Bạn đang đọc Sherlock Holmes Mất Tích – Chương 6: Quần Thể Thực Vật Và Động Vật
Mặc dù trải qua một đêm chập chờn đầy mộng mị và thao thức không yên, tôi vẫn có mặt ở khách sạn vào tờ mờ sáng hỏm sau. Một lần nữa tôi lại trở thành mục tiêu cho cái nhìn thù địch của viên gác cửa người Sikh, nhưng tôi tìm cách tránh mặt người quản lý cũng như viên thư ký trong tiền sanh và nhanh chóng đến phòng Sherlock Holmes.
“Mời vào, mời vào,” một giọng nói lanh lảnh kêu lên khi tôi gõ cửa phòng số 289.
Trong phòng mù mịt khói thuốc, nhưng một tấm sáo duy nhất hé mở cho phép một chút ánh nắng ban mai rọi vào phòng.
Sherlock Holmes đang ngồi vắt chân theo kiểu một rajah(1) xứ Ấn Độ trên một kiểu trường kỷ Đông phương mà ông tự tạo ra trên sàn bằng mấy cái gối lấy từ trên giường cùng với các tấm đệm lót lưng ở sofa và ghế bành. Ấn tượng về nét lộng lẫy phương Đông được tăng thêm bởi bộ áo choàng màu đỏ tía rực rỡ, màu của hoàng tộc mà ông khoác trên người cùng cái tẩu thuốc sang trọng trước mặt, một loại tẩu có lớp da bóng mướt như lụa quý với cái tay cầm hết sức tao nhã tạc bằng hổ phách mà ông kẹp một cách trầm ngâm giữa các ngón tay dài, mảnh. Đôi mắt phiêu du của ông lơ đãng nhìn lên một góc trần nhà. Làn khói xanh lững lờ bốc lên từ nõ điếu, trong lúc ông ngồi, dáng trầm tư, bất động thì một tia nắng ban mai chiếu sáng những dường nét mạnh mẽ như chim ưng trên khuôn mặt ông.
“Chào buổi sáng, thưa tôn ông Sherlock Holmes. Tôi nhận thấy hôm nay ông ủng hộ cho các nhà sản xuất tẩu thuốc nội địa”.
“Nó có nhiều ưu điểm,” ông uể oải trả lời, “nhất là vào những khoảnh khắc tĩnh tại như thế này. Cũng lại là một phát hiện gần đây nhất của tôi, rằng cái mùi thơm dìu dịu của thuốc lá nội địa đặc hiện có lợi cho việc duy trì trạng thái thiền định kéo dài”.
Ông rít một hơi thuốc dài vẫn với vẻ trầm tư mặc tương như thế. Khói thuốc dậy lên nồng nồng thơm thơm quyện trong mùi nước hoa hồng.
“Ngài không ngu được ư, thưa ngài?” tôi lo lắng hỏi.
“Không, không. Tôi cứ lật đi lật lại một vấn đề nhỏ của chúng ta cho tới khi có thể tường tận về nó, cùng với một vài điểm khác. Ông có thể nói cho tôi biết…” ông đột ngột chuyển một đề tài khác, “ý nghĩa của cuộc đời, của vòng xoay vô tận của đau khổ, nỗi sợ hãi và bạo lực là gì không?”(2)
“Ồ thưa ngài,” tôi nói, có phần bối rối trong việc chọn từ. “Tôi chỉ là… xin ngài thứ lỗi cho cách diễn đạt này, một nhà khoa học và như vậy sẽ không có đủ hiểu biết để phát biểu ý kiến về… những vấn đề tâm linh như vậy. Nhưng theo một Lạt Ma người Tây Tạng mà tôi đã có vinh hạnh được trao đổi với mục đích dân tộc học thuần tuý, xung quanh những vấn đề tín ngưỡng và lễ nghi của Phật giáo Đại thừa thì có quan điểm nêu lên rằng đời là bể khổ. Quả thật, đó là điều quan yếu nhất chi phối cách nghĩ của ông ta”.
