Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 1)

Chương 25- part 1


Đọc truyện Tắt đèn kể chuyện ma (Tập 1) – Chương 25- part 1

Chương 10: Cái chết của ma
Trong cuốn Luận hoành – Luận tử[1] có viết:
[1] Nghĩa là: bàn về sự cân bằng và cái chết.
Từ buổi khai thiên lập địa đến nay, kề từ khi loài người mới xuất hiện, cái chết đến tùy theo tuổi thọ. Số người chết yểu ở độ tuổi trung niên tính đến hàng vạn, hàng tỷ người. Tính ra số người đang sống hiện nay không thể nhiều bằng số người đã chết. Người chết rồi sẽ trở thành ma, và tại mỗi con đường trên trái đất, cứ một bước đi là một con ma.
Khi nói câu này, chắc chắn Vương Trọng Nhậm chưa hề đi khảo sát thực địa về môi trường sinh thái dưới âm phủ, mà chỉ đứng từ góc độ của con người để suy đoán về thế giới ma quỷ, cũng giống như loài côn trùng mùa hạ không thể bàn xét về băng, vậy chúng ta cũng chẳng cần băn khoăn thêm về những điều trống rỗng vô căn cứ ấy. Ngay như sự suy đoán “tại mỗi con đường trên trái đất, cứ một bước đi là một con ma” là hoàn toàn không phù hợp với bản chất của ma quỷ. Thứ nhất, những linh hồn ma quỷ di chuyển có thể xuyên tường xuyên khe, có hình mà không để lại vết tích, vậy thì hà tất chúng phải chen chúc trên những ngả đường của con người? Thứ hai, linh hồn ma quỷ là thứ hữu hình mà vô chất, Xích Quách chuyên lấy ác quỷ làm lương khô, sáng nuốt hết ba nghìn, chiều nuốt hết ba nghìn, chiếc bụng tròn căng đến bảy trượng – cho dù bên trong chiếc bụng đó là cả một chiếc dạ dày lớn, không hề có các cơ quan nội tạng khác, thì chắc nó cũng chỉ xấp xỉ một phòng khách rộng bốn, năm chục mét vuông là cùng – vậy mà có thể chứa được hàng nghìn con quỷ, vậy trong cái không gian của “một bước đi” chen chúc được hàng trăm con quỷ là điều hoàn toàn có thể chứ! Đương nhiên, nếu nhân gian cứ luôn là một số lượng vô tận và tăng theo cấp độ hình học, hơn nữa số lượng này được dịch chuyển từ năm này qua năm khác, đời này qua đời khác, vậy thì hàng ngàn, hàng vạn năm sau, loài người chúng ta khó có thể trông chờ vào một kết quả lạc quan, cho dù các linh hồn ma quỷ kia không sợ đông đúc thì các bậc thần tiên trong tam giới cũng phải đau đầu khi chứng kiến cảnh tượng chật chội, chen chúc ấy. Vì vậy, cần phải có cái thứ ba, tức âm phủ có cơ quan chính phủ hoạt động hiệu quả, có những thủ thuật riêng trong việc khống chế số lượng ma quỷ.
Giới tự nhiên giản đơn nhất được áp dụng theo phép luân hồi của đất Tây phương (tức Ấn Độ, Trung Quốc có thuyết chuyển thế). Nếu như quan niệm về âm phủ của dân tộc Trung Hoa đã được luân hồi hóa, vậy thì diêm phủ của chúng ta sẽ trở thành một trạm trung chuyển khổng lồ, mọi sinh linh không ngừng đổ về nơi đây, kết thúc tất cả những món nợ, những oan nghiệt của kiếp trước, để rồi lại chia ra quay trở về với lục đạo (trời, người, tu la (vô tửu đạo), ma đói, súc vật và địa ngục), hiệu suất phân phát của nó chắc chắn chẳng thua kém hệ thống bưu điện của người trần ngày nay. Như trong Thập vương kinh có viết: “Bảy bảy bốn mươi chín ngày mới qua được bảy điện Diêm La, nếu muốn đi qua được tất cả mười điện Diêm La, thì phải đợi đến ba năm sau mới qua được.” Đó chẳng qua là những điều khoản bá vương của các ông thầy pháp sư, các vị hòa thượng, chúng dùng để bắt nạt những tang gia không hiểu biết, cố ý khiến mọi việc trở nên rề rà. Tóm lại, lúc này âm phủ đã trở thành một kho hàng chuyển phát nhanh tạm thời, vì thế không thể tồn đọng được bao nhiêu kinh hồn ở đó.

