Tào Tháo Thiên Bá

Chương 12: AI LÀ ĐẠI ANH HÙNG


Bạn đang đọc Tào Tháo Thiên Bá – Chương 12: AI LÀ ĐẠI ANH HÙNG


Đúng như Tuân Úc nói, tuy suốt ngày xới cây tưới nước trong vườn nhưng Lưu Bị đâu có chịu sống cảnh cá chậu, chim lồng. Lưu Bị đang góp nhặt, ấp ủ để chờ…
Nhân một hôm trời tối, Quốc Cữu Đổng Thừa đếnLưu Bị với bức huyết thư của Hiến đế. Lưu Bị gia nhập ngay vào tổ chức mưu giết Tào Mạnh Đức do Đổng Thừa, Vương Tử Phục, Chủng Tập, Ngô Thạc, Ngô Tử Lan, Mã Đằng cùng các hoàng thân quốc thích, các cựu thần trong triều đứng ra tổ chức.
Những cây quì xanh xanh ở trong vườn đang hướng cả về phía mặt trời mọc. Lưu Bị quần xắn cao, chân đi giầy cỏ đang thả thùng lấy nước ở dưới giếng. Những giọt sương đêm trên các lá dâu óng ánh dưới những tia nắng ban mai. Những trái cây trên giàn chín mọng và nõn nà, khiến ai nhìn thấy cũng phải nhỏ nước dãi. Lưu Bị làm việc cần mẫn, thỉnh thoảng lại phải lau mồ hôi bằng chiếc khăn vắt vai, trông như một nhà nông thực thụ.
– Tả tướng quân! Thừa tướng mời ngài về phủ bàn việc. – Hứa Chử và Trương Liêu dừng ngựa ở bên ngoài và gọi vào trong lều như vậy.
Có thể là… Lưu Bị run tay, chiếc thùng rơi “pình” một cái xuống giếng, nước bắn tung toé. “Hai em không có mặt, e mình chẳng khác gì miếng thịt được đưa vào miệng con hổ đói”, Lưu Bị nghĩ vậy và chờ đón khả năng xấu nhất. Sau khi chỉnh đốn áo mũ, Lưu Bị giắt con kiếm ngắn vào người và ra đi.
Tào Mạnh Đức từ lâu đã ngồi chờ trong phủ. Khi thấy Lưu Bị bình tĩnh bước vào, liền thân thiết ra nắm tay Lưu Bị và nói:
– Nghe nói Sứ quân suốt ngày lao động trong vườn. Học để làm một nông dân không dễ phải không?
– Làm cỏ, tưới cây, giãn gân, giãn cốt, quả là nhẹ nhàng hơn nhiều so với công việc dệt giày cỏ hồi còn nhỏ. vui vẻ trả lời.
Hai người nói cười, đi dần ra đến vườn hoa sau phủ họ Tào.
– Vừa nãy đi dạo trong vườn, nhìn thấy trên cành mai đã có quả xanh, sực nhớ khi trước đi đánh Trương Tú, dọc đường không có nước, tướng sĩ khát đến bỏng họng. Nhìn thấy tướng sĩ khổ sở, ta không đành lòng, liền nghĩ được kế hay, cầm roi trỏ hão nói rằng: trước mặt có rừng mơ. Quân sĩ nghe thấy nói đến mơ, ai cũng ứa nước dãi, đỡ được khát nước. Sau đó tướng sĩ đánh một trận, đuổi Tú đến tận Cửu Giang. Nay có mơ thật, tức cảnh sinh tình, lại sẵn có vò rượu vừa nấu xong, cho nên mới mời Sứ quân đến tiểu đình uống rượu.
Lưu Bị thấy Tào Mạnh Đức vừa nhiệt tình, vừa thân thiết, nên trong lòng đỡ thấy lo ngại.
Trên bàn đã bày sẵn một mâm quả mai và một vò rượu. Họ ngồi đối diện với nhau, và sau khi mời chào, họ bắt đầu uống rượu.
Hai người uống rượu thật hứng thú. Bỗng nhiên không gian trở nên u ám, mây đen che kín bầu trời, sắp có một cơn dông. Hai người không uống rượu nữa. Tào Mạnh Đức bỗng nổi hứng kéo dài giọng nói với Lưu Bị:
– Sứ quân biết con rồng biến hoá thế nào không?
Lưu Bị nói:
– Biết rất ít, vậy mong Thừa tướng cho nghe.
Tào Mạnh Đức nói:
– Gió nổi ở cuối biển xanh, rồng sinh ra trong đầm lớn. Rồng lúc thì to, lúc thì nhỏ, lúc thì bay lúc thì nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì lẩn núp ở dưới sông. Nay đang là cuối xuân, rồng có cơ biến hoá, ví như người đắc chí mà tung hoành trong bốn biển. Rồng ví như anh hùng trong thiên hạ.
Lưu Bị ngồi nghe mê mải, luôn miệng tán thưởng:
– Thừa tướng hiểu biết về rồng nhiều quá, thật không uổng một đời, xin bái phục, bái phục.
Tào Mạnh Đức bỗng nói sang ý khác:
– Huyền Đức lâu nay đã đi khắp bốn phương, nếm trải đủ mùi, bao nhiêu anh hùng thời nay, hẳn đã biết cả, xin thử nói cho nghe.
Lưu Bị cảm thẩy trong lời Tào Mạnh Đức có nhiều ý tứ, nên dè dặt:
– Kẻ phàm phu tục tử này, đâu có biết ai là anh hùng.
Tào Mạnh Đức không vui. Lời đồn Lưu Bị là người quá thật thà quả không sai. Tào Mạnh Đức cười thầm, xem thường người có đôi tai to, tự xưng là anh hùng này.
Tào Mạnh Đức nói:
– Huyền Đức không nên nhún mình quá!
Huyền Đức nói:
– Bị này nhờ ơn Thừa tướng được làm quan trong triều, anh hùng trong thiên hạ quả không được biết.
Mạnh Đức nói:
– Không hề gì, cứ kể tên ra cũng được.
Huyền Đức buộc phải nói:
– Viên Thuật ở Hoài Nam, binh nhiều lương đủ, có thể gọi là anh hùng được chăng?
Mạnh Đức cười nói:
– Chỉ là gốc cây khô trên cánh đồng hoang, sớm muộn ta sẽ tóm được.
Lưu Bị nói đến Viên Thiệu, cho rằng Thiệu là bậc anh hùng như ý Mạnh Đức.
