Bạn đang đọc Người trộm bóng – Chương 8: Phần 2 – Chương 01
Phần 2
Ngay sau nỗi sợ bóng tối là nỗi sợ cô đơn. Tôi không thích ngủ một mình, thế nhưng tôi lại sống đúng như thế, trong căn hộ một phòng áp mái của một tòa nhà nằm cách trường Y không xa lắm. Hôm qua tôi vừa kỉ niệm sinh nhật thứ hai mươi của mình. Với những tháng đi học sớm trời đánh đó, tôi đã phải mừng sinh nhật mà chưa kịp có thời gian kết bạn. Lịch học ở trường hầu như chẳng còn dành cho chúng tôi chút thời gian trống nào.
Hai năm trước, tôi đã để lại tuổi thơ của mình sau một thân cây dẻ mọc trong sân trường, ở thị trấn nhỏ nơi tôi đã lớn lên.
Ngày trao bằng tốt nghiệp, mẹ tôi đã có mặt, một đồng nghiệp làm thay mẹ ngày hôm ấy. Tôi dám thề rằng tôi thoáng nhận ra bóng dáng của bố ở đằng xa, phía sau hàng rào, song chắc tôi đã hoa mắt, trí tưởng tượng luôn hết sức phong phú.
Tôi đã để lại tuổi thơ của mình dọc con đường về nhà, nơi những cơn mưa mùa thu trút xuống ướt sũng hai vai tôi, trên một căn gác áp mái nơi tôi từng trò chuyện với những cái bóng trong lúc ngắm nhìn bức ảnh của bố mẹ tôi và thời hai người còn yêu nhau.
Tôi đã để lại tuổi thơ trên một sân ga khi chào tạm biệt người bạn thân nhất của tôi, con trai một người thợ làm bánh, khi ôm siết mẹ trong vòng tay và hứa sẽ quay về thăm bà ngay khi có thể.
Trên sân ga đó, tôi đã thấy mẹ rơi nước mắt. Lần này, bà không tìm cách quay mặt tránh đi nữa. Tôi không còn là đứa trẻ mẹ muốn che chở khỏi mọi thứ, kể cả những giọt nước mắt của bà, cả nỗi buồn chưa bao giờ bà thực sự rũ bỏ được.
Thò đầu qua cửa sổ toa tàu khi đoàn tàu chuyển bánh, tôi nhìn thấy Luc nắm lấy tay mẹ tôi để an ủi bà.
Thế giới của tôi đã đảo lộn, đáng ra Luc phải là người bước lên toa tàu, cậu mới chính là người có năng khiếu đặc biệt trong các môn khoa học; và trong hai chúng tôi, kẻ cần chăm sóc người mẹ y tá đã hiến dâng cả cuộc đời cho người khác, nhất là cho con trai bà, đáng lẽ kẻ đó phải là tôi.
*
Năm thứ tư ở trường Y.
Mẹ tôi đã nghỉ hưu, giờ đây bà trông coi thư viện thị trấn. Mỗi ngày thứ Tư, bà lại ngồi chơi bài bơ lốt cùng ba bà bạn.
Mẹ thường xuyên viết thư cho tôi. Giữa những giờ lên lớp và những ca trực đêm, tôi hầu như chẳng còn thời gian trả lời bà. Mẹ tới thăm tôi hai lần mỗi năm. Vào mùa thu cũng như mùa xuân, bà đều thuê phòng tại một khách sạn nhỏ nằm cách bệnh viện của trường Y chỉ vài bước chân và đi thăm các bảo tàng trong lúc chờ ngày làm việc của tôi kết thúc.
