Những Chiều Mưa

Chương 82


Bạn đang đọc Những Chiều Mưa: Chương 82


“Được rồi, trận đấu dừng lại được rồi đấy. Trận này Phước thắng” – Khi 2 thằng tôi định lao vào nhau, thầy Phụng lên tiếng nhắc nhở.
“Nhưng em còn đánh được mà thầy.” – Tôi gân cổ lên cố cãi.
“Còn chưa chịu thôi !” – Thầy Phụng nghiêm mặt nhìn tôi – “Boxing có luật của nó, không phải như các cậu đánh lộn đánh lạo ngoài đường, mà thích đánh thì đánh đâu.”
“Thì thôi vậy.” – Tôi nhún vai bất đắc dĩ.
“Hả?” – Thầy Phụng có vẻ ngoài ý muốn trước thái độ thay đổi chóng mặt của tôi, nhưng ngay sau đó thầy nói tiếp – “2 đứa bắt tay giao hữu đi.”
Tôi và thằng Phước dẹp phăng cái ánh mắt gườm gườm nhìn nhau ban nãy, vỗ tay nhau như bình thường. Nó cười cười – “Mày đánh cũng được đấy, mốt có gì tập chung. Đỡ hơn là đánh với mấy cái bao đấm hoặc hình nộm.”
“Ờ, sao cũng được.” – Tôi lạnh nhạt nói.
“Xong chưa, 2 ông tướng lại đây.” – Tiếng thầy Phụng lại vang lên.
2 thằng tôi quay qua nhìn thầy thắc mắc, không biết ông thầy này còn muốn gì nữa.
“Mỗi một võ sĩ boxing phải trưởng thành qua các trận đánh thực tế, không phải như một số môn võ khác dạo vài bài quyền là được khen, được lên đai này nọ. Ở đây, muốn người khác biết đến mình thì cái sàn đấu này là nơi duy nhất để thực hiện điều đó.” – Thầy Phụng khoanh tay nhìn 2 thằng tôi một lượt rồi nói.
2 thằng đứng gật gù lắng nghe.
“Phước thì có lẽ trước kia cũng có tập một thời gian dài. Còn ông Hiếu có mấy đòn đánh cũng hiểm, chắc trước cũng học qua loại võ nào đó.”
“Thế nhưng, cả 2 vẫn còn rất nhiều sai sót, trong cả phương diện tấn công lẫn phòng thủ. Phước, thầy hỏi em, tại sao em lại tập trung chuyên về tốc độ.”
“Mọi thứ đều có thể phá, duy chỉ có nhanh là không thể.” – Thằng Phước vẫn ánh mắt hờ hững nhìn ông thầy, nhàn nhạt nói.

“Sai lầm.” – Thầy Phụng cắt ngang – “Không chỉ riêng boxing mà toàn bộ các loại võ thuật, muốn đạt đến trình độ cao phải đạt được 3 yếu tố. Kỹ xảo – lực đạo – tốc độ. 3 yếu tố này quan hệ khắc chế nhau. Em có thể dùng nhanh để phá xảo, dùng xảo phá lực, dùng lực để phá nhanh. Nếu như trong trận vừa rồi, Hiếu chắc tay hơn, ra đòn mạnh hơn 1 chút. Vậy thì giờ người đo sàn chính là em.”
“Nhưng nếu lực đủ hoặc dư, nhưng tốc độ không theo kịp em. Vậy thì cuối cùng người thắng vẫn là em.”
“Vậy nếu trong trường hợp, lấy cứng chọi cứng thì sao.”
“Ơ. . .” – Thằng Phước ngạc nhiên.
“Em có đủ khả năng để tập trung trong suốt toàn bộ 4 hiệp đấu không, hoặc nói xa hơn là các giải lớn tổ chức 6 hiệp. Em theo nổi không? Em cũng đừng nói với tôi là em không biết sự tập trung ảnh hưởng lớn nhất đến tốc độ chứ?”
“. . .” – Thằng Phước câm như hến.
“Cứ từ từ mà suy nghĩ. Còn Hiếu, né tránh của em còn gặp rất nhiều lỗi, cái này phải sửa. Tiếp theo là tấn công, em luôn tập trung công kích vào những chỗ hiểm như chấn thủy, thái dương, mạn sườn. Đó là điều tốt vì có thể khiến đối thủ gục ngã một cách nhanh nhất. Nhưng em vẫn chưa tính toán được, đòn nào nên dùng lực nhiều, đòn nào dùng lực ít. Tôi lấy ví dụ như một cú đánh vào thái dương bên nãy, đồng ý là đó là yếu huyệt. Em cũng thấy Phước nó nhanh hơn em một bước, nhanh chóng né nên lực của em mặc dù tốt, nhưng tác động vào đối phương không được bao nhiêu. Một khi em dùng lực cho tấn công quá nhiều thì khả năng thu người phòng thủ sẽ chậm một nhịp. Nếu như lúc đó em giảm bớt lực xuống, khi cảm thấy đối phương dính đòn nhanh chóng thu tay về, đồng thời bồi thêm một cú móc ngược bằng tay trái. Lúc đó kết quả có thể sẽ khác.”
“Em hiểu.” – Tôi gật gù.
“Cố gắng sửa lại cách né tránh đồng thời tập luyện tốc độ cho tốt vào. Được rồi 2 đứa giải tán đi.” – Thầy Phụng gật đầu đi xuống dưới.
Tôi cố gắng chui qua cái dây võ đài, đi về phía thằng Đức đang đứng. Lúc này thực sự tôi cố hết nổi rồi, khoác tay qua người thằng Đức bảo nó dìu đi rồi kiếm góc nào đó quăng tạm tôi xuống.
“Có sao không mày, trông mày thảm quá vậy.” – Thằng Hưng chạy lại hỏi.
“Không sao, thoát lực tí thôi. Ngồi nghỉ xíu là được.” – Thằng cố gắng nhe răng cười với nó một cái.
Ánh mắt nó nhíu nhíu, nhìn tôi có phần kỳ quái. Nó chẳng nói chẳng rằng gì quay người bỏ đi.
“Trận rồi mày thua à?”
“Ờ, thấy rồi còn hỏi.”