Mạnh Đức nghe xong cũng chỉ lắc đầu.
Lưu Bị nói:
– Viên Thiệu ở Hà Bắc, có bốn đời làm đến Tam công, xuất thân từ một danh môn vọng tộc, thân phận cao quí, quan hệ rộng. Ngày nay hùng cứ ở Ích Châu, nhiều người tài ba là thuộc hạ, xem như là một anh hùng được lắm!
Tào Mạnh Đức nói:
– Viên Thiệu ngoài mặt mạnh bạo, trong bụng nhút nhát, thích hư trương thanh thế, tuy có ít mưu kế, nhưng thiếu quyết đoán, làm việc lớn lại s thiệt, thấy lợi nhỏ thì quên mình, không thể gọi là anh hùng được.
Lưu Bị lại nói:
– Lưu Biểu ở Kinh Châu, nổi tiếng khắp vùng được xem là một trong tám vị tuấn kiệt, có thể cho là anh hùng được chăng?
Mạnh Đức lại cười:
– Lưu Biểu có hư danh nhưng không có thực lực, không phải anh hùng.
– Tôn Sách ở Giang Đông, trẻ tuổi, khoẻ mạnh, lãnh tụ một vùng, hẳn là anh hùng?
– Nhờ thế của cha, không phải là anh hùng.
– Lưu Chương ở Ích Châu thế nào?
– Lưu Chương tuy là tôn thất, nhưng là kẻ ăn sẵn, chẳng qua chỉ là con chó giữ cửa, sao gọi là anh hùng được?
– Thế còn Trương Tú, Trương Lỗ, Hàn Toại…
Mạnh Đức cười to:
– Chỉ là lũ tiểu nhân, nhắc đến làm gì!

Lưu Bị chọn lựa nói ra ngần ấy người có nhiều ảnh hưởng lúc bấy giờ, nhưng lần lượt đều bị Tào Mạnh Đức gạt hết.
– Vậy xin Thừa tướng cho biết thế nào mới là người anh hùng? – Lưu Bị muốn làm giảm nhuệ khí của Tào Mạnh Đức bằng cách hỏi lại như vậy.
Tào Mạnh Đức nói:
– Hoàng Thạch Công, một cụ già ở Thạch Kiều tặng Trương Lương một cuốn binh thư, cuốn “Tam lược”. Tôi rất thích khái niệm về người anh hùng viết trong đó. NgườiÂ� anh hùng chân chính không được nghĩ đến quyền lợi riêng của mình. Họ phải là người hào kiệt, cái thế, dẹp yên loạn lạc biết lao tâm khổ tứ vì đất nước, dám dũng cảm hy sinh vì lý tưởng cao cả.
Lưu Bị ngầm thán phục những điều lý giải về người anh hùng của Tào Mạnh Đức, và nói:
– Ý kiến của Thừa tướng vừa sâu sắc vừa độc đáo, Bị này được hiểu biết hơn. Có điều những khái niệm đó giống như hoa trong gương, trăng dưới nước nhìn được mà không vớt được.
Tào Mạnh Đức chỉ vào Lưu Bị, và chỉ vào mình nói.
– Anh hùng thiên hạ bây giờ chỉ có Sứ quân và Mạnh Đức này mà thôi.
Lưu Bị nghe nói, giật nẩy mình, chiếc thìa canh đang cầm ở tay rơi luôn xuống đất. Giữa lúc bấy giờ, cơn mưa u ám, có một tiếng sấm vần vũ khắp trời. Lưu Bị từ từ cúi xuống nhặt chiếc thìa lên và nói vui.
– Hổ gầm, sấm dậy, thật là oai phong!
Mạnh Đức nhìn thấy thái độ thất thường của Lưu Bị nên có ngụ ý:
– Anh hùng cũng sợ sấm sao?
Lưu Bị nói một cách tự nhiên:
– Người xưa đã nói: “sấm dậy, lửa bốc, tất sinh biến” lẽ nào lại không sợ?
Tào Mạnh Đức thấy Lưu Bị vẫn ung dung, tự tại, phản ứng nhanh nhạy, cho rằng đó mới là tài hoa kiệt xuất, nên đem lòng quí mến, không còn e ngại như trước.
Hai người lại uống rượu vui vẻ.
Bên ngoài trời mưa như trút, bầu trời u ám đến khó chịu.
° ° °
– Bẩm Thừa tướng, Tảo Tử đã chết!
Một tên lính vừa báo tin.
Tào Mạnh Đức làm rơi chén rượu xuống đất, cố gắng đứng dậy, lát sau ngập ngừng đi ra phía lan can. Lũ thị vệ chạy đến đón đỡ.
– Tảo Tử là ai?
Lưu Bị nhìn thấy Tào Mạnh Đức đau đớn và tuyệt vọng, liền nghĩ Tảo Tử chắc phải là người chống trời đạp đất bên phía quân Tào, nên Lưu Bị lên tiếng hỏi một tên lính đứng gần đó, vàược trả lời.
– Tảo Tử tướng quân là Đôn Điền Đô uý, vì thế dân chúng Duyện Châu mới được no đủ. – Người lính nói.
Tào Mạnh Đức tựa người vào lan can, miệng lẩm bẩm: “Đời người thật ngắn ngủi, quá ngắn ngủi!”.
Nghe tin viên Đô uý đồn điền vừa chết mà Mạnh Đức đau xót thực sự như vậy, thì ông đâu phải là người ác độc, xảo trá? Lưu Bị cảm thấy xúc động… Không biết tự bao giờ, mưa, gió đã ngừng. Sau cơn mưa, vườn hoa như sạch sẽ hơn, mới mẻ hơn. Những giọt mưa đọng trên các chùm quả mơ chi chít trên cành đang nhỏ xuống những giọt cuối cùng. Hoa quì trắng đến loá mắt. Hoa lựu hồng hồng làm say đám lòng người. Dưới hồ từng đàn cá bơi lội tung tăng.
– Anh cả, anh cả ở đâu? – Trương Phi chạy trước, Quan Vũ theo sau. Hai người xông thẳng đến thềm đình.
Trương Phi trợn trừng con mắt định thét lên hai tiếng “giặc Tào”, may sao hai tiếng đó chưa ra khỏi miệng thì đã nhìn thấy Lưu Bị đứng gần lan can phẩy tay và đưa mắt nhìn. Hai người gạt những tên lính cản đường sang bên và chạy thẳng lên đình.
