Đọc truyện Nhạc Phi Diễn Nghĩa – Chương 65: Hồi thứ sáu mươi lăm
Khi tỉnh rượu thức dậy, bọn coi ngục trong thành Qua Châu hồn siêu phách lạc, thấy cửa ngục trống không, chạy vào thì Âu Dương Tùng Thiện cùng
Nhạc Lôi đều biến mất. Quan Tri châu nghe tin báo nổi giận xung thiên,
lập tức kiểm điểm binh mã đi lục soát khắp thành Qua Châu nhưng không
tìm thấy tăm dạng Nhạc Lôi.
Đọc xong Gia Cát Cẩm cùng mấy anh em vô cùng ngạc nhiên, bỗng thấy chủ tiệm bưng cơm lên. Gia Cát Cẩm hỏi:
– Chẳng hay bài vị của Nhạc Công tại sao lại để chốn này?
Chủ tiệm đáp:
– Chư vị tướng công là người ở xa đến, tôi cũng không giấu gì. Nguyên tôi là quân canh ngục ở nơi Đại Lý Tự tên Vương Đức, sau khi thấy Nhạc Phi
bị gian thần hãm hại, Ngục quan Nghê Hoàn đã bỏ chức đi biệt xứ, riêng
tôi cũng chán cho nhân tình thế thái, nếu ở đó làm quân canh ngục sao
cho khỏi quả báo về sau, nên tôi đành bỏ cái nghiệp ấy trở về hùn vốn
cùng em tôi lập tiệm. Tôi cảm phục tấm lòng trung nghĩa của Nhạc Phi nên mới lập bài vị mà thờ, sớm tối đốt hương khấn vái cầu chúc cho người
sớm tiêu diêu miền cực lạc.
Gia Cát Cẩm nói:
– Thế thì người này cũng là tay hảo hán, chúng ta ở đây không hề chi.
Nói rồi chỉ Nhạc Lôi, giới thiệu:
– Người này là nhị công tử của Nhạc Nguyên soái, nay lén xuống đây để viếng mộ Người.
Vương Đức nói:
– Nếu vậy tôi chịu thất lễ mất rồi! Thôi, liệt vị hãy ở đây nghỉ không hề chi đâu, vì tôi là lính nha môn đã lâu nên quen biết nhiều không ai đến đây tra hỏi điều chi, duy có một điều là nơi mộ phần của Nhạc Nguyên
soái, Tần Thái sư luôn luôn cho lính đến tuần tra, tôi e đến đó nguy
hiểm lắm. Nếu muốn đi thì phải đợi đến nửa đêm mới có thể lén đến đó
được.
Gia Cát Cẩm nói:
– Việc ấy thủng thẳng rồi sẽ liệu.
Đêm ấy bảy anh em ở tại tiệm nghỉ ngơi. Sáng dậy, sau khi dùng bữa điểm
tâm, Gia Cát Cẩm lấy ra ba lượng bạc trao cho chủ tiệm nói:
– Xin gia chủ mua sắm đồ lễ giùm cho sẵn, để chúng tôi vào thành dò nghe tin tức rồi chiều tối sẽ lo đi viếng mộ.
Vương Đức khoát tay nói:
– Việc nhỏ mọn chút đỉnh để tôi lo sắm giùm cho, mấy vị tướng công chớ nên đưa tiền bạc làm chi.
Nhạc Lôi lắc đầu:
– Không được đâu, Vương gia đã có lòng tốt sắm sửa giùm cho là ân trọng lắm rồi, lại còn xuất cả tiền nữa sao cho phải lẽ?
Nói rồi anh em dắt nhau vào thành dạo chơi khắp nơi. Khi trời đã xế chiều,
họ đi ngang qua một tửu lầu, Ngưu Thông nói với Gia Cát Cẩm:
– Tôi đói bụng lắm rồi, hãy vào đây ăn một chút gì rồi hãy đi.
Mấy anh em bằng lòng dắt nhau vào tiệm, tiểu nhị chạy ra tiếp đón nói:
. Mấy ông muốn dùng rượu thì xin lên lầu trên.
Bảy anh em gật đầu rồi dắt nhau bước lên thang gác, lựa một chỗ vắng ngồi.
