Đọc truyện Nhạc Phi Diễn Nghĩa – Chương 60: Hồi thứ sáu mươi
Nhạc Phi cầm chắc cây Lịch tuyền tương nhìn lên bầu trời u ám lại nhìn
xuống sóng dữ dưới mạn thuyền, đột nhiên xuất hiện một quái vật gần
giống như rồng y như con quái vật trong ác mộng từ dưới nước trồi lên,
há hốc mồm phun ra một vòi máu.
Nhạc Phi dùng một thế tối độc đánh quái vật ấy, chẳng dè con quái vùng cắn chặt cây Lịch tuyền thương lặn mất.
Sau đó gió lặng sóng im như cũ, Nhạc Phi ngước mật lên trời than:
– Chỉ vì một trận cuồng phong mà ta đành bị mất một món binh khí vô cùng quí giá, ôi tiếc thay?
Mấy phút sau, thuyền qua khỏi Trấn giang ghé vào Kinh Khẩu, tớ thầy đắt
nhau lên bờ. Nhạc Phi bảo gia tướng hãy lén mà đi chớ cho Hàn Nguyên
soái hay làm gì sợ người tiếp rước, lưu giữ trễ mất ngày giờ.
Khi
thầy trò qua khỏi Trấn giang, tung mình lên ngựa ra roi nhắm đường Đơn
Dương thẳng tiến. Khi Hàn Nguyên soái hay được thì thầy trò Nhạc Nguyên
soái đã đi xa ngoài hai mươi dặm rồi không tài nào theo kịp nên đành
phải trở lại.
Ba hôm sau, Nhạc Phi đi đến Bình Giang bỗng thấy
trước mặt có quan Cẩm Y Vệ là Phùng Trung và Phùng Hiếu dắt theo hai
mươi tên Hiệu úy. Vừa thấy mặt Nhạc Nguyên soái, Phùng Trung hỏi:
– Ai đó? Có phải Nhạc Nguyên soái không?
Vương Hoành vội đáp:
– Phải đấy, chính là soái gia đây, còn hai ngươi là ai?
Phùng Trung nói:
– Có thánh chỉ đây này.
Nhạc Phi nghe nói có thánh chỉ vội vàng xuống ngựa quỳ mọp.
Phùng Trung mở thánh chỉ ra trịnh trọng đọc:
“Nhạc Phi đã phong quan hiển tước, sao chẳng lo đền nợ nước. Quân đang tiến
lại tự tiện rút quân rồi án binh bất động, cắt xén quân lương, thả quân
đi cướp giật quấy nhiễu dân chúng quả là kẻ phụ ơn triều đình. Nay sai
Cẩm Y Vệ đến bắt Nhạc Phi giải về kinh tra hỏi, nếu Nhạc Phi có phản ứng gì tất nhiên phản chúa”.
Nhạc Phi vừa muốn cúi đầu tạ ơn bỗng
Vương Hoành phừng phừng sắc giận, trợn đôi mắt nẩy lửa, tóc lông dựng
ngược, tay cầm cây gậy đồng côn lăm le, miệng quát như sấm nổ:
–
Ta đây Mã hậu Vương Hoành, theo Nguyên soái chinh chiến mấy năm trời vào sinh ra tử, nhưng cái công lao ấy ta bỏ hết không thèm nhắc đến làm gì. Nay chỉ nói đến việc tại Châu Tiên trấn, Nguyên soái đã đánh quân Kim
không còn manh giáp, tiên diệt địch hơn hai trăm vạn sao nay triều đình
không biết ơn lại còn sai đến bắt Nguyên soái ta là nghĩa lý gì? Ta nói
thiệt, thằng nào dám lớn mật đến bắt Nguyên soái thì hãy xem cây côn
trong tay ta đây nó có bằng lòng không đã.
Nhạc Phi nhìn Vương Hoành nghiêm sắc mặt nói:
– Đây là thánh chỉ, ngươi không nên lỗ mãng khiến ta mang tội bất trung.
Thôi, thôi, để ta tự vẫn tại đây cho rõ lòng ngay thật của ta.
Nhác Phi nói đến đây vội rút gươm ra. Bốn tên gia tướng thấy vậy thất kinh
vội nhảy tới ôm chặt Nhạc Phi, Vương Hoành quỳ xuống trước mặt vừa khóc
vừa nói:
– Gia gia ôi! Mình có tội tình gì đâu? Không lẽ lại để cho chúng bắt trói hay sao?
Phùng Trung thấy Vương Hoành gục đầu khóc, thừa dịp vung đao, lướt tới chém
Vương Hoành. Nhưng Vương Hoành lanh mắt thấy được vội đứng phắt dậy toan ra tay: Nhạc Phi vùng quát lớn:
– Vương Hoành, chớ nên liều lĩnh.
Vương Hoành sợ hãi vội quỳ xuống, Phùng Trung thừa kế chém xuống một đao, bọn Hiệu úy ào đến chém bồi thêm mấy nhát nữa, khiến Vương Hoành chết không kịp thở. Thương hại cho họ Vương nửa đời hào kiệt nay bị thác oan.
Vì vậy có thơ điếu Vương Hoành:
“Vì thầy tớ chịu thác oan
Vương Hoành một dạ trung can ai bì?
Khóc anh hùng, lệ lâm ly.
Danh thơm bất diệt còn ghi bia vàng”.
Lúc ấy bốn tên gia tướng thấy tình thế không xong, liền nhảy lên lưng ngựa
của Nhạc Phi mang theo cây đồng côn của Vương Hoành và cây bảo hiểm chạy đi mất dạng. Còn Nhạc Phi chứng kiến cái chết của Vương Hoành, hai hàng nước mắt chảy xuống ròng ròng, liền nói với Phùng Trung:
– Vương
Hoành này lâu nay đã từng vào sinh ra tử, một lòng trung quân ái quốc,
nay chỉ vì xúc phạm đến quí khâm sai nên phải chịu chết, vậy xin khâm
sai hãy ra ơn cho hắn chiếc quan tài để khỏi bộc lộ thi hài tội nghiệp.
Phùng Trung y lời, truyền cho quân địa phương sắm sửa quan mộc tẩm liệm và chôn cất tử tế, một mặt lén đem thư của Tần Cối trao cho các
quan địa phương cấm không cho chiếc thuyền nào qua lại để không một ai
hay được tin này. Một mặt trói Nhạc Phi bỏ vào xe tù giải về Lâm An. Khi đến nơi lén đem Nhạc Phi giam vào ngục Đại Lý không cho ai hay biết cả.