– Hai vị anh hùng đến rất đúng lúc, xin được tiếp vài chén đã! – Tào Mạnh Đức vẫy gọi hai người. Trong khi đó, Trương và Quan tay vẫn cầm đốc kiếm.
Được lời, Phi sà ngay vào chiếu rượu, tay cầm chén. Quan Vũ không chịu ngồi, còn nói:
– Nghe nói Thừa tướng và anh cả đang uống rượu, xin đến múa kiếm để góp vui.
Lúc này Tào Mạnh Đức đã bớt đau thương, nên vừa cười vừa nói:
– Ta và Huyền Đức uống rượu, bàn về anh hùng trong thiên hạ. Đây là vườn hoa, không phải là cửa Hồng môn, nên cần gì phải múa kiếm?
Thấy anh cả vẫn còn nguyên vẹn, Trương Phi uống hết chén này đến chén khác, mặc cho Mạnh Đức thao thao bất tuyệt.
Quan Vũ nhìn thấy Tào Mạnh Đức không có ý hãm hại anh cả, nên cũng ngồi xuống uống rượu.
Tào Mạnh Đức lên tiếng gọi:
– Lấy thêm rượu để hai vị anh hùng được yên tâm!
Tào Mạnh Đức thấy Quan Vũ thật uy nghi, thật trung thành, có phần ghen tị với Lưu Bị, ước ao mình cũng có được một người như vậy. Từ lâu đã nghe câu chuyện kết nghĩa vườn đào, nay tận mắt nhìn thấy tình cảm giữa họ thật sâu đậm. họ hết lòng chăm sóc lẫn nhau. Tào Mạnh Đức càng thêm quí mến ba anh em, nhất là Quan Vũ, con người thật nho nhã và phong độ.
° ° °
Đổng Thừa bệnh nặng. Đổng Thái phi hết sức lo lắng, thường xuyên nhắc nhở Hiến đế. Cuộc đời của Hiến đế gắn liền với sinh mệnh của Quốc cữu từ lâu. Nếu Đổng Thừa có mệnh hệ nào thì ai sẽ là người nắm vững và thực thi kế hoạch vĩ đại của hai người? Bởi vậy Hiến đế lệnh cho Thái y của Triều đình đến chữa bệnh cho Đổng Thừa.
Thái y Cát Bình là người cùng quê với Tảo Tử. Hai người có mối quan hệ rất thân thiết. Khi Tào Mạnh Đức nghênh đón Hiến đế từ Trường An về Hứa Xương, Cát Bình không muốn đi theo. Cát Bình nghe nói Tào Mạnh Đức đối nhân xử thế như loài lang sói, lấy làm sợ hãi. Tảo Tử nói:
– Trước kia tôi cũng nghĩ về Tào A Man như vậy, định sẽ cao chạy xa bay. Nhưng sau khi tiếp xúc với nhau, thấy Tào A Man cũng là người bằng da bằng thịt, là người hào kiệt, thấu hiểu được nỗi khổ của nhân dân.
Nghe theo lời khuyên của Tảo Tử, Cát Bình theo Hiến đế đến Hứa Xương.
Đổng Thừa nằm ở trên giường luôn miệng thở ngắn than dài, dáng vẻ vô cùng đau khổ. Cát Bình thấy sắc thái của Đổng Thừa hơi lạ, không giống một người ốm lâu ngày. Xem mạch thì thấy mạch cũng bình thường. Cát Bình kê đơn cử người đi bốc thuốc. Cát Bình vào ra cung cấm đã quen. chẳng khác gì người thân, nên đêm đó, Đổng Thừa giữ Cát Bình ở lại.
Khoảng nửa đêm hôm ấy. Cát Thái y tỉnh giấc vì tiếng động của chén rượu rơi xuống đất, tiếp đấy lại có tiếng người rì rầm:
– Đêm nay là cơ hội tốt nhất. Nhân lúc phủ Tào bầy tiệc ăn tết Nguyên tiêu, ta bao vây chặt và giết hắn khi hắn không kịp trở tay.
Đó là giọng nói của Vương Tử Phục.
Cát Bình hoảng hồn, suýt kêu lên thành tiếng. Trong tình thế này, chỉ cần một tiếng động nhỏ, lập tức người ta sẽ giết ông. Lưu lạc giang hồ nhiều năm, ông hiểu biết khá nhiều. Bởi vậy, ông giả vờ vừa ngủ vừa ngáy.
Ngô Tử Lan nói:
– Mã Đằng đã liên hệ với Hàn Toại, có bảy mươi hai vạn quân Tây Lương, từ phía bắc đánh xuống.
Chủng Tập nói:
– Tôi tổ chức quân thị vệ, thu thập vũ khí, khoảng canh năm về đến cổng sau.

Mọi vật lại yên ắng trở lại. Đổng Thừa ra khỏi màn, nhìn thấy Cát Bình đầu quay vào phía trong, vẫn đang ngáy, miệng còn nói mê: “Quốc cữu, không hề gì, điều, điều dưỡng mấy ngày sẽ khỏi mà!”. Đổng Thừa lấy kiếm ra, nhưng nghĩ thế nào đó, lát sau lại bỏ kiếm vào chỗ cũ. Cuối cùng, Đổng Thừa ra khỏi cửa.
Cát Bình chờ cho trong ngoài thật yên lặng, mới khoác áo vùng dậy, không kịp xỏ giày, chạy vội ra cửa, nhưng cửa đã được khoá ở bên ngoài. Cát Bình vừa lo lắng vừa suy nghĩ. Đổng Thừa là một kẻ thật tinh ranh. Bỗng Cát Bình nhìn thấy có một tia sáng ở phía sau giường nằm, đó là cánh cửa sổ không được khép kín. Cát Bình phải loay hoay mãi mới thoát được ra ngoài.
Cát Bình thoát qua cửa sổ ra ngoài, vòng qua vườn hoa phía sau, chạy đến cửa cung. Đêm đã khuya, nhưng sau khi nghe Cát Bình nói bệnh tình Quốc cữu trở nên nguy kịch, phải ra phố tìm thuốc, hai tên thị vệ để Cát Bình ra khỏi cung. May mà chúng không nhìn thấy Cát Bình đi chân không. Ra khỏi cung Cát Bình chạy như một người điên, chạy thẳng đến cửa Viên môn phủ Tào. Hạ Hầu Đôn đang tuần tra ở cửa đã nhìn thấy. Hạ Hầu Đôn quen biết Cát Bình nên hỏi:
– Đêm hôm khuya khoắt có việc gì gấp thế?