Tiểu nhị bưng lên một mâm rượu thịt đầy ắp. Mấy anh em ăn uống cầm chừng cho đến tối mới xuống lầu trả tiền, đoạn dắt nhau nhằm cửa Võ Lâm thẳng tới.
Khi đi ngang qua phủ Tần Thừa tướng. Gia Cát Cẩm quay lại nói nhỏ với mấy anh em:
– Chỗ này là phủ đường của gian tặc, chúng ta không nên nói chuyện, hãy đi qua cho mau.
Ai nấy vâng lời lặng lẽ bước nhanh, duy có một mình Ngưu Thông nghe nói nghĩ thầm:
– “Ta hằng muốn giết tên gian tặc Tần Cối để trả thù cho bác ta, nay đã
đi ngang qua phủ của hắn, ta lại sợ gì mà phải lén lén đi? Thôi để ta
vào đó giết phắt hắn cho rồi”.
Nghĩ rồi, Ngưu Thông lặng lẽ lùi lại, đi thẳng vào cửa chính. Lúc ấy đã tối, bọn nha dịch đã về hết, nên không ai đón hỏi.
Ngưu Thông bước lần vào trong thấy xa xa có tên giữ cửa xách đèn đi ra,
chàng đi tạt qua phía bên phải, trông thấy ở đấy có một cái kiệu lớn,
liền nhảy phóc vào đó nấp. Chờ đến canh khuya vắng bóng mới chui ra đi
vào bên trong, nhưng bây giờ các cửa đều đóng cứng, không thể vào được.
Ngưu Thông đứng nhìn bốn bên, chợt thấy một chỗ mái nhà không cao
mấy, dựa bên bờ tường lại có cây đại thụ, Ngưu Thông mừng rỡ trèo lên
rồi chàng nhẹ nhàng chuyền qua mái nhà nhìn xuống, trông thấy bên trong
có bóng đèn leo lét, chàng nhẹ nhàng chuyền qua kèo, leo qua mái lần lần tuột xuống đất.
Ngưu Thông vừa bước vài bước, bắt gặp một người
đang nằm ngủ trên giường. Gã này nghe tiếng động giật mình ngồi nhổm
dậy, nhưng chưa kịp la đã bị Ngưu Thông thoi một quả ngả ngửa trên
giường rồi bồi thêm ít thoi nữa, gã ấy tắt thở luôn.
Hạ sát xong tên ấy, Ngưu Thông nhìn sang bên kia thấy pháo đỏ rất nhiều, chàng nghĩ thầm:
– Để ta lấy một mớ đem lên mộ của bác ta đốt cho trang trọng.
Nghĩ rồi bước tới cúi xuống và lấy đèn rọi xem bốn phía, thấy những lưu tinh hoa pháo rất nhiều.
Ngưu Thông mắng thầm:
– Tần Cối thật là con sâu mọt, ở nhà ăn chơi cho sung sướng. Bởi nhờ có
bác ta liều thân đánh với quân Kim giữ gìn cho giang san nhà Tống thì
hắn mới được thong dong như vầy sao hắn lại không biết ơn chỉ lo mưu hại Người đến nỗi gia quyến, nhà của cũng không từ; thậm chí phần mộ cũng
không cho ai đến.viếng thăm. Tần Cối ôi! Nay mi gặp tay ông đây, ông
nhất định sẽ lột da mi, phân ra muôn đoạn để rửa hờn.
Miệng lẩm bẩm, tay khêu đèn, chẳng ngờ đóm lửa văng vào thuốc pháo xì, cháy bùng lên.
Chỉ trong giây phút lửa cháy rực trời, Ngưu Thông thất kinh toan tìm đường tháo ra, nhưng lửa khói mịt mù biết đâu mà chạy!
Trong lúc đang bấn loạn, bỗng một ngọn gió thổi tới lạnh mình. Rồi từ trong lửa bỗng hiện ra một người lên tiếng kêu:
– Ngưu Công tử chớ sợ, có ta đến cứu đây?
Ngưu Thông nhạc nhiên hỏi:
– Chú là ai?
Người ấy đáp:
– Ta chính Trương Bảo đây?