“Một người khôn ngoan,” Holmes lẩm bẩm, “thật là một người thông tuệ”. Ông im lặng một lúc, đôi mắt đăm đăm nhìn vào khoảng không với một vẻ vừa lơ đãng vừa mãnh liệt, trông rất lạ lùng. Trong khoảnh khắc ấy, dường như đối với tôi, bên dưới cái vẻ ngoài điềm tĩnh, lý trí và trịch thượng kia là một tâm hồn khác mãnh liệt, gần gũi, luôn thao thức trước cuộc đời – tuyệt đối không phải là của người phương Tây thuần tuý – mà chỉ có thể bắt gặp ở phương Đông trong một “hành giả” thật sự. Sau đó, với một nỗ lực của sự bừng tỉnh, ông thoát ra khỏi trạng thái mơ màng kỳ lạ của mình và trở lại với những vấn đề của đời thường.
“Ông đã ăn sáng chưa?” ông hỏi. Tôi nhìn thấy một khay điểm tâm đã dùng rồi được đẩy qua một bên. “Một tách cà phê nhé? Không ư? Tốt lắm, vậy thì nếu không quá sớm, phiền ông hãy đi cùng tôi đến Hội Lịch sử Tự nhiên Bombay mà ông đã nhắc tới tối qua”.
“Ông Symington thư ký tại toà nhà đó dậy rất sớm, thưa ngài. Ông ấy tiến hành nghiên cứu ở đó khi trời dịu mát, thường là vào các buổi sáng sớm”.
“Tốt quá. Thế thì chúng ta không nên lãng phí thời gian nữa”.
Ông cẩn thận cuộn cái tẩu lại, cởi áo choàng phương Đông ra, khoác lên người chiếc áo Jacket bằng vải lanh xám mà ông đã mặc hôm trước. Không như hầu hết những người châu Âu khác ở Ấn Độ, ông không dội mũ bấc hay mũ cát, mà đội một chiếc mũ lưỡi trai nhẹ, loại mà tôi nghĩ được gọi là mũ săn.
Chúng tôi nhanh chóng xuống cầu thang. Trước khi rời khỏi khách sạn, Sherlock Holmes đến quầy tiếp tân và ông viết tháu một lời nhắn, rồi bỏ vào bao thư và trao cho một trong những người tiếp tân đứng sau quầy. Tôi đoán là nó được gửi cho Strickland. Sau đó, Sherlock Holmes và tôi rời khỏi khách sạn, trong một chiếc xe ngựa.
Không khí se lạnh buổi ban mai thoang thoảng mùi i-ốt tràn vào trong xe giữa lúc nó bon bon chạy xuống con đường song song với bãi biển, nơi các cậu bé gần như trần như nhộng đang rao bán dừa nước với lớp vỏ còn tươi nguyên. Gần đó có hai sadhu(3) toàn thân phủ đầy tro đang thực hiện nghi thức thờ phụng mặt trời trên biển. Không khí không còn được thanh bình như thế khi xe chạy đến chợ trời Borah, nơi các chủ tiệm, những người bán dạo, người đánh xe ngựa, các tay cu li và đủ loại khách bộ hành đang ồn ào và hối hả bắt đầu một ngày mới. Cuối cùng chúng tôi cũng đến toả nhà xây bằng gạch của Hội Lịch sử Tự nhiên Bombay.
Chúng tôi đứng chờ trong đại sảnh lớn trong lúc một chaprasi(4) đi tìm ông Symington. Toàn bộ không gian nơi đây được lấp đầy bởi vô số các mẫu vật phong phú về chim và động vật lâu đời bên trong các tủ kính có dán nhãn. Ít phút sau, chaprasi kia quay trở lại.
“Sahib đang đợi các ông. Xin vui lòng theo lối này”.