Mẹ và tôi cùng nhau đi dạo dọc bờ sông. Trong những cuộc tản bộ ấy, mẹ động viên tôi kể cho bà nghe về cuộc sống của tôi, dành cho tôi cả nghìn lời khuyên về những gì cần làm để trở thành một người bác sĩ có lương tâm – trong con mắt của bà, điều đó cũng quan trọng như trở thành một bác sĩ giỏi. Mẹ tôi đã gặp qua vô số bác sĩ trong bốn mươi năm làm y tá của mình, chỉ nhìn thoáng qua một lần là bà có thể nhận ra ngay những người đặt sự nghiệp của họ lên trên người bệnh. Tôi lặng lẽ lắng nghe bà. Sau cuộc tản bộ, tôi đưa bà tới ăn tối trong một quán cà phê nhỏ, mẹ tôi dần trở nên ưa thích chốn đó và luôn giành lấy phần trả tiền. “Sau này, khi nào trở thành bác sĩ, con sẽ mời mẹ tới một nhà hàng sang trọng,” bà vừa nói vừa giành lấy hóa đơn vào mỗi dịp như thế.
Những đường nét trên khuôn mặt bà đã thay đổi, nhưng đôi mắt mẹ tôi vẫn tràn ngập niềm yêu thương vô bờ không bao giờ già đi theo năm tháng. Bố mẹ chúng ta luôn già đi tới một độ tuổi nhất định, lúc đó hình ảnh củ5 họ đã khắc sâu trong tâm trí chúng ta. Chỉ cần nhắm mắt lại và nghĩ về họ, ta lại nhìn thấy họ như mãi mãi họ vẫn thế, như thể tình yêu của ta dành cho bố mẹ có quyền năng làm thời gian ngưng lại.
Mỗi lần ghé thăm tôi, mẹ luôn tự giao ình nhiệm vụ phải dọn dẹp lại thật ngăn nắp căn phòng bừa bãi của tôi. Sau khi mẹ đã về, tôi tìm thấy trong tủ áo cả một chồng áo sơ mi mới, và trên giường tôi là những tấm ga trải sạch tinh tươm có mùi hương gợi nhớ tới căn phòng ngủ thời thơ ấu của mình.
Tôi vẫn luôn giữ bên mình bức thư mẹ viết theo ước nguyện của tôi và một tấm ảnh tìm thấy trên tầng áp mái, cả hai được đặt trên chiếc bàn đầu giường.
Khi tôi đưa mẹ ra g5, bà ôm siết tôi trong vòng tay trước khi bước lên toa, vòng tay của mẹ ôm lấy tôi chặt đến mức mỗi lần tôi lại thấy sợ sẽ không bao giờ gặp lại bà nữa. Tôi nhìn theo đoàn tàu của mẹ đi khuất sau khúc quanh của đường ray, đi thẳng về phía thị trấn nhỏ nơi tôi đã lớn khôn, về phía tuổi thơ của tôi, giờ đây nằm cách chỗ tôi đang sống sáu giờ tàu chạy.
Trong vòng một tuần kể từ khi bà qu5y về nhà, lần nào tôi cũng nhận được một bức thư. Trong đó mẹ kể cho tôi về chuyến đi của bà, những ván bài bơ lốt và liệt kê cho tôi một danh sách những tác phẩm cần đọc ngay. Than ôi, thứ duy nhất tôi có điều kiện đọc chỉ là các cuốn sách y học mà tôi giở ra học miệt mài hằng đêm trong thời gian chuẩn bị cho kì thi nội trú của mình.
Những ca trực của tôi thay đổi luân phiên giữa khoa Cấp cứu và khoa Nhi, những bệnh nhân của tôi cần được quan tâm sát sao. Trưởng khoa của tôi là một người tử tế, một giáo sư ai cũng sợ vì những màn quát tháo phũ phàng của ông. Chúng luôn sẵn sàng bùng nổ trước mỗi lần sao nhãng, mỗi sai lầm dù nhỏ nhất. Song ông luôn tận tâm truyền lại cho chúng tôi hiểu biết của mình, và đó chính là điều chúng tôi trông đợi từ ông. Mỗi buổi sáng, khi bắt đầu các cuộc đi thăm bệnh phòng, ông lặp đi lặp lại với chúng tôi không biết chán rằng nghề y không phải là một nghề nghiệp mà là một thiên chức.
