Bạn đang đọc Sứ giả của Thần Chết: Chương 16 – Phần 01
Thiệp mời ghi: “Đại sứ cộng hoà xã hội chủ nghĩa Rumani mong bà có mặt để dự buổi tiệc cốc tai và ăn tối tại Toà đại sứ, 1607 Đường số 23, vào lúc 7 giờ 30 chiều. Cà vạt đen, RSVP 232-6593”.
Mary nghĩ đến lần trước nàng đến viếng Toà đại sứ ấy và nàng đã cư xử ngốc nghếch như thế nào. Mà thôi, việc ấy sẽ không tái diễn. Mình đã quà khỏi tất cả những điều ấy. Bây giờ mình là một phần của sân khấu Washington rồi.
Nàng mạc bộ đồ mới mua, một chiếc áo cho buổi chiều bằng nhung đen với tay áo dài. Nàng mang đôi giày cao cổ lụa đen và một xâu chuỗi ngọc trai.
Beth lên tiếng nói:
– Mẹ trông xinh hơn Madonna đấy!
Mary ôm lấy nó.
– Mẹ lo lắm. Hai con ăn tối trong phòng ăn dưới lầu rồi có thể lên xem truyền hình. Mẹ sẽ về sớm. Ngày mai tất cả chúng ta sẽ đi thăm nhà của Tổng thống Washington tại núi Vernon!
– Chúc mẹ vui vẻ.
Điện thoại reo. Đó là thư ký tổ công tác.
– Thưa bà đại sứ. Ông Stickley đang đợi bà ở hành lang.
– Mình ước gì được đi một mình, – Mary nghĩ thế. – Mình không cần ông ta hoặc ai khác để mình khỏi phiền phức.
Toà đại sứ Rumani trông hoàn toàn khác hẳn lần trước như Mary đã trông thấy. Có một bầu không khí tiệc tùng đã thiếu vắng trong chuyến đi thăm lần trước của nàng. Họ được Gabriel Stoica, phó trưởng phái bộ tiếp đón ở cửa.
– Chào ông Stickley. Thật là thú vị được gặp ông.
James Stickley gật đầu về phía Mary.
– Cho phép tôi được giới thiệu đại sứ của nước chúng tôi.
Chẳng có dấu hiệu nào to vẻ nhận ra nàng trên nét mặt của Stoica.
– Hân hạnh được gặp bà, bà Đại sứ. Xin theo tôi!
Trong khi họ bước xuống hành lang, Mary nhận thấy tất cả các phòng đều sáng rực và thật ấm áp. Từ trên lầu nàng có thể nghe những giai điệu của một ban nhạc nhỏ. Khắp nơi đều có các chậu hoa.
Đại sứ Corbescue đang nói chuyện với một nhóm người khi ông ta trông thấy James Stickley và Mary Ashley đến gần.
– À, chào ông Stickley!
– Chào ngài đại sứ. Cho phép tôi được giới thiệu đại sứ Hoa Kỳ tại Rumani!
Corbescue nhìn Mary và nói một cách bình thản:
– Tôi hân hạnh được gặp bà.
Mary mong đợi một tia lấp lánh trong mắt ông ta. Nó không bao giờ có cả.
***
Có một trăm người tại bữa ăn tối. Đàn ông mặc véttông dạ tiệc và phụ nữ phục sức đẹp đẽ trong những chiếc áo kiểu Luis Estévez và Osear de la Renta. Chiếc bàn lớn mà Mary đã trông thấy trên lầu trong chuyến viếng thăm trước đã được tăng cường thêm nửa chục chiếc bàn nhỏ hơn chung quanh. Các người hầu mặc chế phục đi quanh căn phòng với những khay champagne.
– Bà thích uống không? – Stickley hỏi.
– Không, cám ơn ông, – Mary nói. – Tôi không uống.
– Thật à? Thực là khốn khổ.
Nàng nhìn ông ta bối rối.
– Tại sao?
– Bởi vì đấy là một phần công việc. Tại mỗi bữa tiệc ngoại giao mà bà tham dự, sẽ có những ly rượu chúc mừng. Nếu bà không uống, bà sẽ làm phật ý chủ nhân. Thỉnh thoảng bà phải hớp một ngụm.
– Tôi sẽ nhớ, – Mary nói.
Nàng nhìn qua căn phòng và kia là Mike Slade. Nàng không nhận ra ông ta trong một lúc.