“Tao thấy mày là thằng thích ăn thua với người khác lắm mà. Sao giờ tỉnh queo vậy?” – Thằng Đức ngạc nhiên.
“Chứ giờ mày muốn sao, lên kêu ông thầy cho đấu lại chắc?” – Tôi vừa thở phì phò, vừa úp cái khăn bông to đùng lên mặt.
“Tao thấy lạ thôi.” – Thằng Đức nhún vai.
“Ba mươi năm Hà Đông, ba mươi năm Hà Tây. Rừng xanh còn đó, lo gì không có củi đốt.”
Thằng Đức nhìn tôi lắc đầu chán nản, xong nó quay về phía thằng Phước cũng đang ngồi dựa vào tường thở dốc, sau đó nó quay lại gật gù – “Mà công nhận thằng đó đánh đã thật, tay nó múa vèo vèo. Bữa nào dụ nó làm một trận mới được.”
“Mày thích tìm ngược đãi thì cứ việc, ít nhất từ giờ tới sau Tết tao không rớ vào nó.”
Lúc này thằng Hưng từ đâu chạy lại, cầm cái gương nhỏ nhỏ quăng cho tôi – “Coi đi.”
Tôi khó hiểu cầm lấy cái gương, sau đó dí mặt mình vào để coi thử xem thế nào. Không nhìn thì thôi, vừa nhìn thì tôi đã hết hồn. Lúc này con mắt phải vừa đỏ vừa sưng, gò má cũng bầm dập, khóe miệng còn rách ra một đoạn ứa cả máu. Tôi quăng phắt cái gương cho thằng Hưng, gằn giọng – “Mày được, lần sau lên sàn tao thề là trả đủ hết, cả vốn lẫn lời.”
Thằng Đức trợn mắt nhìn tôi, rồi quay qua thằng Hưng cười khổ – “Thấy chưa, tao đã bảo dễ gì mà nó chịu thua ngoan ngoãn vậy.”
Suốt buổi tập hôm đó, do tôi ngồi lỳ một chỗ khôi phục nên thằng Đức đành túm một thằng cùng hạng cân vào tập. Thằng này mang tiếng tập cũng 3 4 tháng, nhưng vẫn chưa đâu vào đâu, về sau bị thằng Đức vờn ột hồi cũng khổ không thể tả. Mắt tôi thì càng ngày càng sưng, tôi cũng không cầm cái gương để dòm xem rốt cục nó biến hóa ra sao, nhưng thấy tầm nhìn bị giảm đi rõ rệt là tôi cũng đủ chán nản rồi. Thằng Phước cũng không khá hơn tôi bao nhiêu, khi cú cuối cùng nó gần như là lĩnh toàn bộ lực do tôi trút ra. Lúc này nó cũng đang vớ một bịch nước đá trùm lên mặt, quay sang nhìn tôi cười nhe nhởn. Thấy điệu bộ của nó, tôi hận không thể phi sang mà đạp cho nó vài đạp. Nhưng ốc còn chưa mang nổi mình ốc, giờ tôi đi còn khó chứ đừng nói sang kiếm chuyện với nó. Cho nên muốn thì muốn đấy, cũng phải đành câm lặng mà nuốt ước muốn vào bụng.
Chật vật mãi mới bò về đến nhà, may phước là thứ 7 nhị vị phụ huynh vẫn đi làm, nên ít ra cũng trốn tránh được một hồi. Trước ánh mắt lo lắng nửa phần của thằng Đức, 9 phần rưỡi khác là sung sướng khi người khác gặp họa. Tôi bực bội đóng rầm cổng lại, mặc kệ khuôn mặt hãm tài của nó phía bên kia cánh cổng. Tôi vứt cái xe ra một góc rồi buồn bực lê lên phòng. Nhưng tránh mặt được nhị vị phụ huynh, thì tôi cũng chẳng thể nào tránh mặt được con em trời đánh kia. Và lúc này nó đang nằm phẽ phỡn trên võng xem phim. Nhưng vừa nhìn thấy tôi, bé Thảo đã nhảy ngược lên, tá hỏa chạy lại chỗ tôi.
“Anh đi đâu mà mặt mũi tèm lem, bầm dập ghê vậy?”
“Tập boxing. Em biết rồi mà.” – Tôi cười khổ.
“Nhưng, anh bị ai đánh mà ghê vậy?”

