Bạn đang đọc Những Người Như Chúng Ta: Chương 80 : Cái Nghề, Cái Nghiệp.
Một ngày bình thường hạnh phúc hơn bình thường ư? Tắc Kè Bông tôi chỉ cần nhiêu đó mà thôi. Chỉ cần mọi người được ở bên nhau dưới tán cây mát mẻ, trong không khí êm đềm của vùng quê , tận hưởng trọn vẹn thời khắc bên nhau. Đó là điều trân quý nhất tôi nghiệm ra được.
Nhưng những ngày tháng đó đâu chỉ có niềm vui và hạnh phúc !? Ý tôi là, còn phải đánh đổi bằng mất mát và thương đau.
Đúng vậy, tôi đang nói về cái nghề, cái nghiệp của mình. Một khi đã bước vào lĩnh vực siêu lợi nhuận thì khó lòng nhấc chân ra. Nhất là khi ở bên cạnh còn có mấy cô gái sống dựa vào tôi.
Một ngày nọ, khi tôi đang tất bật chuẩn bị sửa sang lại nội thất và sơn quét lại căn nhà thình lình nhận được cuộc gọi của mấy chiến hữu trong nam. Mấy chiến hữu này cứ 1 tuần lại điện cho tôi 1 cuộc. Chúng tôi thường trao đổi công việc từ xa, mỗi lần như vậy tôi lại tránh Bánh Đậu bằng cách bỏ ra vườn nghe điện thoại.
Nhưng hôm nay khác hẳn mọi hôm. Vừa nhấc điện thoại lên đã nghe giọng gã bạn oang oang “về mau , về mau Tắc Kè. Nửa năm rồi ! Công chuyện rối tung rối mù mà đi đâu!”
Vậy là, ngày này rốt cuộc đã đến.
Vốn dĩ kẻ Bố Mì như tôi không cần lúc nào cũng có mặt tại hiện trường nhưng cũng chẳng có ai dám đi 1 mạch biền biệt như tôi, bởi vì trong nghề này luôn luôn có bất trắc xảy ra. Bất trắc xảy ra lần này liên quan đến việc huấn luyện đám gái mới.
Nguyên , vài tuần trước rộ lên cuộc đại truy quét mại dâm lan rộng từ Hà Nội , Hải Phòng ra khắp các tỉnh miền bắc, làm nội bộ giới cave rối loạn cực độ. Gái gọi miền bắc thẳng tiến miền nam nhiều không đếm xuể. Đây là lần thứ 2 xuất hiện “làn sóng di cư” của cave kể từ khi Lee Phong Lưu cho gái tràn vào miền nam nhiều tháng trước đây.
Bởi vì nhân sự gia tăng đột xuất nên các tổng đài, các anh lớn đều mời tôi về training nhân viên cho họ. Làm xong những chuyện phiền phức này tôi sẽ đút túi một số tiền lớn. Tôi thực sự rất cần số tiền này.
Hơn nữa, Tắc Kè Bông tôi lập nghiệp trong nam chịu ơn rất nhiều người. Nếu tôi từ chối giúp đỡ bọn họ chẳng hóa ra Tắc Kè Bông này là kẻ vong ơn bội nghĩa, ích kỷ hẹp hòi ư ?
Trong điện thoại , anh bạn tôi nói : “Tình hình nhạy cảm lắm. Nếu mày không về anh em đếch biết làm sao. Thời điểm này đang vào mùa mại dâm. Bọn tao phải làm đâu ra đấy chứ không thể lơ tơ mơ được.”
Tôi nghĩ về gia đình êm ấm nơi đây, chần chờ đáp : “Hay là nhờ anh Duy , thằng Sói, mụ Hương…”
“Không được, đều bận cả rồi. Mày quy ẩn giang hồ hơn nửa năm trời. Con mụ Hương đòi tách mày ra khỏi Đài kìa.”
Trước tình huống này kẻ bố mì như tôi không còn cách thoái thác. Tiền và tình thâm , 2 thứ này không phải muốn bỏ là bỏ.
