Bạn đang đọc Những câu chuyện kỳ lạ của Darren Shan ( Tập 2: Đệ tử của Ma cà rồng ) – Chương 4: tập 2 chương 16-20
CHƯƠNG MƯỜI SÁU
Tôi lúng túng nhào xuống đất, kêu thét lên vì cánh tay nhói đau, nhưng vội quay đi, tránh cái nhìn dữ tợn của bộ mặt lông lá đang nhìn xuống tôi.
– Ồ, chú bé, tớ không làm chú đau chứ? Tớ chỉ giỡn, hù chú sợ chút chút cho vui thôi mà.
Giọng ông ta vui vẻ, hiền lành, không tỏ ra có ác ý. Tôi ngồi dậy, thoa khuỷ tay, bảo:
– Cháu không sao.
– Thật hả? Không gãz xương chứ? Tớ có lá thuốc chữa xương gãy đây.
Sam đã chạy lại đứng bên Evra, nói:
– Thuốc lá không không làm lành xương gãy được.
– Chắc thế, nhưng làm người ta yên tâm, coi chỗ gãy như một vết nhăn nhỏ xíu trên bản đồ vũ trụ thôi. Tuy nhiên, thật ra, nó đau thấu trời luôn.
Sam nhăn mặt, ra điều thông minh cỡ nó cũng mù tịt, chẳng hiểu ông già lẩm cẩm này định nói gì.
Tôi lại nói:
– Cháu không sao đâu. Chỉ mấy phút là êm thôi.
Ông ta thở dài thườn thượt:
– Nghe vậy là tớ mừng rồi. Tớ chúa ghét làm người khác bị đau.
Tôi nhìn ông ta kĩ hơn. Tròn trịa, râu tóc dài, rậm rì, bù rối. Áo quần dơ bẩn, bốc mùi hôi phát khiếp. Có lẽ cả tháng rồi ông ta chưa hề tắm giặt. Trông ông ta thân thiện, dễ mến đến làm tôi phát ngượng vì đã tỏ ra quá khiếp đảm. Ông ta hỏi:
– Các chú em là người địa phương hả?
Sam nói ngay:
– Cháu thôi. Hai cậu này là người trong gánh xiếc.
– Xiếc? Quanh đây có xiếc à? Trời đất ôi! Vậy mà tớ không biết. Ở đâu? Tớ khoái hề xiếc cực kỳ.
Sam bảo:
– Không phải xiếc đó đâu. Đây là xiếc quái dị.
– Hả? Xiếc quái dị?
Ông ta lom lom nhìn Evra. Những cái vẩy màu sắc, chứng tỏ nó là một trong những diễn viên.
– Chú em là diễn viên trong đoàn, phải không?
Evra ngượng nghịu gật đầu. Ông ta dồn dập hỏi:
– Ở đó, người ta có hành hạ, đánh đập, bỏ đói chú em không?
Nó lại ngượng nghịu lắc đầu:
– Chú em tự nguyện ở với họ?
– Phải, tất cả mọi người ở đó đều tự nguyện. Đó là gia đình chúng cháu.
– Tốt. Rất tốt. Vậy mà họ đồn có những gánh xiếc nhỏ… À, quên…
Ông ta vỗ trán bồm bộp, nói:
– Tớ quên chưa giới thiệu tên mình, phải không? Tên tớ là R.C.
Tôi thắc mắc:
– R.C? Tên gì kỳ cục vậy?
Ông ta bối rối, ho khù khụ, rồi mới hạ giọng thì thầm:
– Chữ tắt của… Reggie Chay.
Ba đứa cười hô hố, đồng thanh lặp lại:
– Reggie Chay!
Ông ta nhăn nhó:
– Khổ lắm! Tên thật tớ là Reggie, nhưng vì tớ ăn chay nên đám bạn trong trường kêu riết thành chết tên luôn. Tớ không ưa cái tên đó, yêu cầu mọi người gọi mình là R.C. Nghe sành điệu hơn, phải không? Nhưng nếu muốn, các chú em cứ gọi tớ là Reggie Chay cũng được.
Tõ ràng ông ta khổ sở vì cái tên thời đi học. Tôi bảo:
– Cháu thích gọi ông là R.C hơn.
Evra và Sam đều nói:
– Cháu cũng vậy.
R.C tươi tỉnh hẳn:
– Tuyệt! Rất tuzệt! Còn các chú em tên gì?
– Darren Shan.
– Sam Grest.
– Evra Von.
Ông ta cũng hỏi như lần đầu tôi gặp Evra:
– Evra Von thôi sao?
– Đúng vậy.
– Tuyệt! Rất tuyệt!
R.C là chiến sĩ bảo vệ thiên nhiên, đến đây để ngăn chặn việc mở đường. Ông ta đã từng đi dọc ngang khắp nước, bảo vệ rừng, sông hồ, muông thú và những phong cảnh đẹp nổi tiếng.
Chúng tôi mừng rú khi ông ta mời tham quan một vòng quanh trại. Tạm gác nhà ga sang một bên. Dịp may thăm trại của những chiến sĩ bảo vệ môi trường đâu phải ngày nào cũng có được.
ốt dọc đường đi, ông luôn nói cho chúng tôi biết về cảnh quan chung quanh, về tất cả những điều đáng trách do con người gây ra với Bà mẹ Thiên nhiên: rừng bị phá huỷ, sông ngòi bị ô uế vì chất thải độc hại, muông thú đang bị con người làm cho tuyệt chủng. Ông bảo:
– Các chú em biết không, tất cả những chuyện đó đang xảy ra trên chính đất nước chúng ta thôi. Tớ chưa nói tới những chuyện xảy ra tại những nơi khác đâu.
Các chiến sĩ như R.C bảo vệ trái đất thoát khỏi những con người nguy hiểm, tham lam; những kẻ không cần biết hành động của chúng đã huỷ hoại môi trường sống đến thế nào. Những chiến sĩ bảo vệ thiên nhiên hành trình dọc ngang đất nước, để cảnh giác con người về những hiểm hoạ. Họ phát truyền-đơn và sách báo, để cổ động mọi người bảo vệ môi trường xung quanh.
Ông bảo:
– Nhưng tuyên truyền suông chưa đủ. Đó chỉ là bước khởi đầu. Chúng ta còn phải hành động thực sự, ráo riết hơn nhiều nữa. Phải ngăn chặn ngay sự phá hoại cảnh đồng quê. Chẳng hạn như vùng này đây: người ta đang xây dựng một con đường xuyên qua gò mộ cổ, nơi nhiều ngàn năm trước, người nô lệ khổ sai đã chôn những người bạn xấu số của họ. Các chú em tưởng tượng nổi không? Phá huỷ một di tích lịch sử, chỉ để hà tiện cho tài xế rút ngắn đoạn đường chừng mười hay hai mươi phút.