Sáng hôm sau Tần Cối làm tờ chiếu giả sai quan Đại Lý Tự chánh khanh là Châu Tam Húy phải khảo tra thẩm vấn.
Châu Tam Húy tiếp thánh chỉ tại công đường rồi sai quân vào ngục dẫn Nhạc Phi ra.
Nhạc Phi bước ra công đường trông thấy thánh chỉ vội quỳ xuống nói:
– Phạm thần Nhạc Phi này xin triều kiến và chúc Thánh thượng muôn muôn tuổi.
Nhạc Phi lạy rồi làm lễ ra mắt Châu Tam Húy nói:
– Phạm quan có tội, xin đại pháp đài cứ theo phép công mà thẩm vấn.
Châu Tam Húy sai quân thỉnh thánh chỉ đi, rồi ngồi giữa công đường lớn tiếng hỏi:
– Ngài đã làm quan sang cả sao không biết lo tròn nhiệm vụ xua quân đi
đánh Bắc, lại lười biếng án binh bất động, trong lúc Nhị Đế nơi Phiên
quốc, ngày đêm ngồi dưới giếng dòm trời, ngài nỡ lòng nào điềm nhiên tọa thị, lại cắt xén quân lương để cho quân sĩ bất mãn. Có phải vậy không?
Hãy khai ra đây cho ngay thẳng.
Nhạc Phi nói:
– Ngài nói vậy thật là lầm, vì tôi án binh bất động thì ai đã đuổi hơn một trăm vạn
quân Kim ra khỏi bờ cõi? Đang lúc đại thắng như vậy quân ta nhuệ khí
bừng bừng, quân Kim thì thất điên bát đảo việc đi đánh Bắc tất nhiên nắm phần thắng trong tay, tại sao lại không đi? Đây chỉ vì có thánh chỉ ra
triệu tôi về Châu Tiên trấn việc này còn có các vị Nguyên soái: Hàn Thế
Trung, Trương Tín và Lưu Kỳ làm chứng cho.
Châu Tam Húy lại nói:
– Việc án binh bất động thì ngài nói vậy cũng có lý song việc cắt xén quân lương thì ngài chối cãi sao cho được?
Nhạc Phi cười gằn, nói:
– Nhạc Phi này bình sinh thương quân sĩ xem như con ruột mình, có như vậy quân sĩ mới một lòng hy sinh, xông pha bao nhiêu năm trời ngoài trận
mạc, còn việc buộc tội cắt xén quân lương lấy chi làm bằng cớ?
Tam Húy nói:
– Hiện có thủ hạ của ngài là Vương Tuấn có đơn tố cáo hãy còn đây, hắn nói ngài cắt xén lương hướng của hắn.
Nhạc Phi nói:
– Tại Châu Tiên Trấn tôi cầm binh trọn ba mươi vạn, nếu có lòng tham sao
lại chỉ cắt xén một mình Vương Tuấn mà thôi? Xin đại nhân xét lại.
Châu Tam Húy nghe nói trong lòng hồ nghi nghĩ thầm:
– Thế thì việc này chắc đứa gian ác Tần Cối lập kế hại người trung lương, nay ta làm chức pháp ti lẽ nào lại gia hình người vô tội?
Nghĩ rồi lên tiếng nói:
– Thế thì xin Nguyên soái hãy tạm lui vào ngục để hạ quan tâu với Thánh thượng nhờ Thánh thượng định đoạt
Nhạc Phi cúi đầu tạ ơn rồi đưa hai tay cho ngục tất còng lại dẫn vào ngục thất.
Châu Tam Húy trở về tư nha trong lòng buồn bực chẳng an, bèn ngước mặt lên trời than:
– Nay ngẫm sự đời mà ngao ngán? Nhạc Hầu đã làm đến chức Đại Nguyên soái
chưởng quản .binh quyền, một tay gìn giữ giang san công lao không kế
xiết, thế mà Thánh thượng còn nghe lời gian thần cố tình hãm hại, huống
chi ta đây bất quá là một chức Đại Lý Tự Khanh, đứa gian thần muốn bóp
chết lúc nào không được? Nay ta nhắm mắt tra khảo Nhạc Hầu thì còn gì là lương tâm? Hơn nữa ta tiếp tay với đứa gian thần thì chắc chắn ngàn đời sau thiên hạ phỉ nhổ, bằng không làm theo mưu gian của chúng thì sẽ bị
chúng giết hại ngay, quả làm một việc tiến thoái lưỡng nan. Chi bằng ta
bỏ cái chức quan này tìm chốn thanh vắng mai danh ẩn tích để tránh cho
khỏi tai bay vạ gió thì hơn.
Nghĩ rồi sai gia quyến thâu góp tiền
bạc cùng đồ tế nhuyễn chuẩn bị đâu đó sẵn sàng, chờ đến canh năm, Tam
Húy cởi dây đai cùng áo bào, ấn tín gói lại để trên ghế giữa nhà, rồi
dắt gia quyến cùng vài tên gia nhân tâm phúc lén thoát ra cửa kim môn đi mất.
Sáng hôm sau bọn nha môn mới hay quan thầy mình đã trốn đi
mất rồi, liền chạy đến trướng phủ phi báo. Tần Cối nổi giận muốn bắt cả
bọn lại dịch trị tội, cả bọn phải nài nỉ khẩn cầu đôi phen, Tần Cối mới
chịu tha song buộc phải bắt cho được Châu Tam Húy về nạp mới được toàn
mạng.
Tần Cối kêu gia nhân vào dặn:
– Mi hãy lén qua mời Vạn Sĩ Hoa và La Võ Tập nhị vị lão gia qua đây ta nói chuyện.
Gia nhân vâng lệnh đi ngay. Vạn Sĩ Hoa chính là viên Thông Phán tại Phủ Đàn Châu còn La Võ Tập làm chức Đồng Tri, hai người này là một cặp chó săn
của Tần Cối nên vừa mời đã vội lên kiệu tuốt qua trướng phủ, đi thẳng
vào thư phòng làm lễ ra mắt.
Tần Cối mời ngói dùng trà, hai người chắp tay hỏi:
– Chẳng hay Thái sư đòi hai chúng tôi có việc chi lạy bảo?
