Đọc truyện Những kẻ điên rồ phải chết – Chương 16: phần 1
Chương 12
Khoảng gần hai tuần sau, người đại lí của tôi thu xếp một cuộc hẹn cho tôi với Tổng biên tập của tổ hợp tạp chí Everyday Magazines. Đây là một tổ hợp ấn phẩm dìm dư luận quần chúng Mỹ với thông tin và giả thông tin, tình dục và giả tình dục, văn hóa và triết lí nặng đầu.
Những tạp chí điện ảnh, phiêu lưu cho công nhân áo xanh, một nguyệt san thể thao, câu cá săn bắn, những tờ tạp chí cười nhà lãnh đạo của tổ hợp nghiêng về quan điểm lái những người trẻ biết thưởng thức văn học và điện ảnh tiền phong.
Đó thực sự là một hổ lốn thức ăn tinh thần thuộc dạng tạp- pí-lù. Everyday thu dụng nhiều nhà văn tự do bởi vì họ phải in ấn nửa triệu chữ mỗi tháng. Người đại lí bảo tôi rằng ông Tổng biên tập biết anh Artie của tôi và rằng anh Artie đã gọi điện thoại cho ông ấy để dọn đường cho tôi.
Ở tổ hợp Everyday Magazines, mọi người đều có vẻ như lạc chỗ. Dường như không có ai thuộc về nơi đó. Ấy thế mà họ lại làm ra được những tờ tạp chí mang lại lợi nhuận cao. Buồn cười thật đấy, thế nhưng trong hệ thống nhà nước liên bang, tất cả chúng tôi đều thích nghi, ai nấy đều vui vẻ cả làng và tuy vậy tất cả chúng tôi đều làm việc rất tơ lơ mơ, chẳng phải nhọc công sức gì mấy.
Tổng biên tập, Eddie Lancer, đã cùng học với anh Artie của tôi ở Đại học Missouri và chính anh tôi là người đầu tiên đã gợi ý việc này cho người đại lí của tôi. Tất nhiên Lancer biết ngay rằng tôi không thích hợp với công việc chỉ sau hai phút phỏng vấn. Thực tế là như vậy. Quả là tôi chả biết gì về hậu trường của một tạp chí. Nhưng với Lancer điều này lại là một lợi thế! Anh ta chẳng coi kinh nghiệm là cái thớ gì. Điều Lancer tìm kiếm là những con người hoang tưởng, rối loạn tinh thần! Và sau này, anh ta nói với tôi là tôi rất đủ phẩm chất về phương diện đó. Eddie Lancer cũng là một nhà tiểu thuyết; anh ta đã xuất bản một quyển sách mà tôi rất thích, đúng một năm trước đây. Anh biết quyển tiểu thuyết của tôi và nói anh thích quyển đó và bảo rằng điều đó rất có trọng lượng trong chuyện xin việc làm. Trên bảng trước mặt anh có một tựa đề lớn cắt ra từ tờ Times: “Chiến tranh nguyên tử gây ảnh hưởng tồi tệ đến thị trường chứng khoán Wall Street.”
Thấy tôi đang nhìn vào mảnh cắt đó, anh nói:
– Cậu có nghĩ là cậu có thể viết một truyện ngắn mô tả một anh chàng lo lắng về hiện tượng đó?
– Được chứ, – Tôi nói.
Và tôi bắt tay vào ngay. Tôi viết câu chuyện về một giám đốc trẻ lo lắng về các cổ phiếu chứng khoán của anh ta xuống quá nhanh sau khi những quả bom nguyên tử rơi xuống. Tôi không phạm sai lầm là đi chế giễu anh chàng đó hay tỏ ra mình đạo dức.
Tôi viết thẳng tuột ra. Nếu người ta chấp nhận tiền đề cơ bản, thì người ta chấp nhận anh chàng đó. Nếu người ta không chấp nhận tiền đề cơ bản, thì đó là một chuyện phúng dụ đầy chất hài hước.
Lancer rất thích truyện đó.
– Cậu hợp với tạp chí của bọn này lắm đấy, – Anh nói. – Ý tưởng chủ đạo là làm sao tạo ra được một biểu tượng hai mặt. Làm sao cho kẻ ngốc đọc thấy thích mà người khôn đọc vẫn thấy hay. Thế mới là người viết giỏi.
Anh dừng lời một lát:
– Cậu khác với Artie, anh cậu, nhiều lắm!
