Đọc truyện Phát Súng Trượt – Chương 6
Will cúi người xuống giường bệnh và nhìn vào mắt Ben Carr. Mắt ông ánh lên khi nhìn thấy anh, vẻ mặt thư giãn hơn và ông mỉm cười như một đứa trẻ thơ.
Will kéo ghé lại gần giường, ngồi xuống và nắm bàn tay không cử động được của ông.
– Ông Thượng nghị sĩ, tôi, Will đây. Tôi biết ông không thể nói được nhưng tôi hy vọng ông có thể hiểu được những gì tôi nói. Ông bị một con đột phát những giờ thì tình trạng đã ổn định.
Anh ngưng lại một lát, nghĩ xem nên nói những gì ông muốn biết.
– Bà Emma và Jasper luôn có mặt ở đây. Ông thống đốc cũng đã tới thăm ông khi vừa được tin…
Anh lại ngưng lại, tự nhủ mình cần phải nói những gì có thể động viên ông, khích lệ ông phấn đấu để mau chóng bình phục.
– Ông Thượng nghị sĩ, tôi vẫn luôn luôn có ý định tham gia vào việc vận động tranh cử của ông, cho nên ông không nên bỏ cuộc nhé!
Will không nhận thấy chút dấu hiệu phản ứng nào trên vẻ mặt ông Thượng nghị sĩ, nhưng thật bất ngờ, anh cảm thấy bàn tay ông hơi động đậy dường như có vẻ có muốn nắm chặt tay anh.
– Đúng, đúng thế đây, ông Thượng nghị sĩ ạ! – Will thốt nói to lên. Carr nhắm mắt lại. Will bóp nhẹ tay ông chào từ biệt rồi đi ra.
Thế nào anh lại gặp được ngay bác sĩ Daniels ngoài hành lang. Anh mừng rỡ bảo:
– Ông ấy đã hơi nhức nhích được bàn tay – Giọng anh lộ vẻ xúc động. Ông bác sĩ có vẻ không tin.
– Trong tình trạng hiện nay của ông ấy, tôi nghĩ ông chưa thể làm được thế, nhưng dù sao đó cũng là một dấu hiệu rất tốt. Nếu từ bây giờ mà đã làm được thế thì với sự cố gắng luyện tập, ông ấy sẽ có thể gần như bình phục hoàn toàn. Cứ giữ được như thế này, thì vài ngày nữa tôi sẽ có thể cho ông ấy ra viện. Khi nào tình trạng của ông ấy ổn định, chúng ta sẽ bắt đầu cho luyện tập.
– Thưa bác sĩ, ông ấy có ý định ra tranh cử một nhiệm kỳ nữa vào tháng mười một tới. Liều sức khỏe có cho ông ấy cơ hội để làm việc đó không?
– Ông Will – Bác sĩ đáp – Tôi không khuyến khích mà cũng không khuyên can là nên hay không nên làm việc ấy. Cái đó còn tuỳ. Song một số người có thể nhanh chóng hồi phục được sức khỏe khi họ có một mục tiêu nào đó để phấn đấu. Dù sao, cứ nói với ông ấy về công việc đó, tôi thấy cũng chẳng có hại gì.
Will mỉm cười:
– Cảm ơn bác sĩ.
Tối đó, trong ngôi nhà bên hồ, Will ngồi trước máy tính và gõ một thông báo cho các nhân viên văn phòng của Thượng nghị sĩ. Thông báo ghi rõ:
“Thượng nghị sĩ Carr bị một con đột phát nghiêm trọng, nhưng tôi có nhiều hy vọng để tin ông sẽ sớm bình phục. Trong khi chờ đợi, tôi chắc là ông ấy muốn được tin tức của các bạn, xin các bạn chưa nên tính đến chuyện phải đi tìm việc làm khác.
WILL LEE”.
Vừa gõ mấy xong thì có tiếng chuông điện thoại reo.
– Ông Will, tôi, Dudley Wendell ở tổ Hiến pháp đây – Một giọng nói cất lên ở đầu dây – Hy vọng không làm phiền lắm, nhưng tôi muốn ông cho một lời tuyên bố để đăng số báo ngày mai.