Tần Cối nói:
– Chỉ vì hôm qua ta sai Đại Lý Tự Khanh Châu Tam Húy tra thẩm tội án Nhạc Phi, chẳng ngờ hắn lại vị tình tên khốn nạn ấy treo ấn trốn đi mất, vì
vậy nay ta cho mời hai ngươi đến đây cho hay trước để rồi mai đây ta sẽ
tâu với Thánh thượng phong cho hai ngươi giữ chức ấy cùng nghiêm hình ra sức tra khảo cho ra tội án, hại cho kỳ được Nhạc Phi. Nếu cái công lớn
ấy hai ngươi làm được ta sẽ tâu với thánh thượng gia tăng chức tước nữa, hai ngươi chớ nên phụ lòng ta.
Hai người đều đồng thanh đáp:
– Thái sư đã dạy bảo chúng tôi xin hết lòng, quyết làm sao hại Nhạc Phi cho bằng được.
Nói rồi từ tạ Tần Cối dắt nhau ra về.
Sáng hôm sau Tần Cối liền thăng Vạn Sĩ Hoa lên làm Đại Lý Tự Chánh Khanh còn La Võ Tập thì làm Đại Lý Tự Thừa, nội Triều quan viên lớn nhỏ không ai
dám hé môi.
Hai người sắm sửa qua nhậm chức rồi sai quân dẫn Nhạc Phi ra thẩm vấn.
Nhạc Nguyên soái bước ra công đường trông thấy hai đứa gian ấy ngồi chễm chệ trên ghế cao, còn Châu Tam Húy đâu không thấy liền quay lại hỏi viên
ngục tốt:
– Tại sao Châu lão gia không có mặt ở đây?
Ngục tốt đáp:
– Châu lão gia không chịu tra hỏi việc này nên đã treo ấn trốn đi mất
rồi, hôm nay Tần Thái sư đã thăng Vạn Sĩ lão gia lên làm chức Đại Lý Tự
để tra hỏi Nguyên soái đấy
Nhạc Phi nghe nói than thầm:
–
Thế thì nguy đến nơi rồi, hai đứa này ngày trước nó giải lương đến bị ta đánh mỗi đứa bấn chục roi, tiếc rằng lúc ấy ta không giết quách cho
xong, để đến hôm nay ta phải chết về tay chúng nó.
Nói rồi ung dung bước tới.
Vạn Sĩ Hoa nạt lớn:
– Ngươi là tên phản nghịch của triều đình, ta vâng lệnh đến đây tra vấn, sao ngươi chẳng chịu quỳ còn đứng hiên ngang đó sao?
Nhạc Phi cười gằn nói:
– Ta là kẻ có công nhất triều đình, có tội chi mà tra hỏi?
La Võ Tập nói:
– Bộ hạ của ngươi là Vương Tuấn cáo ngươi về tội án binh bất động, xén bớt lương thảo, sao lại bảo rằng không tội?
Nhạc Phi nói:
– Tại Châu Tiên trấn ta cầm binh ba mươi vạn nếu không nuôi dưỡng chúng
tử tế thì làm thế nào đánh tan được trăm vạn binh ròng của Kim Phiên?
Vạn Sĩ Hoa nói:
– Việc ấy ta chưa cần biết, nhưng nay ngươi đến trước mặt ta có chịu quỳ hay không thì nói?
Nhạc Phi gằn giọng:
– Ta là thống lãnh đô Nguyên soái há lại đi quỳ lụy hai đứa nịnh thần như bay sao?
La Võ Tập nói:
– Hơi đâu nói miệng tài với hắn, cứ việc thỉnh thánh chỉ ra đây thì xong. .
Nói rồi lấy thánh chỉ để ngay chính giữa công đường. Nhạc Phi trông thấy thánh chỉ vội quỳ xuống.
Hai tên gian nịnh trợn mắt, vỗ bàn đồng thanh hét:
– Nhạc Phi hãy đem việc án binh bất động và tư thông với ngoại quốc khai ra đây cho mau.
Nhạc Phi nói:
– Nếu có kẻ tố cáo ta là Vương Tuấn, sao không dắt hắn ra đây đối chứng với ta?
Vạn Sĩ Hoa nói:
– Vương Tuấn là người ở Bắc Phiên nên vào Lâm An bị thủy thổ bất phục
chết rồi còn đâu đòi đem ra đối chứng? Vả chăng ngươi có tiếng là người
hảo hán trong thiên hạ, nay có việc nhỏ mọn như vậy sá gì ngươi không
chịu khai phắt cho rồi, còn chối cãi làm chi”
Nhạc Phi trợn mắt quát:
– Đừng nói bậy, lẽ nào ngươi lại ép oan ta tội phản nghịch?
Cả hai ré lên một chuỗi cười man rợ và nói:
– Nếu chẳng chịu khai, chớ trách sao ta độc ác đấy nhé.
Nói rồi nhìn tả hữu hất hàm bảo:
– Hãy ra tay khảo bốn chục roi cho hắn biết tay.
Tả hữu đứng hai bên vâng lệnh áp tới đè Nhạc Phi xuống đánh bốn mươi côn
rất nặng. Thương hại cho Nhạc Phi bị chết đi sống lại mấy lần; máu chảy
thịt văng nhưng vẫn cắn răng chịu đựng không nói một lời.
Hai tên ác ôn không biết làm sao đành phải truyền quân đem giam vào ngục và hẹn ngày mai sẽ tra khảo nữa.
Đêm ấy hai đứa nịnh lui về tư nha bàn bạc với nhau, lập ra một cực hình mới gọi là phi ma hình nên mới khiến quân lấy keo da cá sấu ra nhồi với gai cho sẵn sàng để đó.
Sáng sớm hôm sau kêu quân sĩ dẫn Nhạc Phi ra tra khảo nữa. Vạn Sĩ Hoa bảo Nhạc Phi:
– Hãy đem việc án binh bất động và âm mưu tạo phản khai ra đây, nếu không ta sẽ dùng đủ mọi cách tra khảo đau đớn.
Nhạc Phi đáp:
– Ta nhất sinh lập chí khôi phục Trung nguyên, báo thù cho Tổ quốc, đã
hợp lực với các vị Nguyên soái quét sạch quân Kim ngót hai trăm vạn tại
Châu Tiên trấn, nếu đừng có thánh chỉ cản ngăn thì chỉ hôm sau là đánh
thốc đến Huỳnh Long Phủ đón Nhị Đế về rồi. Sau đó ta tiếp một lượt mười
hai đao kim bài nên phải trở về đây chớ lẽ nào ta lại án binh bất động,
còn việc cắt xén quân lương nếu có, lẽ nào binh sĩ trong mười hai tòa
đại dinh an nhiên vô sự? Là Nhạc Phi vẹn lòng trung, chỉ có trời đất
biết cho, chúng bay đừng nói nhiều lời vô ích.