Cẩn thận lách người qua những mẫu vật cá sấu và các loài vật có móng guốc khác đặt trên tấm thảm trải sàn, chúng tôi theo anh ta qua một hành lang, tới một căn phòng dài với vô số chai lọ hoá chất khác nhau được sắp thành dãy hoặc để bừa bãi trên bàn. Những cái bàn rộng và thấp chất đầy những chiếc bình cố cong, ống nghiệm và nhiều đèn Bunsen nhỏ với những ngọn lửa riu riu, xanh biếc lung linh. Trong phòng nồng nặc mùi khí focmandehyt át tất cả các mùi khác. Tuy vậy, nó dường như không làm phiền Symington, người đang ngồi phía sau một cái bàn bằng đá cẩm thạch rất dài, dùng một cái kẹp đề phân loại thứ gì đó mà theo tôi thì trông rất giống với một loại bèo tấm dơ bẩn. Đó là một người đàn ông nhỏ bé, dáng vẻ hơi luộm thuộm với cái đầu hói bóng loáng chỉ còn vài chòm tóc lơ thơ ở hai bên thái dương và sau gáy. Ngẩng mặt lên một chút, ông nhìn khách một cách săm soi qua cặp kính dày với cặp mắt đùng đục có những bọng mỡ nhỏ quanh mắt.
“Xin chào, có phải ông Mookerjee đó không?”
“Phải, chào ông Symington. Ông khỏe chứ?”
“Khỏe, đúng như ta mong muốn. Tốt quá, tôi chưa bao giờ có được cơ hội cám ơn ông vì mẫu vật Primula glacialis(5). Nó là niềm tự hào thực sự của tôi, ông ạ. Thậm chí cả đến Hooker(6) cũng chưa bao giờ có được cái thứ ấy”.
“Phải, thưa ngài, loài hoa đó chỉ phát triển ở độ cao trên sáu nghìn mét. Con người khó mà thích ứng được khi ở trên một độ cao như thế”.
“Vậy thì làm thế nào mà ông lên được tới tận đó hả đồ quỳ già,” ông ta cười khùng khục trong cổ, đẩy cặp kính luôn có xu hướng trễ xuống dưới tinh mũi lên. “Nào, người bạn đi cùng ông tôi đây là ai thế?”
“À, ông Sigerson đây đến từ Na Uy, thưa ngài. Ông ấy là một… một… nhà thám hiểm”.
“Một nhà thám hiểm ư? Thật thú vị. Rất vui được gặp ngài, thưa ngài. Tôi có thể giúp gì cho ngài đây?”
“Nếu không quá phiền phức cho ông,” Sherlock Holmes đáp vắn tắt, “tôi muốn tham khảo bất cứ tài liệu nào mà ông có trong tay về Hirudenia”
“Htrudenia ư? Vậy thì ngài gõ đúng cửa rồi đấy. Chúng tôi có tất cả những văn bản chính thống về đề tài này, bao gồm cả một số báo cáo quan trọng và rất đặc biệt mà tôi có thể mạnh miệng nói rằng ông không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào tại châu Âu ít nhất là cho đến thời điểm này. Xin vui lòng theo tôi”.
Ông đi trước, dẫn chúng tôi vào một căn phòng hẹp kê những tủ sách cao, màu gỗ gụ được sắp thành hàng ở tất cả các phía. Ông mở một trong những cánh cửa kính và chăm chú nhìn ngó hồi lâu vào các bộ sưu tập sách bên trong.
“Tôi có thể phiền ông lấy giùm cái thang đó không?” ông ta xoay lại, chỉ vào một chiếc thang gấp thấp để gần đó. Tôi mang thang lại cho ông ta.
“Cám ơn”. Ông leo lên ba bậc thang đầu tiên và săm soi kỹ lưỡng một hàng sách trên nóc kệ, lầm rầm đọc tên các tác giả mà tôi cho rằng tất cả đều là các chuyên gia về “Hirudenia”, bất kể họ viết gì đi nữa.
“Fowler… Merridew… Konrad… Hackett, hừm… Hacketl. Đừng nghĩ rằng ông ta có ích cho ngài; người này chỉ nói về về động vật không xương sống nói chung. Konrad và Merridew đặc biệt giỏi về Hirudenia ở đất nước này”. Ông rút ra hai cuốn sách mỏng, thổi bụi khỏi bề mặt rồi trao cho Holmes. “Hy vọng ngài tìm thấy những gì mình cần ở đây, bắn thân tôi không quan tâm tới chúng lắm. Tôi chỉ thuần tuý là một nhà thực vật học thôi. Còn những con quỷ khát máu này đã giết một nửa vật thồ của tôi trong một lần thám hiểm. Vâng, tôi sẽ để ngài lại một mình để nghiên cứu”.