“Thôi đừng hỏi nữa, để anh lên nằm nghỉ đi.” – Tôi uể oải đáp.
“Dạ. . .” – Bé Thảo gật đầu, mắt vẫn nhìn tôi cực kỳ lo lắng.
Tôi cười cười, đưa tay xoa đầu nó một hồi, tiện tay nhéo má nó thêm một cái, tới khi nó phồng má lên phản đối, tối mới cười ha hả rồi bỏ lên phòng. Ném cái balo vào góc phòng, tôi nằm vật ra giường không biết trời đất gì hết. Nhưng nằm chưa ấm chỗ thì bé Thảo lại mò sang, và trên tay nó lại là một bịch nilon to tướng.
“Gì nữa đây?” – Tôi thắc mắc.
“Bông, băng gạc, thuốc đỏ. . . Nằm im đó để em sát trùng cho.”
“Ở đâu ra cái mớ này.” – Tôi nghi hoặc nhìn nó. Thầm nghĩ nhà mình hồi giờ cũng chỉ có lèo tèo vài loại thuốc cảm rồi nhức đầu thông thường, nào có bao giờ thấy thấy mấy thứ như vậy.
“Em mua từ hồi anh đá bóng nhưng còn dư.” – Bé Thảo lúng túng nói.
“À ra thế.” – Tôi gật gù, rồi mặc kệ cho con bé muốn làm gì thì làm.
Nhưng thấy con bé thấm thuốc mà tay run run, mắt cũng rơm rớm khiến tôi phải phì cười. Nhưng cười thì lại đụng chạm đến cái mép đang rách nham nhở, nên trông tôi so với mếu còn khó coi hơn.
“Mặt mũi vầy còn cười nữa, nằm im coi.” – Bé Thảo cáu kỉnh nói.
“Cứ bình thường thôi, bôi thuốc mà em chỉ đi lướt qua hàng hoa thế thì thấm gì nổi.” – Tôi dù nhăn nhó nhưng vẫn buông lời trêu ghẹo đôi ba câu.
“Mà hết giận anh rồi hả nhóc.” – Đợi bé Thảo sát trùng xong xuôi, tôi buồn miệng quay sang hỏi.
“Hừ, đợi anh khỏi rồi em giận tiếp.”
“Vậy mốt ngày nào anh cũng sẽ như vầy, là khỏi lo em giận nữa rồi.”
“Còn nói vậy nữa. Coi chừng mốt em mặc kệ anh luôn, lúc đó đừng có hối.” – Bé Thảo chun mũi nói.
“Nhà quanh đi quẩn lại có 2 đứa đi ra đi vào gặp nhau hoài. Mốt có gì cứ nói thẳng với anh này, thấy em vậy anh cũng đâu có vui gì đâu.” – Tôi xoa đầu nó, bùi ngùi nói.
“Dạ.” – Bé Thảo nhìn tôi rồi cười toe toét – “Anh nằm nghỉ đi, em thu dọn đồ rồi xuống nấu cơm. Có gì tí em nói với mẹ anh bị ốm, rồi tối em mang cơm lên cho.”