Vạn Sĩ Hoa nổi giận lôi đình quát:
– Nến hắn ngoan cố nhất định không khai, chúng bay cứ việc ra tay khảo tra cho ta!
Kẻ tả người hữu đè Nhạc Phi đánh một hồi. Đau đớn quá Nhạc Phi không biết sao, lớn tiếng nói:
– Được rồi, nếu chúng bay muốn ta khai, hãy lấy bút mực ra đây ta sẽ viết tờ chiếu trạng một cách rõ ràng.
Hai tên gian thần nghe nói cả mừng vội sai lấy bút mực trao cho Nhạc Phi,
Nhạc Phi thảo một hồi rồi trao cho Vạn Sĩ Hoa, Vạn Sĩ Hoa tiếp lấy lẩm
bẩm đọc:
Thần Võ Sương Quận Khai Quốc Công, Thái Tử Thiếu
Bảo, Thống thuộc văn võ đại Nguyên soái là Nhạc Phi, đứng lập tờ chiếu
trạng:
Phi này sinh nơi Hà Bắc, trưởng tại Thang âm thuở thiếu
thời học tập binh thư, lớn lên chưởng ốc binh mã, rủi gặp lúc gian thần
hại nước, làm cho bại hoại phong cương, suy vi cơ nghiệp, hoàng đồ đồi
bại, tổ nghiệp ngửa nghiêng; kinh đô một phút tan tành, chúa tôi điên
đảo bá tính lưu ly, muôn dân ta thán. May nhờ thánh chúa về nước được,
hổ cứ tại Kim Lăng, thế là trời khiến Tống triều chưa dứt, sao chẳng
biết thương Nhị Đế mai một chốn bùn than, lại để cho đứa gian lộng quyền nơi long miếu? Tuy trong, Thừa tướng chủ việc thông hòa, song Nguyên
nhung ngoài cõi dốc lòng dụng võ. Phi này đã bẻ mũi tên quyết thề với
chư tướng: học theo Lý Tích quá ải chinh đông muốn bắt chước Khổng Minh
chinh Nam phạt Bắc, nối gót Bang Siêu mở cõi khai bờ, theo chân Bình
Trọng bồi thành đắp lũy.
Vừa muốn kéo quân thẳng đến Huỳnh Long
Phủ rước Nhị Đế về, và thâu gồm phương Bắc về một mối mới thỏa dạ bình
sinh sở nguyện của Phi.
Nhớ thuở xưa, quần hùng nổi dậy, đạo tặc
tung hoành mà Phi này ra oai quét sạch: Thích Phương quấy nhiễu nước nhà chỉ cần trỏ một ngọn roi, sói lang đều dập tắt. Vương Thiệu là quân cự
khấu tại Thái Hành, thế mà cờ vừa tung ra, binh sói đã im hơi. Trừ Lưu
Dự một đứa mưu gian, trói Lưu, Miêu, trừ hai mũi giặc. Thâu Dương Hổ, Hà Nguyên Khánh để giúp tay chân, nạp Tào Thành, Dương Tái Hưng, dùng làm
vây cánh. Chém Dương Ma nơi Động Đình hồ. Đuổi Ngột Truật tại Hoàng
Thiên đãng, Ngưu Đầu sơn, giết giặc thây chất thành non. Biện Thủy Hà
chém địch quân máu tràn như biển.
Vì vậy Bắc Phương nghe binh ta
đến thảy đều vỡ mật, còn chúng dân trông thấy cờ ta phất phới, nhảy nhót vui mừng. Nguyên nhung đang oai khí tung hoành, thì Thừa tướng lập gian mưu, lập mười hai kim bài giả triệu. Phi này chỉ vì tuân thánh. chỉ
phải đồn binh và vâng kim bài về điện thánh, chẳng ngờ bị sa vào ngục
thất. Thật là mưu hiểm của đứa gian thần, quyết hại người trung trực. Ta không dám oán trách triều đình, vì biết việc này chẳng phải ý vua. Nhạc Phi này dầu thác thập điện Diêm Vương cũng thấu dạ người trung, còn Tần Cối dù sống thiên địa quỉ thần cũng xét soi lòng lang sói.
Nếu
thiên đình sáng suốt, ắt phải trị kẻ gian thần, phân rõ đen trắng. Nếu
địa phủ linh thiêng, phải bắt đại lý tự khanh khảo tra cho ra lẽ.
Phi này đường đường một trang tuấn kiệt, có sao nói vậy nếu sai ngoa lương tâm nào cho phép?
Hai tên gian thần đọc xong tờ chiếu trạng của Nhạc Phi hầm hầm sắc giận
liền hối kẻ tả hữu lột hết áo quần Nhạc Phi ra đắp keo da cá sấu vào
thịt, đoạn lớn tiếng hỏi Nhạc Phi:
– Nhạc Phi, bây giờ ngươi có chịu khai hay không?
Nhạc Phi cười mai mỉa đáp:
– Ngày trước bọn bay bới xén quân lương, ta đánh mỗi đứa bốn chục roi nên hôm nay chúng bay muốn hãm hại ta. Nếu ta thác xuống âm ti sẽ làm quỉ
xé thây chúng bay mới hả dạ.
Vạn Sĩ Hoa cả giận quát tháo:
– Tính mạng của ngươi chết sống trong tay ta mà còn dám nói cứng nữa sao?
Rồi khiến kẻ tả hữu lấy dây gai đánh vào mấy chỗ đắp keo và giựt mạnh ra.
Cứ mỗi lần giựt ra một cái thì văng ra một miếng thịt, máu tuôn lai
láng, Nhạc Phi rú lên thất thanh rồi chết ngất.
Kẻ tả hữu vội vàng lấy nước phun vào mặt, giây lâu mới tỉnh lại. Vạn Sĩ Hoa lại kêu nói:
– Nhạc Phi, nếu ngươi còn ngoan cố không chịu khai thì ta sẽ sai quân giựt nữa.