Vừa nói vừa ôm Ngưu Thông bay bổng lên không bay vụt đi mất.
Lúc ấy Tần Cối đang ngủ bỗng nghe lửa chảy rần rần giật mình thức dậy,
tưởng là chỗ làm pháo bị lơ đễnh nên vội kêu gia đinh thức dậy chạy đi
chữa lửa.
Ngọn lửa đã tàn phá hai căn nhà cháy rụi, thấy xác tên
làm pháo hóa thành con lợn thui, ai nấy đều tin chắc tên này lơ đễnh để
lửa cháy bị chết thui, không ngờ hắn bị Ngưu Thông đánh chết thành thử
không truy cứu.
Nhắc qua bọn Nhạc Lôi cùng mấy anh em ra khỏi
thành trở về đến tiệm, coi lại không thấy Ngưu Thông đâu cả Nhạc Lôi
kinh hãi nói:
– Không biết Ngưu ca đi đâu mất, biết liệu sao bây giờ?
Gia Cát Cẩm vội bói một quẻ tính toán hồi lâu mới nói với anh em:
– Quẻ này tốt lắm không hề chi đâu, anh em ta cứ việc đi viếng mộ chỉ trong chốc nữa chắc Ngưu ca cũng đến đấy.
Người chủ tiệm đem đồ tam sinh, lễ vật ra, bọn Nhạc Lôi gói lại rồi dắt nhau
ra khỏi cửa tiệm nhằm Thê Hà Lãnh thẳng tới. Đi đến trước mộ không thấy
Ngưu Thông, ai nấy đều lo sợ, Gia Cát Cẩm nói:
– Anh em cứ tin tôi đi, Ngưu Thông sẽ đến đây bây giờ.
Ai nấy còn đang bán tín bán nghi, bỗng thấy từ trên không rớt xuống một
người, coi lại chính là Ngưu Thông. Mấy anh em xúm vỗ tay khen:
– Thế thì Gia Cát huynh coi quẻ như thần.
Nhạc Lôi hỏi Ngưu Thông:
– Chẳng hay Ngưu huynh đi đâu mất làm anh em tôi lo sợ quá bây giờ sao lại bỗng dưng ở trên không rớt xuống là cớ chi?
Ngưu Thông đem việc mình lén vào dinh Tần Cối đốt lầm thuốc pháo được Trương Bảo hiển linh đến cứu, thuật rõ đầu đuôi cho mọi người nghe.
Hàn Khởi Long nói:
– Thế thì hay lắm, tuy báo thừ chưa được, nhưng cũng như báo trước cho nó biết.
Sau đó, mấy anh em bày lễ vật ra tế. Nhạc Lôi khóc sướt mướt, mấy anh em
đều bước tới vái lạy. Nhạc Lôi quỳ một bên đáp lễ, lòng chua xót trăm
bề.
Quỳ hồi lâu, Nhạc Lôi mỏi mệt nằm ngả dưới đất ngủ thiếp đi.
Tông Lương đốt giấy tiền và vàng mã, Ngưu Thông thấy thế nghĩ thầm:
– Hồi nãy ở trong nhà gian tặc, ta đã lấy được mớ pháo đây, bây giờ ta đốt lên cho thêm phần long trọng.
Nói rồi thò tay vào túi móc ra. Âu Dương Tùng Thiện trông thấy cũng thích
chí, với lấy đưa ngay vào lửa đốt. Khởi Long và Khởi Phụng cũng lấy đốt
nổ vang trời dậy đất.
Bọn Phùng Trung vâng lệnh Tần Cối dẫn ba
trăm quân ra nấp gần bên mộ Nhạc Phi đêm ngày tuần sát xem có ai đến đó
tế điện thì vây bắt đem về nạp cho Thừa tướng lãnh thưởng. Hắn ở đó giữ
đã lâu ngày, nhưng không thấy ai; đợi chán, nên chúng đem quân đến đóng
tại chùa Chiêu Khánh.
Đêm ấy đột nhiên nghe phía mộ Nhạc Phi có
tiếng pháo nổ vang rền, biết ngay có người đến tế điện nên vội điểm binh rầm rộ kéo đến.