Holmes ngồi ngay trên cái thang gấp bắt đầu đọc. Ông lật từng trang trong cuốn sách đầu tiên một cách thiếu kiên nhẫn, khi lật đến cuối sách thì đặt nó qua một bên với một tiếng khịt mũi ghê tởm. Hẳn ông phải tìm thấy những điều cần thiết trong cuốn sách thứ hai vì tiếng sột soạt của những trang sách ngừng lại và ông kêu lên một tiếng nho nhỏ đầy vẻ đắc thắng.
“Ha! Ha! Thật tuyệt diệu!” ông cười, vẫn với cái vẻ lặng lẽ rất riêng của mình một cách thoả mãn, đọc trang đó hết sức cẩn thận, ngón tay bồn chồn vạch theo từng câu một. Thỉnh thoảng, ông ngừng lại hí hoáy viết cái gì đó lên cổ tay. Một lúc sau, ông quay về phía tôi, lắc lắc đầu làm bộ đang đau khổ ghê gớm. “Ôi trời! Một thế giới xấu xa; chà, khi một người thông minh dành tất cả trí tuệ mình vào việc trả thù thì đó là điều tồi tệ nhất trong tất cả những điều tồi tệ. Bây giờ, tôi nghĩ mình đâu có đủ thông tin…”
“Sherlock Holmes! Ngài đã giải quyết…”
“Đúng là như vậy, ông Mookerjee ạ. Chả là tôi đã đi đến cùng một kết luận như tối hôm qua, tất nhiên một phần là nhờ sự giúp đỡ của vài gam thứ thuốc lá nội địa. Cái này…” ông nói tiếp vừa nói, vừa gấp cuốn sách lại bằng một ngón tay cái, “… chỉ là để củng cố những kết luận của tôi mà thôi”.
“Nhưng tôi không hiểu làm thế nào mà…”
“Hãy kiên nhẫn một chút,” ông trả lời. “Tất cả sẽ được tiết lộ vào đúng thời điểm, tôi xin đảm bảo với ông đấy. Quả là, tôi có cách làm việc hơi khác người và ông cũng phải tha thứ cho tôi thôi. Còn bây giờ cần phải nghĩ đến những trò giải khuây một chút. Tôi muốn tận dụng cái cơ hội mà ông đã đề nghị trong cuộc gặp đầu tiên của chúng ta ở bến tàu, phải, tôi muốn được ông hướng dẫn đi thăm thú phong cảnh xứ này”.
Chúng tôi rời khỏi thư viện và đi đến phòng thí nghiệm để chào tạm biệt ông Symington. Nhà thực vật học già bắt tay Holmes và, với một cố gắng không lấy gì làm tế nhị lắm, cố moi thông tin về những khao sát chuyên sâu từ Sherlock Holmes, người mà ông nghĩ là một nhà thám hiểm.
“Tốt lắm, ông Sigerson, tôi chúc ông thật may mắn trong những cuộc chinh phục mạo hiểm của mình. Ông Mookerjee đây đúng là thổ công và có thể hướng dẫn ông an toàn đến… À mà ông đã nói là ông định theo đuối những khao sát khoa học của mình ở đâu ấy nhỉ?”
“Tôi còn chưa nói ra mà,” Holmes trả lời, nghe như có âm điệu vui sướng trong giọng nói. “Nhưng sự hợp tác của ông quả là vô giá, vì vậy sẽ là không công bằng nếu như tôi không nói ra. Với tất cả lòng tin tưởng, tôi muốn nói cho ông biết rằng dự định của tôi là đến Tây Tạng và thăm thành phố huyền thoại Lhassa”.
Như tôi thầm lo ngại, trên mặt Symington xuất hiện một vẻ tham lam và ông lập tức kể ra một danh sách dài những mẫu vật cây cỏ trên cao nguyên Tây Tạng mà chúng tôi dù thế nào đi nữa cũng phải thu thập cho ông ta.