– Hiện nay Thừa tướng ở đâu?
– Xin cứ vào trong ấy, tôi đưa thẻ lệnh cho ông.
Cát Bình cầm thẻ, đi vào trong phủ.
Tào Mạnh Đức đang vui đùa cùng đoàn thị nữ. Một cô tươi như hoa, đẹp như ngọc đang ngồi ở bên đùi. Mấy cô khác vây quanh đang bón cho Tào Mạnh Đức ăn những thứ hoa quả gì đó.
– Thừa tướng! Cát Thái y có việc gấp cần bẩm báo.
Tào Mạnh Đức đang thích thú, tỏ vẻ khó chịu:
– Bảo Thái y sáng mai hẵng đến, làm mất cả hứng!
Cát Bình đã đến gần căn phòng của Tào Mạnh Đức. Tào Mạnh Đức nhìn thần sắc thất thường của Cát Bình biết ngay là có chuyện quan trọng. Lũ thị nữ nhìn thấy sắc mặt của Tào Mạnh Đức, đâu còn dám tiếp tục đùa vui, gợi tình. Các cô sửa sang lại quần áo rồi tìm cách lui ra ngoài.
– Thừa tướng, đêm nay bọn Đổng Thừa mưu mô hãm hại Thừa tướng, Cát Bình xin đến bẩm báo! – Sau đó Cát Bình kể lại ngắn gọn những điều nghe thấy.
Sau phút bất ngờ, Tào Mạnh Đức vô cùng giận dữ, hai mắt đỏ ngầu, răng nghiến ken két, Tào Mạnh Đức đập tay xuàn nói:
– Ta chưa kịp trừng trị các người, các người lại định hại ta. Tốt lắm! Đêm nay, Tào Mạnh Đức lại phải chém giết!
Lập tức lệnh được truyền: Tào Nhân dẫn quân đến phủ Đổng Thừa, Hứa Chử đến nơi Vương Tử Phục ở, Trương Liêu đến phủ Tướng quân Chủng Tập. Sắp xếp xong mọi việc Tào Mạnh Đức nắm chặt tay Cát Bình:
– Thái y là người đại đức; đại nghĩa khiến ta vô cùng cảm động. Không biết nên cám ơn ngài như thế nào? – Lát sau, bỗng Tào Mạnh Đức lại hỏi:
– Vì sao ngài lại cứu ta?
– Nghe Tảo Tử nói Thừa tướng là người biết thương yêu trăm họ. Thừa tướng cho khai khẩn trồng trọt, tu sửa đường sá, bình thiên hạ. Tôi cũng phải làm một việc nho nhỏ có lợi cho nhân dân. Nếu Quốc Cữu thực hiện được âm mưu, thì thiên hạ lại rơi vào một cục diện khó khăn không thể nào cứu vãn nổi!
Tào Mạnh Đức lại càng cảm động, vội nói:
– Cát Thái y thông minh và đại nghĩa. Thật hiếm có, hiếm có! Từ nay ngài sẽ ở bên ta, bệnh đau nửa đầu kinh niên của ta có thể lại tái phát.
° ° °
Bọn Đổng Thừa chưa kịp ra tay, đã bị tóm g
Tào Mạnh Đức dự đoán các tướng lĩnh của mình đã hoàn thành nhiệm vụ, nên dẫn quân Thị vệ vào phủ Đổng Thừa. Cả bốn người: Đổng Thừa, Vương Tử Phục, Chủng Tập, Ngô Tử Lan đều đã bị trói rất chặt. Tào Mạnh Đức thẩm vấn:
– Đổng Thừa, người đã biết tội chưa?
– Lão phu không biết phạm tội gì.
– Người mật bàn hại ta, nên ghép vào tội gì?
– Muốn kết tội phải có nhân chứng, vật chứng, lẽ nào Thừa tướng không biết điều đó?
Mạnh Đức thét lớn:
– Đổng Thừa to gan. Truyền cho Cát Thái y vào!
Đổng Thừa cảm thấy phòng tuyến bảo vệ ình cơ hồ đã sụp đổ mất phần lớn. Cát Bình thuật lại việc Đổng Thừa và những người khác mật bàn những gì. Đổng Thừa lại nói:
– Lời nói của Cát Thái y chưa đủ chứng cứ, đó là điều ngậm máu phun người.
Đang lúc Tào Mạnh Đức cảm thấy bó tay, thì có tên lính đưa đến một vuông lụa trắng, chữ viết bằng máu.
– Vừa tìm thấy trong phòng Đổng Thừa.
Đổng Thừa toàn thân xuống như một tàu lá, còn những người khác đều cúi đầu.
Tào Mạnh Đức tóm lấy mảnh lụa, đọc lướt qua và thét lớn:
– Lưu Bị ở đâu, Lưu Bị ở đâu rồi?
Trương Liêu bẩm báo:
– Ban nãy tôi có trả lời Quan Vũ khi gặp ở trên đường là đi bắt giặc Đổng!
Tào Mạnh Đức vỗ trán và nói lớn:
– Ta đã để sổng mất một mãnh hổ!
Tên của Lưu Bị ký ở hàng cuối trên mảnh lụa trắng. Tào Mạnh Đức sai quân đi lấy bút mực, rồi cầm bút đánh dấu “X” vào các tên Đổng Thừa, Chủng Tập, Vương Tử Phục, Ngô Tử Lan và dấu “?” vào tên của Lưu Bị. Đổng Thừa thét lớn “giặc Tào” rồi đập đầu xuống bậc thềm mà chết.
Giết xong ba người còn lại, Tào Mạnh Đức hầm hầm bước vào hoàng cung, bốn bề đã bị vây kín.
Tào Mạnh Đức ném mảnh vải lụa trắng cho Hiến đế.
– Ngài biết cái này chứ bệ hạ!
Hán Hiến đế không dám nhìn.
– Ta đã giết Đổng Th
Hán Hiến đế ấp a ấp úng:
– Đổng Trác đã bị giết rồi kia mà!
Nhìn thấy Hiến đế run sợ đến mất cả trí nhớ, Tào Mạnh Đức bật cười, tiếng cường vang mãi không dứt nơi cung cấm tĩnh mịch.