– Vâng, tôi biết, – Tôi nói. – Và anh cũng vậy.
Lancer cười toét miệng:
– Chúng tôi là bạn thân hồi học chung với nhau. Artie là con người trung thực nhất mà tôi từng gặp. Cậu biết không, khi anh ấy yêu cầu tôi phỏng vấn cậu, tôi hơi ngạc nhiên đấy. Đó là lần đầu tiên mà tôi được biết anh ấy chịu mở miệng xin một ân huệ đấy.
– Anh ấy chỉ làm điều đó vì tôi thôi, – Tôi nói.
– Con người thẳng thắn nhất mà tôi từng biết trong đời mình, – Lancer nói.
– Cái tính đó dễ mang vạ lắm, – Tôi nói.
Và chúng tôi cùng cười.
Lancer và tôi biết rằng cả hai chúng tôi đều là những kẻ biết mưu sinh thoát hiểm. Có nghĩa là không thẳng thắn mấy, rằng chúng tôi đều là những con người cơ hội chủ nghĩa, những kẻ giỏi xoay sở ở một mức độ nào đấy. Lí do khoan miễn đó là chúng tôi còn có những quyển sách phải viết ra. Vì thế chúng tôi phải “mưu sinh thoát hiểm” dù gặp bất kì tình huống nào. Mọi người ai cũng cần có lí do khoan miễn đặc biệt và vững chắc ình.
Tôi ngạc nhiên biết bao (nhưng Lancer thì lại chẳng ngạc nhiên chút nào), khi mình trở nên một nhà văn viết cho tạp chí rất ăn khách. Tôi có thể viết vô khối chuyện phiêu lưu hay chuyện chiến tranh loại loàng xoàng để giải trí, đọc xong rồi quên đi. Tôi có thể viết những chuyện tình ướt át pha chút khiêu dâm nhẹ cho tờ tạp chí văn nghệ của tổ hợp. Tôi có thể viết bài điểm phim kiểu làm bộ làm tịch, ra vẻ khinh khỉnh hay một bài điểm sách kiểu khen ư, chê tí, có chút trịch thượng. Hoặc tác uy tác phúc bằng cách viết một nhận xét nhiệt tình khiến cho người ta muốn đi ra ngoài tìm xem hay đọc cái gì mà hay quá như vậy. Tôi không bao giờ kí tên thật nơi những bài viết lình tinh loại đó. Nhưng tôi không xấu hổ về chúng.
Tôi biết rằng chúng là loại phó phẩm, hàng kém chất lượng, thế nhưng tôi vẫn thích chúng. Tôi yêu chúng vì cả đời mình, cho đến lúc ấy, tôi chưa chứng tỏ được một tài năng nào đáng tự hào. Tôi là một anh lính bét-dem, đi lính ba bốn năm trời chẳng được cái huân chương nào, chẳng nhích lên được chút nào trong cái “hệ thống quân giai” để được mang lon thầy cai, thầy đội, mà vẫn cứ trần xì cái quân hàm “đơ-zèm-cùi-bắp.” Chẳng có lon lá gì, nên lúc nào mở lời tán tỉnh đều bị các em khinh khỉnh nhìn bằng nửa con mắt! Tôi chẳng đàn ngọt hát hay, cũng không có chút năng khiếu máy móc, chẳng biết chữa vít lửa cho chiếc xe hư, không trồng được một cây kiểng nào.
Tôi là một tay đánh máy loại cò mổ và cũng chưa phải là một kẻ ăn hối lộ loại sừng sỏ. Tôi chỉ chắc chắn một điều: tôi là một nghệ sĩ, nhưng chuyện đó đâu có gì đáng để khoe khoang khoác lác? Đó là một loại tín ngưỡng, một thứ đạo, hay là một thứ sở thích tiêu khiển cá nhân.
Nhưng giờ đây tôi thực sự đã chứng tỏ mình có “tài năng”: một nhà văn chuyên viết chuyện lăng quăng, thuộc hàng tay nghề cao! Và tôi yêu thích điều đó. Đặc biệt là từ khi, lần đầu tiên trong đời, tôi có khả năng kiếm sống tốt với nghề viết. Một cách hợp pháp.