Nhưng ở thời đại Vương Sung, quan điểm về luân hồi vẫn chưa được chào đón chính thức, và quan trọng hơn đó là con người chúng ta có sự tự tin để tự mình giải quyết vấn đề, cho dù không có thánh giáo của triết học Tây phương thì con người hoàn toàn dư thừa khả năng để ứng phó với mọi sự việc. Vì thế, thủ thuật khống chế số lượng linh hồn mà chúng tôi nói tới ở đây cũng chỉ nằm trong giới hạn “hàng nội” mà thôi. Những thủ thuật này tuy không quá nhiều, hoặc có thể giảm bớt căng thẳng trong việc giúp ma quỷ chuyển đổi từ lớn sang nhỏ, hoặc có thể khiến cho việc chuyển biến thêm phần lịch liệt hơn, khiến cho quỷ chết thêm một lần nữa, sau đó được thanh lý sang một thế giới khác. Nhưng dù thế nào đi nữa, âm phủ đến nay vần là một thế giới thái bình.
Ma mới lớn, ma cũ nhỏ
Đây là câu nói xuất hiện trong chương Văn công nhị niên của Xuân Tu tà thị truyện, nguyên văn như sau:
Tháng Tám mùa thu năm Đinh Mão, trong buổi cúng tế tại đại miếu, người ta đưa bài vị của Hy Công đặt trên bài vị của Mẫn Công (Mẫn Công là cha ruột của Hy Công), đây là việc thờ cúng không theo thứ tự. Khi đó, Hạ Phụ Phất Kỵ đảm nhiệm chức Tông Bá (chuyên lo việc cúng tế của vương tộc), ông ta rất tôn sùng Hy Công, hơn nữa ông còn tuyên bố điều mình đã từng gặp: “Ta nhìn thấy ma mới lớn, ma cũ nhỏ, trước lớn sau nhỏ, âu cũng là thuận theo lẽ trời. Đưa bài vị của Thánh thượng lên trên là điều hoàn toàn sáng suốt. Sáng suốt, thuận theo thứ tự là phù hợp với quy định thờ cúng.”
Hạ Phụ Phất Kỵ là quan Tông bá của nước Lỗ, chuyên lo việc cúng tế trong vương tộc, cái “lớn” và cái “nhỏ” mà ông ta nói là chỉ tuổi tác hay thứ bậc của người đã chết, xưa nay vẫn tồn tại nhiều tranh luận. Nhưng bản thân tôi thấy rằng, Hạ Phụ Phất Kỵ còn đề cập đến cả hình thể lớn nhỏ của ma quỷ. Số lượng tổ tiên thờ cúng trong điện của các dòng họ không thể là một con số vô cùng vô hạn, ngoài thủy tổ ra, tất cả những liệt tổ liệt tông khác sẽ dần bị đào thải theo thời gian. Nói một cách cụ thể, chính là những người không phải là nam giới bên họ nội, xin mời ra khỏi điện thờ họ. Trong các cuộc tế lễ, đây chính là nghi lễ tổ tiên đời trước rời xa tổ tiên đời sau (đương nhiên là ngoại trừ thủy tổ), nếu xét theo góc độ của những hồn ma thì đây chính là nghi lễ ma cũ xa ma mới. Những tổ tiên đời trước sẽ dần bị mời rời khỏi điện thờ họ theo từng đời, tuy nhiên họ vẫn được hưởng thụ sự thờ cúng của con cháu, nhưng địa vị của họ đã khác theo từng thế hệ. Sự bất an về tâm lý của thế hệ con cháu có khả năng được xoa dịu bởi “cách nói” của văn hóa âm phủ, cái gọi là “ma mới lớn, ma cũ nhỏ” chẳng phải là sáng kiến của bản thân Hạ Phụ Phất Kỵ, mà là một loại ý thức văn hóa âm phủ của con người thời bấy giờ, câu nói này có khả năng hàm chỉ những linh hồn sẽ không ngừng nhỏ dần theo năm tháng, cho tới lúc hoàn toàn tiêu tan hết.