R.C lắc đầu buồn bã:
– Đây là một thời đại điện rồ. Những gì chúng ta đang đối xử với hành tinh này, thì trong tương lai sẽ có một ngày con người nhìn lại, lúc đó chúng ta sẽ được coi như những kẻ man rợ ngu xuẩn.
Ông ta bực tức như điên khi nhìn cảnh quan chung quanh. Sau một hồi nghe ông sôi nổi nói, cả ba thằng nhóc chúng tôi cũng tức giận không kém. Trước kia chẳng bao giờ chúng tôi nghĩ (và biết) những điều này. R.C bảo kẻ nào không nghĩ và hành động ngay bây giờ, khi thế giới điêu tàn sụp đổ, chẳng còn gì để than trách nữa.
Khoảng hai mươi chiến sĩ môi trường ngủ trong những túp lều lá tự dựng. Tất cả bọn họ đều bẩn thỉu và bốc mùi như R.C, nhưng họ đều vui vẻ và thân mật.
Sam hỏi R.C:
– Các ông ngăn chặn việc mở đường bằng cách nào?
– Tụi tớ đào hầm trong lòng đất, phá huỷ máy móc của chúng, đánh động giới thông tin. Lũ nhà giàu này sợ máy quay phim chĩa ống kính vào chúng lắm. Một nhóm phóng viên truyền hình gây hiệu quả gấp mấy chục chiến sĩ tụi tớ ấy chứ.
Sam hỏi có bao giờ các chiến sĩ phải sử dụng đến quả đấm chưa? Ông ta bảo các chiến sĩ không tin vào bạo lực, nhưng nhìn ánh mắt ông, chúng tôi có thể thấy là ông ta cũng ngứa ngáy tay chân lắm. Quả vậy, một lúc sau, ông ta nho nhỏ thì thầm:
– Tớ mà được chỉ huy, tớ sẽ cho tụi nó biết thế nào là lễ độ. Mềm quá hoá hỏng.
R.C mời chúng tôi ở lại ăn trưa. Bữa ăn chán ngắt, không có thịt, chỉ toàn gạo, rau, trái cây. Nhưng để tỏ ra lịch sự và làm ông ta vui lòng, chúng tôi ăn căng bụng.
Sau bữa ăn chúng tôi phải chia tay với họ. Các chiến sĩ còn nhiều việc phải làm, vì mấy hôm nữa họ lại chuyển đến nơi khác. R.C nói:
– Chúng tôi sắp đạt thắng lợi tại đây rồi. Nhưng cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn. Còn rất nhiều “chiến trường” khác vẫn đang chờ đợi.
Trên đường về Sam bảo:
– Cái ông R.C này lạ thật. Bỏ tất cả để đi tranh đấu ấy con thú, mấy mảnh rừng.
Evra nói:
– Ông ấy làm điều mà ông ấy tin là đúng.
– Tớ biết. Tớ còn mừng vì có những người như ông ấy. Nhưng sống như vậy kỳ cục quá, phải không? Phải tự hi sinh rất nhiều thứ. Tớ chịu thua, chẳng bao giờ làm chiến sĩ bảo vệ môi trường nổi đâu.
Tôi đồng ý ngay:
– Tớ cũng vậy.
Nhưng Evra lại bảo:
– Tớ khác. Tớ làm được.
Tôi bộp lại nó ngay:
– Sức mấy cậu làm nổi.
– Tại sao không? Mình sẽ đem con rắn đến sống và tranh đấu cùng họ.
– Sức mấy.
– Tại sao?
Tôi phá lên cười:
– Vì cậu không bốc mùi chua lè bằng họ.
Evra cười toe:
– Ừa, mấy chả hôi khiếp quá.
Sam đế thêm:
– Hôi kinh khủng hơn cả đôi bít-tất của mình hàng tuần không giặt.
Evra nghiêm mặt nói:
– Mình nghĩ sau này, khi lớn lên, chắc mình phải sống còn tệ hơn, kham khổ hơn các ông ấy nhiều. Mình mong sau này, mình làm được như R.C.
Sam lại đồng ý ngay với Evra. Tôi bảo:
– Chắc tớ cũng sẽ có thể quen dần với cuộc sống như thế.
Suốt đường về trại, chúng tôi hồ hởi bàn tán ì xèo về R.C và các chiến sĩ bảo vệ môi trường. Không đứa nào trong chúng tôi có thể ngờ đến nhũng rắc rối và thảm kịch do người chiến sĩ bảo vệ môi trường hiền lành đó sắp gây ra.
CHƯƠNG MƯỜI BẢY
Mấy ngàz sau đó, Evra và tôi vẫn tiếp tục với những công việc lặt vặt và lo ăn cho đám Tí-hon. Tôi cố bắt chuyện, nhưng chúng luôn lảng tránh. Không cách gì phân biệt được chúng. Một anh chàng (hay cô nàng?) cao hơn và môt tên thấp hơn cả bọn. Một tên khác có chân trái hơi khập khiễng. Nhưng trông chúng giống hệt nhau.
Càng ngày Sam càng đến trại thường xuyên hơn. Chúng tôi không đưa nó đi săn, nhưng nhờ nó giúp hầu hết những việc đáng lẽ chúng tôi phải làm trong trại. Nó làm việc cật lực, phần để gây ấn tượng với hai đứa tôi, phần để cố gắng kiếm một chân chính thức trong gánh xiếc.
Tôi ít gặp ông Crepsley. Ông biết tôi phải dậy sớm, săn mồi cho đám Tí-hon, nên ông để tôi tự do thoải mái rất nhiều. Điều này làm tôi rất mừng, vì không bị ông thúc ép uống “thuỷ ngân đỏ” của con người.
Rồi một buổi sáng, ông Cormac Tứ- chi xuất hiện, làm huyên náo cả trại.
Evra vừa kéo tôi đi vừa nói.
– Cậu phải gặp người này. Một diễn viên tuyệt nhất trên đời.
Khi chúng tôi tới chỗ đậu xe của ông Cao, một đám đông đang vây quanh Cormac Tứ-chi rồi. Mọi người thân mật vỗ lưng ông, rối rít hỏi thăm: ông đến đâz làm gì, thời gian qua đi đâu. Ông ta cười, bắt tay, trả lời từng người. Đúng là một siêu sao, nhưng không hề chảnh.
