Đọc truyện Nguyện Ước Song Song (Phần 1) – Nơi Bắt Đầu Mối Thù Hận – Chương 32: Sự thật về cơn thịnh nộ của thần biển
Rồi tôi nghe được sự tích của mảnh đất này từ ông lão.
Có vẻ như vùng đất này vốn thuộc về thần Biển, nhưng ông ta đã bị đánh bại bởi thần Mặt Đất và bị mất mảnh đất này. Tuy nhiên, thần Biển vẫn cho rằng vùng đất đó là của mình, và nếu có ai xây nhà ở nơi đây, họ sẽ bị hủy diệt không còn dấu vết. Đó là tại sao các làng chài xung quanh quyết định không dựng nhà ở đây.
Nghe câu chuyện của ông lão, Lisa và Alisa…
– Quá mơ hồ, tôi không hiểu được.
– Vậy là nghe nó cũng vô dụng à.
Cả hai người đều phàn nàn, nhưng tôi thì không. Tôi bảo Ludwin chuẩn bị một tấm bản đồ, và hỏi ông lão xem đâu là lãnh địa của thần Biển. Khi tôi đã nắm được phần nào về ‘đất thánh của thần Biển’ và rồi nhìn vào bản đồ, tôi nói với Ludwin.
– Chúng ta sẽ có thay đổi lớn trong kế hoạch xây dựng.
– ———————.
– Đợi một chút Mozart. Sao bỗng nhiên anh lại nói vậy!?
– Bệ hạ thực sự tin những lời ông già đó nói sao?
– Người biết đấy nếu chúng ta đổi kế hoạch bây giờ nó sẽ tốn rất nhiều thời gian.
Lisa, Alisa và Ludwin đều nói vậy.
Tôi hiểu. Tôi cũng không hề muốn làm mọi việc rối tung lên.
Nhưng tôi phải làm vậy vì lợi ích và yên bình của cả thành phố mới này.
– Mozart, anh chắc sẽ không tin rằng thần Biển có tồn tại đúng không?
– Ông ta chắc không tồn tại đâu.
– Vậy tại sao…
– Lisa, sự tích dựa trên trí nhớ của con người.
Tôi nói trong khi gãi tai.
– Các sự tích là những gì được truyền lại qua nhiều thế hệ. Vậy tại sao nó được truyền lại? Lí do là những bậc tiền nhân cho rằng nó là cần thiết. Những điều vô giá trị sẽ không bao giờ được kể cho hậu thế. Và nếu nó được lưu truyền thì nhất định phải bao gồm [bài học] hay [kinh nghiệm sống] trong đó.
– Vậy anh đang nói lời nguyền của thần Biển cũng vậy sao?
– Phải. Phần [bài học] trong câu chuyện là ‘không xây nhà trên một khu vực nhất định’, và ‘nếu bạn xây nhà thì sẽ có người và họ sẽ bị quét sạch không chút dấu vết’…
Rồi tôi nhìn thẳng vào ông lão Crytas.
– … Đó là sóng thần đúng không?
– Đ…đúng vậy! Đó là sóng thần! Những người xây nhà ở đó đều bị quét sạch nhà cửa!
– Và thường có một trận động đất lớn trước khi sóng thần đúng không?
– Sao người biết!?
Ông lão Crytas nói, nhìn như thể vừa mới nhớ ra điều đó. Có thể là do việc cả người và nhà cửa đều bị quét sạch quá sốc đối với ông ấy nên nó bị khóa lại trong tiềm thức. Đó là tại sao ông chỉ có thể nói một cách trừu tượng về việc nhà cửa bị quét sạch bởi cơn thịnh nộ của thần Biển. Là một người Nhật mà đã phải hứng chịu những trận động đất ở Đông Nhật Bản và nhìn thấy khung cảnh sóng thần không biết bao lần nên anh biết rất rõ về những kí ức đau thương mà ông lão phải gánh chịu.
– Bản chất thật của cái gọi là cơn thịnh nộ cuả thần Biển là [Một cơn sóng thần gây ra bởi động đất dưới thềm đáy biển
– ————————–
Ngay cả ở Trái Đất, chỉ đến gần đây cơ chế đằng sau động đất mới được giải thích phần nào.
Thậm chí phải đến thế kỉ 20 thì cấu tạo Trái Đất mới được giải thích rõ. Trước lúc đó, khi một người chứng kiến hiện tượng gọi là động đất, họ chỉ nói rằng đó là do [hoạt động của núi lửa] hay [bởi vì các mạch nước ngầm dưới lòng đất bốc hơi] hay đại loại như vậy. Chỉ cần đi đến kết luận đó đã là tốt rồi, khi mà có thêm khía cạnh tâm linh, nó sẽ trở thành câu truyện như kiểu [Một con quái vật dưới lòng đất đang chuyển mình], dù ở Việt Nam thì nó cũng bị coi là do một con cá khổng lồ gây ra.