Tiền từ các bài báo được khoảng trung bình bốn trăm đô-la mỗi tháng. Còn công việc bên quân đội mang lại cho tôi hai trăm đô-la mỗi tuần. Và dường như công việc kích phát năng lượng, tôi lại khởi đầu viết quyển tiểu thuyết thứ nhì. Eddie Lancer cũng đang viết một quyển sách mới và chúng tôi dùng phần lớn thời giờ làm việc chung với nhau để đàm đạo về các quyển tiểu thuyết của chúng tôi hơn là nói về các bài báo.
Cuối cùng chúng tôi trở thành “cánh hẩu” với nhau đến độ sau sáu tháng cộng tác với tính cách nhà văn tự do, anh đề nghị tôi phụ trách một chuyên mục của tạp chí. Nhưng tôi không muốn bỏ cái khoản ngoại bổng từ hai đến ba ngàn đô-la mỗi tháng mà tôi vẫn còn kiếm được đều đều nhờ vị trí công tác bên quân đội. Việc ăn hối lộ diễn ra gần hai năm mà không gặp trở ngại nào. Giờ đây tôi có thái độ giống như Frank. Tôi không nghĩ sẽ có chuyện gì xảy ra. Như vậy, sự thật là tôi thích sự hào hứng và việc vận dụng mưu thuật để làm một tên trộm!
Đời tôi đang gặp lúc thời vận hanh thông. Việc viết lách diễn tiến tốt và mỗi thứ bảy tôi mang Vallie và lũ nhóc ra chơi ở Long Island, nơi những căn nhà riêng cho từng gia đình đang mọc lên như cỏ dại. Chúng tôi đã đăng kí mua nhà biệt lập. Bốn phòng ngủ, hai phòng tắm.
Chúng tôi chỉ còn đợi mười hai tháng nữa là nhận được nhà mới. Bây giờ là lúc phải yêu cầu anh Eddie Lancer một ân huệ nhỏ.
– Tôi vẫn luôn thích Las Vegas, – Tôi bảo Eddie. – Tôi thích làm một phóng sự về nơi đó.
– Được thôi, bất cứ lúc nào, – Anh nói. – Nhớ viết về những kẻ móc nối nơi đó.
Và anh thu xếp mọi chi phí. Rồi chúng tôi bàn về mục minh họa màu mè cho câu truyện. Chúng tôi vẫn luôn hội ý với nhau vụ này bởi vì đây là đề tài có nhiều chuyện tếu lắm, giúp chúng tôi cười đùa xả láng. Như thường lệ, cuối cùng Eddie tìm ra một ý tưởng rất hiệu quả. Một cô gái đẹp với quần áo rất “nghèo” trong một điệu vũ ngoáy mông cực kì khiêu khích và ác chiến? Và từ lỗ rốn của nàng, một con xúc xắc đỏ lăn ra chỉ rõ con số mười một may mắn. Dòng chữ bắt mắt trên trang bìa sẽ là “Hãy tìm vận may với các cô nàng ở Las Vegas.”
Trước tiên phải có một sự vụ lệnh công tác. Đó là một món béo bở. Tôi sắp phỏng vấn nhà văn nổi tiếng nhất ở Mỹ, Osano.
Eddie Lancer cho tôi sự vụ lệnh công tác cho tờ tạp chí “soái hạm lệnh kì” tờ Everyday Life, lá cờ đầu của tổ hợp thông tin. Sau đó, tôi có thể đi Las Vegas viết loạt bài điều tra phóng sự kia, kết hợp việc chung với việc riêng, kiêm luôn du hí bằng tiền cơ quan. Làm việc như thế, thích thật?
Eddie Lancer nghĩ rằng Osano là nhà văn lớn nhất ở Mỹ và anh ta quá “khớp” cái uy danh vang dội đó nên không thể tự mình làm cuộc phỏng vấn. Tôi là người duy nhất trong ban biên tập không bị ấn tượng. Ông nổi danh cỡ nào cũng mặc, có gì mà tôi rét. Biết đâu một ngày kia, tôi còn nổi danh hơn cả ông nữa kìa! Tôi không tin là Osano giỏi đến độ như người ta tán tụng. Với lại tôi không tin bất kì nhà vãn nào thuộc loại hướng ngoại. Trong khi Osano đã xuất hiện trên ti vi hàng trăm lần, làm giám khảo ở Liên hoan phim Cannes, bị bắt vì dẫn đầu những người tuần hành phản đối, chẳng cần biết là họ phản đối cái đếch gì? Và hăng hái viết lời giới thiệu ở trang bìa ọi quyển tiểu thuyết mới ra của bạn bè ông ta.