Vừa thấy Evra, ông ta lách ra, ôm nó:
– A ha, con bò sát hai chân yêu quý của ta, cháu khoẻ không?
– Khoẻ re.
– Tốt. Gần đây có lột da không?
– Gần đây thì chưa.
– Nhớ nghe, ta muốn có bộ da. Tại nhiều nước, da Người-rắn cao giá hơn vàng dó.
– Ông muốn bao nhiêu cũng được. Nhưng, ông Cormac, đây là Darren Shan, bạn cháu. Cậu ấy là người mới, chưa bao giờ được gặp ông.
Ông ta kêu lên, làm bộ như… hơi bị tự ái:
– Ôi! Vô lý! Làm sao có thể chưa biết đến Cormac Tứ-chi này chứ? Ta tưởng, tất cả mọi người trên thế giới đều đã từng xem tài biểu diễn của Cormac rồi.
Tôi bảo:
– Thậm chí cháu con chưa nghe tên ông bao giờ.
Ông ta ôm ngực như lên cơn đau tim. Tôi hỏi:
– Ông bị sao vậy?
Cormac nhìn quanh đám đông, nhăn nhó hỏi:
– Mình có nên chứng minh không nhi?
Mọi người mừng rỡ, nhao nhao:
– Ồ, có chứ. Chứng minh đi.
Cormac nhìn ông Cao đang đứng sau đám đông. Ông Cao thở dài gật đầu:
– Chúng không để anh yên, nếu anh không biểu diễn vài trò đâu.
– Được. Nhưng tránh ra cho đủ chỗ chứ.
Tôi vừa giật lùi theo mọi người, Cormac nắm vai tôi giữ lại, nói với đám đông:
– Tôi mới từ xa tới, nên rất mệt. Không thể diễn hết chương trình được đâu. Biểu diễn vài trò cho vui thôi nghe.
Ông ta nắm bàn tay phải lại, nhưng đưa ra ngón trỏ, bảo tôi:
– Darren, làm ơn ngậm ngón tay này đi.
Tôi liếc Evra. Nó ra hiệu cứ làm theo lời ông ta.
Cormac bảo:
– Nào, bây giờ thì cắn đi.
Tôi cắn nhè nhẹ. Cormac thúc giục:
– Mạnh hơn lên.
Tôi cắn mạnh hơn một chút. Cormac kêu lên:
– Thôi nào cậu bé. Không có răng à? Cắn cho ra cắn thử coi.
Được, muốn vậy, tôi cắn cho lão biết tay. Tôi há miệng, ngoạm một phát tưởng làm Cormac phải nhảy dựng lên. Nhưng, ngược lại, chính tôi là đứa nhảy dựng lên: tôi vừa cắn xuyên qua xương, cắt lìa ngón tay ông ta.
Khiếp đảm, tôi vội lùi lại, phun toẹt ngón tay đứt ra khỏi miệng. Tôi trố mắt nhìn, chờ một tiếng thét đau đớn, nhưng Cormac Tứ-chi lại ha hả cười, đưa cao hai tay đắc thắng.
Nơi tôi vừa cắn không một chút máu, chỉ là chân ngón tay mấp mô trắng hếu. Trong khi tôi ngó, một sự kỳ lạ xuất hiện: ngón tay ông ta đang từ từ… mọc lại!
Tôi tưởng mình bị quáng gà hay tưởng tượng, nhưng nó tiếp tục mọc lại thật, và chỉ vài giây sau, ngón tay dài trở lại như bình thường.
Cormac co duỗi để mọi người cùng thấy. Đám đông hoan hô như sấm dậy, còn tim tôi tưởng như ngừng đập.
Nhìn xuống ngón tay tôi đã phun ra: nó đang rữa dần, rồi chỉ còn lại là một nhúm cát nhỏ trên mặt đất.
Cormac Tứ-chi vỗ nhẹ đầu tôi, nói:
– Xin lỗi đã làm cháu sợ.
– Không sao. Cháu phải tập làm quen với những chuyện bất ngờ xảy ra tại đây. Cháu rờ thử được không?
Ông ta gật. Ngón tay mới đó chẳng khác gì với những ngón khác. Tôi hỏi:
– Ông làm cách nào vậy? Trò ảo giác, phải không?
– Không. Đó là lý do người ta gọi ta là Cormac Tứ-chi. Từ khi còn nằm nôi, ta đã có khả năng làm những phần thuộc tứ chi mọc lại, từ hai chân, hai tay đến các ngón. Không chỉ có thế, ngày còn bé, cha mẹ ta đã phát hiện ra tài năng đặc biệt của ta: phần nào của cơ thể ta cũng có thể làm ọc lai được. Trừ cái đầu. Chưa bao giờ ta dám thử cắt đầu. Chẳng dại gì thử thời vận bằng kiểu đó.
– Làm thế có đau không?
– Hơi hơi thôi. Khi một phần chân tay bị cắt, rồi mọc ngay lại tức thì, ta bị đau chừng mấy giây, giống như là…
Ông Cao cắt ngang:
– Thôi thôi. Chúng ta không có nhiều thời gian để anh dài dòng diễn tả đâu. Đoàn ăn không ngồi rồi suốt thời gian qua, chắc chắn khán giả tưởng chúng ta rã đám hết rồi. Nào, tất cả nghe đây, hãy rải người đi thông báo. Đêm nay chúng ta trình diễn.
CHƯƠNG MƯỜI TÁM
ốt buổi chiều, trong trại rì rào hoạt động. Mọi người qua lại, tíu tít như bầy kiến. Một nhóm xúm xít dựng nhà bạt trình diễn. Chưa bao giờ tôi đựơc nhìn thấy nhà bạt của một gánh xiếc. Hình ảnh thật ấn tượng: một khối tròn, cao lớn màu đỏ, được trang trí bằng những hình ảnh của những diễn viên.
Tôi và Evra bận rộn đóng cọc để cho nhà bạt được chắc, kê ghế khán giả, dựng sân khấu, sửa soạn đạo cụ cho diễn viên (như tìm kiếm lon thiếc, bù lon, đinh ốc để làm món nhắm cho Rhamus Hai-bụng, chuyển vận chuồng Người-sói vào khu trình diễn…)
Một công việc đồ sộ như thế, nhưng ai cũng rõ phần hành của mình, mỗi nhóm lãnh một việc, nên tất cả hoàn tất một cách trót lọt, nhẹ nhàng với một tốc độ không ngờ.