Đổng Thái phi đang mang thai cũng được binh sĩ giải tới. Hiến đế quì sụp xuống trước mặt Tào Tháo, khóc lóc cầu xin.
– Đổng phi có mang năm tháng, xin Thừa tướng thương cho.
Hai mắt đỏ ngầu vì tức giận, đầu óc Tào Mạnh Đức lúc này đã mơ hồ và trống rỗng, còn lại mỗi một chữ “giết”.
– Nếu không phải lòng trời làm ưu gian bại lộ, thì ta đã bị hại rồi. Há lại cho con mụ này sống để gây vạ về sau cho ta.
Lời nói vừa dứt, lưỡi kiếm của Tào Mạnh Đức đã đâm thẳng vào ngực Đổng Thái phi.
Hiến đế gục xuống, ngất xỉu.
Đó là vào mùa những quả mơ đã chín vàng.
Thành Hứa Đô lại chìm ngập trong cảnh chết chóc thê thảm. Từ dưới mái hiên, bên song cửa sổ, nơi quán trà, người người lặng lẽ nhìn ra đường phố. Một, hai, ba… một đoàn gồm bảy, tám chục người đi đến. Họ bị trói liền với nhau thành một chuỗi dài,ó lính cầm dao, cầm thương áp giải. Một đội kỵ binh đi trước dẹp đường. Họ là thân thích, là những người có quan hệ với Đổng Thừa, Chủng Tập, Vương Tử Phục, Ngô Tử Lan, họ bị đưa đi hành hình.
Mã Đằng biết tin Đổng Thừa bị bại lộ, Lưu Bị đã chạy đến Từ Châu, liền chạy về Tây Lương.
Lưu Bị nói:
– May mà nhị đệ gặp Trương Liêu, nếu không chúng ta đã là quỉ không đầu dưới lưỡi dao của giặc Tào.
– Gặp nạn mà không chết, thật là hồng phúc.
Quan Vũ cho ngựa dừng lại, tay cầm long đao, ngửa mặt nhìn trời.
– Sớm muộn, em cũng sẽ đánh về Hứa Đô, băm vằm giặc Tào ra từng mảnh.
Trương Phi múa bát xà mâu, giọng vang như sấm.
Ba anh em không một lúc dừng chân, nên chẳng mấy chốc đã về đến Từ Châu, Thứ sử Từ Châu là Xa Trụ, tâm phúc của Tào Mạnh Đức, ở xa chưa biết chuyện gì, nên ra ngoài thành đón tiếp Lưu Bị. Lưu Bị định bụng giết chết Xa Trụ rồi đi luôn, nhưng lại sợ chọc tức Tào Mạnh Đức, trong khi lực lượng của mình còn quá mỏng.
Sau khi về Từ Châu, Lưu Bị thăm lại người thân. Đồng thời cho người dò la tình hình của Viên Thuật. Mặt khác nghe theo Trần Đăng, Lưu Bị phái Tôn Càn làm thuyết khách, mong được Viên Thiệu giúp đỡ
° ° °
Giết xong Đổng Thừa, Tào Mạnh Đức vẫn chưa hả dạ. Tào Mạnh Đức một mặt hận mình đã để sổng mất Lưu Bị, mặt khác lại sợ có người hành thích, nên đã ra lệnh cho quan Thái giám giữ cung :
– Từ nay về sau những người ngoại thích và tôn tộc nhà vua không được phép ta mà tự tiện vào cung thì cứ chém. Những người canh giữ không cẩn thận cũng bị tội như thế.
Tháo lại sai ba nghìn quân tâm phúc sung làm quân ngự lâm cho Tào Hồng thống lĩnh để đề phòng và tra xét.
Trong cơn giận dữ, Tào Mạnh Đức cho điểm tướng xuất quân đi đánh Lưu Bị.
Trình Dục khuyên:
– Lưu Bị được nhân dân Từ Châu quí mến. Nay như hổ đã về rừng, thêm móng thêm vuốt. Hơn nữa Viên Thiệu có mối liên minh với Lưu Bị, hiện đang đóng quân ở Quan Độ, thường có ý dòm ngó Hứa Đô. Nếu ta đánh Lưu Bị. Bị tất nhiên cầu cứu viên Thiệu, Thiệu sẽ nhân dịp kinh đô bỏ trống đem quân đến đánh úp thì làm thế nào?
Tuân Úc cũng nói:
– Chúng ta hãy lấy tĩnh mà chờ động. Để Viên Thuật và Lưu Bị tranh giành với nhau, khi đó phần lợi sẽ thuộc về chúng ta
Tào Mạnh Đức cũng có những chủ định của mình, nên nói:
– Tuy rằng hổ đã về rừng, nhưng thế lực không còn được bao nhiêu. Lưu Bị đang muốn nghỉ ngơi, nếu không thừa thế mà tiêu diệt, chờ khi đã hồi phục sẽ sinh nhiều rắc rối. Viên Thiệu tuy mạnh, song với tính cách đó, sẽ không bao giờ thực lòng giúp đỡ Lưu Bị. Hơn nữa từ lâu hai người đã không đi lại với nhau chắc gì trong chốc lát mà có ngay quan hệ như răng với môi. Bởi vậy Viên Thiệu quả không đáng ngại.
Ba người đang bàn tính thì Quách Gia từ bên ngoài bước vào. Tào Mạnh Đức nói tóm tắt câu chuyện ba người đang bàn luận. Quách Gia suy nghĩ một lát rồi nói:
– Viên Thiệu gặp việc không biết quyết đoán. Các mưu sĩ tuy mưu lược, nhưng không ăn ý với nhau, khác gì đám người ô hợp. Hiện nay Lưu Bị mới bắt tay chỉnh đơn binh mã, tay không bắt gió, Thừa tướng đem quân đi đánh, nhất định sẽ giành được thắng lợi.
Quách Gia và Tào Mạnh Đức thật là hợp phách hợp điệu. Tào Mạnh Đức cử người báo tin cho Xa Trụ, để trong ứng, ngoài hợp, tìm cách tiêu diệt Lưu Bị.
Khi nhận được lệnh, Xa Trụ vội ời Trần Đăng đến để bàn bạc. Trần Đăng nói:
– Việc này quá đơn giản. Hiện nay Lưu Bị đang chiêu binh mãi mã ở bên ngoài, mấy hôm nữa mới về. Ngài nên mai phục quân sĩ ở ngoài thành, giả bộ như để đón tiếp Lưu Bị. Chờ khi Lưu Bị trở về, nhân lúc dâng lễ vật, chỉ cần một nhát dao là xong. Sau đó chúng ta cố thủ trong thành thì dù Quan, Trương có khoẻ đến mấy cũng đành chịu. Vài ngày sau đại quân của Thừa tướng sẽ kéo đến.