– Không có gì phiền cả, thưa ông – Will đáp – Tôi vừa vào thăm ông Thượng nghị sĩ chiều nay. Ông ấy đã khá lên nhiều và không dễ bị hạ gục đâu.
– Ông có thể nói gì về ý định của ông Thượng nghị sĩ trong cuộc bầu cử tháng mười một tới? – Wendell hỏi.
– Trước khi bị đột quỵ, Thượng nghị sĩ đã quyết định ra ứng cử, và chừng nào tôi chưa nghe thấy ông nói gì khác thì tôi coi như ông vẫn tiếp tục tiến hành việc đó. – Will đáp – Bây giờ xin ông thứ lỗi, tôi xin phép được đi nghỉ.
Nói thế nhưng khi đặt mấy, anh lại tìm số điện thoại của gia đình Katherine Rule. Anh bấm máy.
– Chào! – Tiếng Kate vang lên nóng ấm. – Thượng nghị sĩ khá nhiều chưa, Will?
– Anh nghĩ ông ấy sẽ qua khỏi – Will đáp.
– Ông có thể ra ứng cử kỳ này không, anh?
– Ai mà biết được? Dù sao anh vẫn có ý định tiếp tục công việc coi như ông ấy có thể ra ứng cử được.
Will muốn thay đổi đề tài câu chuyện.
– Ngoài cái dở ra anh lại còn bị dây cho một công việc khó nhận: đó là cãi cho một tay bị buộc tội giết người.
Rồi anh kể lại vụ việc.
– Anh có vẻ mệt đấy – Kate nói – Anh hãy nghĩ đi, nghe em. À… Trước đó em báo cho anh biết là em đã vô cái chân ấy rồi đây: bây giờ em là tân phó giảm đốc CIA.
– Tuyệt, Kate. Chúc mừng em. Mà biết đâu trước khi các tay ở đây chưa kịp hiểu ra điều gì đã rơi xuống đâu họ thì em đã nghiễm nhiên là… giám đốc rồi.
– Cảm ơn anh đã tin tưởng em. Những bây giờ hãy đi nghỉ đi, anh yêu.
***
Manny Pearl là tuýp người mà nếu như bị hỏi thì có lẽ ông ta đã úp lên đầu mình một bộ tóc già rồi. Nhỏ người nhưng mập mạp, ông ta bận một bộ đồ xám vải láng bóng cắt rất vụng. Ấy thế mà trông ông ta lại khá chững chạc và không thiếu vẻ hấp dẫn.
Manny Pearl nhìn đồng hồ rồi với những bước đi nhún nhảy, ông từ từ bước ra của câu lạc bộ, vừa đi vừa liếc nhìn số khách đang ngồi trong phòng và mấy cô hầu bàn lăng xăng đi lại. Đêm nay là đêm trước Noên và số khách không đầy một nửa mỗi khi. Tuy nhiên Manny không có gì phải phàn nàn về công việc. Hộp đêm này đã mang lại cho ông hơn nữa triệu đô la năm qua. Nhưng ngược lại, hiệu sách con heo của ông làm ăn lại quá kém. Song cũng đã đến giờ phải đóng cửa rồi.
Ngồi sau tay lại chiếc Mercedes, Manny hít mùi đã toả ra ở trong xe, rồi ông mở máy. Chiếc xe mới cứng, chạy chưa qua hai trăm kilomet theo đồng hồ đo, và ông đã mua trả tiền ngay. Trong khi lái xe lướt qua các phố của Atlanta, ông lại nghĩ đến hiệu sách. Giá thuê nhà ở đây khá cao và tồi tệ hơn nữa nó vừa mới bị đám phụ nữ biểu tình bao vây. Chính ông mục sư Calhoun, giám đốc một đài truyền hình tôn giáo, đã phái đội quân gồm toàn đám phụ nữ cưồng tín của ông ta đến đây, vung cao biểu ngữ, mở cuộc tấn công. Họ quay phim, chụp ảnh rồi lập tức đưa lên phát trên đài truyền hình Calhoun.