Buổi chiều, Sam tới sớm. Tôi định bảo nó phụ vài việc, nhưng Evra bảo nó chỉ làm quẩn chân thêm. Sam vừa giận vừa buồn ra mặt, đá phăng một hộp thiếc lăn lóc dưới chân. Tôi cảm thấy tội nghiệp nó quá, rồi chợt nghĩ có cách làm cho nó vui trở lại. Tôi gọi:
– Sam. Chờ chút đã.
Tôi chạy vội tới xe ông Cao. Mới gõ một tiếng, cửa bật ra ngay. Tôi chưa kịp nói tiếng nào ông Cao đã đưa cho tôi hai cái vé xem xiếc đêm nay. Nhìn hai tấm vé, rồi lại nhìn ông, tôi hỏi:
– Sao ông biết?
Ông ta mỉm cười đáp:
– Ta có cách riêng.
– Nhưng… cháu không có tiền.
– Ta sẽ trừ vào lương.
Cánh cửa xe đóng lại trước khi tôi kịp cảm ơn. Tôi hấp tấp chạy về đưa cho Sam hai cái vé. Nó hỏi:
– Cái gì vậy?
– Vé đêm nay. Một của cậu, một của R.C.
– Ôi! Wow! Cám ơn nhiều, Darren.
Nó chộp vé, nhét ngay vào túi. Tôi bảo:
– Không có chi. Nhưng chúng tôi bắt đầu lúc mười một giờ, kết thúc gần một giờ sáng. Cậu đi được không?
– Được quá chứ. Ba má mình đi ngủ từ lúc ga lên chuồng. Mình chuồn ra êm ru.
– Nhưng nếu ba má cậu bắt gặp, chớ nói là đi đâu nghe không.
– Yên tâm. Mình kín miệng như bưng.
Nó chạy như bay, đi tìm R.C.
Ngoài bữa ăn tối vội vàng, không còn giờ nghỉ nào cho đến giờ trình diễn. Trong khi Evra đi sửa soạn cho con rắn, tôi thắp nến trong nhà bạt. Đám Tí-hon lo phần bốn ngọn đèn chùm phía trên khán giả và một trên sân khấu.
Mags – một người đàn bà xinh đẹp trong nhóm bán quà lưu niệm và kẹo bánh trong giờ giải lao – nhờ tôi giúp một tay, vì vậy suốt một giờ tôi giúp chị ta xếp đặt vào khay những cái kẹo mạng nhện, tượng thuỷ tinh, lông Người-sói… Một tác phẩm mới, rất đẹp, tôi chưa từng thấy trong lần trước: búp bê hình mẫu Cormac Tứ-chi. Nếu bạn cắt một phần búp bê đó phần bị cắt sẽ mọc lại ngay. Mags cũng không hiểu vì sao. Chị ta bảo:
– Sáng chế của ông Cao đấy.
Tôi bẻ đầu búp bê, để xem thử bên trong có gì. Nhưng chưa kịp nhìn ngó, nó mọc ngay đầu khác.
Mags bảo:
– Mấy con búp bê này không bền đâu. Chỉ vài tháng là rữa ra hết.
– Chị có nói cho người mua biết thế không?
– Tất nhiên. Ông Cao bắt buộc phải cho khách hàng biết chính xác họ đang mua gì. Ông không cho phép lừa bịp người khác đâu.
Ông Crepsley cho gọi tôi trước giờ mở màn nửa tiếng. Bước vào, tôi đã thấy ông ta chỉnh tề trong bộ vét-tông trình diễn. Ông ra lệnh:
– Chùi bóng lồng của quý bà Octa đi, rồi cháu sửa soạn lại quần áo cho tươm tất một chút.
– Để làm gì?
– Cháu sẽ ra sân khấu với ta.
Tôi trợn mắt, nghẹn thở:
– Nghĩa là cháu… cháu cũng diễn?
– Một vai nhỏ thôi. Cháu đưa lồng ra và thổi sáo khi quý bà Octa giăng tơ trên miệng ta.
– Ông Cao vẫn làm chuyện này mà?
– Đúng. Nhưng đêm nay chúng ta thiếu diễn viên. Ông Cao có màn biểu diễn riêng. Vả lại, cháu là phụ tá của ta, phải không nào? Cháu sẽ thích hợp hơn ông ta.
– Vì sao?
– Trông cháu… rùng rợn hơn. Với bộ mặt tái nhợt và bộ quần áo quái đản kia, cháu như vừa bước ra từ một bộ phim kinh dị.
Ông ta làm tôi hơi hoảng. Chưa bao giờ tôi nghĩ mình lại có một ngoại hình… rùng rợn. Tôi liếc vào gương: trông tôi khiếp thật. Vì không chịu uống máu người, tôi xanh xao hơn trước nhiều. Bộ đồ “tẩm liệm” dơ dáy càng làm tôi giống ma hơn. Nhất định sáng mai, tôi phải tìm một bộ đồ khác.
Buổi diễn bắt đầu đúng mười một giờ. Tôi không ngờ đông người xem dến thế – vì chúng tôi ở giữa một nơi hoang vắng, thời gian quảng cáo gần như không có – nhưng trong nhà bạt chật cứng người.
Trong lúc Evra ngó ông Cao đang giới thiệu Người-sói, tôi thì thầm hỏi:
– Tất cả những người này từ đâu tới vậy?
– Mọi nơi. Chúng ta diễn ở đâu là họ biết ngay. Hơn nữa, tuy ông Cao mới chỉ cho chúng mình biết hôm nay, nhưng chắc chắn ông ấy đã tính toán từ hôm cắm trại tại đây rồi.
Tôi thưởng thức những trò diễn còn say mê hơn lần đầu. Vì bây giờ, tôi quen biết tất cả những người trong cuộc và cảm thấy mình như một thành viên trong gia đình.
Hans Tay-thần ra sân khấu tiếp theo Người-sói, sau đó là Rhamus Hai-bụng. Nghỉ giải lao lần thứ nhất xong, ông Cao phóng ra sân khấu, dường như không ai thấy ông di động, thoắt hiện tại góc này, lại có mặt ngay tại góc khác. Thoang thoáng như một bóng ma.
Sau màn trình diễn của Truska (cô gái có râu) là đến lượt tôi bước ra cùng Crepsley và quý bà Octa.
Ánh sáng lờ mờ nhưng với thị giác của một ma-ca-rồng, tôi nhìn thấy ngay Sam và R.C giữa đám đông. Cả hai đờ người khi trông thấy tôi, nhưng vỗ tay lớn hơn tất cả những người chung quanh. Tôi cố giấu nụ cười tươi rói: sư phụ tôi dặn dò, phải làm ra vẻ khốn khổ, thảm sầu mới gây được ấn tượng mạnh cho khán giả.