Đến giờ nghỉ, tôi lao vội tới căng tin bệnh viện mua một chiếc xăng uých rồi tới ngồi trong khoảng vườn bao quanh khu nhà của chúng tôi. Tại đó, tôi gặp lại một số bệnh nhân nhỏ tuổi của mình, những cô bé cậu bé đang bình phục. Lũ trẻ được bố mẹ đưa ra đó hít thở không khí ngoài trời.
Chính tại đó, trước một ô đất vuông vắn nở đầy hoa, cuộc đời tôi lại đảo lộn lần thứ hai.
*
Tôi ngồi ngủ gật trên một băng ghế. Học ngành y cũng đồng nghĩa với một cuộc chiến trường kì chống lại những cơn buồn ngủ. Một cô bạn cùng học năm thứ Tư tới ngồi xuống bên cạnh tôi, làm tôi giật mình bừng tỉnh. Sophie là một cô gái hoạt bát và xinh xắn, hai chúng tôi đã thân thiết và tán tỉnh nhau từ nhiều tháng qua nhưng chưa bao giờ chính thức đặt một cái tên cụ thể ối quan hệ giữa cô và tôi. Chúng tôi đóng vai hai người bạn, làm bộ như không biết gì về khát vọng của người kia. Cả cô và tôi đều hiểu chúng tôi không đủ thời gian để có với nhau một mối quan hệ thực thụ. Sáng hôm đó, Sophie lại nói với tôi, không biết đã là lần thứ bao nhiêu, về một ca bệnh đang làm cô rất băn khoăn. Một cậu bé mười tuổi không thể ăn được gì nữa từ hai tuần nay. Không loại bệnh lí nào có thể giải thích được tình trạng của cậu bé, hệ tiêu hóa của cậu không cho thấy dấu hiệu rối loạn nào cho phép giải thích tại sao bất cứ chút thức ăn dù nhỏ nhất nào cậu nuốt vào ng5y lập tức lại bị nôn ra. Cậu bé đang phải truyền dịch, thể trạng cậu xấu đi từng ngày. Ba bác sĩ tâm lí được mời tới hội chẩn đã không thể giải thích được bí ẩn này. Sophie thực sự bị bệnh nhân nhỏ tuổi nọ ám ảnh, đến mức cô không còn muốn làm gì khác ngoài tìm ra một biện pháp chữa trị cho cậu bé. Muốn duy trì những buổi tối tôi và cô học chung hằng tuần, với không khỏi đôi chút nhập nhằng trong đó, tôi hứa với cô về phần mình tôi sẽ xem qua bệnh án của cậu bé và suy nghĩ xem sao. Như thể chúng tôi, hai sinh viên nội trú, có thể thông thái hơn đội ngũ bác sĩ chính thức đang hành nghề trong bệnh viện này. Nhưng có học trò nào mà không từng mơ trở nên giỏi hơn sư phụ của mình?
Cô đang kể cho tôi nghe tình hình xấu đi của đứa trẻ thì sự chú ý của tôi bị phân tán bởi một cô bé đang chơi nhảy ô trên lối đi trong vườn. Tôi chăm chú quan sát cô bé rồi đột nhiên nhận ra cô bé không nhảy tuần tự từ ô này qua ô khác theo luật chơi. Trò chơi của cô bé có bản chất khác hẳn. Cô bé khép hai chân lại nhảy lên chính cái bóng của cô, hi vọng bắt kịp nó.
Tôi hỏi Sophie xem bệnh nhân nhỏ tuổi của cô có còn đủ sức ngồi trên xe lăn hay không, rồi đề nghị cô đưa cậu bé tới đây. Sophie muốn tôi lên phòng bệnh thăm cậu bé, nhưng tôi vẫn khăng khăng đề nghị cô không nên để mất thêm thời gian nữa. Chẳng bao lâu nữa mặt trời sẽ biến mất sau mái tòa nhà chính, mà tôi lại cần tới mặt trời. Cô nhăn nhó, nhưng cuối cùng cũng đồng ý.