Dường như u Dương Tu là người đầu tiên nhìn nhận câu nói “ma mới lớn, ma cũ nhỏ” từ góc độ quỷ thần, vượt qua cả nghi lễ thờ cúng của tông pháp về mặt văn tự. Theo Đông hiên bí lục, quyển mười hai có nói, mười bảy tuổi, u Dương Tu tham gia kỳ thi huyện, đề ra bàn về từ “诬” (“vu” trong “vu cáo”) trong Tà thị truyện (tức kiểu bàn luận tự do. Có cách nói cho rằng, chữ “vu” là sự nhầm lẫn của chữ “巫” (“vu” có nghĩa là thầy cúng”)), có “thạch ngôn vu Tống, thần giáng vu sần”[2]. Thời bấy giờ, khi ai đó nói rắn ngoài thành cắn chết rắn trong thành (ở đô thành nước Trịnh), hay ma mới lớn, ma cũ nhỏ là những điều rất ‘mới lạ”. Những việc như “viên đá biết nói ở nước Tống” đều là những việc “quái dị, bạo lực, phản loạn, quỷ thần”, và u Dương Tu đã đưa “ma mới lớn, ma cũ nhỏ” liệt vào trong hàng ngũ đó, rõ ràng chữ “quỷ” ở đây được ông nhìn nhận thành hồn ma của người đã chết.

[2] Nghĩa là: có viên đá biết nói ở nước Tống, có thần tiên hạ giới ở huyện Tân (này là Liêu Thành, Sơn Đông).
Duyệt vi thảo đường bút ký, quyển hai có đoạn đã nói rất rõ về sự việc này:
Cái gọi là quỷ chính là chỉ dư khí của con người. Thứ khí đó sẽ dần dần tiêu tan hết, chính như “Tả truyện” có nói “ma mới lớn, ma cũ nhỏ”. Trên thế gian này, đã có người gặp ma, nhưng chưa ai từng thấy con ma nào trước hồn ma của vua Phục Hy và vua Hiên Viên, bởi dư khí của chúng đã tiêu tan hết.
Đây là sự giải thích rất hay, rất thú vị. Thời nay chúng ta nói về quỷ, dù thân phận của con ma đó có không rõ ràng, nhưng nó hoặc là mặc âu phục, đi giầy da, hoặc là mặc quần đùi áo thun, chứ rất ít thấy ma mặc áo choàng dài (trang phục đời Thanh), mũ cao áo dài (cho dù thi thoảng nằm mơ cũng chỉ là những nhân vật trên sân khấu hoặc trong phim truyền hình mà thôi), và càng không thể gặp những “con ma trước thời vua Phục Hy” chỉ mang trên người vài tấm lá che thân. Những con ma từ thời xa xưa ấy không chỉ biến đổi kích cỡ từ to sang nhỏ, mà chúng còn “tiêu tan dần theo thời gian”, cuối cùng không còn tồn tại nữa. Từ đó có thể liên tưởng rằng, Diêm La Vương ngày nay chắc cũng là những kẻ lê, thắt cà vạt, ngồi trên chiếc ghế xoay sau chiếc bàn làm việc như các ông sếp với một chiếc bụng bia, phía sau là một loạt những quyển Lục pháp toàn thư đóng bìa cứng in chữ mạ vàng, còn những tên đầu trâu mặt ngựa chắc sẽ trở nên lệch pha nếu không đội trên đầu những chiếc mũ rộng vành.