Đứng chờ ông Crepsley trình bày cho khán giả thấy quý bà Octa có thể gây nguy hiểm chết người như thế nào rồi tôi mới mở cửa lồng. Một phụ tá dắt con dê ra sân khấu.
Một tiếng la đầy giận dữ khi con nhện độc sát hại con dê. Đó là tiếng la của R.C. Lúc đó tôi mới hối tiếc, đáng lẽ tôi không nên mời ông ta, vì R.C rất thương yêu loài vật.
Tôi hơi hoảng khi thổi sáo điều khiển Octa giăng tơ quanh miệng ông Crepsley, vì cảm thấy mọi cặp mắt đang hướng về mình. Chưa bao giờ tôi biểu diễn trước đám đông, nên chỉ sợ thổi trật nhịp. Nhưng vừa bắt nhịp đầu tiên, tư tưởng tôi tập trung ngay và đã có thể truyền lệnh cho con nhện độc.
Nhìn nó di chuyển qua lại trên miệng ông ta, tôi chợt nghĩ: đây là cơ hội tốt nhất để làm điều mình hằng mong muốn.
Điều khiển cho con nhện độc cắn Crepsley lúc này là chuyện trong tầm tay tôi. Chỉ thổi sai một nhịp, chỉ một chút lơ đãng là ông ta mất mạng ngay và tất cả chỉ là tai nạn. Không ai có thể kết tội được tôi. Những cái nanh nhện sáng rực dưới ngọn đèn chùm. Hơi nóng của những ngọn nến như đặc sánh, làm mồ hôi tôi tuôn như tắm, càng dễ dàng cho tôi đổ tại những ngón tay ẩm ướt bị trơn trợt khi bấm trên ống sáo.
Hai tay ông Crepsley đang thả xuôi hai bên mình, miệng bị cuốn đầy tơ nhện. Chỉ cần một thoáng giây ngắt luồng tư tưởng giữa tôi và Octa, sẽ…
Nhưng tôi đã không làm điều đó. Tôi thổi hoàn hảo, an toàn tuyệt đối. Chẳng hiểu vì sao tôi lại tha mạng cho con ma-cà-rồng đó. Có thể vì sợ ông Cao phát hiện. Có thể vì tôi vẫn cần đến Crepsley dạy cho cách sống còn. Hay có thể vì tôi không muốn mình thành kẻ sát nhân.
Hoặc cũng có thể – ừ biết đâu được – vì tôi bắt đầu mến ông ta. Dù sao, chính ông ta đã đưa tôi vào gánh xiếc và cho tôi làm phụ diễn. Nếu không có ông, không bao giờ tôi gặp được Sam và Evra. Ông đối xử tốt với tôi, dù chỉ là tốt theo kiểu của một ma-cà-rồng.
Dù với lý do nào, cũng không thể để con nhện giết chết chủ nhân của nó được. Vì vậy, sau cùng, chúng tôi cúi chào khán giả, rời khỏi sân khấu rất êm đẹp.
Vừa khuất sau cánh gà, ông Crepsley nhỏ nhẹ bảo tôi:
– Cháu đã định giết ta.
Tôi ngu ngơ hỏi:
– Ông nói gì cơ?
– Cháu biết ta nói gì. Nhưng sẽ không thành công đâu. Trước khi diễn, ta đã rút gần hết nọc độc của Octa rồi. Nó chỉ còn đủ khả năng để giết chết con dê thôi.
Sự căm ghét lại sôi sục trong tôi. Trợn mắt nhìn ông, tôi hét lên:
– Ông thử tôi? Tất cả mọi việc, tất cả mọi lúc, ông đều tìm cách dò xét tôi.
– Ta cần phải biết có thể tin tưởng ở cháu được không.
Tôi kiễng chân để có thể nhìn thẳng mắt ông ta:
– Vậy thì ông nghe đây. Cái trò thử thách của ông chẳng ăn thua gì đâu. Lần này tôi đã không giết ông, nhưng tôi sẽ không bỏ lỡ khi có cơ hội khác đâu.
Vùng quay phắt đi, tôi tức đến không thèm nán lại xem màn biểu diễn đầy hấp dẫn của Cormac Tứ-chi.
CHƯƠNG MƯỜI CHÍN
Sáng hôm sau tôi vẫn còn tức. Evra luôn miệng hỏi tôi có chuyện gì, nhưng tôi im lặng, không muốn cho nó biết chuyện tôi định giết ông Crepsley.
Evra bảo nó đã gặp Sam và R.C sau buổi diễn đêm qua.
– Sam mê tít, nhất là khi Cormac cưa đứt hai chân. Sao cậu không ở lại xem?
– Để lần sau. Còn R.C ông ấy có thích không?
– Không. Trái lại.
– Tức giận vì vụ con dê bị giết.
– Đúng. Nhưng mình bảo nó là con dê mua của hàng thịt, trước sau gì nó cũng phải chết. Người-sói, con rắn và Octa làm ông ta khó chịu nhất.
– Vì sao?
– Ông ta sợ chúng không được đối xử đàng hoàng. Việc nhốt chúng trong lồng, ông ta cho là tàn nhẫn. Mình bảo chỉ trừ con nhện, còn Người-sói thỉnh thoảng vẫn được ra ngoài, và cho ông ta thấy là con rắn con ngủ chung với mình nữa.
– Ông ta có tin cậu về vụ Người-sói không?
– Có thể, nhưng khi ra về, trông ông ta vẫn có vể nghi ngờ. Ông ấy rất quan tâm đến vấn đề ăn uống của chúng. Cho chúng ăn gì, đồ ăn lấy từ đâu? Phải thận trọng với cha này, ông ta rất có thể gây cho chúng ta nhiều rắc rối đấy. Cũng may là vài ngày nữa họ đi khỏi đây rồi. Tuy nhiên, cho đến lúc đó, chúng ta vẫn phải cảnh giác.
Một ngày yên tĩnh trôi qua. Xế chiều, Sam ghé tới, nhưng chúng tôi không có hứng thú chơi đùa trong một ngày u ám như thế này, nên sau nửa tiếng quanh quẩn, Sam lủi thủi về nhà.
Mặt trời vừa khuất bóng, ông Crepsley gọi tôi tới lều. Tôi định không đến, nhưng nghĩ lại, dù sao ông ta vẫn có quyền tống tôi ra khỏi đoàn, nên tốt nhất là đừng chọc giận ông ta thêm nữa.