Cô vừa quay đi, tôi tiến lại gần cô bé và yêu cầu cô hứa giữ bí mật những gì tôi sắp sửa nói với cô. Cô bé chăm chú lắng nghe rồi chấp nhận đề nghị của tôi.
Mười lăm phút sau Sophie quay lại, đẩy chiếc xe lăn trên đó có cậu bệnh nhân bé nhỏ đang bị cột vào xe bằng dây đai. Làn da xanh tái và hai gò má hốc hác minh chứng rõ ràng cho tình trạng yếu ớt của cậu bé. Nhìn thấy tận mắt tình trạng bệnh nhân, tôi hiểu được Sophie đang lo lắng tới mức nào. Cô dừng lại cách tôi vài mét, đôi mắt cô nhìn tôi dò hỏi; một phương thức thầm lặng để hỏi tôi “Giờ thì sao đây?” Tôi đề nghị cô đẩy xe lăn tới bên cô bé kia. Sophie làm theo rồi tới ngồi xuống cạnh tôi trên băng ghế.
– Anh nghĩ rằng một cô nhóc mười một tuổi sẽ chữa khỏi cho cậu bé, đó là phương thuốc thần kì của anh sao?
– Hãy để cậu ta có thời gian để tâm tới cô bé.
– Cô nhóc của anh đang chơi nhảy ô, anh muốn cậu bé quan tâm tới nó vì cái gì đây? Được rồi, thế là quá đủ rồi đấy, em đưa cậu bé về phòng đây.
Tôi nắm lấy tay Sophie, ngăn không cho cô đi.
– Vài phút hít thở không khí ngoài trời cũng chẳng hại gì cho cậu bé. Anh chắc em còn các bệnh nhân khác cần thăm bệnh, vậy hãy để hai đứa nhỏ lại đây cho anh, anh có thể để mắt đến chúng trong giờ nghỉ. Đừng lo, anh sẽ không rời mắt khỏi chúng đâu.
Sophie quay trở về khoa Nhi. Tôi lại gần hai đứa trẻ, tháo các đai buộc rồi bế cậu bé tới bãi cỏ chia hình ô vuông. Tôi ngồi xuống, đặt cậu bé ngồi trên hai đầu gối tôi, quay lưng về phía những tia nắng cuối cùng. Cô bé con quay lại với trò chơi của cô, đúng như chúng tôi đã thỏa thuận.
– Cái gì đã làm cháu sợ đến thế, chàng trai, tại sao cháu lại để mình ốm yếu đi như thế?
Cậu bé ngước mắt lên, không nói gì. Cái bóng mỏng manh của cậu hòa làm một với bóng của tôi. Cậu bé ngả người vào vòng tay tôi, tựa đầu lên vai tôi. Tôi thầm cầu xin cái bóng thời thơ ấu của tôi hãy quay trở lại, s5u bấy nhiêu thời gian đã trôi qua.
*
Không đứa trẻ nào trên thế gian này có thể bịa ra những gì tôi sắp sửa nghe thấy. Tôi không rõ chính cậu bé hay cái bóng của cậu đã thì thầm với tôi, tôi đã mất thói quen với những lời tâm tình thầm kín ấy.
*
Tôi bế cậu bé trở lại chiếc xe lăn và gọi cô bé quay lại chơi bên cạnh cậu ta trước khi Sophie trở về, rồi tôi tới ngồi xuống chỗ cũ của mình trên băng ghế.
Khi Sophie tới ngồi bên tôi, tôi kể lại với cô rằng nhà nữ vô địch của môn nhảy ô và bệnh nhân nhỏ tuổi của cô đã làm thân với nhau. Cô bé thậm chí đã thành công trong việc thuyết phục cậu ta nói ra điều đã ám ảnh cậu và chấp nhận tiết lộ điều đó với tôi. Sophie nhìn tôi sững sờ.
