báo với đệ tử Cầm Hoạt Li rằng: “Bên ngoài thú lớn thú nhỏ đều có, nếu không có việc gì thì đi lg tg bên ngoài ít thôi.” Đó chính là vì ông sợ đệ tử của mình gặp phải những người thích hỏi đến cùng, để rồi mang về trường những câu hỏi cổ quái, móc ngoái như vậy.
Những kẻ không hiểu biết lại hay thích làm phiền tuy không tìm đến tận nơi mà hỏi, nhưng cũng có những câu hỏi không nên né tránh. Tỉ dụ có người hỏi: “Tuy các người đã nói rằng những linh hồn ma quỷ tồn tại vấn đề giảm dân số tự nhiên, nhưng lại bỏ qua vấn đề tăng dân số tự nhiên của chúng. Lẽ nào nam giới và nữ giới ở thế giới âm phủ đều đã làm phẫu thuật tuyệt dục?” Câu hỏi này được đặt ra hết sức hợp lý, hơn nữa quả thật đã có những tài liệu có uy tín chứng minh rằng, những linh hồn ma quỷ có khả năng sinh dục. Thế giới tự nhiên điển hình nhất có thể bắt gặp trong chương Tương quần của tác phẩm Liêu trai. Người đứng đầu gia đình họ Yên bỗng nhiên chết ở độ tuổi ngoài ba mươi, không lâu sau người vợ cũng đi theo chồng. Hai vợ chồng sống rất hạnh phúc ở nơi âm thế, nhưng họ cảm nhận được sự cô quạnh khi bên mình không có con cái, thế là Yên Lão Đại cưới một cô vợ bé dưới âm phủ, quả nhiên sau đó người vợ bé mang thai, sinh ra được hai người con trai. Đây không phải là ví dụ minh chứng duy nhất, trong bài viết Sự sinh trưởng của quỷ, Chu Tác Nhân cũng đã viết, ông tìm thấy trong chỗ sách cũ của mình có quyển Nhật ký bói toán, tất cả đều là ghi chép những cuộc đối thoại giữa người và ma trên các diễn đàn bói toán, trong đó có một đoạn viết rằng:
Ngày Mười chín, hỏi Hạnh Nhi: “Ông trẻ Thọ Xuân hiện còn hay mất?” Đáp rằng: “Đã mất.” “Mất mấy năm rồi?” Đáp: “Ba năm.” “Sau khi ông ấy chết có dùng quan tài mai táng không?” Đáp: “Có.” Lúc đó mới bắt đầu biết ma cũng chết. Người xưa gọi ma chết là ni, quả thực là vậy, những kẻ được sinh ra trong thế giới âm ti là do ni đầu thai mà có.
Nói rằng “ma chết biến thành ni” hoàn toàn là một cái gì đó cũ mèm, mà cái mới lạ ở đây chính là “những ma quỷ được sinh ra ở thế giới âm ti là do ni đầu thai mà có.” Những con ma được sinh ra ở thế giới âm ti chính là những đứa con trai quỷ của các cặp nam nữ sinh ra, con ma con đó lại chính là kết quả đầu thai của ni. Hồn ma mở buổi thuyết giảng trên diễn đàn bói toán này nên gọi là một là một thiên tài trong lĩnh vực tuyên truyền. Hồn ma đó có thể giao hòa hai hệ thống ma rất khó đồng hành với nhau này. ữa “người” và “ma”, hồn ma này đã dùng một mô thức hết sức Trg Quốc, người chết thì thành ma, ma không tiếp tục chuyển kiếp nữa. ữa “ma” và “ni” lại được sử dụng một mô thức của Tây phương, ma chết biến thành ni, ni lại chuyển thế thành ma. Quả là một sự giao lưu văn hóa hoàn hảo giữa quan niệm Trg Quốc và quan niệm Tây phương. Không chỉ vậy, căn cứ vào quyển Nhật ký diễn đàn bói toán, con người mang thai mười tháng, còn ma chỉ mang thai ba tháng là sinh, ma một năm có thể ở cữ ba bốn lần, hơn nữa chúng còn có khả năng sinh nở vô thời hạn. Thế là phiền phức lại xuất hiện, một đằng là sử dụng lý luận của Trg Quốc không cho phép ma quỷ được đầu thai thành người, một đằng lại sử dụng lý luận của Tây phương để khiến ni chuyển thế sang thế giới ma quỷ. Vậy kết quả là, thế giới loài người và thế giới của ni thắt chặt thế giới âm phủ từ hai phía, và như vậy thế giới âm phủ thực sự có khả năng xảy ra tình trạng bùng nổ dân số.
Nhưng đó cũng chỉ là lo bò trắng răng mà thôi. Thử nghĩ xem, ma sinh con trai đã không cần ni đầu thai chuyển thế, mà nguồn gốc của ni lại là từ thế giới ma, giữa ma và ni luôn có sự cân bằng về mặt số lượng. Cho dù tất cả ma nam ma nữ sinh đẻ không ngừng, thì nguồn tài nguyên của ni vẫn là hữu hạn. Hơn thế, thế giới âm phủ trong quan niệm của người Trg Quốc không phải thế giới đào nguyên (là một thế giới bình đẳng, lý tưởng, ở đó có con người sống đoàn kết, hòa thuận với nhau), mà nó cũng có quan có lại, có chính quyền hg bạo, giống như cuộc sống điền viên của Yên Lão Đại cũng chỉ là không tưởng mà thôi. Hơn nữa, thế giới loài người nếu là một thế giới thái bình thịnh trị, lão bách tính có thể sống cuộc sống no ấm, an nhàn cả đời, thì khi chết đa phần đều đã là những cụ già râu tóc bạc phơ, khi đó, cái “tuổi sinh đẻ” đã sớm qua mất rồi, e rằng đã chẳng thể sinh con được nữa. Nhưng nếu như thế giới loài người là một thế giới hỗn loạn thì sao? Tuy rằng số lượng ma trẻ tăng lên nhanh chóng, nhưng nếu nói theo cách nói của các bậc thánh hiền, chỉ sau khi có cuộc sống no đủ mới có thể nghĩ tới cái dâm dục, cứ tưởng tượng những cặp nam nữ đáng thương nơi âm thế, một năm mới có vài bữa cơm no, thì dù có muốn sinh thêm lũ ma con cũng chỉ lực bất tòng tâm.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.