Ông ta đang mặc một chiếc véttông dạ tiệc và nàng phải công nhận rằng ông ta không phải không hấp dẫn trong bộ đồ buổi chiều. Cánh tay ông ta đang quàng qua một cô tóc hoe khêu gợi sắp ngã vì chiếc áo của ả. “Rẻ mạt” – Mary nghĩ thế. – Đúng là năng khiếu của ông ta: Mình không biết ông ta đang đợi bao nhiêu cô gái cho ông ta tại Bucarest nhỉ.
Mary nhớ lại lời của Mike: “Bà là một người không chuyên, bà Ashley ạ. Nếu có ai muốn trả thù bà, có lẽ họ sẽ đưa bà làm Đại sứ tại Iceland đấy” – “Thằng đểu”.
Trong lúc Mary nhìn ông ta, đại tá Mc Kinney, trong bộ đại lễ, bước đến bên Mike. Mike tạm biệt cô gái tóc hoe và bước đến một góc phòng với vị đại tá “Mình sẽ phải quan sát cả hai, – Mary nghĩ thế”.
Một người hầu đi ngang qua với rượu champagne.
– Tôi nghĩ rằng tôi sẽ uống một ly, – Mary lên tiếng.
James Stickley nhìn nàng uống cạn.
– Được rồi. Đã đến lúc bắt đầu khai thác căn phòng.
– Khai thác căn phòng à?
– Nhiều công việc được hoàn thành ở những bữa tiệc này. Đấy là lý do các Toà đại sứ tổ chức tiệc tùng.
Mary trải qua một giờ nữa để được giới thiệu với các vị đại sứ, thượng nghị sĩ, thống đốc và một số nhân vạt chính trị có thế lực nhất cả Washington. Rumani đã trở thành một nhãn hiệu nóng bỏng và hầu hết mọi người quan trọng đều cố gắng nhận được giấy mời đến dự buổi tiệc của Toà đại sứ. Mike Slade đến gần James Stickley, tay ôm cô gái tóc hoe.
– Chào ông, – Mike vui vẻ nói, – Tôi muốn ông gặp Debbie Dennison. Đây là James Stickley và Mary Ashley.
Thực là một cú tát cố ý. Mary nói mát, – Đại sứ Ashley đấy.
Mike đưa tay vỗ trán.
– Xin lỗi, Đại sứ Ashley.
Bố của cô Dennison cũng là đại sứ nữa. Ông ấy là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, dĩ nhiên. Ông ấy đã phục vụ nửa chục quốc gia trong vòng 25 năm qua.
Debbie Dennison nói:
– Đấy là một cách tuyệt vời để trưởng thành đấy.
Mike nói:
– Debbie đã đi nhiều!
– Vâng, – Mary điềm đạm nói. – Tôi chắc vậy.
Mary khẩn cầu khỏi phải ngồi cạnh Mike trong bữa ăn tối và những lời khẩn cầu của nàng đã được chấp thuận. Ông ta ở một bàn khác, cạnh cô gái tóc hoe gần như bán khoả thân. Có một chục người ở bàn Mary. Một số là những khuôn mặt quen thuộc nàng đã trông thấy ở bìa các tạp chí và trên truyền hình, James Stickley ngồi đối diện với Mary. Ngưởi đàn ông bên trái Mary nói một thứ ngôn ngữ thần bí mà Mary không thể nào hiểu được. Bên phải nàng là một người đàn ông tóc hoe, trung niên gầy và cao, với khuôn mặt hấp dẫn, nhạy cảm.
– Tôi hân hạnh được ngồi cạnh bà, – Ông ta bảo Mary. – Tôi là một người nồng nhiệt hâm mộ bà. – Ông ta nói bằng một giọng Bắc Âu nhẹ nhàng.
– Cám ơn ông. – Một kẻ hâm mộ điều gì nơi mình? – Mary tự hỏi.”Mình chưa làm gì cả”.
– Tôi là Olaf Peterson, tuỳ viên văn hoá Thuỵ Điển!
– Tôi rất sung sướng được gặp ông, ông Peterson.
– Bà đã đến Thuỵ Điển chưa?
– Chưa. Nói thật với ông, thực sự tôi chưa đi đâu cả!
Olaf Peterson mỉm cười.
– Vậy thì có thật nhiều nơi có cách chiêu đãi riêng cho họ.
– Có lẽ có ngày con tôi và tôi sẽ đi thăm đất nước của ông đấy.
– A, bà có con à? Chúng nó bao nhiêu tuổi rồi?
– Tim mười tuổi và Beth mười hai. Tôi sẽ cho ông xem!