Vì lí do đó, có hiện tượng như vậy ở thế giới này, sẽ bị lệch khỏi định nghĩa khoa học, và trở nên không thể giải thích.
Phải giải thích điều này cũng là cả một vấn đề.
– Như tôi đã nói, ở thế giới này có những nơi được gọi là [mảng lục địa được kiến tạo nên] và có những nơi được gọi là [mảng lục địa bị chìm xuống], những nơi bị chìm là nơi có những mảng lục địa chồng lên nhau, và một trong số các mảng đó bị cuộn lên làm các mảng khác bị cong xuống tạo ra lực căng. Để làm giảm sức căng này các lục địa cần phải trượt lên nhau và gây ra những chấn động gọi là [động đất], nhưng…
Tôi đã giải thích bằng cả hai tay và cả các cử chỉ như người dẫn chương trình về động đất thường hay nói và còn vẽ cả hình ảnh về [một chiếc đĩa trượt xuống bên dưới chiếc đĩa khác], tôi thấy là mình đã giải thích quá nhiều nhưng gương mặt mọi người vẫn như thể đang ở phương trời nào.
– …. Có vẻ như mọi người vẫn không hiểu, hử
– Ưmmmmmmm…
– Lục địa? Chấn động? Người đang nói về ma thuật sao, thưa bệ hạ?
– Thần cũng không hiểu gì hết. Chắc là cần phải học ở học viện Hoàng gia mới có thể tiếp thu những kiến thức như thế hoặc…
Không có bất cứ ai hiểu cả. Mà cũng chưa phải lúc nói về việc này nên cũng không cần quá chi tiết.
– Được rồi, bỏ qua phần cơ chế đi. Đằng nào thì, khi những trận động đất này diễn ra dưới đáy biển chúng thường gây ra sóng thần. Nói cách khác, [cơn thịnh nộ của thần Biển] mà ông lão Crytas nói không phải là do việc có người xây nhà trên đất của thần mà là việc diễn ra theo chu kì.
– Cái… vậy nó vẫn diễn ra ngay cả khi không có ai xây nhà trên đó sao?
Ông lão Crytas mở to mắt.
Tôi dò theo đường biển của đất nước này và chỉ ra.
– Ngẫu nhiên là đường bờ biển của nước đi theo hình chữ v và nơi này là nơi chữ đó bẻ cong. Những nơi như thế này thường hay gặp sóng thần hơn những nơi khác. Lí do thì là…. Quá khó để mọi người có thể hiểu ngay cả khi tôi giải thích nên cứ chấp nhận như vậy đi.
– Được rồi.
Có lẽ tốt hơn hết là tôi nên làm mô hình thu nhỏ của đường bờ biển và đổ nước vào đó, và cho họ xem điều gì sẽ diễn ra. Có lẽ họ sẽ hiểu được phần nào, nhưng những việc này cần rất nhiều công sức nên để sau vậy.
– Nhưng nếu nó là một nơi nguy hiểm thì chẳng phải quá mạo hiểm khi xây thành phố ở đây sao?
Bị Lisa chỉ ra điều này, tôi ngao ngán.
– Hừmmm….. Khu vịnh này không đến nỗi tệ so với những nơi khác và nơi đây rõ ràng là nơi gần nhất đến trung tâm đất nước. Tôi đã nghe được rằng chu kì diễn ra trong khoảng thời gian dài, mỗi 100 năm 1 lần, nên tôi nghĩ sẽ ổn thôi nếu thị trấn được xây để đề phòng việc bị sóng thần.
Rồi khi nhìn Ludwin và bản đồ tôi quyết định sẽ tiếp tục kế hoạch từ giờ.
– Trước hết chúng ta sẽ đắp đê và nâng nền đất lên.
– Bây giờ sao? Nó sẽ tốn rất nhiều công sức và thời gian.
– Thuyên chuyển các thổ ma thuật sư. Cho dù nó làm ảnh hưởng đến các dự án khác nhưng cũng không còn cách nào khác.
– Đã rõ. Nhắc mới nhớ, thần nghe nói ở thủ phủ công tước Laguun có thứ gọi là đê chắn biển, liệu chúng ta có nên xây chúng không?
– Đê chắn biển à…. Nó sẽ làm hỏng cảnh quan mất. Tôi muốn xây nơi đây thành một thành phố thương nghiệp nhằm dùng để thu hút khách du lịch và đằng nào nó cũng không thể ngăn được sóng thần.
– Vậy chúng ta sẽ không xây sao?