Manny đậu xe trước cửa hiệu và nhanh nhẹn bước xuống. Chỉ năm phút nữa là bốn giờ sáng, tức tới giờ đóng cửa. Manny bước vào bên trong. Quang cảnh thật chán ngán: một nhân viên ngồi sau quầy, một nhân viên khác dựa lưng vào tường ngủ gà ngủ gật. Vừa lúc ấy viên quản lý từ một phòng nhỏ phía trong cùng bước ra.
– Chào, Frank – Manny nói – Chúc Noên vui vẻ!
Đáng lẽ đáp lời chào, nét mặt Frank bỗng đổi khác.
– Có gì thế, Frank? – Manny hỏi.
Một luồng gió lạnh thốc vào cổ Manny và ông chợt hiểu Frank đang ngó ra cửa. Ông quay ngoắt đầu lại.
Trước cửa hai bóng người xuất hiện và sau họ, hai người nữa bước tới. Cả bọn tên đều mặc bộ đồ rằn ri và đội mũ nồi đen kéo sụp xuống tận mặt. Ba trong số chúng mang tiểu liên, còn một tên cao gầy, tai xoắn như là cái bắp, mũi khoằm như mỏ chim ưng thì cầm một khẩu súng ngắn.
– Đồng ý thôi, các chàng trai – Manny chủ động giơ hai tay lên và cố bình tĩnh nói – Chúng ta không nên làm to chuyện. Các anh cứ việc lấy tất cả những gì các anh muốn.
Ông quay nửa người về phía viên quản lý.
– Frank, anh gom tất cả tiền lại đây. Tên cao gầy lên tiếng:
– Chúng tao không thèm lấy những đóng tiền bẩn thỉu của mày. Ba thằng này – Hất hàm về phía ba nhân viên cửa hiệu, hắn nói – Hãy nắm xuống đất!
Manny không thích tất cả cái trò này. Mấy tên đó muốn gì? Mấy bộ đồng phục ấy có nghĩa là sao? Ông chìa cho chúng chiếc chìa khoá xe.
– Các ông hãy nghe tôi – Ông nói – Ngoài kia tôi có một chiếc Mercedes hoàn toàn mới. Nó đáng giá sáu mươi nghìn đô. Các ông lấy nó đi. Không việc gì mà phải căng thẳng thế…
– Tao đã bảo nằm xuống! – Tên cao gầy quát to.
Một tên trong bọn tóm lấy có áo Frank và dúi anh ta xuống đất.
Lúc này Manny hoảng thật sự. Ông nhìn qua cửa kính: phố xá vắng tanh. “Phải có một chiếc xe tuần cảnh đi qua… Mà ngay lập tức thì may ra mới kịp”, – ông thoáng nghĩ.
Tên cao gầy gật đầu ra hiệu cho một đồng đội và chỉ Frank. Một tên, mặt rất trẻ, bước lên và nâng súng bắn không nháy mắt. Viên quản lý hộc lên một tiếng, nảy người một cái rồi nằm im dưới đất.
– Ôi! Lạy Chúa! – Manny kêu lên – Đừng nên làm thế!
– Câm mồm – Tên cao gầy lại quát.
Hắn lại ra hiệu cho một tên khác và lần này là đến lượt viên thủ quỹ ăn đạn. Số phận của nhân viên thứ ba cũng bị một tên khác kết thúc.
Manny, đúng chôn chân tại chỗ, bất lực nhìn xác ba nhân viên của mình nằm sóng soài trên vũng máu.
– Pearl! – Tên cao gầy sủa lên. Manny ngoảnh lại nhìn hắn.
– Giờ là đến lượt mày đấy, đồ khốn khiếp! – Hắn láy cò súng và không thèm nhìn lại, hắn vẫy tay gọi đồng bọn rút lui.
Manny đổ vật xuống, đập người phải một hộp sách, mặt úp xuống đất. Song lạ lùng thay, ông hãy còn tỉnh và còn kịp nghe được giọng nói đắc thắng của tên chỉ huy:
– Chúng mày làm cứ làm, các chàng trai của ta.