Trong mẩu chuyện Oan hồn đòi mạng, quyển mười hai, cuốn Tử bất ngữ của Viên Mai có viết:
Vào giữa năm Mậu Dần thời vua Càn Long (năm 1758), Tiêu Tùng Bồ và Thẩm Nghị An cùng đến làm thư lại tại nha huyện Phiên Ngu, đảm nhiệm các vụ tố tụng hình sự. Nơi ở của Thẩm Nghị An cách phòng của Tiêu Tùng Bồ chỉ một bức tường. Nửa đêm, khi Tiêu Tùng Bồ đang lật xem lại các quyển án trạng, bỗng nghe bên phòng của Thẩm Nghị An có tiếng ngựa hí rất khẽ, thấy kỳ lạ liền nhòm qua khe hở trên bức vách. Từ khe hở, chỉ nhìn thấy Thẩm Nghị An đang nhoài người ra bàn viết công văn, cây bút trên tay viết không ngừng, lại có ba bốn con ma không đầu đang đứng bên cạnh Nghị An, trong tay chúng đang giữ chiếc đầu của chính mình. Và kinh hãi hơn, có một đám ma con đang quỳ xung quanh chiếc bàn mà Nghị An đang viết.

Vụ án mà Thẩm Nghị An đã xử là một vụ án giết người nghiêm trọng, trong đó có hai đối tượng tình tiết nhẹ tội hơn, có thể bị xử chết hoặc không. Những con ma đang giữ chiếc đầu của mình là những hồn ma bị hại, đương nhiên mong muốn của chúng là giết hết những kẻ đã hại chúng. Còn đám ma con quỳ quanh bàn chính là tổ tiên của hai đối tượng phạm tội trên, chúng quỳ trên đất để cầu xin cho hai tên tù nhân kia được miễn tội chết. Điều đáng chú ý là, những hồn ma là tổ tiên của hai tên tù nhân kia đều là “ma con”. Tại sao lại là ma con? Chính là bởi “ma cũ nhỏ” mà thôi.
Nói rằng “ma cũ nhỏ”, điều này tuyệt đối không thể coi là loại truyện ma quỷ được kể một cách tùy tiện, nó có ý nghĩa sâu sắc trong các lễ nghi phong tục dân gian. Không cần phải nói đến những thứ khác, nếu như những con ma cũ không nhỏ dần đi và cuối cùng là tiêu tan hết thì âm phủ sẽ đông đúc đến mức chẳng còn chỗ để đặt chân, và cũng vì thế người sống sẽ chẳng thể lo nổi công việc tảo mộ hàng năm. Hơn nữa, nếu đề cập đến những ngôi nhà mồ đơn sơ – nơi gửi gắm hình dạng của những linh hồn, thì khó có thể nói chắc chắn được rằng, xã hội loài người lúc đó có còn không gian dành cho người sống nữa hay không. Vì thế, cách nói “ma cũ nhỏ” của thế giới âm phủ chính là việc “già rồi chết” của thế giới người sống.