“Ông nhớ kỹ nhé, tôi muốn mẫu cây anh túc xanh và steleria decumbens, rễ và tất cả… và đừng ngại ngần với các loại cây có gai… Gentiana depressa hẳn phải ở trong hệ cây lùn đa dạng khác”
Vừa đưa ra vài câu trả lời nước đôi, vừa tìm cách đi giật lùi, cuối cùng tôi cố gắng giải thoát bản thân và Sherlock Holmes khỏi sự đeo bám của Symington, thậm chí tôi dám đánh cuộc là ông ta sẽ lẵng nhẵng bám theo chúng tôi xuống tận đường với bản danh sách cây cỏ dài vô tận nếu chúng tôi không may mắn đón được một chiếc xe ngựa ngay tại cổng toà nhà. Chúng tôi vội vã nhảy lên xe và lập tức rời khỏi đó.
Sherlock Holmes tựa lưng vào chiếc ghế bọc da bị rạn, mủm mỉm cười.
“Từ gốc của từ “nhiệt tình” có thể truy nguyên từ tính từ enthousia của Hy Lạp, có nghĩa là bị ám ảnh bởi một vị thần hay ma quỷ. Nhưng đến nay tôi vẫn chưa bao giờ nghĩ đến việc làm thế nào mà từ nguyên của nó vẫn còn giữ lại nguyên cái nghĩa ban đầu”.
“Tôi e là mình đã đặt ông vào một hoàn cảnh khó xử, ông Sherlock Holmes ạ,” tôi nói với giọng có lỗi, “với việc tuyên bố rằng ông là nhà thám hiểm”.
“Vô lý Hurree. Lời giải thích của ông, mặc dù bộc phát, hoàn toàn có thể đoán trước được. Sau khi kết thúc vụ này, tôi dự định sẽ thực hiện một cuộc thám hiểm và đóng góp một phần bé nhỏ của mình vào việc giúp đỡ những người ở biên giới”.
“Nhưng sao lại là Tây Tạng chứ, ông Holmes?”
“Điều đó không rõ ràng sao? Đó là một trong những nơi bí ẩn cuối cùng trên trái đất, nơi thách thức hầu hết các nhà phiêu lưu mạo hiểm trong việc mở những cánh cửa đang đóng chặt của nó”.
“Ông sẽ không bao giờ đến được đó đâu,” tôi thầm nghĩ.
Sherlock Holmes ạ, ông có thể là vị thám tử vĩ đại nhất trên thế giới, nhưng giới lãnh đạo ở Tây Tạng đâu có thiện cảm gì với người ngoại quốc, đặc biệt là người châu Âu. Thậm chí chưa từng có người nào được phép đến gần Linh Thành mà không có chiếu khán của chính quyền, mà nó thì chưa từng được cấp cho một người da trắng nào cả. Cả đến bản thân tôi cũng chỉ đi được nửa đường đến Lhassa mà đã bị nhà cầm quyền phát hiện ra danh tính và thiếu chút nữa thì đến cái đầu chết tiệt này tôi cũng còn không giữ nổi nũa là”.
“Trước đây,” Sherlock Holmes nói tiếp, “tôi đã từng bị lôi cuốn vào những nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề có sẵn trong thiên nhiên hơn là những vấn đề hời hợt, do tình trạng tồn tại nhân tạo của chúng ta tạo ra. Một trong những vấn đề căn bản này là ý nghĩa cuộc sống của chúng ta. Chính hy vọng có thể tìm được câu trả lời cho những vấn đề này đã khiến tôi muốn cất công đến Tây Tạng một phen. Dù đúng hay sai, thì nơi đây cũng được xem là sợi dây liên lạc sống cuối cùng nối kết chúng ta với những nền văn minh xa xưa, nơi chứa đựng kho tàng kiến thức về những năng lực còn giấu kín của tâm linh con người”. Ông đốt tẩu thuốc và rít một hơi với dáng điệu trầm tư. “Không có địa hạt nào cần đến phép diễn dịch nhiều hơn như trong tôn giáo cả. Nó có thể được xây dựng như một ngành khoa học chính xác bởi các nhà lý luận”(7).
