Nghề Nuôi Gái

Chương 31: " tâm sự sau "cơn bão"


Đọc truyện Nghề Nuôi Gái – Chương 31: ” tâm sự sau “cơn bão”

Như mọi người đã đọc kết thúc của phần 1 Nghề Nuôi Gái. Quán tôi bị đập, nhân viên thì bỏ về gần hết. Dung mama xin về cũng không quay lại nữa. Chị em Trang – Linh nói về thăm bố ốm xong sẽ xuống nhưng tất nhiên cũng không thấy tăm hơi. Mai thì về từ đợt Tết cũng không quay lại. Nghe đâu Mai nó đi làm công nhân ở Khu Công Nghiệp vì chồng khuyên nên bỏ nghề. Chồng nó thương nó lắm, từ đợt trốn ở bên Trung Quốc về nó đã không muốn để cái Mai đi làm. Nhưng vì Mai muốn kiếm một ít vốn nên nó đồng ý. Có lần tôi gọi điện Mai nghe máy:

– Em giờ đi làm công nhân rồi anh ạ. Chồng em khuyên ở nhà, hai vợ chồng đi làm cũng tạm ổn.

Tôi cũng thấy mừng cho nó, tôi nói:

– Ừ, vậy cố gắng mà làm. Nếu bao giờ muốn đi làm lại cái nghề này thì alo cho anh.

Tại sao tôi lại nói vậy, Mai không phải là trường hợp đầu tiên sau một thời gian làm gái sau đó chuyển sang làm công nhân trong các công ty, xí nghiệp. Rất nhiều đứa cũng như vậy nhưng chỉ được dăm bữa nửa tháng. Sau đó lại quay về nghề cũ, chỉ có điều bọn nó cũng hay giấu chủ. Cũng biết ngại đấy, lỡ nói đi làm công nhân mà sau không chịu được cũng sợ bị người ta nói.

Thế nên chúng nó thường không quay lại chỗ cũ mà tìm chỗ mới làm. Tôi nói câu đó để rào trước nếu cái Mai còn muốn làm thì cứ đến chỗ tôi. Làm ở đâu cũng là làm, ở với người quen vẫn hơn chứ. Vả lại tụi nó thừa biết ở đâu tốt hơn. Tôi nói tiếp:

– Vừa rồi nhà mình bị xxx nó bắt, nhưng lo liệu xong hết rồi. Không vấn đề gi cả, mới bắt xong thì ít nhiều chúng nó cũng phải để cho mình yên ổn làm ăn 2-3 năm. Không phải sợ đâu.

Mai trả lời:

– Vâng anh, có gì em gọi.

Phần về Mai là thế, còn cái Yến về trước lúc quán tôi bị đập tuần hơn tuần gì đó. Chắc nó nghe bọn cái Dung, cái Trang kể hay sao mà sau đó tôi gọi không liên lạc được. Nói đi cũng phải nói lại, chuyện quán xá bị đập nhân viên nó rất là sợ. Mình khuyên thì khuyên nhưng cũng không mong đợi gì. Đứa nào nó tình nghĩa lắm thì nó mới ở lại, còn không cao chạy xa bay luôn.

Vậy là nhà còn mỗi Hoa, quán mới xảy ra chuyện nên bà chị cũng bảo tôi tạm nghỉ một thời gian. Bao giờ có người thì làm, chứ mở quán có một mình cái Hoa cũng chẳng làm được. Lại tổ cho các Bố ấy soi, ra điều chúng mày coi thường pháp luật.


Tôi gặp Hoa nói chuyện:

– Anh với Chị định đóng cửa quán tạm một thời gian. Em ở đây cũng được, ai gọi thì đi làm không cứ ở nhà mà chơi. Chứ có một mình mày mở quán cũng không làm được.

Hoa nói:

– Em chắc ngày mai cũng đến tháng, hay anh cho về nhà mấy hôm nhé. Hôm nào xuống em sẽ dẫn thêm người cho anh.