Chúng tôi bàn bạc công chuyện qua điện thoại trong hàng giờ liền mới sắp đặt xong lịch làm việc. Nghe gã chiến hữu bảo , khi vào Sài Gòn khối lượng công việc có thể sẽ còn nhiều hơn bởi vì tất cả các quận trên địa bàn thành phố đều đầy ắp đám chân dài.
Tôi từ biệt gã bạn và cúp máy với 1 lời hứa khá miễn cưỡng, 10 phút sau lại thêm một anh lớn khác gọi đến với mục đích tương tự. Chao ôi, “đi đến đâu cũng có bạn” chưa hẳn đã tốt.
Chiều hôm đó, tôi đúng theo ước hẹn, hoàn thành chiếc chuông gió nữ thần biển cho Bánh Đậu Ngọt. Chiếc chuông gió này cấu tạo rất đơn giàn, đầu tiên tôi lựa lấy 1 cành cây chắc khỏe, có dáng uốn lượn như 1 chiếc lược lớn. Sau đó tôi dùng các sợi dây cố định chúng lên thân cây rồi luồn vỏ ốc qua các sợi dây đó. Như vậy sau khi hoàn thành sẽ có 1 loại chuông gió vỏ sò trông na ná chiếc đàn thiên thần trong truyền thuyết.
Tôi đem tác phẩm đẹp đẽ vừa hoàn thành mắc lên trên khung cửa sổ phòng ngủ các cô gái, đang đứng bên ngoài cửa đóng đinh, bỗng dưng có tiếng ai đó gọi giật giọng. Tôi quay đầu ra hướng ngõ, thì ra thằng nhóc đầu xóm đến giúp tôi làm mấy việc tay chân.
Thằng nhóc này là cháu họ của tôi, chừng cỡ tuổi Hạnh Nhi. Dạo gần đây thi thoảng nó qua phụ tôi xây dựng khuôn viên nhà. Cũng may mà có nó , nếu không để một mình tôi gánh vác chắc ko kham nổi. Thằng nhóc hăng hái sắn tay giúp tôi làm việc, sáng hôm đó làm được rất năng suất. Đến gần trưa, sau khi đã đâu vào đấy rồi nó mới gạt mồ hôi chào tôi ra về. Ôi, tội nghiệp thằng nhỏ, thật thà chất phát, từ ngày tôi về đây cu cậu coi tôi như thánh sống. Mà chả biết là nó nể ông cậu này, hay là nể mặt các chị đại ở trong nhà nữa.
Tôi giữ nó ở lại nghỉ ngơi 1 chốc, ngồi ở phía cái chõng tre trước sân uống li nước mát.
Hạnh Nhi vừa thấy thằng nhóc đã nhảy xổ ra “ê thằng cu, mày bẫy được con bìm bịp cho tao chưa?”
Thằng nhóc nhăn nhó la ” chưa , bà mới dặn bữa hổm mà đâu ra lẹ vậy. tính lấy bìm bịp cho con mèo nớ ăn hả?”
Hạnh Nhi hếch mặt lên nói “tao nghe bảo mèo mà ăn bìm bịp thì sống bất tử.”
Thằng nhóc và tôi ôm bụng cười ha hả. Đoạn, 2 cậu cháu lại ngồi trà nước chém gió tiếp. Nói dông dài 1 hồi, thằng nhóc bỗng hỏi tôi : “dì đâu hả cậu ?răng con ko thấy?” – ý nó là Bánh Đậu Ngọt. Đối với mọi người tôi coi Bánh Đậu Ngọt như em ruột nên thằng cháu cũng phải gọi con bé bằng dì.
“dì mi hả? đang ngồi trong buồng.”
“dì… cứ ở trong buồng hoài rứa không chán hay răng?”
“không.”
“à cậu nì, bữa hôm có mấy thằng nhóc đứng rình trước ngõ đợi cậu và dì về để nhìn mặt dì đó.”
“ờ vậy hả? kệ mẹ tụi nó.”