– …. Tôi đoán vậy. Thực sự tôi muốn xây một thành phố mà không cần nhờ đến bờ đê. Có lẽ nên có hệ thống chống lụt chuyên biệt được xây bởi hội kĩ sư, đi mời họ và hỏi họ xem như thế nào.
– Vâng. Giờ thì là về phần quy hoạch…
– Nhờ ông lão Crytas chúng ta đã biết được phần nào về sóng thần. Đặt khu dân cư, tài chính và công nghiệp tránh xa chỗ đó, tất nhiên là cả các khu quan trọng như nhà chính phủ nữa.
– Vậy các khu vực nằm trong vùng đó sẽ không được phát triển sao?
– Cảng và bến tàu đánh cả thì không còn cách nào khác đúng không? Sử dụng các khu vực còn lại như công viên hải dương.
– Thần hiểu. Chúng ta sẽ xây chúng đề phòng cho việc chúng có thể bị nhấn chìm.
– Phải. Và còn ông lão Crytas.
– V-vâng? Chuyện gì ạ?
– Ta sẽ để ông làm người kể chuyện chính thức của vùng này để truyền bá câu chuyện [Huyền thoại về thần Biển] cho lớp trẻ. Ông sẽ được hưởng các chính sách của chính phủ và được miễn phần thẩm định khả năng, vì vậy hãy truyền bá câu chuyện này và đào tạo lớp kế cận cho việc này tới khi chết mới thôi.
– Th…thần làm công chức nhà nước sao!?
– Phải. Cùng với điều [không được xây nhà ở nơi sóng thần với tới], thêm vào [nếu có động đất thì có thể sóng thần sẽ tới] và [nếu sóng thần tới hãy chạy lên chỗ cao]. Không cần lo đến phần về cơn thịnh nộ của thần Biển, cứ làm cho nó dễ truyền tải là được.
– ……….. Thưa rõ! Thần sẽ hết mình vì công việc, không chết không thôi!
– Tốt lắm. Đằng nào thì, về phần đê bao quanh bờ biển…
Ba người họ không ngừng thảo luận về kế hoạch xây dựng thành phố.
Bị bỏ rơi bởi tinh thần nhiệt huyết ấy, Lisa và Alisa chỉ biết cười trừ khi nhìn họ.
– Bệ hạ… có vẻ đang rất vui.
– Chắc hẳn là vậy, rất khác so với lúc anh ấy làm việc để tăng ngân sách.
– Thần đoán vậy. Có vẻ như thần đã thấy được phần nào sự tươi trẻ của bệ hạ.
– (Tuổi trẻ à. Vậy là chúng ta đang làm tươi mới đất nước bằng sức trẻ đó à…)
– Có chuyện gì sao thưa công chúa điện hạ?
– À. Không có gì đâu… bên cạnh đó Alisa.
– Chuyện gì vậy?
– Aisha, cô có… thích Mozart không?
– Có! Thần luôn tôn trọng và yêu mến người.
– … Hiểu rồi. Chúng ta hãy cùng hỗ trợ anh ấy bằng cách của mình để Mozart có thể mãi tươi cười như vậy có được không?
– ….Vâng!
Sự thật thì tôi không hề để ý đến cuộc trò chuyện đó.
Và khi tôi giải thích về nó tôi có cảm giác Lisa nhìn tôi một cách rất ngạc nhiên.
– —————————
30 năm sau từ sự kiện đó, một trận động đất bất ngờ diễn ra kéo theo sóng thần.
Dù đất đai lấm bùn và tàu thuyền bị quét sạch nhưng thật ngạc nhiên khi có rất ít thương vong. Tất cả mọi người sống ở đây đều đã được nghe kể câu chuyện [Huyền thoại về thần Biển], và khi động đất diễn ra họ đã hành động ngay lập tức và tìm được nơi trú ẩn. Thời gian trôi đi, mỗi lần mảnh đất này bị sóng thần tấn công, cái tên về người kể chuyện đầu tiên, ông lão đáng kính Crytas, lại tiếp tục vang danh.
Sau hơn 100 năm nữa, [Bức tượng nhà vua và ông lão] được xây dựng ở công viên hải dương. Nó miêu tả về cảnh trước khi thị trấn được xây dựng, khi một ông lão mạo hiểm mạng sống để trò chuyện trực tiếp với nhà vua cho việc chuẩn bị đối phó với sóng thần, và vị vua thông thái đã chấp nhận đề nghị của ông lão. Nếu hai người họ mà nghe được câu chuyện này chắc hẳn họ sẽ cười gượng và nói [phóng đại quá mức rồi]. Không biết khuôn mặt Crytus, người kể chuyện, sẽ như thế nào sau khi yên nghĩ dưới nấm mồ khi được vinh danh thành [huyền thoại về ông lão] và câu chuyện của mình vẫn tiếp tục được kể cho thế hệ tương lai.