Nghe cũng hợp lý nên tôi đồng ý luôn, nó bị ở đây cũng có làm được đâu. Để nó về nhà vài hôm cũng đỡ căng thẳng. Tôi nói tiếp:

– Em còn gửi anh 17tr, thế có lấy tiền không..!??

Hoa nhẹ nhàng nói:

– Em lấy 7tr thôi, còn gửi lại 10tr. Giờ nhà mình cũng đang khó khăn. Thế tối anh chở em đi bắt xe nhé.

Tôi gật đầu thấy cảm động vô cùng, mất một khoản lớn thì tất nhiên cũng lo thật. Nhưng tiền của nhân viên lúc nào tôi cũng để riêng, chúng nó cần là trả. 17tr không nhiều vì đằng nào cũng là tiền của nó nhưng việc nó nghĩ cho chủ đang gặp khó khăn nên không lấy hết cũng là một suy nghĩ đáng quý.

Tôi chuẩn bị tiền cho vào phong bì cho nó 6tr rồi dặn:


– Cầm 1tr bên ngoài trả tiền xe thôi. Còn phong bì thì cất đi. Bọn mày con nào cũng đoảng. Mà cứ về chơi thoải mái đi, khi nào xuống thì gọi anh đón.

Tối đó tôi chở nó ra bắt xe đi về Yên Bái, thế là nhà còn mỗi mình tôi. Chắc sợ thằng em ở một mình nghĩ quẩn hay sao mà tối muộn hôm đó vợ chồng bà chị mua đồ xuống quán ngồi uống rượu. Ông anh rể thì không uống được rượu, làm mấy chén đã đỏ mặt rồi. Ngồi thêm tẹo nữa ông ấy nói:

– Hai chị em ngồi uống, anh vào phòng ngủ trước. Ngồi uống với hai chị em mày không chịu được.

Bà chị bảo:

– Vậy anh gọi điện cho thằng lớn bảo nó khoá cửa cẩn thận. Hôm nay hai vợ chồng ngủ đây mai về. Em cũng muốn ngồi nói chuyện với cậu một vài vấn đề.

Ông anh rể gật đầu đi vào trong, còn hai chị em vừa uống vừa nói chuyện. Bà chị nói:

– *** mẹ, mấy thằng ở đây nó cứ bảo bắt đá xong không may bắt nhầm nhà mình. Chứ quán mình lần này bị zick rồi. Có ông anh bên trên kia gọi nói không sớm thì muộn nhà mình cũng bị đập. Không thoát được, chỉ cay mỗi cái nó lừa nhà mình hai đôi cho nên mất nhiều tiền.

Tôi nói:

– Thì rõ ràng, nhân viên chưa khai bọn nó đã đọc vanh vách tiểu sử ở đâu, nhà ai, chủ tên gì…..Nó sắp xếp sẵn rồi, may hai chị em không ai bị tóm.

Bà chị nhâm nhi chén rượu nói tiếp:


– Thế nên cậu phải xác định, làm cái nghề này nó nguy hiểm ở chỗ đấy. Mình không lường trước được, cũng may cậu nhanh nhẹn. Không thì giờ này làm gì còn ngồi đây mà uống rượu.

Tôi gật đâu đồng ý, bà ấy tiếp:

– Cậu bị bắt thì chị còn có thể lo cho cậu ra được. Chứ chị bị bắt có đưa cậu 1 tỷ cậu cũng chẳng biết cửa nào mà chạy. Khác nhau ở chỗ đấy, bị đập không sớm thì muộn. 500tr làm cùng lắm một năm là thu về. Nhưng chỉ sợ nhân viên không đứa nào nó dám ở mà làm.

Điều này đúng, vừa lo xong xuôi mọi việc thì nhân viên cũng kéo nhau về hết. Tôi nói:

– Tạm thời nghỉ ngơi đã, em đang chờ cái Hoa xem nó có bạn thì dẫn xuống làm.