Gia Cát Cẩm vừa thoáng thấy, gọi anh em nói:
– Hãy chạy mau, có binh lính đến kia kìa.
Mấy anh em chạy thẳng ra phía cạnh núi trấn. Trong lúc gấp rút ấy, mọi
người quên Nhạc Lôi nên Phùng Trung đến đó trông thấy lễ vật bày biện
trước mộ rất nhiều và một người nằm ngủ một bên. Phùng Trung đốt đuốc
lên nhìn kỹ thì người này giống Nhạc Lôi trong bức ảnh vẽ, liền hô quân
trói lại rồi bỏ lên lưng ngựa thu quân trở về.
Đi gần đến Hồ
Đường, Nhạc Lôi tỉnh dậy mở mắt ra thì thấy hai tay mình bị trói chặt.
Bấy giờ chàng mới hay mình đã bị người ta bắt rồi, trong lòng kinh hãi
nhưng không nói nửa lời, cứ việc cắn răng làm thinh lo mưu kế thoát
thân.
Phùng Trung ngồi trên lưng ngựa lấy làm đắc ý. Khi đi ngang
qua một cây đại thụ cành lá sum sê, tán chìa ra ngoài đường. Phùng Trung phải cúi đầu chui qua. Nhạc Lôi thấy vậy, sinh ra một kế, đưa hai chân
ra quèo lấy nhánh cây ra sức giật một cái thật mạnh, tức thì Phùng
Trung, Nhạc Lôi cùng con ngựa, cả ba đều văng xuống hồ.
Quân sĩ
thấy chủ mình bị ngã xuống nước lật đật xúm lại cứu vớt. Thình lình một
trận âm phong thổi tới, đèn đuốc tắt hết, ba quân lạnh mình sởn gai ốc.
Trời lại đen tối như mực không biết đâu mà vớt, chúng phải chạy đi tìm
lửa đốt đèn.
Còn Nhạc Lôi khi rớt xuồng hồ tin chắc thế nào mình
cũng chết, bỗng thấy Ngân Bình Tiểu thư đầu đội tinh quang, mình mặc áo
tiên hạc bước tới, kêu:
– Nhị đệ chớ sợ, có chị đến cứu em đây?
Vừa nói vừa kéo Nhạc Lôi bay bổng lên không trung rồi hóa ra một trận gió thổi Phùng Trung nhận thẳng xuống đáy hồ.
Khi ba quân nổi lửa đốt đèn vớt Phùng Trung lên được thì hắn đã tắt thở tự bao giờ rồi.
Lại nhắc đến chuyện Nhạc Lôi được Ngân Bình cứu, bay vụt trên không lướt
theo ngọn gió, chỉ trong giây phút đến Ô Trấn. Tiểu thư căn dặn:
– Trong hoàn cảnh đen tối này, nhị đệ phải cẩn thận lắm mới được.
Dứt lời, Ngân Bình biến mất, Nhạc Lôi mở mắt ra thấy mình nằm trên một chỗ
đất bằng, bốn phía không một bóng người. Chàng đứng dậy đi lần tới phía
trước bỗng thấy một túp lều tranh ẩn dưới lùm cây rậm rạp, bên trong có
ánh đèn leo lét.
Nhạc Lôi bước vào trông thấy có hai vợ chồng ông già đang xay đậu hủ, chàng lên tiếng:
– Hỡi lão trượng, xin cứu tôi với?
Ông già nghe kêu chạy ra thấy Nhạc Lôi mình mẩy ướt đẫm, lão hỏi:
– Tại sao tiểu khách ra nông nỗi này?
Nhạc Lôi đáp:
– Tôi là khách từ phương xa đến đây, không may bị bọn cướp giật hết hành
lý lại xô xuống sông, may tôi lội lên được tìm đường đến đây, trong nhà
có lửa xin cho tôi hơ nhờ quần áo kẻo lạnh lắm.
Ông lão nói bằng giọng thương hại:
– Tội nghiệp! Cậu em còn nhỏ tuổi đi đâu một mình để đến nỗi bị rủi ro? Thôi hãy vào ngồi bên lò lửa đây hơ cho ấm.
Rồi lão quay lại gợt vợ bảo:
– Mụ hãy đi lấy quần áo cũ cho cậu em thay đã.