Gặp ông ta, tôi làu bàu hỏi:
– Ông cần gì?
– Đứng lại gần đây, để ta nhìn cho rõ.
Mấy ngón tay xương xẩu của ông ta lật ngửa đầu tôi ra sau. Vạch mắt tôi. Để quan sát tròng trắng, rồi ông ta bảo tôi há miệng để có thể nhìn thấu cuống họng. Sau khi bắt mạch cho tôi, ông hỏi:
– Cháu cảm thấy sao?
– Mệt?
– Yếu? Bệnh?
– Hơi hơi thôi.
– Gần đây cháu có dùng máu tươi không?
– Có.
– Nhưng toàn máu loài vật, phải không?
– Phải.
– Được rồi. Chúng ta ra ngoài.
– Đi săn sao?
– Không. Đi gặp một người bạn.
Ra ngoài, tôi nhảy lên lưng ông và ông bắt đầu chạy. Nhưng qua khỏi khu vực trại của đoàn, ông vun vút phi hành. Quang cảnh chung quanh loáng thoáng giật lùi.
Đang mải nghĩ, cả ngày nay rảnh rỗi, mà quên khuấy chuzện kiếm tìm bộ quần áo mới, nên tôi không quan tâm mình đang được đưa đi đâu.
Bộ quần áo tôi đang mặc rách tả tơi, bạc thếch, đất cát bám đầy. Chưa bao giờ tôi quan tâm đến chuyện chưng diện, nhưng tôi rất sợ trông mình như một thằng lang thang đầu đường xó chợ. Nhất định ngày mai phải kiếm cho ra một bộ đồ mới.
Ông Crepsley giảm tốc độ khi chúng tôi tới một thành phố. Chúng tôi ngừng lại mặt sau môt toà nhà cao tầng. Vừa định hỏi nơi này là đâu, ông Crepsley đưa ngón tay lên môi, ra hiệu bảo tôi yên lặng.
Ông ta đặt một tay lên cánh cửa khoá, tay kia búng tách một tiếng. Cửa bật mở ngay. Ông đi trước dẫn đường dọc một hành lang tối, rồi qua một cầu thang, chúng tôi lên tới một phòng sáng rực ánh đèn.
Đứng trước một cái bàn trắng toát, ông Crepsley nhìn quanh để biết chắc trong phòng chỉ có hai chúng tôi. Ông kéo sợi dây chuông trên tường. Cánh cửa của bức tường kính sau cái bàn hé mở. Một người đàn ông mặc toàn màu trắng, khẩu trang xanh, bước ra, lên tiếng:
– Tôi có thể giúp gì đây… Ồ! Larten Crepsley! Quỷ già. Ông làm gì ở đây vậy?
Người đàn ông mở khẩu trang, nên tôi có thể thấy ông ta đang cười mừng rỡ. Hai người bắt tay nhau. Crepsley nói:
– Chào Jimmy, lâu lắm mới gặp anh.
– Quá lâu. Nhưng tôi nghe đồn là anh bị giết chết rồi mà. Thiên hạ kể tùm lum chuzện ông bị kẻ thù đâm một cây gậy xuyên qua tim.
– Đừng nghe tin đồn nhảm. Jimmy, đây là Darren Shan, bạn đồng hành của tôi. Darren, đây là Jimmy Ovo, một người bạn cũ của ta. Ông ấy là một nhà bệnh lý học tài năng nhất thế giới đấy.
Tôi chào. Nhà bệnh lý học bắt tay tôi, nói:
– Rất hân hạnh được biết em. Em không là một… À, tôi định hỏi, em có phải là… người trong hội không?
Ông Crepsley lên tiếng:
– Darren là ma-cà-rồng.
Tôi vội cải chính ngay:
– Một nửa thôi.
Jimmy nhăn nhó:
– Ồ, đừng ngại Darren, mình biết những người trong hội ra sao mà. Mình không nghĩ ngợi gì đâu. Nhưng thú thật nghe tới tiếng “ma” là rùng cả mình rồi. Có lẽ vì xem quá nhiều phim kinh dị thôi. Biết là các bạn không phải là quái vật, nhưng khó mà quên nổi những hình ảnh đó trong phim.
Jimmy làm bộ rùng mình, le lưỡi. Tôi hỏi:
– Nhà bệnh lý học là sao?
– Mình mổ những cái xác, để tìm hiểu vì sao họ chết. Không phải tất cả mọi xác đâu, chỉ mổ xác những cái chết khả nghi thôi.
Ông Crepsley nói thêm:
– Đây là nhà xác thành phố. Lưu giữ những xác chết của bệnh viện.
Tôi chỉ căn phòng phía sau bức tường kính:
– Đó là nơi lưu giữ xác phải không?
Jimmy vui vẻ gật đầu, mời chúng tôi vào trong. Tôi bị ngỡ ngàng, vì tưởng sẽ thấy hàng chục cái bàn, chồng chất những thây người đã được mổ toang hoác. Nhưng không phải vậz. Chỉ có một cái xác, phủ vải trắng từ đầu đến chân, trong căn phòng rộng mênh mông, đèn sáng rực. Nhiều tủ hồ sơ kê sát tường và những dụng cụ y khoa rải rác đầy phòng.
Khi chúng tôi ngồi xuống ba cái ghế gần xác chết, ông Crepsley hỏi:
– Bận rộn lắm không?
– Không đâu. Thời tiết tốt và cũng ít có tai nạn giao thông, không có bệnh lạ, không ngộ độc thức ăn, không nhà nào bị đổ. À này, tôi giữ một bạn cũ của ông ở đây mấy năm rồi.
– Ồ! Ai vậy?
Jimmy khịt khịt mũi rồi tằng hắng mấy tiếng. Ông Crepsley kêu lên:
– Barver Purl? Làm sao mà con chó già đó lại…
Hai người quay qua bàn bạc về Barver Purl. Tôi nhìn quanh, thắc mắc, không biết còn những xác khác để đâu. Khi họ ngừng nói chuyện, tôi hỏi Jimmy. Ông ta đứng dậy, bảo tôi theo đến những tủ hồ sơ, rồi kéo một ngăn ra.
Khói lạnh mù mịt toả ra từ ngăn kéo. Khi lớp hơi lạnh tan hết, tôi thấy tấm vải phủ màu trắng. Thì ra đây không phải là những tủ hồ sơ. Đó là những quan tài lạnh chứa xác chết. Jimmy nói:
– Chúng tôi lưu giữ xác tại đây cho đến khi nghiên cứu xong, hay có thân nhân đến lãnh về.