“nhưng mà con sợ tụi thanh niên đến đông sẽ ảnh hưởng đến dì.”
Chuyện là , thi thoảng tôi có dẫn Hạnh Nhi và Bánh Đậu Ngọt đi vòng vòng trong thôn thăm hỏi hàng xóm và ngắm cảnh ngõ đá , giếng nước . Cánh thanh niên gần đây nhìn thấy nhan sắc 2 cô này rồi đâm ra tương tư. Chiều về bọn chúng hay tìm cớ đi ngang qua nhà tôi để kiễng chân ngó lên, mong chờ 1 lúc nào đó may mắn nhìn thấy Bánh Đậu. Tiếng lành đồn xa, càng ngày càng có nhiều thanh niên tìm đến rồi tụ tập trước ngõ lúc nào không hay. Cũng may đứa nào đứa nấy chỉ dám viện cớ công chuyện để đứng đợi trước ngõ, chứ chưa thấy cá nhân nào dám to gan mò lên nhà.
Tôi sợ đám đông sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự thanh tịnh của Bánh Đậu Ngọt, cho nên cân thận căn dặn thằng cháu :
“lần sau mày thấy chúng nó ồn ào thì dẹp hết cho cậu. Bọn này đa số ở xóm bên, mày kêu xóm mình qua đánh dằn mặt cho tao.Tao cho tiền ăn nhậu.”
Nói xong câu này chợt nhận ra cái nguyên lý làm ăn trong giang hồ vẫn đeo đẳng tôi cho tới tận quê cha đất tổ. Chao ơi, người cậu nào lại giáo dục cháu mình như vậy chứ? Thế là tôi nói chữa vào : “tao bậy quá ! tao bậy quá! Mày làm sao thì làm nhưng không được đánh nhau nghe chưa!?”
Thằng cháu nghe xong bèn vỗ trán la : “đúng rồi. có chuyện ni lạ lắm cậu. hôm bữa tụi xóm bên đi đá banh về chọc chó nhà cậu , còn dám huýt sáo gọi tên cô , lúc đó có 2 anh sĩ quan ở mô tới đuổi đi.”
“rứa hả? sĩ quan ở mô ? con nhà ai?”
“không phải người vùng ni ! dân bắc cậu ơi !”
Câu chuyện đến đây kích thích được trí tò mò của tôi. Tôi bèn đặt li nước xuống, cẩn thận hỏi : “2 anh sĩ quan về đây lâu chưa?”
Thằng nhóc áng chừng 1 chặp trong đầu, nó đáp : “Mới đây thôi. Chắc chưa tới 1 tháng.”
“ở trong doanh trại hử?”
“chắc rứa rồi. nhưng mà sáng mô cũng thấy ngồi uống cafe ở quán chỗ góc cây Đẻng ngay đường cái.”
Từ nhà tôi ra đường cái chưa tới trăm mét, đi thêm 1 đoạn liền vào tới doanh trại quân đội . Lúc đó trong đầu tôi chưa có phán đoán gì , chỉ giữ nguyên vẻ hời hợt nói với thằng cháu : “bữa mô cậu cháu ta café 1 bữa hỉ?”
Thằng nhóc la lên : “ui trời , bữa ni mới thấy ông cậu mời con.”
“haha, ta thấy mi tinh lanh , được việc. ở trong cái huyện ni mi quen biết nhiều. Nhớ để ý mấy chuyện lạ về báo lại cho ta nghen.”
Cu cậu được tôi giao phó công chuyện mặt mày mừng rỡ lắm. Sẵn cái tính nhiều chuyện, cho nó làm công việc này là phù hợp nhất. Ở miền quê cuộc sống trôi qua rất bình đạm, cho nên nhất cử nhất động của người từ phương xa tới đều được ghi nhận kĩ lưỡng .Trường hợp của tôi và 3 cô gái là ví dụ điển hình.