Nhưng sự việc đâu có giản đơn như vậy. Nếu đem lý thuyết “ma mới lớn, ma cũ nhỏ” làm kim chỉ nam cho việc sáng tác truyện ma, vậy thì sức hấp dẫn của đề tài văn học này sẽ giảm đi rất nhiều, bởi trong rất nhiều những câu chuyện ma quỷ đó, những hồn ma của thế giới âm phủ không những không nhỏ đi rồi tiêu tan mất, mà chúng còn không bị già đi theo thời gian. Trong tác phẩm U minh lục của tác giả Lưu Nghĩa Khánh, tướng quân Tư Mã Điềm cai quản vùng An Bắc thời Đông Tấn nằm mơ thấy Động Ai vẫn trong dáng vẻ của một ông lão râu tóc bạc phơ, khi bị giết, Động Ai đã ngoài bảy mươi tuổi, vì thế ông lão trong giấc mơ vẫn mang hình dáng diện mạo như khi còn sống. Trong quyển sáu, cuốn Dị uyển[3] của Lưu Kinh Thúc có viết, sau khi vào thành Lạc Dương, Ngôn Lục Cơ nằm mơ thấy hồn ma của Vương Bật vẫn trong dáng vẻ của một chàng trai trẻ. Đây là những việc xảy ra cách nhau khoảng trăm năm. Trong tác phẩm Tuyên thất chí của Trương Độc thời nhà Đường có viết, vào giữa năm Đường Nguyên Hòa (vua Hiến Tông thời Đường) có vị tiến sĩ tên Lục Kiều gặp hồn ma của Thẩm Ước, hai thời điểm cách nhau gần bốn trăm năm, nhưng Thẩm Ước vẫn “cao lớn, lượt là, thanh tú, khoan thai”. Phần Lưu môn nô trong tác phẩm Quảng Dị ký của Đới Phù có ghi, vua Đường Cao Tông gặp hồn ma của thái tử – con trai Sở Vương Mậu đời Hán, hai thời đại cách nhau đã bảy trăm năm, trong phần Triệu tá viết, vua Đường Huyền Tông gặp hồn ma của Tần Thủy Hoàng, hai thời đại cách nhau gần nghìn năm. Những hồn ma đó vẫn giữ nguyên hình dáng của họ như khi còn sống.
[3] Nghĩa là: khu vườn ma quái.
Những câu chuyện trên chẳng quan tâm tới quy luật “ma cũ nhỏ”, nhưng lại có một tình tiết bắt buộc người ta phải chú ý tới, chính là những con ma này đều là “ma nổi tiếng”, cũng giống như những người thuộc lớp những người quyền quý, đức cao vọng trọng, những nghệ nhân, danh sĩ, nhà báo, mỹ nhân, luật sư nổi tiếng trong xã hội loài người. Trong tác phẩm Thủy song xuân nghệ, u Dương Triệu Hùng, người đời Thanh đã kể lại một sự việc, tuy chủ yếu bàn về chuyện “ma cũ nhỏ”, nhưng lại liệt những con “ma nổi tiếng” ra ngoài, Trương Sán là người Tương Đàm, tính Hồ Nam, tự nói mình có thể nhìn thấy ma:
Người chết đã nhiều năm, linh hồn của họ sẽ biến nhỏ dần, nhưng hồn ma của những người giàu có, nổi tiếng thì không vậy. Có thể thấy, từ cách nói “ma mới lớn, ma cũ nhỏ” trong Tả truyện, cho đến thuyết “gạn lọc tinh hoa”, nếu ai đó không hiểu rõ về quỷ thần sẽ chẳng thế nào hiểu được cái tinh hoa trong đó.
Điều này cũng được lấy từ quan điểm về ma quỷ Tử Sản (cháu đích tôn của vua Trịnh Mục Công). Tử Sản bàn về ma quỷ có phần phóng đại, trở thành một mục lớn trong tư tưởng Trung Quốc. Quan điểm của ông có ảnh hưởng lớn tới quan niệm về quỷ thần của Nho gia Trung Quốc, sau này được giới thiệu với tư cách chuyên đề. Ở đây, chúng tôi chỉ nói một cách sơ lược, con người sau khi chết, linh hồn của họ sẽ phân tán vào hư không rồi tiêu tan hết, nhưng chúng sẽ không tan hết ngay tức khắc mà còn tùy vào từng người. Những linh hồn tiêu tan nhanh, tất nhiên sẽ không trở thành ma quỷ hay những oan hồn, còn những linh hồn tạm thời chưa tiêu tan được, tuy chúng có thể trở thành hồn ma một thời gian, nhưng cuối cùng cũng vẫn phải tiêu tan hết. Vậy tại sao có những linh hồn lang thang không thể tiêu tan ngay lập tức? Có hai điều kiện, một là đột tử, vì thế tinh lực của người đó vẫn chưa tiêu tan hết, hai là, những người thuộc gia đình quyền quý, hằng ngày được cung cấp dư thừa chất dinh dưỡng, tuy lúc đó người đã ngừng thở, nhưng thuộc loại “đầu trong đèn vẫn chưa đốt hết”. Như vậy thiết nghĩ rằng, trong những lời mà Trương Sán nói dường như được gác lên một tầng ý nghĩa nữa, những câu chuyện ma quỷ rất ít nói tới ma quỷ thời cổ đại, thi thoảng có nói tới thì cũng là hồn ma của những người nổi tiếng, đó là vì những hồn ma “giàu có, quyền thế” sẽ không bao giờ bị biến nhỏ đi. Tuy nhiên, quan điểm này cũng chưa thật xác đáng, bởi trong các câu chuyện ma, tuy thường nhắc tới những hồn ma danh tiếng ở thời cổ đại, nhưng lại không phát hiện ra rằng, đa số những hồn ma ấy thực ra chỉ là yêu tinh biến rằng. Cũng dễ hiểu thôi, bởi vạn sự trong nhân gian đều vàng thau lẫn lộn, danh nhân làm ra những quảng cáo lừa phỉnh, quảng cáo lại tạo ra những danh nhân giả mạo, và muốn có được tính minh xác trong những sự việc của thế giới ma quỷ lại càng khó khăn hơn.