Tôi nhìn quanh, đếm những hàng ngăn kéo, hỏi:
– Trong những ngăn này đều có xác sao?
– Không. Hiện nay chúng tôi chỉ còn lại sáu vị khách thôi, chưa kể vị khách trên bàn kia. Tôi đã bảo rồi mà thời gian này rảnh rỗi lắm. Nhưng kể cả thời điểm bận rộn nhất cũng vẫn có nhiều ngăn bỏ trống.
Ông Crepsley hỏi:
– Có cái nào còn tươi không?
Tôi kêu lên:
– Chuyện gì vậy? Ông không định sử dụng xác chết đấy chứ?
Crepsley lôi từ trong áo choàng ra mấy cái chai nhỏ:
– Ta cần phải chứa đầy mấy chai này.
– Không làm như thế đựơc.
– Tại sao?
– Lấy máu của người chết là không đàng hoàng.
– Người chết không cần đến máu nữa. Vả lại lấy đầy những chai này của người sống, phải cần nhiều thơi gian, nguy hiểm, công sức…
Jimmy nhận xét:
– Darren nói năng không giống một ma-cà-rồng chút nào.
Ông Crepsley ậm ừ:
– Nó còn đang học tập. Nào, vào việc đi. Tôi không rảnh suốt đêm đâu.
Jimmy kéo ra một người đàn ông cao lớn, tóc vàng rồi lật phăng tấm vải phủ. Trên đầu người đó có một vết thương, da trắng toát, nhưng trông ông ta như người đang ngủ.
Crepsley rạch một đường dài trên ngực người đàn ông để lộ ra trái tim của người chết. Đặt cái chai bên cạnh xác, lấy ra một cái ống, rồi một đầu ông cắm vào chai, đầu kia lùa vào quả tim, ông ta nhè nhẹ bóp như bóp một cái bơm. Máu từ tim chuyển dần sang chai. Chai gần đầy, Crepsley ngậm đầu ống, đóng nút chai, rồi chuyển ống sáng chai khác.
Liếm quanh răng như để thử chất lượng, Crepsley chép miệng:
– Tốt, rất tinh khiết, dùng được.
Chứa đầy tám chai nhỏ, Crepsley nhìn tôi nghiêm nghị:
– Darren, ta biết cháu không muốn, nhưng đây là lúc cháu phải…
– Không.
Tôi bật nói. Ông ta gắt:
– Thôi đi Darren. Người này chết rồi, chúng ta có làm gì hại hắn đâu.
– Tôi không thể. Đây là một xác chết.
– Nhưng còn tươi. Với người sống cháu cũng không dám…
Jimmy lên tiếng:
– Nếu cần, tôi sẽ lấy…
Crepsley quát lớn:
– Im đi, Jimmy. Darren, uống đi. Mi là một phụ tá ma-cà-rồng, đã đến lúc phải cư xử cho đúng cách.
Tôi năn nỉ:
– Nhưng không phải đêm nay. Để khi nào tìm được một người sống đã. Tôi tởm xác chết lắm.
Crepsley lắc đầu ngao ngán:
– Sẽ có ngày mi nhận ra mi ngu ngốc đến thế nào. Lúc đó chẳng còn cách nào cứu nổi mi đâu.
Quay qua cám ơn Jimmy, rồi ông ta lại cùng nhà bệnh lý học ông chuyện về những người bạn cũ. Tôi im lìm ngồi, khổ sở với ý nghĩ tôi còn kéo dài cuộc sống này bao lâu nữa.
Sau đó Jimmy tiễn chúng tôi xuống nhà và vẫy tay chào. Ông ta là một người tử tế, chỉ tiếc là tôi đã gặp ông trong hoàn cảnh ảm đạm này.
ốt đường về, Crepsley không nói tiếng nào. Tới trại, ông ta giận dữ quăng tôi xuống, chỉ mặt bảo:
– Nếu mi chết, không phải lỗi lại ta đâu.
– Đúng vậy.
Vừa càu nhàu ông ta vừa nhảy vào trong quan tài.
Tôi nấn ná thức, nhìn mặt trời lên. Tôi suy nghĩ rất nhiều về tình trạng của mình, không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nếu sức khoẻ cứ hao mòn dần đưa tôi đến cái chết.
Tôi phải làm sao đây? Bỏ qua nguồn gốc, chấp nhân uống “thuỷ ngân đỏ”? Hay trung thành với nguồn gốc loài người của mình và … chết?
CHƯƠNG HAI MƯƠI
Ngày hôm đó tôi ở lì trong lều. Nghe tiếng Sam, tôi cũng không bước ra. Tinh thần sa sút thảm hại, tôi cảm thấy xa lạ với tất cả mọi người, mọi chốn. Chẳng là người, cũng không thể là ma. Tôi bị giằng xé giữa hai ngả đường.
Ban đêm tôi ngủ li bì, nên sáng hôm sau tôi cảm thấy khá hơn. Mặt trời lên rạng rỡ và dù vấn đề của tôi vẫn còn nguyên đó, nhưng tôi tạm thời quên đi.
Vì con rắn bị bệnh, nên khi Sam rủ đi xem nhà ga bỏ hoang, Evra phải ở lại lều để săn sóc cho con rắn của nó.
Khu nhà ga cũ rất tuyệt. Một sân tròn, rộng bao la, viền đá, một ngôi nhà ba tầng, trước kia là văn phòng bảo vệ, vài nhà kho cũ kỹ và rất nhiều toa tàu bỏ phế. Cỏ mọc tràn lan trên những đường rầy.
Hai đứa chúng tôi nhảy qua những thanh đường tàu, thỉnh thoảng làm bộ trượt chân kêu rú lên. Nhờ khả năng của ma-cà-rồng, tôi giữ thăng bằng rất tài tình nên chơi trò này trội hơn Sam.
Những toa tàu tả tơi mục nát, nhưng có vài toa gần như con nguyên vẹn tuy phủ đầy bụi đất. Chúng tôi leo lên nóc nhà, giang hai tay đón ánh mặt trời.
Một lát sau, Sam bỗng nói:
– Cậu biết tụi mình nên làm gì không?
– Làm gì?
– Cắt máu ăn thề, kết làm anh em.
– Là sao?
– Vui lắm. Mỗi đứa mình cắt chút xíu trên tay, đặt lên nhau và thề sẽ là bạn thân suốt đời.
– Hay đấy. Cậu có dao không?
– Tụi mình lấy mảnh kính, ở đây thiếu gì.