Trong thời gian tạm cư ở đây, 4 người chúng tôi để lại không ít lời xì xầm bàn tán. Trong đó, tai tiếng nhất là Gái Hư, mặc du cô ả rất ít khi ra ngoài, nhưng 1 khi đã ra ngoài là cư dân được dịp tụm năm tụm bảy bàn tán xôn xao về phong cách ăn mặc lẫn mái tóc và hình xăm trên người ả.
Còn Bánh Đậu và tôi khá kín tiếng, hỏi tới anh em tôi , người ta chỉ có ấn tượng về con trai của ông nát rượu đi làm ăn xa về chịu tang cha, và một cô em gái xinh đẹp vô cùng.
Tiếp sau đó là người nổi tiếng nhất – Hạnh Nhi , vì nàng hay ra ngoài công cán, ăn nói sang sảng, lại còn dùng giọng bắc đặc trưng, thành thử từ trong hẻm đến ngoài chợ ai ai cũng biết mặt. Nhất là cánh lái buôn, mấy bà buôn mà gặp Hạnh Nhi thì y như rằng “cái con nớ, hắn trả giá kinh thiệt, buôn bán mau lẹ kinh.”
Tài năng mua bán chợ búa của Hạnh Nhi thì khỏi cần bàn cãi , tôi đã sống với nàng hơn năm trời nên biết rất rõ , và cũng thường xuyên sai Vợ Bé làm giúp mấy việc lặt vặt này, lần nào kết quả cũng xuất sắc, đều thành công mua được món đồ với giá hữu nghị.
Hai cậu cháu tôi rãnh rỗi trà nước bàn luận về các cô nàng một chặp , bàn đến Hạnh Nhi . Thằng cháu họ lập tức nhìn tôi với ánh mắt ngưỡng mộ :
“cậu quen bà mợ nớ ở đâu rứa ? dân mình khen bả nức nở. nhất là ông Cảnh đó. Ổng gặp con cứ kêu cậu bay phước đức quá, kiếm được con bồ vừa đẹp người đẹp nết.”
“ông Cảnh mô ? Cảnh bán nội thất trong thị trấn hả ?”
“đúng rồi. ổng gặp bà mợ nhà mình hồi cậu đặt mua đồ đó. Hễ ổng gặp con ở mô là khen bà mợ chỗ nớ. Người chi mà đẹp người , đẹp nết lại có tấm lòng cao thượng, lo nghĩ cho cậu. Tuy ăn nói hơi láu báu , nhưng mà có duyên.”
Tôi phì cười, nghĩ thầm, cái ông Cảnh Nội Thất này mà ở với Hạnh Nhi mấy bữa chẳng chạy té khói ấy. Bên cạnh những đức tính tốt, búp bê không thiếu những tật xấu. Nhưng mà ông ta khen Hạnh Nhi cao thượng , nhân ái, lo nghĩ cho tôi … thì cũng hơi quá rồi. Dân quê mình đúng là thích làm lố !
Thằng cháu họ tôi lại còn bo thêm : “à cậu nì, ông Cảnh nhờ con nhắn cậu hôm nào gặp mặt ăn nhậu 1 bữa đi. Ổng có chuyện muốn nói với cậu đó.”
“chuyện chi ? ta với ổng thì có chuyện chi ?”
“con cũng hỏi ổng câu ni. ổng kêu chừng mô ổng gặp được cậu rồi nói cho nghe. Nghe xong bảo đảm thấy yêu đời, yêu người yêu liền. Ổng nói rứa đó.”
“…..” – nghe đến đây thì tôi không tưởng tượng được mức độ rãnh của thằng cha bán nội thất này. Nhưng sẽ thú vị đây. Ông ta tuyệt đối không dám mời tôi uống nước mà không có nguyên nhân hay ho đâu.
“ờ , vậy đi. Ít hôm nữa cậu mi đích thân ra ngoài 1 bữa.Bây chừ, ở quê mình có mấy người ta không gặp không được.”