Cậu bé vốn rất thích một con thỏ, con vật trở thành người chia sẻ tâm tình của cậu bé, người bạn thân nhất của cậu. Có điều hai tuần trước con thỏ sổng mất, và buổi tối s5u khi con thỏ biến mất, vào cuối bữa tối, mẹ cậu bé hỏi cả nhà xem mọi người có thích món xi vê[*] mà bà đã nấu không. Ngay lập tức cậu bé đi đến kết luận con thỏ của cậu đã chết, và cậu đã ăn thịt nó. Kể từ lúc ấy, cậu bé chỉ còn một ý nghĩ trong đầu, chuộc lại tội lỗi của cậu và đi gặp lại người bạn thân nhất ở nơi chắc chắn người bạn đó đang chờ cậu. Có lẽ người ta cần cân nhắc hai lần trước khi nói với bọn trẻ rằng người chết sẽ ra đi sống trên thiên đường, dù không còn ở bên họ nữa.
[*] Một món ăn thường nấu với thịt thỏ.
Tôi đứng dậy, để lại Sophie bàng hoàng trên băng ghế. Giờ khi tôi đã tìm ra nguyên nhân, điều quan trọng là nghĩ ra cách giải quyết.
*
Đến cuối ca trực của mình, tôi tìm thấy một mẩu giấy nhắn trong ngăn tủ của tôi, Sophie ra lệnh cho tôi tới nhà gặp cô, cho dù lúc đó có là mấy giờ đi nữa.
*
Tôi bấm chuông cửa nhà cô lúc 6 giờ sáng. Sophie ra đón tôi, đôi mắt sưng húp vì ngái ngủ; cô chỉ mặc trên người độc một chiếc áo sơ mi đàn ông. Tôi thấy cô rất quyến rũ trong cách phục trang này, cho dù chiếc áo sơ mi đó không phải của tôi.
Cô vào bếp rót cho tôi một tách cà phê, rồi hỏi làm cách nào tôi thành công được trong khi ba chuyên gia tâm lí học đã thất bại.
Tôi nhắc lại với cô rằng lũ trẻ có thứ ngôn ngữ riêng của chúng mà chúng ta đã lãng quên, một cách riêng của chúng để liên lạc với nhau.
– Và anh hình dung rằng cậu bé sẽ thổ lộ hết với cô nhóc đó!
– Anh hi vọng vận may mỉm cười với chúng ta, một cơ hội, cho dù rất mong manh, cũng đáng để thử, đúng không?
Sophie ngắt lời tôi, buộc tôi phải đối chất về lời nói dối của mình. Cô nhóc nọ đã thú nhận với cô rằng cô nhóc đã chơi nhảy ô suốt quãng thời gian tôi ở một mình với bệnh nhân nhỏ của cô.
– Vậy là lời nói của cô nhóc chống lại lời nói của anh, tôi mỉm cười nói với Sophie.
– Thật thú vị, cô đáp lại cũng tỉnh bơ như thế, và em nghiêng về tin cô bé hơn là anh.
– Anh có thể biết ai đã tặng em cái áo sơ mi này không.
– Em mua nó ở một hàng quần áo cũ.
– Em thấy đấy, em nói dối tệ chẳng kém gì anh.
Sophie đứng dậy đến bên cửa sổ.
– Trưa hôm qua em đã gọi điện thoại cho bố mẹ cậu bé, gia đình họ sống ở nông thôn, hai người không ngờ con trai họ lại gắn bó với con thỏ ấy đến thế, và càng không hiểu tại sao lại đúng là con thỏ ấy. Họ không hiểu. Với họ, người ta nuôi thỏ để rồi ăn thịt chúng.
– Thử hỏi xem họ sẽ cảm thấy ra sao nếu bị ép phải ăn con chó họ đang nuôi.