Xa Trụ luôn miệng ca ngợi Trần Đăng.
Trần Đăng kể lại chuyện Xa Trụ định ám hại Lưu Bị cho cha hay. Cha là Trần Khuê liền cho người đến báo cho Lưu Bị biết. Trương Phi hai mắt trợn trừng định dẫn quân đi đánh Xa Trụ, nhưng Quan Vũ nói:
– Tam đệ luôn chẳng khác gì Hứa Chử, không chịu suy nghĩ. Đã muốn như vậy, ta có ý hay… – Quan Vũ nói nhỏ vào tai Trương Phi, chỉ thấy Trương Phi luôn luôn gật đầu.
Canh ba đêm đó, trong thành Từ Châu cực kỳ yên ắng. Bỗng có một đoàn người ngựa đi trên đường phố Từ Châu. Tiếng chân ngựa gõ nhịp nhàng xuống nền đường nghe rõ mồn một.
Tiếng lính canh trên mặt thành hỏi vọng xuống:
– Quân sĩ ở đơn vị nào mà đêm khuya lại đến như vậy.
Ở phía dưới có tiếng trả lời:
– Quân lính Trương Liêu, tiên phong của Thừa tướng.
Xa Trụ lại xin ý kiến Trần Đăng:
– E có gian kế gì đây, không biết nên làm thế nào?
Ở phía dưới lại có tiếng người nói vọng lên:
– Xin Thứ sử mở cửa thành mau, đề phòng quân Lưu Bị.
Trần Đăng có phần đã hiểu, bèn nói quả quyết:
– Mở cửa thành đón quân tiên phong của Thừa tướng.
Cửa thành đã mở, Quan Vũ, Trương Phi xông ngay vào. Đại quân cũng đổ vào thành như dòng nước lũ. Xa Trụ biết mình bị lừa. Chưa kịp mặc giáp lên ngựa, Xa Trụ đã bị thanh long đao của Quan Vũ chém bay đầu. Quân sĩ thua chạy tán loạn. Trên mặt thành cắm đầy cờ của Lưu Bị.
Từ Châu vốn là căn cứ địa cũ của Lưu Bị. Sau mấy hôm, quân sĩ Lưu Bị chiêu mộ được có đến hàng mấy vạn người. Họ luyện tập suốt ngày, đâu đâu cũng vang lên tiếng “sát, sát”.
° ° °
Đồng thời với việc Trịnh Huyền đến thuyết phục Viên Thiệu, giấc mộng đế vương của Viên Thuật cũng đi đến đoạn chót. Lực lượng của Viên Thuật gần như tan rã hết. Các tướng tài ba như Lôi Bạc, Trần Lan đều bỏ ra Tùng Sơn, Viên Thuật viết thư nhường đế hiệu cho Viên Thiệu. Viên Thiệu nể tình anh em mà chấp nhận, nên Viên Thuật nhanh chóng thu gom người ngựa đến cùng Viên Thiệu.
Tào Mạnh Đức được tin vô cùng sợ hãi, liên triệu tập các mưu sĩ đến bàn bạc ngay trên đường hành quân. Tào Mạnh Đức cho rằng kẻ thù hiện nay không phải chỉ có Lưu Bị, còn có anh em Viên Thiệu, lực lượng của Mã Đằng. Tình hình sẽ phức tạp hơn nhiều.
Tuân Úc nói:
– Viên Thiệu đang kình địch với Công Tôn Toản nên tạm thời không lấy đâu ra lực lượng để đối phó với chúng ta. Trước mắt ta dùng phương pháp đánh lẻ từng anh một, tiến đánh lực lượng bạc nhược của Viên Thuật.
– Sau đó là Lưu Bị, Mã Đằng, và cuối cùng là Viên Thiệu. – Quách Gia tiếp lời.
Trình Dục nói cụ thể hơn:
– Viên Thuật đang muốn đến đầu hàng Viên Thiệu. Chúng ta sẽ tiêu diệt hắn ngay trên đường đi!
Mãn Sủng nói:
– Viên Thuật phải đi qua Từ Châu để lên phía Bắc.
Lời nói của Mãn Sủng làm cho Tào Mạnh Đức nẩy ra một ý.
– Ta sẽ mượn thanh long đao của Quan Vũ và bát xà mâu của Trương Phi để giết Viên Thuật.

Tào Mạnh Đức hạ lệnh tạm hoãn tiến quân, chờ đối phương hành động.
Viên Thuật đang dẫn mấy ngàn binh mã lên phía bắc đầu hàng Viên Thiệu, thì bỗng được tin Lưu Bị phản lại Tào Mạnh Đức, chiếm cứ Từ Châu. Viên Thuật đang vò đầu bứt tai, nghĩ cách đi qua Từ Châu, thì được tin Lưu Bị cùng với Quan Vũ, Trương Phi dẫn hơn năm vạn quân đóng ở cửa Quan Khẩu, cách thành Từ Châu khoảng tám mươi dặm. Quân sĩ đưa tiếp một bức thư, trong thư viết: “Giặc già Viên Thuật, dám xưng đế hiệu, đạo trời khôn dung. Nay nể tình anh là Viên Thiệu, tạm tha tội cho. Nếu muốn về cùng Viên Thiệu, thì phải chui qua háng của ta”. Phía dưới bức thư, ký ba chờ “Trương Dực Đức”. Viên Thuật xé vụn bức thư, miệng lớn tiếng chửi: “Thằng đồ tể, dám sỉ nhục ta. Chúng mày cứ chờ đấy!”. Viên Thuật lập tức lệnh cho Kỷ Linh làm tiên phong đánh phá Quan Khẩu. Trương Phi cầm bát xà mâu, đứng ở giữa Quan Khẩu như một cây cột sắt. Kỷ Linh cho quân xung phong lên núi. Lúc ra nghênh chiến, Trương Phi thét lên một tiếng, nào ngờ Kỷ Linh đã lăn xuống sườn núi. Còn lại một mình, Viên Thuật nghĩ cách mở một con đường máu, xông ra sơn khẩu. Lưu Bị chia quân làm ba cánh. Mai phục ở phía trái sơn khẩu là Chu Linh, Lộ Chiêu, Quan Vũ, Trương Phi ở cánh phải. Lưu Bị bố trí quân ở chính giữa sơn khẩu. Quân kỳ có chữ “Lưu” bay phần phật trước gió.
