Sau Khi Mẹ Kế Tỉnh Lại

Chương 52


Bạn đang đọc Sau Khi Mẹ Kế Tỉnh Lại – Chương 52

—- SAU KHI MẸ KẾ TỈNH LẠI – THƯ THƯ THƯ –—

?????


CHƯƠNG 51.


Người Dịch: Lan Thảo Hương.

Vốn là một bức tranh chỉ có mình mình xem, ngoại trừ để bụi bám cũng không có tác dụng nào khác, không nghĩ tới lại được Ninh Hương yêu thích, và còn muốn dùng nó làm bản thảo để thêu thành tranh. Lâm Kiến Đông chỉ cảm thấy có chút thụ sủng nhược kinh, chứ làm gì có chuyện không cho.

Anh vội vàng xoay người đi lấy bức tranh, dùng khăn lau sạch bụi mịn trên đó rồi mới đưa cho Ninh Hương, anh nói: “Nếu như không thích hợp thì đừng cố làm, rất lãng phí thời gian và chỉ thêu”.

Ninh Hương cười nói: “Nếu nó thực sự không thích hợp em sẽ trả lại anh. Còn nếu phù hợp em sẽ nhận được một khoản tiền công sau khi hoàn thành, em sẽ chia cho anh một nửa”.

Lâm Kiến Đông mỉm cười: “Thù lao thì không cần, em có thể thích tranh của anh và muốn dùng nó làm bản thảo, anh đã rất vui rồi. Đây là anh tiện tay vẽ lúc rảnh rỗi, anh tự hiểu chính mình mà, không đủ trình độ để đòi thù lao”.

Chuyện cái bát úp ngược còn chưa lật lên, lúc này nói đến thù lao chỉ đơn thuần là đang nói dóc, cho nên Ninh Hương không tiếp tục nhắc đến chuyện thù lao với anh nữa, cô dừng lại chủ đề, ôm chồng sách và bức tranh lâm viên được vẽ bằng bút chì rời đi.

Quay trở lại nhà Vương Lệ Trân, cô nấu bữa trưa cùng bà. Trong lúc chờ cơm được hấp chín, cô lấy ra bức tranh của Lâm Kiến Đông đưa cho Vương Lệ Trân xem và hỏi bà: “Bà thấy bức tranh này thế nào ạ?”.

Các đường nét đều được vẽ bằng bút chì, không màu sắc, Vương Lệ Trân thực sự nhìn không ra bức tranh này có đẹp mắt hay không. Bà cẩn thận cầm bức tranh xem kỹ một hồi lâu, mới nói: “Trông giống như một khu vườn, nhưng bà lại xem không hiểu cách vẽ này”.

Không giống các bức ảnh, mắt nhìn thấy cái gì thì chính là cái đó, bức tranh này ít nhiều lại mang tính chất tùy tâm sở dục.

Ninh Hương nghe xong liền cười: “Cháu muốn thêu ra bức tranh này”.

Vương Lệ Trân xem kỹ hình ảnh trên bức tranh: “Tranh này không phải dạng cao cấp, cũng không phải tranh phong cảnh quy củ, nếu thêu sẽ rất phí đầu óc. Cháu phải tìm ra cách thêu sao cho đẹp, đặc biệt là những điểm kỳ quái này”.


Ninh Hương đặt bức tranh xuống và nói: “Có khiêu chiến mới có thú vị mà bà”.

Một năm qua cô đã nhận thêu một số sản phẩm cao cấp do trạm thêu cung cấp, bản thảo đều có sẵn từ trạm thêu, là một số tranh nghệ thuật hoặc ảnh chụp, các thợ thêu chỉ cần chiếu theo bản thảo thêu ra thành phẩm là được. Tuy rằng ấn theo bản thảo để thêu, nhưng thêu thùa là thêu thùa, tranh là tranh, ảnh chụp là ảnh chụp, chúng không phải là những tác phẩm nghệ thuật giống nhau. Hình thức thể hiện của tranh thêu khác với tranh vẽ và ảnh chụp, bởi nó là sự trình diễn toàn diện của các nét vẽ, hoa văn, tạo hình, mũi chỉ, cách thêu, màu sắc và kỹ năng. Mỗi một thợ thêu đều có một phong cách riêng, nên tranh họa thêu ra dĩ nhiên là một tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn mới.