– Trách cứ họ chẳng giúp được gì cả, hai người đang rất khổ sở. Bà mẹ cứ khóc mãi, còn ông bố cũng chẳng khá hơn là mấy. Anh có ý tưởng nào có thể giúp con trai họ vượt qua tình cảnh hiện tại không?
– Có thể. Họ hãy tìm một con thỏ con, cũng đỏ hung như con thỏ ban đầu, và mang tới đây nhanh nhất có thể.
– Anh định mang một con thỏ tới bệnh viện sao? Nếu giám đốc bệnh viện phát hiện ra thì đó là ý tưởng của riêng anh, em không biết gì đâu đấy.
– Anh sẽ không khai ra em đâu. Giờ em có thể cởi cái áo sơ mi này ra được rồi chứ? Anh thấy nó xấu kinh lên được.
*
Trong lúc Sophie tắm dưới vòi hoa sen, tôi ngủ gà gật trên giường cô, tôi đã quá mệt nên không còn đủ sức lê chân về nhà. Một giờ nữa cô bắt đầu ca trực, còn tôi có tới mười tiếng đồng hồ nữa để chợp mắt. Cô và tôi sẽ gặp lại nhau ở bệnh viện, đêm nay tôi trực trên khoa Cấp cứu, còn cô ở khoa Nhi, cả hai chúng tôi đều phải trực đêm nhưng ở hai khu nhà khác nhau.
Khi tỉnh giấc, tôi tìm thấy một đĩa pho mát trên bàn bếp cùng một lời nhắn. Sophie đề nghị tôi nếu có thời gian thì ghé qua khoa gặp cô. Trong lúc rửa đĩa, tôi nhận ra cái áo sơ mi cô đã mặc khi ra mở cửa đón tôi đang nằm trong thùng rác.
Tôi tới khoa Cấp cứu lúc nửa đêm, người phụ trách bộ phận tiếp nhận bệnh nhân cho tôi biết tối hôm đó khá yên tĩnh, gần như tôi có thể ở lại nhà, bà vừa nói vừa viết tên tôi lên danh sách ngoại trú của khoa.
Chẳng ai lí giải nổi vì sao có những đêm các khoa Cấp cứu đông nghịt bệnh nhân trong cơn nguy kịch, trong khi có những đêm khác thì không có gì xảy ra hoặc gần như vậy. Với trạng thái mệt mỏi của tôi lúc này, tôi sẽ chẳng thấy gì đáng phàn nàn ở đây cả.
Sophie tới căng tin bệnh viện gặp tôi. Tôi đang ngồi thiu thiu ngủ, đầu gối lên hai cánh tay, mũi chạm xuống bàn. Cô đánh thức tôi dậy bằng một cú huých.
– Anh ngủ sao?
– Giờ thì không, tôi đáp.
– Hai người nông dân của em đã tìm thấy của hiếm rồi, một chủ thỏ con lông đỏ hung, đúng như anh yêu cầu.
– Họ đang ở đâu?
– Trong một khách sạn gần đây, họ đang đợi chỉ thị của em. Em là bác sĩ ngoại trú nhi khoa chứ không phải bác sĩ thú y, vậy nên nếu anh có thể nói cho em rõ phần tiếp theo trong kế hoạch của anh, điều đó sẽ giúp em rất nhiều.
– Gọi cho họ, bảo họ tới khoa cấp cứu, 5nh sẽ ra đón họ.
– Vào 3 giờ sáng sao?
– Em đã bao giờ thấy giám đốc bệnh viện lang thang trên các lối đi vào lúc 3 giờ sáng chưa?
Sophie tìm số điện thoại khách sạn trong cuốn sổ nhỏ màu đen cô luôn mang theo trong túi áo blu. Tôi hối hả chạy về phía cửa khoa Cấp cứu.