Lưu Bị đứng dưới cờ trách mắng Viên Thuật:
– Nhà ngươi đại nghịch vô đạo, dối vua, làm loạn. Nay thuận theo lòng người ta phải giết nhà ngươi.
Viên Thuật cũng mắng lại:
– Mày là quân dệt chiếu bán dép, là kẻ tiểu nhân thay lòng đổi dạ, sao dám khinh miệt ta? – Nói xong Viên Thuật liền cho quân xông lên. Lưu Bi tạm lui khỏi vài dặm để hai cánh quân tả, hữu xông lên chém giết, suốt từ chiều cho đến hoàng hôn. Trên sườn đồi, dưới khe núi, đâu đâu cũng là máu và xác chết.
Nhờ có bóng đêm, Viên Thuật mới rút lui về đến Giang đình. Quân mã còn lại hơn một ngàn. Tiền bạc, lương thảo bị bọn Lôi Bạc, Trần Lan ở Tùng Sơn cướp sạch. Vốn được chiều chuộng từ bé, kham khổ không quen, một lần Viên Thuật mắng đầu bếp đòi uống nước mát để giải nhiệt. Người đầu bế
– Chỉ có nước máu, không có nước mát.
Trước mắt Viên Thuật toàn là những vòng tròn màu đỏ. Viên Thuật chỉ kịp kêu lên một tiếng rồi ngã lăn ra, miệng hộc máu tươi, hai mắt trợn trừng. Viên Thuật nôn ra máu rồi chết. Ngày hôm sau, một người cháu là Viên Dận hộ tống vợ con và linh cữu của Viên Thuật về Lư Giang, bị Từ Mậu ra chặn đường giết sạch. Từ Mậu cướp được ngọc tỷ, liền tìm đến doanh trại dâng lên Tào Mạnh Đức. Mậu được phong chức Thái thú Cao Lăng.
Viên Thuật xưng đế, tuy không được lịch sử thừa nhận, nhưng cũng quay cuồng được một thời. Đó là mùa hè năm Kiến An thứ tư.
° ° °
Sau khi được tin Viên Thuật bị Lưu Bị bức tử, Viên Thiệu phần nào cũng cảm thấy đau khổ. Tuy không cùng một mẹ sinh ra, nhưng anh em vẫn có tình máu mủ. Trong thời gian ngắn ngủi đó, Viên Thiệu già đi rất nhanh.
– Minh công! Lưu Bị cho Tôn Càn mang thư đến. – Khi ấy Viên Thiệu đang ngồi trầm tư.
Tôn Càn làm lễ xong mới lấy thư do Trịnh Huyền viết giao cho Viên Thiệu.
Trịnh Huyền và Viên Thiệu quen biết nhau từ lâu, quan hệ rất tốt. Trịnh Huyền làm quan đến chức Thượng thư thời Hoàn đế. Thời loạn do mười tên Thường Thị cầm đầu, nên Trịnh Huyền đã từ quan về quê, xa lánh bụi trần, ẩn cư ở Từ Châu. ThLưu Bị làm Từ Châu mục thường đến gõ cửa xin ý kiến Trịnh Huyền về các chính sự trong thiên hạ và tỏ ra hết sức kính trọng Trịnh Huyền. Khi Trần Đăng nêu ý kiến cử người đến phương bắc cầu cứu Viên Thiệu, Lưu Bị nghĩ ngay đến Trịnh Huyền. Trịnh Huyền thấu rõ tâm tư Viên Thiệu, nên trước hết trong thư kể rõ Lưu Bị đối xử với các bậc hiền sĩ như thế nào, nhân nghĩa thương dân ra sao. Sau đó mới kể đến việc Tào Mạnh Đức ngang ngược, tàn nhẫn, ức hiếp Thiên tử. Cuối cùng yêu cầu Viên Thiệu thể tình việc Lưu Bị bất đắc dĩ phải đánh giết Viên Thuật. Lời lẽ trong thư mềm mỏng, tình cảm sâu nặng, thấu lý đạt tình, khiến người đọc phải cảm động.
Viên Thiệu đọc thư của Trịnh Huyền và suy nghĩ: Huyền Đức giết em của mình, đứng về lý là không nên giúp đỡ hắn. Nhưng từng câu, từng câu trong thư, Trịnh Huyền viết thật có tình có lý. Hơn nữa, hiện nay giặc Tào đang ức hiếp Thiên tử, hãm hại dân lành, ngay đến Hoàng phi bụng mang dạ chửa cũng không tha. Giặc Tào đáng phải trừng phạt!
Và thế là Viên Thiệu triệu tập văn quan, võ tướng, bàn bạc cất quân đi đánh Tào Mạnh Đức. Ý nghĩ của Viên Thiệu càng được củng cố khi Lưu Bị cung cấp thêm tình hình mọi mặt cùng cách bố phòng của quân Tào.
Nhưng giống như Tào Mạnh Đức và các mưu sĩ đã phân tích, Viên Thiệu tuy mưu lược, nhưng bộ hạ thường không ăn ý với nhau, gặp việc lớn rất khó giải quyết.
Trước hết Điền Phong nêu ý kiến phản đối, nói:
– Ngày nay binh biến liên miên, khiến trăm họ lầm than. Lương thực trong kho không có nhiều nên không thể cất quân với một qui mô lớn. Trước hết cần cử người đến Triều đình làm thuyết khách, mượn cớ Hà Bắc là nơi đất màu mỡ, sản vật phong phú, dân chúng an cư lạc nghiệp, là nơi lập kinh đô tốt nhất, khiến Tào Mạnh Đức phải nhường lại Thiên tử. Nếu phương án đó không thành, lấy có Tào Mạnh Đức độc chiếm Thiên tử, cất quân đến đóng ở Lê Dương; bố trí tinh binh ở những bến đò quan trọng trên sông Hoàng Hà, chuẩn bị thuyền bè, chờ thời cơ chín muồi, có thể đồng loạt cất quân tiêu diệt giặc Tào.
Thẩm Phôi không chần chừ nói luôn:
– Tôi không tán thành quan điểm đó. Minh công văn thao võ lược, quân đội hùng mạnh, việc cất quân đi đánh giặc Tào dễ như trở bàn tay, việc gì phải chờ với đợi?