Bà già chạy vào trong lấy quần áo khô trao cho Nhạc Lôi. Nhạc Lôi tiếp lấy thay và cảm tạ chẳng cùng, chàng ngồi bên lò lửa, hơ ấm và hỏi:
– Chẳng hay quí danh lão trượng là chi?
Ông lão đáp:
– Lão họ Trương quê ở Hồ Châu Phủ Thành, nay đã năm mươi sáu tuổi mà
không có con, chỉ có hai vợ chồng trơ trọi ở chốn này làm nghề xay đậu
nuôi miệng qua ngày tháng, chẳng hay cậu em người xứ nào, đi đâu bị ăn
cướp?
Nhạc Lôi đáp:
– Tôi cũng họ Trương, người huyện Thang Âm, nhân vì đi xuống Lâm An thăm bà con, đến đây rủi bị ăn cướp?
Trương lão nói:
– Tại Thang Âm có vị anh hùng Nhạc Phi đã ra tay bảo vệ giang sơn nhà
Tống, thương thay người bi gian thần hãm hại, thế mà nay gian thần nó
còn tìm bắt con cháu người, giết cho tận tuyệt thật đáng giận?
Câu chuyện hai người vừa đến đây thì phương đông mặt trời đã ló dạng.
Trương lão bưng ra một bát đậu hủ mời Nhạc Lôi, thình lình có hai người
xô cửa vào kêu lớn:
– Bớ lão trượng, có đậu hủ hãy múc ra đây cho ta vài bát cho mau!
Trương lão nhìn ra biết ngay hai tên này là lính tuần kiểm tại trấn này, tên đi trước tên Triệu Đại, tên sau tên Tiên Nhị.
Trương lão múc hai bát đậu hủ đem ra và nhắc ghế mời ngồi. Hai tên ngồi ăn thì bỗng chúng liếc thấy Nhạc Lôi vội hỏi:
– Lão trượng, chú nhỏ này ở đâu đến đây vậy?
Trương Lão nghe hỏi thầm nghĩ:
– “Quân lính ở trong nha lại đi dò hỏi chúng dân làm gì? Lão tìm cách đáp xuôi:
– Hắn là cháu ngoại của lão đấy.
Hai tên lính tuần kiểm ăn xong móc tiền trả rồi dắt nhau đi ra. Ra ngoài, Triệu Đại nói với Tiền Nhị:
– Trước nay, ta không thấy lão Trương có thân quyến gì lui tới đây, sao
nay lại có cháu ngoại nào? Ta xem bức hình của Nhạc Lôi sao giống hệt
như thằng này. Thôi chúng ta hãy trở lại tra hỏi xem sao, nếu quả hắn là Nhạc Lôi thì bắt giải nạp quan, anh em ta được hưởng giàu sang tột
cùng.
Tiền Nhị gật đầu khen phải rồi hai người trở vào.
Triệu Đại gằn giọng hỏi Trương lão:
– Ngươi bảo chú nhỏ kia là cháu của ngươi vậy hắn ở đâu tên chi? Tại sao lâu nay không thấy hắn đến đây?
Trương lão đáp không cần nghĩ:
– Hắn là Trương Tiểu Tam, chỉ vì hắn ở xa nên ít tới lui thăm lão được.
Triệu Đại nghe nói tròn xoe đôi mắt, nạt lớn?
– Lão già kia đừng nói bậy, ngươi họ Trương sao lại có cháu ngoại cũng họ Trương? Rõ ràng thông tiểu quỉ này là Nhạc Lôi còn chối nỗi gì?
Nhạc Lôi nghe nói bước ra cười gằn:
– Nếu chúng bay đã biết ta rồi cứ việc bắt ta mà lãnh thưởng chứ người ta già cả tra hỏi làm gì vô ích.
Triệu Đại và Tiền Nhị mừng rỡ áp tới trói Nhạc Lôi lại và kêu lối xóm truyền lệnh:
– Tên này là tội phạm của triều đình, nay ta bắt được tại đây các ngươi
phải hộ tống, nếu có sơ xuất thì các ngươi can tội không nhỏ.