Sam nói, rồi bò ra sát mí góc tàu, vươn tay xuống một cửa sổ vỡ. Khi trở lại, nó dùng mảnh kính rạch một vết nhỏ trên bàn tay, rồi đưa mảnh kính cho tôi.
Vừa định cắt tay mình, tôi khựng lại. Có thể một chút máu ma-cà-rồng chắc không đến nỗi nguy hại cho Sam,nhưng nghĩ lại, tôi lắc đầu bảo:
– Tớ không làm đâu.
– Làm đi, đừng sợ. Cắt tí xíu không đau đâu.
– Không.
– Hèn. Gà chết.
Rồi nó ngoác mồm hát:
– Hèn hẻn hèn hen, hèn như gà chết.
– Ừa, tao hèn.
Tôi phì cười nói. Thà nói láo còn hơn cho nó biết sự thật.
– Ai chẳng sợ một cái gì đó. Mới nhờ cậu tắm cho Người-sói, cậu đã sợ *** tè đó thôi.
Chúng tôi chọc phá nhau chán, nhảy xuống đất, chạy về ngôi nhà bảo vệ. Bước vào ngôi nhà cửa long kính vỡ, qua mấy phòng nhỏ, chúng tới một phòng lớn, chắc trước kia đây là phòng họp. Vòng qua một lỗ thủng to đùng giữa sàn nhà, Sam bảo:
– Ngó lên kìa.
Tôi ngước nhìn… thẳng lên mái nhà. Vì sàn của những từng trên đã sụp đổ từ đời nào rồi. Bốn chung quanh chỉ con trơ lại những bức tường ọp ẹp. Ánh nắng xuyên qua mái nhà lỗ chỗ thủng.
– Theo tớ.
Vừa nói Sam vừa đi trước lên cầu thang. Tôi lò mò theo sau, leo lên cái cầu thang rệu rạo như răng bà già, vì không muốn lại bị nó gọi là gà chết thêm nữa.
Cầu thang dẫn tới lầu ba. Chúng tôi vươn tay đụng mái nhà. Tôi hỏi:
– Leo lên mái được không?
– Được chứ, nhưng hơi bị nguy hiểm đấy. Mấy cái xà này muốn long ra hết rồi.
Nó dò dẫm quanh phần còn lại của căn phòng. Tôi dựa lưng sát tường, lần theo cho chắc ăn, hỏi nó:
– Ê, liệu mấy mảnh sàn này có ụp xuống không?
– Biết đâu à.
Tôi vươn cổ, nhìn phía sau nó. Chúng tôi đã ra gần tới mấy cái đòn tay. Đó là sáu hay bảy cây gỗ dài, gác từ đầu này tới đầu kia căn phòng. Sam cắt nghĩa:
– Đây là rầm thượng.
– Tớ cũng đoán thế.
Nó toe toét cười:
– Thế cậu có đoán được tụi mình sắp chơi trò gì không?
Tôi nhìn nó lom lom, rồi ngó xuống mấy cây đòn tay:
– Cậu định… định… bước qua mấy cây gỗ kia, phải không?
– Chỉ được cái đoán đúng.
Nó cười cười đặt chân trái lên một cây dòn. Tôi vội kêu lên:
– Sam. Không hay ho gì đâu. Cậu bước qua mấy thanh đường tàu còn lảo đảo. Nếu trượt chân…
– Không bao giờ. Dưới đất tớ không khéo léo bằng trên cao đâu.
Nó từ từ bước, hay tay giăng ngang giữ thăng bằng.
Tim tôi như muốn lộn lên tới miệng. Tôi liếc xuống dưới, nếu nó ngã, không thể nào thoát chết được. Tính cả từng trệt, thì tất cả là bốn tầng. Trời ơi! Quá cao như thế này, làm sao sống nổi!
Nhưng Sam tới đầu kia một cách an toàn. Nó quay lại, cúi đầu chào.
Tôi thét lên:
– Mày điên rồi.
– Sao lại điên? Can đảm chứ. Còn cậu? Dám không? Cậu sẽ vượt qua dễ hơn tớ nhiều.
– Vì sao?
– Vì gà có tới hai cái cánh mà.
Đã thế, tôi cho nó biết tài của ma-cà-rồng.
Hít sâu một hơi. Tôi thoăn thoắt bước qua, chỉ mất mấy giây, tôi đã đứng bên cạnh nó.
Sam thộn mặt, hít hà:
– Wow, thật không ngờ!
Tôi khoái chí bảo:
– Muốn theo nghề xiếc thì hãy thủ thân lấy vài trò. Nhớ không, chú em?
– Cậu nghĩ mình có thể đi nhanh như thế không?
– Đừng liều.
Nó thách tôi:
– Tớ cá là cậu cóc dám làm lai lần nữa đâu.
– Nhìn anh đây, chú em.
Tôi phăng phăng đi trở lại, còn nhanh hơn lần đầu.
Lần lượt từng cây đòn, chúng tôi đi qua đi lại, cười rúc rích. Sam bỗng ngừng lại giữa chừng, hỏi:
– Ê, chơi trò soi gương không?
– Là sao?
– Tớ làm gì, cậu làm theo đó. Như thế này này.
Nó ngoáy ngoáy bàn tay trên đầu. Tôi đưa tay lên bắt chước, bảo:
– Hiểu. Trừ trò cậu lộn cổ xuống đất chết, tớ không làm theo đâu.
Nó cười hô hố rồi nhăn nhó. Tôi cũng cười, rồi nhăn như khỉ. Nó đứng một chân. Tôi làm theo. Nó cúi xuống, rờ ngón chân cái. Tôi làm giống hệt. Rồi không đợi đến lượt mình, tôi biểu diễn trò nhảy từ cây đòn này sang cây đòn khác. Cu cậu bó tay luôn.
Lần đầu tôi hãnh diện vì có máu ma-cà-rồng. Và đó cũng chính là trò đã gây nên chuyện.
Hoàn toàn bất ngờ, tôi vừa khom mình để rờ ngón chân, bỗng mặt mày xây xẩm, hai tay chới với, chân run cầm cập.
Đây không phải lần đầu tôi bị chóng mặt. Nhưng nếu ở dưới đất, tôi chỉ ngồi nghỉ cho qua cơn. Còn lần này, tôi đang chơi vơi trên tầng bốn của toà nhà, không có chỗ để ngồi.
Cố gắng hạ thấp mình xuống, tôi hy vọng sẽ bám vào đòn tay và từ từ bò qua. Nhưng trước khi nắm được cây đòn, tôi bị trượt chân và rơi thẳng xuống…