Nhân tiện đây cũng xin nói thêm rằng, còn có cách nói hoàn toàn đối nghịch với cách nói “ma cũ nhỏ”, đó là ma quỷ không những không nhỏ dần theo thời gian, mà ngược lại chúng còn lớn dần theo năm tháng. Nhưng cách nói này rất ít gặp, và xem chừng cũng chưa được mọi người đồng thuận. Lưu Nghĩa Khánh trong U minh lục có viết:
Lưu Đạo Tịch và em trai họ là Khương Tổ thời trẻ không tin trên đời có ma. Nhưng người anh họ là Hưng Bá từ nhỏ đã từng gặp ma, hai bên tranh cãi nhau không phân thắng bại. Cuối cùng Hưng Bá nói: “Hai đệ à, trên cây dâu ở phái đông đại sảnh nhà chúng ta có một con ma, hiện giờ con ma ấy hãy còn nhỏ, không cần phải sợ, chỉ sợ rằng sau khi lớn lên, nó không những không rời khỏi đây, mà còn tìm cách hại người.”
Nhưng tôi có cảm giác rằng, con ma được nói tới ở đây không phải là hồn ma của con người, mà là ma thuộc loại ma quái ôn dịch. Nhưng dù có là thứ gì đ chăng nữa thì ngay lúc đó nó cũng đã bị giết chết bởi giọng nói và tiếng cười của Lưu Khương Tổ.
Ma chết biến thành ni
Như tôi đã từng nói “ma không bao giờ chết vì đói”, nhưng không chết vì đói không có nghĩa là ma không thể chết, vì vậy những linh hồn vẫn tồn tại một vấn đề – đó là “cái chết”. Trong phần trước tôi đã nhắc tới Xích Quách lấy hồn ma làm cơm ăn, hồn ma bị tiêu hóa trong bụng Xích Quách, rồi biến thành thứ phân hoặc hư hoặc thực, chắc là chết rồi đấy nhỉ? Trương Tuần được mệnh danh là Trương Thiên Quân chém quỷ, Chung Quỳ là tiến sĩ vùng Chung Nam (ở phía tây nam thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây) có tác phẩm Trảm quỷ truyện, viết rằng có vị thần Ngũ Xương luôn coi việc giết ma quỷ là công việc của mình, mà ma quỷ đã bị chém bị giết thì tất nhiên không thể sống sót rồi. Vì thế trong dân gian vốn đã có quan niệm ma quỷ cũng có lúc phải chết, nhưng những cái chết đó chỉ được coi là “cái chết phi chính thức”, hơn nữa có cách nói cho rằng, ma quỷ cũng chưa chắc đều là những hồn ma của con người, “cái chết tự nhiên” của ma người đại khái đều “chết” một cách mơ hồ theo thuyết “nhỏ dần theo năm tháng”.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.