Bố mẹ cậu bệnh nhân nhỏ tuổi của cô bạn tôi trông có vẻ rất hốt hoảng. Việc bị dựng dậy giữa đêm khuya để mang một con thỏ vào bệnh viện khiến họ ngạc nhiên chẳng kém gì Sophie. Con vật bé nhỏ được giấu trong túi áo măng tô của người mẹ, tôi dẫn họ vào, giới thiệu họ với người trực ở bộ phận tiếp nhận bệnh nhân. Một ông chú và một bà cô từ dưới tỉnh lên ghé qua thành phố tới thăm tôi. Bà ta thậm chí còn chẳng tỏ vẻ ngạc nhiên lắm trước giờ giấc lạ lùng của cuộc hội ngộ gia đình này. Để gây ngạc nhiên cho ai đó làm việc tại khoa Cấp cứu của một bệnh viện lớn, cần phải có gì đó ấn tượng hơn thế nhiều.
Tôi dẫn bố mẹ cậu bé qua các lối đi, cẩn thận tránh gặp các y tá trực đêm.
Trên đường đi, tôi giải thích với mẹ cậu bé những gì tôi trông đợi ở bà. Chúng tôi đi tới đầu cầu thang rẽ lên khoa Nhi. Sophie đang đợi chúng tôi ở đó.
– Em đã nhờ cô y tá trực đi lấy cho em một cốc trà từ máy bán hàng tự động dưới căng tin, em không rõ 5nh định làm gì, nhưng hãy nhanh lên. Cô ấy sắp quay lại rồi. Em nghĩ chúng ta chỉ có tối đa hai mươi phút thôi, Sophie thông báo.
Chỉ mình người mẹ đi theo tôi vào phòng bệnh của cậu con trai. Bà ngồi xuống giường, vuốt trán con trai để đánh thức cậu bé dậy. Cậu bé mở mắt ra và nhìn thấy mẹ mình, giống như trong một giấc mơ. Tôi ngồi xuống mé bên kia giường.
– Chú không muốn đánh thức cháu dậy đâu, nhưng chú có một thứ muốn cho cháu thấy, tôi nói với cậu bé.
Tôi cam đoan với cậu bé rằng cậu không hề ăn thịt con thỏ của mình, và con thỏ của cậu không phải đã chết. Nó có một đứa con, và anh chàng hư hỏng này đã nhanh chóng chuồn mất để đi tán tỉnh một cô thỏ khác. Một vài ông bố vẫn làm những chuyện như thế.
– Bố cháu đang đợi cháu ngoài hành lang, một mình đứng sau cánh cửa kia giữa đêm khuya, vì bố yêu cháu hơn mọi thứ trên đời, giống như yêu mẹ cháu vậy. Bây giờ, nếu cháu không tin chú, hãy nhìn xem!
Người mẹ lấy con thỏ con từ trong túi áo ra đặt xuống giường của con trai bà, giữ lấy nó giữa hai bàn tay mình. Câu bé nhìn chăm chăm vào con vật. Cậu từ từ đưa bàn tay tới vuốt ve đầu con thỏ, bà mẹ đưa con vật cho cậu bé, vậy là mối liên hệ đã hình thành.
– Chú thỏ bé bỏng này chẳng còn ai để chăm sóc cho nó nữa, nó cần đến cháu. Nếu cháu không khỏe lại thật nhanh, nó sẽ chết mất. Nhất định cháu phải ăn trở lại, để chăm sóc cho nó.
Tôi để cậu bé ở lại cùng mẹ cậu. Ra đến ngoài hành lang, tôi giục ông bố vào cùng hai mẹ con, tôi thực sự hi vọng cách làm của mình sẽ thành công. Người bố của cậu bé, một người đàn ông dáng vẻ chất phác, dang hai cánh tay ôm lấy tôi và ghì siết. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, tôi bỗng ước gì mình là cậu bé sắp được gặp lại bố này.