Lúc nãy khi ở chỗ Lâm Kiến Đông, Ninh Hương đột nhiên nghĩ, liệu cô có khả năng làm ra những tác phẩm thêu hoàn toàn nguyên bản hay không? Không dùng tranh vẽ có tên tuổi nổi tiếng, cũng không sử dụng các bức ảnh đã được vô số người kiểm chứng về mặt thẩm mỹ. Không thêu thứ mà người khác đã sáng tác ra, mà thêu những gì cô nghĩ trong đầu.

Chính bản thân cô không biết vẽ tranh, nhưng Lâm Kiến Đông đã khiến cô nghĩ đến việc hợp tác kết nhóm. Cô muốn thử một lần, bắt đầu từ bức tranh lâm viên của anh trước. Nếu cô cảm thấy nó thực sự khả thi sau khi thử nghiệm, vậy sau này cô và Lâm Kiến Đông có thể kết nhóm tìm ra đề tài và nội dung cho bản gốc. Anh ấy sẽ vẽ phác họa thành tranh trước, sau đó cô sẽ dùng thêu thùa để làm tròn các chi tiết hơn.

Đối với nghệ thuật, Ninh Hương cảm thấy hình thức thể hiện và kỹ thuật tất nhiên là quan trọng, nhưng nội dung mới là thứ quan trọng nhất. Tất cả kỹ thuật và kỹ pháp cuối cùng đều phục vụ cho nội dung.

Vương Lệ Trân biết cô có rất nhiều ý tưởng, cô không phải là người sẽ dừng lại sau một chút tiến bộ hay một thành tích nhỏ. Cô vẫn đang nghiên cứu và không ngừng cố gắng hơn để trở thành một thầy thêu chân chính với trình độ tạo nghệ tương đối cao.

Thế nên, bà biết Ninh Hương sẽ không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng, bà chỉ nói với cô: “A Hương nhất định có thể làm được”.

Ninh Hương không hề cảm thấy chính mình nhất định có thể làm được, nhưng dù có phải lãng phí thời gian hay tâm sức thì cô vẫn muốn thử một lần. Chỉ khi bạn dám thử thì bạn mới biết rốt cuộc mình có làm được hay không, và có thể làm được đến trình độ nào.

Vì vậy, ngay ngày hôm sau, Ninh Hương mang bức tranh của Lâm Kiến Đông đến trạm thêu. Cô muốn nói ra ý tưởng của mình với trạm trưởng Trần và muốn trạm trưởng Trần chuẩn bị vật liệu giúp cô. Cô muốn tạo ra một tác phẩm mới, độc đáo từ bản thảo cho đến thêu thùa.

Trạm trưởng Trần có chút do dự, bởi vì bức tranh Ninh Hương mang đến chỉ có thể coi là bán thành phẩm, hơn nữa đây cũng không phải là họa tác đáng tin do phía bọn họ chọn lọc ra, cho nên thành phẩm thêu ra có hiệu quả như thế nào là điều hoàn toàn không tưởng tượng ra được.

Trạm thêu cung cấp vật liệu cho thợ thêu dùng, tất cả chỉ vì mục đích kiếm tiền nên việc cung cấp vật liệu cho họ là điều không cần nghi vấn. Thợ thêu chỉ cần dựa theo yêu cầu, hoàn thành tốt và giao thành phẩm đúng hạn là được, sau đó chúng sẽ được chuyển đến nhiều nơi khác ở thành phố Tô để bán.

Ninh Hương thấy trạm trưởng Trần do dự liền nói: “Nếu cháu tạo thành tổn thất, cháu sẽ tự gánh chịu một mình ạ”.


Trạm trưởng Trần biết rõ nhân cách và tình yêu đối với nghề thêu của cô, sau một hồi suy nghĩ thì ông nói: “Hôm này đúng lúc có thầy Chu Văn Khiết ở đây, không thì cháu ngồi chờ một lát, đợi bà ấy xong việc thì cháu đi hỏi thử bà ấy xem”.

–— HẾT CHƯƠNG 51 –—



Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.