Dân chúng sợ hãi đồng thanh nói:
– Chung tôi xin tuân lệnh!
Triệu Đại lại quay qua nhìn Trương lão quát:
– Còn lão già này, che dấu tội phạm, cũng phải bắt giải đến quan.
Trương lão năn nỉ:
– Chỉ vì hắn bảo đi đường bị ăn cướp xô xuống sông, đến xin hơ quần áo chứ tôi có ngờ hắn lại là khâm phạm đâu?
Tiền Nhị cười nham hiểm, nói:
– Đừng nói lôi thôi nữa, hãy đến quan trên mà kêu.
Vừa nói vừa nắm cổ lão già kéo lôi đi. Trương lão thất kinh van nài:
– Xin nhị vị thương tình. Trong nhà tôi không có bạc tiền, hiện chỉ có
một con lợn nhỏ, xin dâng cho nhị vị, đừng đem tôi đến quan, tôi đội ơn
vô cùng.
Hai tên lính dùng dằng hồi lâu mới chịu bắt, nhưng lại bảo Trương lão phải vác lợn đến nhà cho mình hắn mới chịu tha.
Hai tên lính hợp cùng dân làng giải Nhạc Lôi đến nạp cho quan Tuần Kiểm
(Nguyên quan Tuần Kiểm này là người Tô Châu họ Lữ tên Bá Thanh tính tình tham lam, ác độc). Khi nghe nói lính mình bắt được khâm phạm Nhạc Lôi
thì vội vàng ra ngồi chễm chệ giữa công đường chờ đợi.
Triệu Đại và Tiền Nhị vào quỳ bẩm:
– Hai tôi đi tuần tra thấy Nhạc Lôi đang mua đậu hủ ăn nên bắt được đem về đây nạp.
Qua Tuần Kiểm nói:
– Hắn đã chịu nhận là Nhạc Lôi thì không cần tra xét làm gì, hãy đem nó
ra sau đề lao còng lại và nhốt kỹ. Nội đêm nay phải sắm sửa xe tù để
sáng mai giải về kinh cho sớm. Mọi việc xong xuôi ta sẽ trọng thưởng.
Nói rồi quay lại kêu quân nha căn dặn:
– Chúng bây hãy đi truyền rao cho dân chúng hay rằng: Nay quan tuần kiểm
bắt được Nhạc Lôi, công lao lớn lắm, rồi đây triều đình sẽ phong quan
tước, dân chúng phải đem lễ vật đến chúc tụng lão gia, nếu kẻ nào không
đến, sau này ta sẽ dùng uy quyền trừng trị ngay.
Quân nha dịch vâng lệnh, lớp thì lo làm xe tù, lớp thì phân nhau đi truyền rao khắp dân chúng.
Khi dân chúng hay được lệnh ấy, ai nấy sợ hãi lo sắm lễ vật đến chúc tụng dập dìu.
Lại nhắc đến mấy anh em Ngưu Thông đi viếng mộ đêm ấy, bỗng thấy binh mã
thình lình kéo đến, vội vàng chạy trốn phía sau núi. Sau khi xem lại thì không thấy mặt Nhạc Lôi, ai nấy thất kinh, nói:
– Lúc nãy nhị
công tử quỳ khóc bên mộ rồi ngủ thiếp đi tại đó, chắc là quân lính đến
người không hay biết, bị bắt rồi còn đâu!
Gia Cát Cẩm nói:
– Liệt vị chớ lo, tôi đã đoán biết rồi, bây giờ anh em ta cứ việc đến Ô Trấn thì gặp ngay.
Đã mấy lần Gia Cát Cẩm đoán trúng, nên lần này lời nói của Gia Cát Cẩm anh em không còn nghi ngờ như trước nữa, họ kéo nhau trở về tiệm lấy hành
lý rồi từ biệt chủ tiệm Vương Đức, dắt nhau tìm đến Ô Trấn.
Đến nơi, vào khoảng giờ Thân, ai nấy đều bụng đói như cào ghé vào quán cơm, gọi tửu bảo dọn lên gấp.