Nhạc Phi nghiến răng nói:
– Nay ta chết đây đã an phận rồi, song ta còn e đứa con ta là Nhạc Vân và Trương Hiến con Đại nguyên soái Trương Sở, chúng sẽ làm hư cái danh
trung nghĩa của ta đi mất.
Vạn Sĩ Hoa và La Võ Tập nghe Nhạc Phi
nói vậy đều giật nẩy người, mồ hôi toát ra ướt cả áo, vội kêu kẻ tả hữu
đóng cửa lại rồi đứng dậy giả vờ hối hận dịu giọng mời Nhạc Phi ngồi và
nói:
– Tôi xem tờ khai của Nguyên soái đây quả thật công lao lớn
lắm, hai anh em tôi cũng muốn dâng biểu bảo tấu minh oan cho Nguyên
soái, ngặt vì việc này do nơi Tần Thừa tướng, nếu có dâng biểu cũng
không thể nào thấu đến tai Thánh thượng. Nguyên soái mới vừa bảo có con
là Nhạc Vân và công tử Trương Hiến sao không viết một phong thư kêu hai
người ấy xuống đây sai làm một tờ minh oan dâng lên, hai tôi sẽ giúp một tay, chẳng biết Nguyên soái nghĩ sao?
Nhạc Nguyên soái gật đầu đáp:
– Nếu được như vậy thì hay biết bao nhiêu. Nếu Thánh thượng không nghe
thì ba cha con ta cùng chết cho trọn niềm trung hiếu cũng được.
Nói rồi viết ngay một phong thư trao cho Vạn Sĩ Hoa. Vạn Sĩ Hoa sai quân
đem giam Nhạc.Phi vào ngục rồi mang tờ chiếu trạng của Nhạc Phi thẳng
qua dinh Tần Cối.
Quân vào báo, Tần Cối vội cho vào. Hai người đồng thanh bẩm:
– Chúng tôi vâng lời Thái sư tra khảo Nhạc Phi trọn ngày, hắn chết đi
sống lại bao nhiêu lần chịu không nổi, nên có viết tờ chiếu trạng đây
này.
Vừa nói vừa dâng tờ chiếu trạng lên, Tần Cối tiếp xem, nổi giận nói:
– Hắn vô lễ như vậy sao không đánh chết cho rồi còn để làm gì?
Vạn Sĩ Hoa nói:
– Sau khi hắn lập tờ cung trạng rồi chúng tôi giận lắm muốn giết chết
ngay, nhưng lại nghe hắn nói hắn còn đứa con là Nhạc Vân và Trương Hiến, con nguyên soái Trương Sở thế nào khi hắn chết rồi, hai đứa ấy cũng trả thù cho hắn, mà sức mạnh của hai tên ấy có thể đánh muôn người, nếu
chúng kéo binh về thì chẳng những hai tôi và Thừa tướng bị hại mà thôi,
cả đến triều đình cũng bị khốn khổ. Bởi vậy tôi lập tức hối quân đóng
cửa lại giả vờ thương hại, rồi bảo Nhạc Phi phải viết thư bảo Trương
Hiến và Nhạc Vân xuống đây để giết chết luôn thể, phàm giết rắn phải trừ nọc, xin Thừa tướng xem bức thư này thì rõ.
Tần Cối xem thư cả mừng nói:
– Thế thì nhị vị thật là nhanh trí.
Nói rồi dắt nhau vào thư phòng, đòi một tên thư sinh tâm phúc sửa chữ rất giỏi, sửa bức thư của Nhạc Phi như sau:
– “Nay cha phụng chỉ triều đình về Lâm An, triều đình khen ngợi công lao
nên sai cha viết thư bảo con và Trương Hiến hãy xuống kinh cho mau để
thụ phong quan chức, chớ nên bê trễ”.
Sửa xong, Tần Cối vội sai Từ Ninh cùng vài đứa gia đinh đi suốt đem ngày đến Thang âm huyện lừa Nhạc Vân và Trương Hiến đến kinh để giết luôn một lượt trừ hậu họa.
Tần Cối lại sai chúa ngục lập ra mười căn biệt phòng bên ngoài đề. Lôi,
Đình, Hiệu, Lệnh, Tinh, Đẩu, Hoán, Văn, Chương. Những biệt phòng này chỉ dùng để giam cẩm gia thuộc của Nhạc Phi.
Lúc bấy giờ tại Lâm An
có hai nhà triệu phú lòng dạ quân tử, một người tên Vương Năng, một
người tên Lý Trực, hai người biết rõ việc Nhạc Phi oan ức nên thường
xuất tiền bạc đem lo lót cho ngục tốt hằng ngày. Bọn ngục tốt được tiền
nên lo săn sóc tắm rửa cho Nhạc Phi lại tìm thuốc men chuyên chữa những
vết thương cho Nhạc Phi.
Trong bọn ngục tốt có tên Nghê Hoàn cũng
là người ngay, thấy Nhạc Phi là công thần bị đứa gian âm mưu hãm hại,
nên hết lòng phục dịch, vì vậy Nhạc Phi bị nhốt trong ngục tối vẫn an
nhiên vô sự.
Nhắc qua Hào Lương Tổng Binh là Trương Bảo, từ ngày
dắt vợ là Hồng thị ra đó trấn nhậm được một năm, bỗng một hôm có quân
tiểu hiệu về phi báo:
– Nhạc Nguyên Soái đang trấn nhậm tại Châu
Tiên trấn, bỗng có chiếu triệu người hồi triều, song không biết hồi
triều với lý do gì.
Trương Bảo nghe báo trong lòng nghi hoặc, ngồi đứng chẳng yên, nói với Hồng phu nhân:
-Không hiểu tại sao mấy hôm nay trong người ta cảm thấy bứt rứt khó chịu, vẫn
biết ta làm quan thế này cũng là lớn lắm rồi, song có lẽ là mất tự do
nên đời ta mất cả thú vị. Lúc này Nhạc Công tử đang ở tại nhà chi bằng
chúng ta sang Thang âm huyện ở soái phủ có khi thong thả hơn, chẳng biết phu nhân nghĩ thế nào?
Hồng phu nhân đáp:
– Trên bước đường công danh có lúc cũng được diệu tổ vinh tông, nhưng cũng có khi làm cho liên lụy đến thân nhân, hơn nữa trong lúc này lòng vua hôn muội, tướng
công định về ở nơi soái phủ để tránh tai bay họa gửi thật là thượng
sách.