Quách Đồ nói:
– Công Tôn Toản được coi là mạnh, cũng bị chúng ta đánh cho tơi bời. Vậy còn phải do dự gì nữa?
Mưu sĩ Thư Thụ lại nghiêng về ý kiến của Điền Phong, nói:
– Chúng ta phải lợi dụng địa thế núi sông hiểm trở của Ký Châu, đánh thì khó, giữ thì dễ. Thêm vào đó, chúng ta có thế mạnh của bốn châu, bên ngoài thì liên kết với anh hùng bốn phương, bên trong thì đẩy mạnh sản xuất, huấn luyện binh lính. Chúng ta chọn lựa một đội kỵ binh tinh nhuệ, bất thần có thể xông vào địa bàn quân Tào. Lúc ấy họ chống đỡ bên phải sẽ bị tấn công bên trái, và ngược lại, khiến cho đối phương không kịp ứng phó. Như vậy, chỉ trong khoảng thời gian gần ba năm, chúng ta có thể nắm chắc phần thắng. Nếu như bỏ phí cơ hội quí báu đó, lao vào trận đánh thắng, thua chưa rõ, chẳng may không được như ý, có hối lại thì đã muộn.
Điền Phong quay lại chỉ trích Quách Đồ v
– Về các mặt dùng binh, trị quốc, thu nạp anh tài thì Công Tôn Toản còn thua xa Tào Mạnh Đức.
Thẩm Phôi quy tội luôn:
– Ngài đã ca ngợi chí khí của giặc Tào, hạ thấp oai phong của chúng ta.
Quách Đồ nhìn Thẩm Phôi và nói bằng một giọng cao khác thường:
– Nên theo ý kiến của Trịnh Thượng Thư, giành lấy đại nghĩa, tiêu diệt giặc Tào, trên thuận với trời đất, dưới hợp với lòng dân.
Viên Thiệu thấy ai cũng có lý. Nghe đi nghe lại mụ cả đầu óc ù cả tai, như có tiếng vu vu của một đàn ong mật ở bên ngoài.
Bốn người tranh luận không dứt. Viên Thiệu không biết nên quyết định thế nào. Ngay lúc ấy có hai người là Hứa Du và Tuân Đam từ bên ngoài vào. Viên Thiệu nghĩ: hai người này kiến thức rộng, nên theo ý họ. Nếu quan điểm của họ lại khác nhau thì tạm ngừng để suy nghĩ tiếp.
Viên Thiệu nói thẳng vào vấn đề:
– Trịnh Thượng thư viết thư yêu cầu chúng ta khởi binh giúp đỡ Lưu Bị tiến công Tào Tháo. Xin hai vị trả lời có nên cất quân hay không.
Hai người nhìn mọi người rồi lại nhìn nhau, sau đó họ trả lời rất giống nhau:
– Minh công đánh giặc nhà Hán để phò vương thất, lấy mạnh đánh yếu,nhiều đánh ít, nên khởi binh!
– Hai người nói hợp ý ta. Đúng, khởi binh! – Viên Thiệu không muốn nghĩ ngợi thêm nữa.
Trong tình thế cấp bách này, Điền Phong dập đầu xuống đất và nói to:
– Nếu không nghe hạ thần, xuất quân sẽ bất lợi.
Viên Thiệu lo phiền, trách mắng luôn:
– Ngài khóc cái gì, có ai bắt ngài đi đưa đám đâu?
– Tôi học Kiển Thúc khóc thầy!
Viên Thiệu nghe xong càng giận. Thiệu nghĩ: Điền Phong tự ình là Kiển Thúc còn ta là Trần Mục Công? Kiển Thúc khóc thầy, quân Tần thua trận ở Hào sơn. Rõ ràng Điền Phong đã chửi ta! Thiệu cách chức và hạ ngục Điền Phong.
Mọi người trong phòng cảm thấy căng thẳng.
Quách Đồ nói:
– Minh công trừng phạt giặc Tào là vì đại nghĩa, cần phải dán hịch kể tội Tào Tháo, danh chính ngôn thuận, tiện việc xuất binh.
Thiệu cho là phải, nói:
– Việc này giao cho Trần Lâm.
Trần Lâm tự là Khổng Chương, văn tài siêu việt. Trần Lâm từng làm chức chủ bạ dưới thời Hán Linh đế. Lâmề Ký Châu lánh nạn khi Đổng Trác phản loạn. Viên Thiệu mộ tài, phải mấy lần đến mời Lâm mới chịu ra làm công việc văn thư. Thiệu thấy Lâm không phải là người biết xông pha vào nơi hiểm yếu, nên cho làm mưu sĩ.
Trần Lâm chẳng thích thú gì khi phải ra làm việc cho Thiệu. Hơn nữa, là một văn nhân, ông mến mộ tài hoa của Tháo, thường ngâm nga, ca ngợi những vần thơ của Tháo. Văn là người. Gian tặc lại viết được những bài thơ yêu nước, thương dân như vậy sao? Gian tặc mà lôi cuốn được bao nhiêu anh hùng hào kiệt, nghĩa sĩ ở bên mình?
Càng nghĩ càng không hiểu. Càng nghĩ càng thấy khó viết! Ngày lại ngày trôi qua, Viên Thiệu tỏ ra sốt ruột.Â� Trần Lâm đành dựa vào vài chuyện vụn vặt, rồi tô son, trát phấn, mà viết thành bài hịch.
Viên Thiệu xem xong không được vừa ý, muốn Lâm viết lại Lâm nói:
– Tôi không hiểu nhiều về Tháo nên viết rất khó.
Thiệu nói:
– Thật đơn giản, hãy điểm qua những tội trạng của hắn, rồi một vài nét về gia đình…
Trần Lâm mở đầu bài viết bằng gia cảnh của Tháo: “Tổ phụ là Trung Thường Thị Tào Đằng, cùng với Tả quan Từ Hoảng là loài yêu nghiệt…” Viết xong năm trăm chữ, Trần Lâm giao nộp cho Thiệu. Thiệu vẫn không vừa ý, còn nói:
– Ta hơi nghi ngờ về tài ba của ngài!
Viên Thiệu tỏ vẻ bực bội, không để Trần Lâm khởi thảo bài hịch nữa. Việc đãThẩm Phôi. Trần Lâm chỉ được sửa chữa, nhuận sắc.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.