Đang ăn uống, anh em nhìn ra ngoài đường trông thấy người qua kẻ lại tấp
nập, kẻ bưng trà, người bưng rượu, lớp gánh bánh trái ê hề. Gia Cát Cẩm
lấy làm lạ hỏi tên Tiểu nhị:
– Hôm nay ở đây có việc chi mà thiên hạ nhộn nhịp, kẻ qua người lại mang lễ vật đi đâu đông thế?
Tiểu Nhị đáp:
– Quan tuần kiểm xứ này là Lữ lão gia mới bắt được một khâm phạm tên Nhạc Lôi, nên truyền rao cho dân chúng phải đem lễ vật đến chúc mừng người,
nếu không rồi đây người được thăng chức sẽ thẳng tay trừng trị, vì vậy
thiên hạ mới rộn ràng đi đến nhà Lữ Bá Thanh chúc tụng và dâng lễ.
Gia Cát Cẩm giả vờ nói:
– Quan Tuần Kiểm này cũng là người đồng hương với bọn ta, nếu vậy chúng ta cũng phải đi mừng ngài mới được.
Nói rồi lấy ra năm sáu lượng bạc gói lại rồi tính trả tiền cơm, đoạn dắt nhau theo dân chúng đến nha môn quan Tuần kiểm.
Đến đây nhằm lúc quan Tuần kiểm đang ngồi tại công đường coi hai tên thư
lại thu lễ và ghi vào sổ. Bọn Gia Cát Cẩm sáu người đi thẳng vào công
đường cúi đầu xá quan Tuần kiểm và dâng lễ mừng.
Hàn Khởi Long tới nói:
– Sáu anh em tôi đều là kẻ buôn bán ở phương xa, đi ngang qua đây nghe
nói lão gia đã bắt được Nhạc Lôi nên đoán chắc hễ lão gia giải hắn xuống kinh sư thế nào cũng được vinh thăng quan tước nên phải tạm dùng lễ mọn đến chúc mừng. Chúng tôi lại nghe đồn tên Nhạc Lôi ấy phía sau gáy lại
có một con mắt, không biết có quả thật như vậy không?
Tuần kiểm liếc thấy gói bạc của bọn Hàn Khởi Long coi bộ nặng nên mừng lắm cười ha hả, nói:
– Bọn ngươi có lòng tốt ta cảm ơn lắm, còn việc các ngươi nói thì có lý
nào hắn ta lại có mắt sau gáy. Hay Nhạc Lôi là yêu quái chăng? Nay ta
còn giam hắn phía sau ngục, nếu các ngươi muốn coi hãy vào đó coi cho
biết.
Mấy anh em đồng thanh nói:
– Nếu lão gia có lòng tốt cho anh em tôi coi thì chúng tôi cảm ơn vô cùng.
Quan Tuần kiểm kêu nha dịch dặn:
– Hãy dắt sáu vị này vào ngục xem giây lát rồi phải dắt ra chớ cho vào đông lộn xộn nhé!
Dứt lời, mấy người dắt nhau đi thẳng ra phía sau và lớn tiếng gọi:
– Nhạc Lôi ở đâu?
Nhạc Lôi ngó ra thấy mấy anh em đến, vội lên tiếng đáp:
– Nhạc Lôi đây này!
Nói vừa dứt lời, Nhạc Lôi co hai chân đạp mạnh, chiếc xe tù vỡ tung, đoạn
chàng bẻ còng nhảy phóc ra cùng mấy anh em nhổ cây làm gậy, đánh thốc ra ngoài công đường.
Quan Tuần kiểm liệu thế không xong vừa muốn tìm đường chạy trấn thì bị Âu Dương Tùng Thiện giật cái ống thẻ để trên bàn án đánh trúng ngay giữa đỉnh đầu lão quan chết tươi.
Đáng đời cho quan Tuần Kiểm thu lễ vật mà chưa được hưởng đã bị bể óc, huyết văng tứ tung, còn bọn nha dịch kinh hãi tìm đường chạy trốn hết. Bảy anh em
Nhạc Lôi cứ thế đánh thắng ra ngoài, phần thì trời tối, phần thì bọn nha dịch chưa hoàn hồn, nên bảy người chạy một quãng xa mà không thấy ai
đuổi theo. Nhưng phía trước là con sông rộng mênh mông, làm sao mà vượt
sông được?