Tôi nói dứt câu vừa rồi, mỉm cười bí hiểm nhấp 1 ngụm nước. Thằng cháu họ thấy thế ngẩn tò te, xem chừng chưa hiểu ý tôi nói lắm. Nhưng nó cũng chẳng phí công nghĩ nhiều làm gì. Chỉ biết ngồi cười toe toét, chốc chốc lại ngó vô trong nhà.
Chốc lát sau, cu cậu e dè hỏi “à cậu nì,…không biết dì thích ăn thứ chi?”
“nó thích ăn rau hơn là cá thịt. Mấy món luộc dân giã đạm bạc thôi.”
“ý con hỏi trái cây đó. Liệu chừng thích ăn khóm ? để con ra sau vườn hái cho hỉ?”
“rứa cũng được. mà nè…”
“dạ , cậu nói chi?”
“răng mi quan tâm dì mi quá vậy?”
“Mô có! Mô có!” – Thằng nhỏ lập tức đứng thẳng người dậy, bối rối đáp ” dì là em gái cậu , con không quan tâm răng được.”
Tôi nhướng mày, làm thinh.
Thẳng nhỏ lại nói : “Thui, thưa cậu con về. Trưa đứng bóng rồi.”
Lúc nó quay lại chào tôi, đôi mắt ngẫu nhiên hướng về phía trong nhà, đột nhiên thái độ nó biến chuyển kì lạ, nửa mừng nửa sợ, phần đa kinh nghi cuống quít .
“dạ…thưa dì.” – nó rụt rè chào.
Tôi hơi ngoảnh mặt lại thấy Bánh Đậu Ngọt đang chầm chậm từ trong buồng ngủ bước ra. Con bé đi rất nhẹ nhàng, đến sát cái cột nhà liền dừng lại ngay ngắn ở đó , nói vọng ra
“….ừ.”
Bánh Đậu Ngọt chỉ đáp 1 câu không đầu, không đuôi, không rõ ràng vậy mà khiến thằng nhóc này xiêu hồn lạc phách, giảm khí thế nam nhi hết tám chục phần trăm.
Chút sau, để gỡ gạc thể diện, nó mới nói cứng 1 câu :
“Thôi, dì với cậu dùng cơm. Con về trước đây. Có chi cứ gọi con qua. Hôm bữa có mấy thằng cu nghe đồn dì đẹp nên đứng trước ngõ chờ dì đi ra để ngắm đó. con đuổi bọn hắn đi hết rồi. Dì đừng lo chi hết hỉ. “
Thằng nhóc nghĩ sao đó bèn đưa nắm đấm lên trời, hô khẩu hiệu “Dì đừng lo chi hết, đã có con đây nì. Bảo vệ gái làng sẵn sàng đổ máu. Bây chừ gái làng mình đẹp nhất là dì đó.”
Tôi hiểu , “làng” theo ý thằng nhóc là thôn – xóm. vì người miền trung không dùng từ làng – ấp. Tuy nhiên “làng” trong tâm hồn Bánh Đậu Ngọt là 1 vết dơ mãi mãi không gột sạch được.
Con bé tái mặt nghĩ đến Làng Cung Nữ, lập tức đuôi mắt uốn cong lên , tặng cho thằng nhóc kia cái nhìn sắc lẻm.
Tôi chột dạ la thầm “thôi rồi thằng cu . từ nay đừng hòng Bánh Đậu nói chuyện với mày nữa. ”
Thằng cháu tôi dường như cũng nhận ra có điểm gì đó không đúng, nhưng nó nghĩ mãi vẫn chưa ra đã làm sai ở điểm nào, bèn ngớ ngẩn gãi gãi đầu, thì lúc này ở trong nhà Bánh Đậu Ngọt cũng đã trở vô buồng khép chặt cửa lại. Con bé đến và đi nhanh như quỷ, làm thằng nhỏ chưa kịp hoàn hồn.
Nghe nói đêm hôm đó trở về thằng cu đổ bệnh, sốt 40 độ không nói gian ! chị Sáu mẹ nó phải nấu 1 nồi nước xông to tổ tướng .