“Ừa, chứ anh oải quá rồi.” – Tôi nhăn nhó nói.
“Đánh đấm cho cố vô, ham hố chi ba cái trò bạo lực thế không biết.” – Thảo bĩu môi rồi ngúng nguẩy đi ra khỏi phòng. Còn tôi thì nằm lăn lóc ngủ thẳng cẳng.
Thứ 2 lên trường, khuôn mặt chỉ cải thiện được một phần nhỏ nhoi. Nhìn vẫn bầm dập cực kỳ hoành tráng. Tôi giấu được ba mẹ hôm thứ 7, nhưng cũng chả giấu được mãi. Hôm sau mẹ Hòa cằn nhằn một trận khiến tôi lúng túng gãi rách cả đầu, đến khi ba đến giải vây thì tôi mới thở phào vì thoát được cái án đang treo lủng lẳng trên đầu. Hôm nay, đi từ bãi xe đến hành lang, từ hành lang tầng trệt đến cầu thang, từ cầu thang lên đến lớp. Ai nhìn thấy tôi cũng hơi ngạc nhiên, có đứa còn chỉ trỏ loằng ngoằng loạn cả lên. Tôi hoảng quá cắm đầu đi một mạch lên trên lớp, tới khi chui vào lớp thì mới thở phào nhẹ nhõm. Nhưng sự việc chưa dừng lại ở đó.
“Ê thằng Hiếu mới đi đánh lộn về hả, mặt mũi ghê vậy bây.” – Thằng Mạnh vừa nhìn thấy tôi đã bô bô cái mồm.
Nó vừa dứt lời thì cả lớp đề chĩa ánh mắt thẳng về hướng tôi, tôi nghiến răng nghiến lợi đi về chỗ. Thằng Mạnh vẫn chứng tỏ nó là một thằng vô tích sự, tiếp tục chõ mỏ vào hỏi.
“Mày làm gì bị người ta đánh ghê vậy ku, tao nhớ mày cũng đâu có hiền lành gì.”
“Câm ngay, mày tin tao vặn hết răng mày không?” – Tôi gằn giọng. Nhưng hù được thằng Mạnh xong, tôi đảo mắt nhìn quanh cả lớp, thấy vẫn nhiều đứa nhìn về phía tôi xoi mói. Tôi chán nản gục mặt xuống bàn.
“Cộc, cộc.” – Tôi cảm giác như có ai đó đang gõ gõ vào bàn mình. Tôi lười biếng ngẩng đầu dậy thì thấy ngay một khuôn mặt mà nói thẳng ra, chính là người mà tôi ngại gặp nhất lúc này – “Thùy. . .”
“Hiếu ình kiểm tra Anh văn.” – Khi Thùy nhìn thấy khuôn mặt tôi, em khẽ hơi nhíu mày. Nhưng sau đó mọi thứ lại trở lại như bình thường.
“Ế, vụ gì vậy?” – Tôi ngạc nhiên nhìn sang thằng Vũ, thắc mắc rằng đã từ lâu rồi hình như. . . tụi cán sự bộ môn cũng quên mất cái trò kiểm tra này. Thằng Vũ nhìn tôi cười mà so với khóc còn khó coi hơi. Tôi sực nhớ ra tụi này sợ em Thùy thấy mấy ông trời, sức mấy mà dám đôi co này nọ.
“Ừa, Thùy kiểm đi.” – Tôi nhìn Thùy liếm môi nói, dù gì cũng không đến nỗi. . . mù chữ như đầu năm. Vả lại tuần trước tôi cũng khá chăm chú nghe giảng nên cũng nhớ được một chút.
Nhưng “một chút” đối với tôi là một bầu trời rộng lớn, còn đối với Thùy thì con muỗi xem ra. . . còn khổng lồ hơn. Sau một hồi bị quay như quay dế, tôi bực bội hỏi.
“Rõ ràng kiến thức này chưa học, sao Thùy lấy ra hỏi mình?”
“Cái này là kiến thức từ cấp 2. Tới giờ Hiếu còn chưa nắm chứng tỏ mất căn bản trầm trọng. Mình sẽ báo cáo với thầy chủ nhiệm.” – Thùy lạnh nhạt gõ cái cộp quyển sách vào mặt bàn tôi, lạnh nhạt nói, sau đó em quay người bỏ đi lạnh lùng như lời. . . em vừa nói ra.
“Ta kháo, cái quái gì mà. . . Ôi đệch !!!” – Tôi nghẹn họng trân trối, không hiểu chuyện gì đang xảy ra.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.