Chiếc xe lăn bánh xuống dường Hornby đến Đền Mumba Devi và tôi thực hiện trách nhiệm của một hướng dẫn viên du lịch trong việc giải thích rõ cho Sherlock Holmes hệ thống thờ cúng nữ thần Mumba (một hiện thân của Parvati, vợ của Shiva) trong cái thành phố mang tên bà. Sherlock Holmes, cũng giống như Strickland (bởi vậy không giống phần lớn những người Anh khác) là một người biết lắng nghe; sự quan tâm của ông là chân thật và rất khoa học. Chắc bạn hiểu rõ, thật là một niềm vui lớn cho tôi khi có dịp giải thích cho vị khách đặc biệt này những thông tin có liên quan đến những thắng cảnh trong thành phố, đồng thời không quên chua thêm vào bài thuyết trình đầy cảm hứng của mình những giai thoại thú vị và đúng chỗ. Chẳng hạn, không phải ai cũng biết được, thậm chí cả những công dân ở thủ phủ xình đẹp này, rằng con người đã xuất hiện ở khu vực này từ thời kỳ Đồ đá. Mới gần đây thôi, các đồ dùng bằng đá thuộc thời kỳ Đồ đá cũ đã được phát hiện ở Kandivli thuộc Greater Bombay bởi một nhà khoa học quen biết với tôi, ông Cunningham thuộc Hiệp hội Hoàng gia châu Á.
Phía Bắc của Greater Bombay là những hang động của người Kanheri (đã biến thành một điểm du lịch rất thu hút khách) cũng là nơi toạ lạc của một trường đại học Phật giáo thuộc loại cổ xưa nhất. Hơn một trăm hang động đã được phát hiện với một lượng lớn các tác phẩm điều khắc khổng lồ về Phật giáo.
Người Bồ Đào Nha chinh phục các đảo vào năm 1534 đã đưa những tác phẩm này về Anh vào năm 1661 như một phần trong số của hồi môn của công chúa Catherine xứ Braganza – em gái của đức vua Bồ Đào Nha – khi bà kết hôn với vua Charles đệ nhị.
Từ đó về sau, dưới sự che chở của Tổng trấn Ấn Độ, Tổng quản của Nữ hoàng Anh, Bombay đã phát triền vượt bậc, trở thành một thành phố lớn của mọi lớp người cả về phương diện công nghiệp, xây dựng, giáo dục, vân vân và không nghi ngờ gì nữa, chính là đô thị lớn nhất của Đế chế, tất nhiên chỉ xếp sau London, nơi tôi chưa có vinh hạnh đặt chân đến.
Holmes và tôi đã trải qua một ngày vui vẻ thú vị trong khi đi du ngoạn khắp thành phố và chỉ đến cuối giờ chiều, sau khi đã xem xét một cách thích thú các hiện vật tại Bảo tàng Victoria và Alhert, Sherlock Holmes mới quay lại vụ án giết người một lần nữa.
“À tôi nghĩ hôm nay chúng ta thư giãn thế là đủ rồi đấy,” ông nói khi ngồi lên chiếc xe ngựa đậu ngoài cổng viện bảo tàng. “Vào giờ này, chắc Strickland đã chuẩn bị sẵn sàng giải pháp cuối cùng cho vấn đề của chúng ta. Xin vui lòng bảo người đánh xe đi thẳng về khách sạn”.
Ông Holmes thả một đồng tiền vào tay một dứa bé xin bố thí, dựa lưng ra sau ghế rồi đốt một điếu thuốc. Sau đó ông hướng dẫn tôi một cách chi tiết, cụ thể.