Vả chăng, ông ta đã đi đến thành công bằng con đường dễ dàng.
Quyển tiểu thuyết đầu tiên của ông, xuất bản khi ông mới hai mươi lăm, đã làm ông nổi tiếng khắp thế giới. Ông xuất thân từ gia đình giàu có, tốt nghiệp Đại học Yale. Ông chưa từng biết đến chuyện phải đấu tranh gian khổ cho nghệ thuật của mình như thế nào. Và nhất là, tôi không ưa ông ta mấy, bởi vì tôi đã từng gửi cho ông ta quyển tiểu thuyết đầu tiên của tôi, hi vọng một lời giới thiệu nhưng ông ta lờ tịt đi, làm như chẳng nhận được nó. Lão này “chảnh” quá, không điệu với đàn em chút nào!
Khi tôi đi phỏng vấn Osano, thì uy thế nhà văn của ông ta đối với các nhà xuất bản đang có chiều khựng lại.
Ông ta vẫn còn có thể đòi một khoản ứng trước khá lớn ột quyển sách, ông ta vẫn còn có những nhà phê bình ca ngợi mình. Nhưng phần lớn sách của ông thuộc loại phi hư cấu (non-fiction). Trong suốt mười năm qua, ông ta không còn khả năng viết ra một tác phẩm hư cấu nữa. Ông ta đang làm việc cho kiệt tác của mình, một trường thiên tiểu thuyết nó sẽ là tác phẩm văn chương vĩ đại nhất kể từ “Chiến tranh và Hòa bình.” Tất cả các nhà phê bình đếu nhất trí như thế. Cả Osano cũng khẳng định như thế. Một nhà xuất bản đã ứng trước cho ông hơn một trăm ngàn đô-la và còn phải chờ cỡ mười năm sau may ra tác phẩm mới hoàn tất. Trong khi đó ông viết những quyển sách phi hư cấu về những đề tài nóng bỏng mà vài nhà phê bình cho rằng còn hay hơn nhiều quyển tiểu thuyết nữa. Ông ta cứ đẻ ra sòn sòn vài tháng một quyển và lượm những tấm séc béo bở bỏ túi. Nhưng mỗi quyển bán ra càng ít đi. Ông đã làm công chúng độc giả của mình thấy nhàm. Nên cuối cùng, ông chấp nhận lời mời làm tổng biên tập ột tạp chí điểm sách có ảnh hưởng nhất trong nước.
Vị tiền nhiệm của Osano đã đảm đương công việc đó trong hai mươi năm. Một anh chàng với những bằng cấp uy tín từ những đại học danh tiếng, một con người uyên bác, gia đình giàu sang quyền qúy. Nhưng lại là một anh chàng luyến ái trái khoáy suốt đời. Chuyện này cũng không sao, có điều càng lớn tuổi ông ta lại càng trơ tráo về khoản đó khiến người ta dễ bị sượng. Một chiều nắng quái, ông ta bị bắt gặp đang đè lên cậu trai giúp việc văn phòng, đằng sau chồng sách cao mà ông ta dựng lên như một bức bình phong trong văn phòng của mình.
Nếu như cậu trai nọ là một tác giả nổi tiếng, có lẽ đã chẳng có chuyện gì xảy ra. Và nếu những quyển sách mà ông ta dùng để dựng lên bức tường đó đã được giới thiệu có lẽ sự việc cũng không tệ lắm. Nhưng những quyển sách đó chưa từng đến tay người viết điểm sách nào. Thế là ông ta đành về hưu non với hàm biên tập danh dự.
Với Osano, ban quản trị biết rằng họ sẽ không gặp rắc rối. Osano hoàn toàn bình thường về phương diện tình dục. Ông ta khoái đàn bà, mọi kích cỡ và mọi kiểu dáng thể hình, mọi lứa tuổi, từ mười lăm đến một trăm mười lăm không chê em nào? Cứ nghe mùi hương bốc ra từ âm đạo là đủ khiến ông ta quay tròn, rồi lờ đờ như kẻ nghiện heroin. Ông ta làm tình với các em “rồng lộn” cũng thành kính như một tay nghiện heroin thận trọng đưa một “ngao” lên mũi hít để được đắm mình vào xứ sở “tê lê mê.”