Bà chị nói:

– Người thì không sợ, chị cũng đang nhờ bạn bè với mối tìm giúp. Nhưng thấy bảo bọn này không được xinh. Toàn hàng thải không làm được ở đâu nó mới đẩy về đây. Kiếm được cái lớp nhân viên như trước khó lắm.

Nghe đến xấu tôi nghĩ ngay đến con Phương Vâu. Tôi hỏi:

– Xấu cỡ mẹ Phương thì con cũng chịu. Mẹ đấy lại còn có tính ăn cắp nữa đấy.

Bà chị cười sằng sặc:

– Đm, xấu như nó chắc tao cũng giải tán quán luôn. Mà như này đã làm gì mà khó khăn. Ngày xưa khi chị mày mới đặt chân vào đất này còn khổ sở hơn nhiều.

Rượu vào lời ra, tự nhiên lại muốn nghe tâm sự đầy bí hiểm về cuộc đời bà chị, tôi hỏi:


– Thế chị kể xem từ đâu mà chị mở quán rồi ở đây mười mấy năm nay.

– Uống đi, rồi tao kể cho mà nghe. Trụ ở đây mười mấy năm không phải đơn giản đâu em ạ. Mà đời tao cũng cay đắng, tủi nhục lắm. Người ngoài nhìn vào bây giờ cứ nghĩ lắm tiền. Nhưng chuyện ngày xưa đâu ai biết.

Quả đúng là vậy, tui là chị em họ nhưng tôi với bà ấy cũng bao năm không gặp nhau. Bà ấy thì lấy chồng xa từ sớm, tôi chỉ biết bà ấy là con bà Dì, họ về đằng ngoại. Bố bà ấy mất sớm từ hồi bà ấy còn nhỏ, sau đó mẹ đi bước nữa. Từ đợt có bố Dượng thì bà ấy chuyển sang ở với Cô. Thế nên chị em có mấy khi gặp mặt, còn bé nên cũng không chú ý lắm. Giờ lớn rồi, mạng xã hội phát triển chị em hay nói chuyện với nhau. Được cái tính tôi và bà ấy khá là hợp, giống nhau từ cái thích ăn Sầu Riêng cho đến vụ nóng nảy, yêu ghét phân minh.

Vừa uống vừa nhắm, tôi chăm chú nghe bà ấy kể về cuộc đời từ khi còn ở nhà mẹ đẻ đến bây giờ. Bà chị nói:

– Ngày đó bố mất sớm, mẹ chị đi bước nữa không. Ông bố Dượng ác với tao lắm, ngày đó tao cũng nghịch. Đánh nhau với bọn trong xóm. Về mà ông ấy đập đầu tao vào tường ấy. Sau còn bắt tao đi lấy chồng sớm, tao không chịu mới sang nhà cô ở. Nhưng rồi vẫn phải nghe theo, lấy chồng xong đời nó mới khốn nạn.

Cái này tôi cũng đã nghe mẹ tôi kể, ông bố dượng ác nổi tiếng. Bà chị tiếp tục câu chuyện:

– Hồi ở với bố dượng, ông ấy còn không ghi tên tao trong sổ hộ khẩu. Sau này vì cái đó mà tao khổ lên khổ xuống. Đi đâu xin cái giấy gì cũng không được. May sao cô cho nhập vào hộ khẩu nhà cô ở ngoài này. Không giờ cũng chẳng làm được cái gì.

Tôi hỏi:

– Thế chị lấy chồng ở đây rồi mở quán gái luôn à.

Bà chị lắc đầu:

– Không, chị mày ở với thằng này là chồng thứ 3 rồi đấy. Ở với thằng đầu tiên khổ sở. Bị ép cưới mà, đó là thời điểm nhục nhã nhất.

Nói đến đây tôi thấy bà ấy nắm chặt tay lại, kiểu như ngày xưa bà ấy phải trải qua những chuyện mà bản thân vẫn căm phẫn cho đến tận bây giờ.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.