Trương Bảo thấy vợ thuận ý với mình thì mừng lắm vội sắm sửa hành lý, treo ấn từ quan rồi dắt vợ con cùng vài tên gia tướng đi thẳng qua Thang âm huyện, tìm đến soái phủ Nhạc gia. Nhạc Vân trông thấy chạy ra tiếp đón vào, Trương Bảo làm lễ ra mắt Lý Thái thái và Củng thị phu
nhân rồi đem việc mình không muốn làm quan thuật lại cho mọi người nghe.
Lý Thái thái nói:
– Tổng binh về đây cũng là một việc may,
vì trước đây một tháng, nghe đâu lão gia được triệu về kinh, và gần đây
lại có thư đến gọi Nhạc Vân và Trương Hiến xuống đó nữa, không biết lành dữ thế nào, lòng ta lo lắng không yên. Nay có Tổng binh về đây, hãy
xuống đó dò nghe tin tức xem sao.
Trương Bảo nói:
– Việc đã vậy dù phu nhân không bảo tôi cũng phải đi ngay.
Rồi quay lại nói với Hồng phu nhân:
– Nàng hãy ở nhà ráng giúp đỡ nhị phu nhân để tôi xuống Lâm An do thám tin tức xem lành dữ thế nào cho biết.
Sáng hôm sau bình minh vừa xuất hiện, Trương Bảo đã vào dặn vợ con và từ giã hai vị phu nhân, rồi quảy đồ hành lý nhằm Lâm An thẳng tiến.
Chẳng mấy hôm, Trương Bảo đi đến đại giang trông thấy sông rộng mênh mông mà
thuyền bè không có, Trương Bảo nóng lòng đi tới đi lui phần thì trời sắp tối không chỗ nghỉ ngơi. Bỗng thấy một lão chài tay cầm bầu rượu, vai
mang cần câu lại xách chiếc giỏ không biết đựng vật chi trong ấy, cứ xăm xúi đi vào lùm cỏ dựa mé sông.
Trương Bảo nom theo thì thấy chỗ ấy có một chiếc thuyền nhỏ, người ấy mang giỏ, xách rượu bước xuống khoang thuyền.
Trương Bảo gọi lớn:
– Đại ca ơi, xin làm ơn đưa tôi qua sông, tôi sẽ đền ơn cho.
Người ấy nói:
– Nay Tần Thừa tướng cấm ngặt con sông này không cho thuyền nào qua lại, ai dám đưa người qua sông?
Trương Bảo khẩn khoản:
– Tôi có việc quá cần kíp, xin đại ca đưa giùm tôi qua sông một phen, tôi chẳng bao giờ quên ơn đức.
Người ấy nói:
– Được nhưng hãy xuống đây nghỉ chờ đến canh ba ta sẽ lén đưa qua sông,
nhưng nhớ đừng tiết lộ cho ai biết có thể liên lụy đến ta.
Trương
Bảo cám ơn rối rít rồi bước xuống thuyền. Người ấy múc ra một tô thịt
trâu và rót một chén rượu trao cho Trương Bảo. Hai người ăn uống với
nhau. Trương Bảo đi đường mệt mỏi thấy rượu thì uống liền và khen ngon,
người ấy lại rót thêm, Trương Bảo uống tiếp mấy chén đã ngà ngà liền
nói:
– Xin đại ca cho tôi kiếu, vì đã chuyếnh choáng rồi, tôi không dám uống nữa, lúc nào qua khỏi sông tôi sẽ đền ơn sâu.
Vừa nói vừa kéo gói hành lý gối trên đầu ngủ khì. Người ấy dọn dẹp đâu đó
xong xuôi vừa đến đầu canh một, lén lén mở dây, chèo thuyền ra giữa
sông, rồi chạy vào mui trói chặt tay chân Trương Bảo lại nạt lớn:
– Tên lỗ mũi trâu, hãy thức dậy cho mau.
Trương Bảo mở mắt ra thấy mình bị trói vùng vẫy không nổi, cất tiếng than:
– Thân ta có chết cũng không tiếc gì, ngặt vì tin tức của Nhạc Nguyên soái không ai dò nghe cho biết.
Người ấy vội hỏi:
– Ngươi bảo Nguyên soái nào, ngươi hãy nói rõ ngươi là ai?
Trương Bảo đáp:
– Nhạc Nguyên soái trướng hạ, Mã Tiền Trương Bảo là ta đây, vì Nguyên
soái ta vâng chỉ về kinh đã lâu không nghe tin tức, nên ta phải xuống
Lâm An thám thính tin người, chẳng dè đi đến đây phải chết về tay ngươi.
Người ấy thở dài than:
– Thì ra ngươi là thủ hạ của Nhạc Nguyên soái mà tôi không biết thật là đáng tội.
Vừa nói vừa bước tới mở trói cho Trương Bảo và năn nỉ đôi ba phen.
Trương Bảo nói:
– Té ra ngươi cũng là một tay hảo hán, chẳng biết ngươi tên họ chi?
Thưa tôi họ Âu Dương, tên Tùng Thiện, chỉ vì thấy Tống triều bị gian thần
chấp chính, âm mưa tàn sát trung lương nên tôi chán ngán công danh phú
quí đến chốn này sống riêng biệt cho thong thả. Tôi trách Nhạc Nguyên
soái sao không để cho giang sơn nhà Tống tiêu tan cho rồi lại lăn mình
vào chốn binh đao làm gì cho khổ thân. Tôi nghe khi Nhạc Nguyên soái về
kinh, vừa qua khỏi sông Bình Giang thì bị Khâm sai bắt trói đồng thời
chém chết Vương Hoành rồi. Từ ấy đến nay chúng lại cấm ngặt con sông này không cho thuyền bè vãng lai để cho khỏi tiết lộ tin tức.
Trương Bảo nghe nói vùng khóc rống lên. Âu Dương Tùng Thiện nói:
– Tướng quân không nên khóc lóc, để tôi lén đưa qua sông rồi cẩn thận đến đó, chớ để lộ sẽ mang hại.
Nói rồi chèo thẳng qua bờ bên kia tìm nơi vắng vẻ đậu thuyền vào mà nói:
– Thôi tướng quân hãy lên đường gấp, tôi xin giã biệt tướng quân đây.
Trương Bảo tạ ơn Tùng Thiện rồi quảy gói lên bờ, nấp trong lùm cây, chờ cho trời sáng nhắm Lâm An đi tới.