“Này, Hurree, một điều có tính nguyên tắc là ông phải nhất nhất làm theo chỉ dẫn của tôi, chính xác đến từng điểm một. Khi chúng ta đến khách sạn, ông sẽ đi cùng tôi vào tiền sảnh, chúc tôi ngủ ngon rồi đàng hoàng đi ra, sao cho tất cả mọi người đều nhìn thấy. Sau đó, ông vòng ra phía sau khách sạn, sử dụng lối đi dành cho người tiếp phẩm rồi cố lẻn vào phòng tôi mà không để cho ai nhìn thấy. Gõ cửa nhẹ nhàng ba tiếng, Strickland sẽ để cho ông vào. Từ lúc đó ông sẽ làm theo mọi chỉ thị của anh ta. Về phần mình, tôi sẽ thông báo cho người quản lý khách sạn hay nhân viên trực ở quầy tiếp tân rằng tôi hết sức mỏi mệt sau chuyến tham quan suốt cả ngày hôm nay, rằng tôi muốn đi ngủ sớm sau khi ăn qua loa một bữa tối vội vàng tại phòng ăn. Như vậy sẽ tạo cho người hạn của chúng ta, bất kể hắn là ai đi chăng nữa, cớ đủ thời gian để sắp xếp kế hoạch của hắn”.
Tất nhiên, tôi lạnh cả sống lưng khi biết sắp đến hồi kết của vụ này, nhưng tôi cũng được an ủi phần nào vì tâm trạng trầm mặc dễ sợ của ông Holmes về vụ án. Xe chúng tôi đến khách sạn.
Một lần nữa, trong gian tiền sảnh, tôi chào Sherlock Holmes, chúc ông ngủ ngon và rời khỏi khách sạn bằng cửa trước, dĩ nhiên là vẫn dưới cái nhìn soi mói khinh khỉnh của tay gác cửa.
Khi xe ngựa của tôi chạy qua lối đánh xe vào khách sạn, tôi thoáng thấy cảnh Sherlock Holmes đang nói gì đó với tay thư ký người Bồ Đào Nha, gã này đứng trước mặt ông với điệu bộ khúm núm, đầu hơi cúi như thường lệ.
Chú thích:
(1) Raiah: tiểu vương.(2) Holmes đã diễn đạt một ý tưởng tương tự trong phần kết của tác phẩm Cuộc phiêu lưu của chiếc hộp các tông.(3) sadhu: đạo sĩ hoặc ẩn sĩ theo trường phái khổ hạnh phương Đông, chủ trương rằng thân xác con người ta có khổ thì người ấy mới có được tâm thanh tịnh.(4) chaprasi: người hầu, người giúp việc.(5) Có một tài liệu tham khảo duy nhất của Peter Coullart trong Hoàng tử xương đen. Nhà xuất bản John Murray 1959, mà tôi khám phá ra được có nói về loài cây độc nhất này. Cullart viết: “Tôi được một nhà thực vật học xuất chúng kể rằng cao cao trên sườn ngọn núi Minya Konkka, mọc lên dưới lớp tuyết là một loài hoa anh thảo rất đặc biệt có tên là Primula Glacialis, một trong những loài hoa quý hiếm nhất thế giới đã được một linh mục Công giáo phát hiện. Thậm chí nó khiến cho trời xanh cũng phải phát ghen bởi cái màu xanh tinh khiết và những đường nét tao nhã của nó. Tại sao những loài hoa đẹp nhất, đem lại những ấn tượng thị giác hài hoà nhất và thanh nhã nhất trên trái đất lại thường nằm ở quá cao và trong những hoàn cảnh môi sinh quá khác nghiệt, hầu như không có những điều kiện tối thiểu cho sự sống, như thách thức của sương giá, mưa đá, lở đất và những cơn gió dữ dội, nằm ngoài ảnh hưởng của con người?”
(6) Sir Joseph Dalton Hooker đã đi khắp Ấn Độ (1848-1850) đặc biệt là vùng Sikkim Himalaya để nghiên cứu về sự phân bổ và phát triển của giới thực vật. Ông là một trong những nhà khoa học lỗi lạc nhất thế kỷ 19 và là bạn tri kỷ của Darwin.(7) Sherlock Holmes đã có những phát biểu tương tự trong Điệp vụ cuối cùng và vụ án trước đó, Hợp đồng hải quân. Điều thú vị là chiều hướng siêu hình trong ông đã xuất hiện quá rõ ràng trong hai vụ án này, ngay trước cuộc chạm trán cuối cùng của ông với giáo sư Moriarty và chắc chắn đó là khoảnh khắc đáng sợ nhất nhưng có ý nghĩa nhất trong đời ông từ trước đến nay.