Mary mở ví và lấy ra những bức ảnh chụp nhanh của con nàng. Phía đối diện, James Stickley lắc đầu không chấp nhận.
Olaf Peterson xem các bức ảnh chụp nhanh.
– Những đứa trẻ đẹp đấy! – Ông ta reo lên, trông giống mẹ đấy. – Chúng có đỏi mắt của bố đấy!
Nàng và Edward thường hay có luận điệu chế giễu về chuyện mấy đứa con giống ai.
– Beth sẽ là một trang tuyệt sắc như em đấy! – Edward sẽ nói như thế. – Anh không biết Tim trông giống ai. Em có chắc nó là của anh không? Và cuộc tranh luận để đùa của họ sẽ chấm dứt bàng việc làm tình.
Olaf Peterson đang nói điều gì đấy với nàng.
– Xin lỗi, ông nói gì?
– Tôi nói rằng tôi có đọc về việc chồng bà tử nạn ôtô. Tôi lấy làm tiếc. Có lẽ rất khó khăn ột người phụ nữ cô đơn không có người đàn ông.
Giọng ông ta đầy vẻ thương cảm.
Mary đưa ly rượu trước mặt nàng lên và hớp một ngụm. Nó lạnh và làm nàng dịu lại. Nàng uống cạn ly. Nó được một người hầu bàn mang găng trắng đi qua lại sau lưng thực khách rót đầy lại ngay.
– Khi nào bà nhận nhiệm sở tại Rumani? – Peterson hỏi.
– Tôi được cho biết rằng chúng tôi sẽ đến đấy trong vài tuần nữa. – Mary nhặt ly rượu lên. – Đến Bucarest. – Nàng uống. Rượu thật ngon và mọi người đều biết rằng nồng độ của rượu thấp.
Khi người hầu bàn đề nghị rót đầy lại, nàng sung sướng gật đầu. Nàng nhìn quanh căn phòng, tất cả những vị khách đều ăn mặc đẹp đẽ đang nói hàng chục thứ tiếng khác nhau và nàng nghĩ: “Họ không tổ chức tiệc tùng như thế này tại thị trấn Junction cổ kính. Không? thưa ngài. Kansas khô như một khúc xương. Washington ướt át như một… Washington ướt át như gì nhỉ? Nàng cau mày cố gắng suy nghĩ.
– Bà có xạo không? – Olaf Peterson lên tiếng hỏi.
Nàng đập lên cánh tay ông ta.
– Vĩ đại. Tôi thật vĩ đại! Tôi muốn một ly rượu nữa, Olaf.
– Chắc chắn rồi.
Ông ta vẫy người hầu bàn, và ly rượu của Mary được rót đầy lại.
– Ở nhà, – Mary thổ lộ, – Tôi chưa bao giờ uống rượu cả. – Nàng nâng ly và uống. – Thật sự, tôi chưa bao giờ uống gì cả – Nàng bắt đầu líu lưỡi. – Không kể nước, dĩ nhiên.
Olaf Peterson quan sát nàng và mỉm cười.
Tại bàn giữa, Đại sứ Rumani Corbescue đứng dậy.
– Thưa các ông, các bà, những vị khách đặc biệt, tôi muốn đề nghị một ly rượu mừng.
Nghi thức bắt đầu. Có những ly rượu chúc mừng Alexandros Ionescu, Chủ tịch Rumani. Có những ly rượu chúc cho bà Alexandros Ionescu. Có những ly rượu chúc cho Tổng thống Hoa Kỳ và cho Phó Tổng thống, cho quốc kỳ Rumani và cho quốc kỳ Mỹ. Mary thấy hình như có cả nghìn ly rượu chúc. Nàng uống tất cả mọi ly.
Mình là đại sứ, – nàng tự nhủ – Đấy là nhiệm vụ cùa mình.
Giữa các ly rượu chúc, vị đại sứ Rumani lên tiếng:
– Tôi chắc rằng tất cả chúng ta đều muốn nghe vài lời của tân đại sứ xinh đẹp của Hoa Kỳ tại Rumani.
Mary nâng ly và bắt đầu uống một ly rượu mừng khi nàng chợt nhận ra rằng được yêu cầu.
Nàng ngồi đấy một lúc rồi cố gắng đứng dậy. Nàng đứng lên bám chặt vào bàn để đứng vững. Nàng nhìn đám đông và vẫy tay.
– Chào mọi người. Chúc mọi người vui vẻ.