Dọc đường, Trương Bảo gợi chuyện hỏi thăm nhiều người nhưng chẳng nghe được tin tức gì cả.
Trương Bảo đến Lâm An vào lúc hoàng hôn đã phủ xuống, chàng vào quán trọ thuê
một căn phòng tạm nghỉ, qua hôm sau mới vào thành.
Trương Bảo gặp
ai hỏi nấy, song chẳng ai dám nói nên do thám đã mấy ngày mà không nghe
gì hết. Hôm ấy, Trương Bảo dậy sớm lắm tình cờ đi đến một tòa miếu hư
nghe trong đó có tiếng người nói chuyện. Trương Bảo rình nghe, một đứa
trong bọn nói:
– Trong đời này làm quan có nghĩa gì đâu? ăn mày
như chúng mình đây còn sướng hơn nhiều, chúng ta được tiêu diêu tự tại,
thong thả suốt ngày, hễ xin được nhiều thì ăn nhiều, xin ít thì ăn ít,
bạ đâu ngủ đó không ai câu thúc, còn như Nhạc Nguyên soái làm quan to
lớn dường ấy, nay làm sao so bì nổi với bọn ta?
Đứa khác ứng tiếng nói:
– Việc ấy mà nói ra nếu có người nào hay được ta e cái đầu xa cổ lúc nào không hay đấy.
Trương Bảo nghe vậy xô cửa bước vào, hai tên ăn mày thất kinh, lồm cồm ngồi dậy. Trương Bảo nói:
– Hai đứa bay chớ sợ, ta đây chính là người nhà của Nhạc Nguyên soái sai
đến đây hỏi thăm tin tức, song đã mấy hôm nay hỏi không ra, nếu hai đứa
bay đã biết hãy nói thật cho ta nghe.
Hai tên ăn mày chối quanh đáp:
– Chúng tôi có biết gì đâu?
Trương Bảo liền nắm đầu một đứa giơ bổng lên nói:
– Nếu mi không nói ta sẽ giết mi tức thì.
Tên ăn mày thất kinh van nài:
– Xin tướng quân bớt giận thả tôi xuống, tôi sẽ nói cho mà nghe.
Trương Bảo vừa để xuống vừa hét:
– Hãy nói mau?
Tên ăn mày ấy bảo tên kia:
– Ngươi đứng phía ngoài xem có ai vào hãy đằng hắng lên cho ta biết.
Tên kia liền chạy ra ngoài cửa miếu coi chừng, rồi tên này mới bắt đầu nói:
– Từ ngày Tần Cối hãm hại Nhạc gia, lại sai người ra Thang Âm huyện lừa
Nhạc Vân và Trương Hiến về đây nữa, sẽ giam hết vào ngục Đại lý tự,
không biết vì lý do gì không ai hiểu nổi. Hiện nay hễ ai mở miệng nói ra một tiếng “Nhạc” là chúng bắt giết ngay, vì vậy chúng tôi không dám
nói, nay tôi nói lỡ ra đây rồi xin tướng quân giấu giùm kẻo liên lụy đến tôi, tội nghiệp.
Trương Bảo nghe nói vừa thất kinh vừa nghẹn ngào không nói chi được, vội thò tay vào túi lấy ra một đĩnh bạc trao cho
tên ăn mày rồi trở về chỗ trọ lấy tiền đến chợ mua vài món y phục và
rượu thịt rồi thay đổi quần áo mang giày rơm tìm đến ngục Đại lý tự, kêu tên quan coi ngục hỏi nhỏ:
– Thưa lão gia, tôi có việc muốn thỉnh cầu lão gia.
Tên chủ ngục chạy ra hỏi:
– Có chuyện gì?
– Xin lão gia bước ra gần hơn nữa cho tôi nói nhỏ.
Viên chủ ngục bước ra gần hàng rào, Trương Bảo liền khẽ nói:
– Nhạc gia bị giam trong ngục này chính là người chủ cũ của tôi, chỉ vì
tôi có bệnh về nhà không hay biết, nay nghe người bị nạn nên đến dâng
người bữa cơm để tỏ lòng hiếu kính, tôi có chút lễ mọn đây xin lão gia
nhận lấy dùng và mong giúp cho tôi được thăm viếng.
Tên quan coi ngục đưa tay tiếp lấy gói bạc ước độ ba bốn lượng, hắn nghĩ thầm:
– Nhị vị Vương, Lý đã dặn ta nếu có người nhà Nhạc Phi đến thăm phải lo
chu toàn, huống chi người này đã cho ta đến ba bấn lượng bạc thì ta phải trọng đãi mới được.
Tuy nghĩ vậy, hắn cũng tìm lời lẽ đưa đẩy để nuốt mấy lượng bạc cho trơn cổ.
Tên chúa ngục trầm giọng bảo:
– Nhạc lão gia chính là người đối đầu với Tần Cối cho nên Thừa tướng sai
nhiều kẻ đến đây thám thính luôn luôn, ta cho ngươi vào nhưng ngươi phải đề phòng cẩn thận chớ để liên lụy đến ta.
– Vâng, đó là lẽ tất nhiên tôi đâu dám sơ xuất.
Viên chúa ngục mở cửa cho Trương Bảo vào. Trương Bảo bước vào khỏi cửa còn quay lại hỏi:
– Ngươi có biết ta là ai không?
Viên chúa ngục lấy làm lạ vì thấy Trương Bảo khi đứng ngoài cửa thì khòm
lưng cúc cung làm ra tuồng khép nép nên trông vóc người thấp bé, nhưng
khi bước vào khỏi cửa đứng ngay thẳng lên trông to lớn lạ thường.
Chúa ngục thất kinh nói:
– Thật tình tôi không biết tướng quân là ai, xin chớ hại tôi tội nghiệp.
Trương Bảo mỉm cười nói:
– Ngươi khỏi phải sợ sệt, ta không phải người nào xa lạ mà chính là Hào Lương Tổng Binh Mã Tiền Trương Bảo đây!
Tên chúa ngục nghe nói thất kinh quì xuống nói:
– Tôi có mắt không tròng nên không nhận ra, xin lão gia dung mạng.
Trương Bảo nói:
– Ta không giết ngươi đâu, ngươi hãy chỉ rõ chủ ta ở tại ngục nào cho ta biết.