*
Hai hôm sau, khi tới bệnh viện, tôi nhận được một lời nhắn để lại trong ngăn tủ của mình. Đó là lời nhắn từ thư kí của ông trưởng khoa: tôi được yêu cầu tới văn phòng gặp ông ngay lập tức. Đây là lần đầu tiên tôi nhận được một lời triệu tập kiểu này, và tôi cũng đã kịp trao đổi đôi chút với Sophie về nguyên do của nó. Cô y tá trực đêm tìm thấy lông thỏ trên ga trải giường của bệnh nhân nhỏ tuổi tại phòng 302, còn cậu bé đã thú nhận tất cả để đối lấy một cốc nước quả và ngũ cốc.
Sophie đã giải thích mọi chuyện với cô y tá, và căn cứ vào kết quả đạt được, cô đã van nài cô y tá giữ im lặng về bản chất phương pháp trị liệu. Nhưng than ôi, có những người ưa nghiêng về tuân thủ các nguyên tắc cứng nhắc thay vì đủ thông minh để thừa nhận việc đôi khi phá vỡ chúng cũng rất cần thiết. Cái cách mà các nguyên tắc làm an lòng những người nghèo nàn trí tưởng tượng thật đúng là điên khùng.
Nói gì thì nói, tôi đã từng sống sót qua được những án phạt liên tu bất tận của cô Schaeffer, chính xác là sáu mươi hai lần trong sáu năm học, nghĩ5 là cứ bốn thứ Bảy một lần, trong khi ở bệnh viện này tôi đang phải làm việc mỗi tuần chín mươi sáu giờ, liệu còn điều gì nữa có thể tới với tôi đây?
Tôi thậm chí cũng chẳng cần phải quá bộ tới tận văn phòng của giáo sư Fernstein. Hôm đó đích thân sếp lớn của khoa đảm nhiệm tới thăm bệnh buổi sáng, với hai trợ lí tháp tùng. Tôi gia nhập vào nhóm sinh viên theo sao ba người. Trông Sophie chẳng có chút gì bồn chồn lo ngại khi chúng tôi bước vào phòng 302.
Fernstein cầm treo cuối giường lên xem, bầu không khí im lặng nặng như chì bao trùm cả căn phòng trong khi ông đọc.
– Vậy ra đây là một cậu bé đã tìm lại được cảm giác ngon miệng sáng hôm nay, một tin thật đáng mừng, phải không nào? ông nói với những người cùng có mặt.
Vị bác sĩ chuyên khoa thần kinh lập tức lên tiếng ca ngợi hiệu quả tuyệt vời của phác đồ điều trị ông t5 đã lựa chọn áp dụng từ nhiều ngày qua.
– Thế còn cậu, Fernstem vừa nói vừa quay về phía tôi, cậu không có lời giải thích nào khác cho sự bình phục đột ngột này sao?
– Không, thưa giáo sư, tôi vừa trả lời vừa cúi gằm mặt.
– Cậu chắc chứ? ông gặng hỏi.
– Em chưa có thời gian nghiên cứu bệnh án của bệnh nhân này, em làm việc nửa thời gian bên khoa Cấp cứu…
– Vậy là chúng ta buộc phải đi đến kết luận là kíp điều trị tâm thần phụ trách bệnh nhân này đã thực hiện hoàn hảo công việc của họ và dành cho họ toàn bộ vinh dự của thành công này chăng? ông ngắt lời tôi.
– Em không thấy có gì cho phép chúng ta nghĩ khác đi.
Fernstein để tờ giấy trở lại cuối giường bệnh rồi bước lại gần cậu bé. Sophie và tôi đưa mắt nhìn nhau, có vẻ cô đang rất bực. Vị giáo sư già xoa đầu cậu bé.
– Bác rất vui vì cháu đã khá hơn, cậu bé thân mến, chúng ta sẽ từ từ cho cháu ăn trở lại, và nếu mọi thứ suôn sẻ, chỉ vài ngày nữa là chúng ta có thể tháo những cái kim này ra khỏi tay cháu và cho cháu về nhà với bố mẹ.