Nàng chưa bao giờ cảm thấy hạnh phúc hơn trong đời. Mọi người trong phòng đều thật thân hữu. Họ đều mỉm cười với nàng. Một số còn cười to nữa. Nàng nhìn sang James Stickley và cười toe toét.
– Thật là một bữa tiệc lớn – Mary nói, – Tôi hân hạnh vì mọi người đều đến cả. – Nàng ngồi xuống nặng nề và quay sang Olaf Peterson.
– Họ bỏ gì đấy vào ly rượu của tôi, ông ta bóp tay nàng. – Tôi nghĩ rằng điều bà cần là một ít không khí mát. Ở đây rất ngột ngạt.
– Vâng. Ngột ngạt. Nói thực với ông nhé, tôi cảm thấy hơi choáng váng.
– Để tôi đưa bà ra ngoài.
Ông ta đỡ Mary đứng dậy và nàng rất ngạc nhiên thấy bước đi khó khăn. James Stickley đang nói chuyện sôi nổi với một người bạn cùng bàn và không thấy Mary bỏ đi. Mary và Olaf Peterson đi ngang qua bàn Mike Slade và ông này cau mày nhìn nàng bất bình.
– Hắn ghen tị đấy! – Mary nghĩ thế. – Họ không mời hắn đọc diễn văn.
Nàng nói với Peterson.
– Ông biết chuyện của ông ấy chứ? Ông ta muốn làm đại sứ. Ông ta không chịu nổi việc tôi nhận chức vụ ấy.
– Bà đang nói về ai thế? – Olaf Peterson hỏi.
– Không quan trọng. Ông ta không quan trọng.
Họ ra ngoài, không khí ban đêm lạnh mát.
Mary cảm kích vì sự nâng đỡ của cánh tay Peterson. Mọi sự hình như mờ đi.
– Tôi có một chiếc xe hòm ở đâu đấy – Mary nói.
– Ta bảo nó đi đi! – Olaf Peterson đề nghị.
– Chúng ta sẽ đến chỗ tôi để uống một ly rượu ngủ nhỏ.
– Không uống rượu nữa.
– Không, không. Chỉ là một ly rượu nhỏ để ổn định lại dạ dày của bà thôi!
Rượu mạnh. Trong sách vở, tất cả những người sành sỏi đều uống rượu mạnh. Rượu mạnh và sôđa. Đấy là loại rượu Cary Grant.
– Với sôđa à?
– Dĩ nhiên!
Olaf Peterson đỡ Mary lên một chiếc xe taxi và cho tài xế một địa chỉ. Khi họ dừng lại trước một chung cư rộng, Mary nhìn Peterson, bối rối.
– Chúng ta ở đâu đây?
– Chúng ta cứ tự nhiên đi, – Olaf Peterson nói.
Ông ta đỡ Mary bước ra taxi và giữ nàng lại trong lúc nàng bắt đầu ngã.
– Tôi say à? – Mary hỏi.
– Tất nhiên là không, – Ông ta dịu dàng nói.
– Tôi cảm thấy buồn cười.
Peterson đưa nàng vào một hành lang và bấm chuông gọi thang máy.
– Một chút rượu mạnh sẽ làm bà ổn lại thôi!
Họ bước vàe thang máy và ông ta bấm nút.
– Ông có biết tôi là một người kiêng rượu không?
– Không. Tôi không biết điều ấy.
– Thực tế là vậy đấy.
Peterson vuốt ve cánh tay trần của nàng.
Cửa thang máy mở ra và Peterson giúp nàng bước ra khỏi thang máy.
Có bao giờ ai đó bảo ông rằng sàn nhà không bằng phẳng không?
– Tôi sẽ lo điều ấy, – Olaf lên tiếng hứa.
Ông ta xốc nàng bằng một tay trong lúc ông ta lục tìm chìa khoá phòng và mở khoá. Họ bước vào bên trong.
Căn phòng sáng mờ mờ.
– Ở đây tối quá – Mary nói.
Olaf Peterson ôm nàng trong tay.
– Tôi thích bóng tối, bà thấy thế nào?
Nàng thích không à? Nàng không rõ.
– Bà là một phụ nữ rất đẹp, bà biết không?
– Cám ơn ông. Ông là một người đàn ông đẹp.
– Ông ta đưa nàng vào trường kỷ và đặt nàng ngồi xuống. Nàng cảm thấy choáng váng. Môi ông ta ép vào môi nàng và nàng cảm thấy bàn tay ông ta lần lên đùi nàng.