Viên chúa ngục nói:
– Cũng vì việc của Nhạc gia mà Tần Thừa tướng cho xây thêm mười biệt
phòng nữa, mỗi phòng đề mỗi chữ là: Lôi, Đình, Thi, Hiệu, Lệnh, Tinh,
Đẩu, Hoán, Văn, Chương. Hiện giờ Nhạc gia và nhị vị tiểu tướng đều ở lại lao phòng chữ “Chương.
Trương Bảo nói:
– Vậy thì ngươi hãy dắt ta vào đó.
Tên chúa ngục đứng dậy nhìn chiếc giỏ trong tay Trương Bảo hỏi:
– Trong giỏ ấy ngoài rượu thịt ra còn vật chi khác nữa không?
Trương Bảo mỉm cười:
– Ngươi hãy an tâm, chúng ta toàn là những tay hảo hán không đời nào làm hại ngươi đâu.
Tên chủ ngục vội chạy vào bẩm cho Nhạc Phi rồi mới ra dẫn Trương Bảo vào:
Trương Bảo vào thấy Nhạc Nguyên soái mặc áo xanh đội mũ nhỏ đang ngồi nói
chuyện với viên ngục quan Nghê Hoàn còn Nhạc Vân và Trương Hiến ngồi
phía dưới. Trương Bảo quỳ xuống hỏi:
– Lão gia ơi, vì sao lão gia ra nông nỗi này?
Nhạc Phi hỏi:
– Sao ngươi không ở lại Hào Lương trấn nhậm đến đây làm gì?
Trương Bảo đáp:
– Tôi không muốn làm quan nữa nên treo ấn từ quan trở về Thang Âm không ngờ Công tử cũng sa vào chốn này. . .
Nói đến đây Trương Bảo nghẹn ngào không nói thêm được nữa, Nhạc Nguyên soái nói:
– Ngươi không muốn làm quan nữa thì trở về xứ sở đến đây làm gì?
Trương Bảo đáp:
– Tôi đến đây trước là để thăm và dâng cơm cho lão gia, sau nữa xin lão
gia đi ra cho rồi đừng ở trong này làm chi cho khổ sở, lại có thể nguy
đến tính mạng nữa là khác.
Nhạc Phi nói:
– Ngươi theo ta đã
lâu năm sao ngươi chẳng biết ý ta tí nào vậy? Nếu muốn ra khỏi chốn này
tất nhiên phải có thánh chỉ của triều đình. Thôi đừng nhiều lời nữa, nay ngươi đến đây thăm ta, ta cảm ơn ngươi vô cùng, hãy đem rượu thịt lại
đây ta ăn lấy tình, rồi phải đi ra, chớ có liều lĩnh mà liên lụy đến ân
công Nghê Hoàn đây.
Trương Bảo dâng rượu thịt lên, Nhạc Phi bưng chén rượu lên uống cạn rồi nói:
– Thôi ngươi hãy đi ra cho mau.
Trương Bảo quay lại hỏi Nhạc Vân:
– Lão gia nói vậy chứ nhị Công tử cũng đành tâm ở lại đây nữa sao?
Hai người đều đồng thanh nói:
– Phàm con người ở đời, làm tôi cho hết dạ trung thành làm con cho tròn
đạo hiếu, nay gia gia đã chẳng chịu ra, lẽ nào chúng tôi lại dám ra sao?
Trương Bảo nói:
– Thế thì tôi nói lỡ lời rồi, vậy tôi cũng kính dâng nhị vị Công tử chén rượu cho thỏa chút tình.
Vừa nói vừa rót rượu trao cho hai người. Hai người tiếp lấy uống cạn rồi tạ ơn Trương Bảo. Nghê Hoàn và bọn ngục tốt thấy tình cảnh ấy không ngăn
được giọt lệ còn Nhạc Nguyên soái thì cứ hối Trương Bảo phải ra cho mau.
Trương Bảo nói:
– Tôi còn muốn thưa một đôi câu chuyện, xin lão gia chớ vội.
Vừa nói vừa tới quỳ xuống bẩm:
– Trương Bảo này đã mang ơn lão gia phong chức cho làm quan nên chẳng
được hầu hạ lão gia cho vẹn toàn chung thủy. Tuy tôi đây là kẻ ngu xuẩn, song lại chẳng bằng Vương Hoành hay sao? Hôm nay tôi đến đây nỡ nào
đành tâm nhìn lão gia và nhị vị Công tử ra nông nỗi này! Thà là tôi thác trước xuống âm ti đặng chờ lão gia có xuống sẽ theo hầu.
Nói rồi Trương Bảo đập đầu vào vách vỡ sọ chết tươi Vì vậy có thư khen Trương Bảo:
“Hết lòng vì chủ chán lợi danh
“Nghĩa khí Trương công ai sánh bằng?
“Liều thác cho tròn ân nghiã cả
“Ngàn thu không mất chữ trung thành”
Nghê Hoàn thấy vậy trong lòng tê tái, còn Nhạc Vân và Trương Hiến đau lòng khóc rống lên, duy có Nhạc Phi chỉ cười nói:
– Khá khen cho Trương Bảo! hay cho Trương!
Nghê Hoàn lấy làm lạ hỏi:
– Trương Tổng binh chẳng ngại xa xôi nguy hiểm, lặn lội đến đây thăm
Nguyên soái và không nỡ nhìn thấy Nguyên soái chịu hàm oan, nên người
liều thân tự vẫn, sao Nguyên soái không thương.
Nhạc Phi nói:
– Ân công nên biết rằng, nhà tôi được ba chữ trung, hiếu, tiết rồi, nay
Trương Bảo chết đây tức là đủ cả trung hiếu tiết, nghĩa thì còn gì sung
sướng cho bằng?
Nói đến đây Nhạc Phi khóc rống lên rồi nói với Nghê Hoàn:
– Xin ân công lo chu toàn giùm thi hài cho nó kẻo tội nghiệp.
Nghê Hoàn gật đầu:
– Việc ấy Nguyên soái hãy an tâm, tôi sẽ lo chu tất.
Nghê Hoàn vội sai người đi báo cho Vương Năng và Lý Trực hay rồi cho khiêng
thây Trương Bảo ra để phía sau. Chờ cho hoàng hôn phủ xuống hai họ
Vương, Lý đem quan tài tẩm liệm tử tế rồi lén khiêng đến gần Tây Hồ giấu chôn nơi nghĩa địa nhà chùa. Trên nắp quan tài còn đề dòng chữ: “Hào
Lương Tổng binh Trương công chi linh cữu .