– Ông đang làm gì đấy?
– Nghỉ đi, em yêu. Sẽ cảm thấy đáng yêu!
Nó cảm thấy đáng yêu thật. Tay ông ta rất nhẹ nhàng, như tay Edward. Anh ấy là một bác sĩ tuyệt vời – Mary nói.
– Anh chắc ông ấy như thế. – Ông ta ép người vào người nàng.
– Ồ vâng. Bất cứ khi nào có ai cần giải phẫu, họ luôn luôn yêu cầu Edward.
Nàng ngã lưng trên trường kỷ và đôi tay mềm mại vén áo nàng lên và nhẹ nhàng mơn trớn nàng.
Đôi tay của Edward. Mary nhắm mắt lại và cảm thấy môi chàng di chuyển xuống thân thể nàng, đôi môi mềm mại và một cái lưỡi dịu dàng. Edward có một cái lưỡi thật dịu dàng. Và nàng muốn nó không bao giờ dừng lại.
– Tuyệt thật đấy, anh yêu! – nàng nói. – Yêu em đi. Nào yêu em đi!
– Anh sẽ làm ngay bây giờ. – Giọng ông ta khàn khàn, bỗng thô bỉ. Chẳng giống giọng Edward tí nào cả.
Mary mở mắt và nhìn chằm chằm vào khuôn mặt của người lạ. Trong lúc nàng cảm thấy ông ta bắt đầu cho vào người nàng, nàng bỗng thét lên.
– Không, dừng lại đi!
Olaf Peterson trố mắt nhìn nàng.
– Nhưng…
– Không?
Nàng ngây dại nhìn quanh căn phòng.
– Xin lỗi! – nàng nói. – Tôi đã lầm. Tôi không muốn ông nghĩ rằng tôi…
Nàng lăn qua và chạy lại cửa.
– Đợi đã! Ít nhất hãy để tôi đưa bà về nhà.
Nàng đã biến mất.
Nàng bước xuống những con đường hoang vắng, cố gắng chống chọi với cơn gió lạnh lẽo và tràn ngập một sự xấu hổ sâu xa, đau đớn. Chẳng thể nào giải thích được điều nàng đã làm. Và chẳng có lý do nào cả. Nàng đã làm nhục địa vị của nàng. Và bằng một cách thật là ngu xuẩn! Nàng đã say sưa trước phân nửa đoàn ngoại giao tại Washington, đã đi vào phòng của một người lạ và hầu như đã để ông ta dụ dỗ nàng. Sáng ra, nàng sẽ là mục tiêu ọi mục bàn tán tại Washington.
***
Ben Cohn nghe câu chuyện từ ba người đã dự bữa ăn tối tại Toà đại sứ Rumani. Chàng lục qua các cột báo Washington và New York. Chẳng có một lời nào cả về biến cố đã xảy ra. Có ai đấy đã bưng bít câu chuyện này. Phải là ai đấy rất quan trọng.
Cohn ngồi trong một phòng ngủ nhỏ mà báo chí gọi là văn phòng, suy nghĩ. Chàng quay số điện thoại của Ian Villiers.
– Alô, ông Villiers có đấy không?
– Vâng. Ai gọi đấy?
– Ben Cohn!
– Xin vui lòng chờ một chút. – Nàng trở lại điện thoại một phút sau. – Rất tiếc, ông Cohn ạ. Ông Villiers hình như đã đi ra ngoài.
– Khi nào tôi có thể gặp được ông ấy?
– Tôi e rằng ông ấy sẽ bị giữ lại cả ngày đấy.
– Rõ.
Chàng gác ống nghe và quay số của một người viết cột bình luận làm việc ột tờ báo khác. Chẳng có gì xảy ra tại Washington mà nàng không biết cả.
– Linđa, – chàng bảo – trận đánh hằng ngày thế nào rồi?
– Cũng vậy thôi.
– Chẳng có gì hấp dẫn xảy ra quanh lỗ nước mạ vàng này à?
– Thực sự chẳng có gì cả, Ben ạ. Yên tĩnh chết người đấy.
Chàng bỗng nói:
– Tôi biết rằng Toà đại sứ Rumani đêm qua có một chuỷện động trời đấy.
– Có à! – Giọng nàng bỗng trở nên thận trọng.
– Ờ hờ. Cô có nghe gì về vị tân đại sứ của chúng ta tại Rumani không?
– Không. Bây giờ tôi phải đi, Ben ạ. Có ai gọi điện thoại cho tôi từ xa đấy.